Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Lịch sử Lớp 4

Tóm lược giải pháp:

- Với chương trình SGK Lịch sử lớp 4 mới đã tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử của Bộ Giáo Dục, tôi đã cố gắng áp dụng lí luận dạy học đó vào tất cả các môn học trong đó có phân môn Lịch sử và nhận thấy kết quả tương đối tốt.

- Dạy học tích cực hướng tập trung vào học sinh, phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 4 đòi hỏi người giáo viên phải tự bổ túc các kiến thức về sự kiện lịch sử, biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức dạy học khác nhau theo hướng phát huy mặt tích cực của các phương pháp dạy học, đặc biệt là vận dụng tốt các phương pháp dạy học đặc trưng về môn Lịch sử như phương pháp sử dụng lược đồ, tư liệu, tranh ảnh.

- Ngoài ra giáo viên còn phải có thời gian sưu tầm tranh ảnh, sách báo, lập sơ đồ, làm phiếu học tập, . để bài dạy sinh động, phong phú hơn và cập nhật những thông tin mới nhất, đặc biệt là các tư liệu, tranh ảnh để bổ sung cho học sinh nhiều kiến thức hơn. Kiến thức đó được củng cố vững chắc trong trí óc các em. Mặt khác nó hình thành cho học sinh nhiều phẩm chất nhân cách tốt như: tinh thần tự giác tích cực độc lập, chủ động sáng tạo, nhanh nhẹn, khả năng quan sát, phán đoán, khẳng định, . đó là phẩm chất những con người lao động trong giai đoạn mới cần phải có, cũng là mục tiêu đào tạo của giáo dục nước ta hiện nay.

- Tuy nhiên, trong dạy học như thế này không thể bình quân tất cả mà trong lớp còn có những học sinh chậm hơn, nhiều khi uể oải hơn,. giáo viên cần phải động viên, uốn nắn, giúp đỡ kịp thời để các em nắm bắt được kiến thức cơ bản. Hoạt động đó của giáo viên nhiều khi mất rất nhiều thời gian, cùng với hoạt động thảo luận nhóm, học sinh làm vở bài tập, sẽ có thể làm cho thời gian của tiết học kéo dài hơn một chút. Đó cũng là điều mà tôi đang băn khoăn và cố gắng tìm cách khắc phục, rèn luyện cho học sinh tính tự học để học sinh tiếp thu đầy đủ nội dung bằng các hoạt động của chính mình mà vẫn đảm bảo thời gian tiến trình lên lớp.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2634 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Lịch sử Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều cho môn Toán và Tiếng Việt. Coi môn Lịch sử là môn học phụ.
- Đa số học sinh chưa thông suốt tư tưởng nên coi môn học này là chính, môn học kia là phụ, chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học nên các em chưa phát huy được hết những hiểu biết của mình.
- Học sinh chủ yếu nhìn sách giáo khoa để trả lời câu hỏi đưa ra mà không hiểu rõ vấn đề nên không thoát ly được sách giáo khoa. Tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
Sau khi trải qua một thời gian thực học, trong quá trình kiểm tra bài đa số học sinh không nhớ bài. Tôi bắt đầu làm một cuộc khảo sát bằng cách cho mỗi em ghi vào một tờ giấy nhỏ ý kiến thích học hay không thích học môn Lịch sử. Kết quả tôi nhận được như sau:
Tổng số HS
Thích học
Tỉ lệ
Không thích học
Tỉ lệ
37/ 19
13/ 10
35.13%
24/ 09
64.87%
Qua số liệu trên cho thấy đa số học sinh chưa hứng thú học tập nên kiến thức lịch sử của các em còn hạn chế. Trước tình hình đó, tôi băn khoăn làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Lịch sử. Tôi đã cố gắng suy nghĩ để áp dụng tốt phương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động của học sinh vào phân môn Lịch sử.
2. Nội dung giải quyết:
Qua thực trạng đã nêu trên, bản thân đã tìm ra một số biện pháp cần giải quyết như sau:
a. Xác định đầy đủ, chính xác mục tiêu của từng bài dạy.
b. Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học.
c. Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm nhỏ.
d. Ứng dụng công nghệ thông tin. 
3. Biện pháp giải quyết:
3.1. Xác định đầy đủ, chính xác mục tiêu của từng bài dạy.
Vì sao tôi đề cập tới vấn đề đơn giản này. Tuy trong sách giáo viên đã có những mục tiêu cụ thể nhưng giáo viên rất dễ dạy thiếu mục tiêu hoặc chưa biết phải dạy như thế nào. Nếu giáo viên chỉ dạy những gì trong sách giáo khoa và sách giáo viên thể hiện thì chưa đủ. Vì chỉ dạy những gì trong sách thì chưa thấy được vai trò của giáo viên. Trong sách có sẵn câu hỏi, phần trả lời, học sinh chỉ cần xem là làm được. Vậy vai trò giáo viên phải làm gì? Trước hết, chúng ta cần xác định dạy môn TN & XH nói chung và Lịch sử nói riêng là cung cấp thêm
cho các em một số vốn sống phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em. Trẻ nhỏ thì mau quên nhưng cũng rất “tò mò”, thích khám phá. Vì vậy, trong qúa trình giảng dạy giáo viên chốt sâu kiến thức sẽ giúp các em hứng thú tìm tòi, yêu thích môn học hơn. Để làm được điều này, trước tiên giáo viên cần tham khảo sách, báo, tư liệu, tranh ảnh, liên quan đến nhiều môn chứ không riêng môn Lịch sử. Cập nhật kiến thức thường xuyên như một thói quen thì lúc đó chúng ta sẽ nhớ lâu hơn. Tuy nhiên khi khắc sâu hay mở rộng kiến thức phải có sự lựa chọn, đảm bảo tính chính xác, bám sát vào nội dung bài đang dạy tránh sa đà đi quá mục tiêu bài.
3.2. Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học.
Một trong những yêu cầu quan trọng của đổi mới giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, muốn đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh các điều kiện về chương trình sách giáo khoa, về giáo viên, học sinh, điều kiện về đồ dùng dạy học cũng được đặc biệt quan tâm, việc dạy và học gắn liền với sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, học sinh thật sự là chủ thể của hoạt động nhận thức. Biểu hiện bên ngoài của sự đổi mới đó là học sinh thảo luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động cũng nhiều hơn. Không có đủ đồ dùng dạy học hoặc có đồ dùng dạy học mà không sử dụng, khai thác hợp lí thì không thể đảm bảo thực hiện được mục tiêu của bài học, càng không thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó còn tạo không khí nhàm chán môn học trong học sinh. Mặc khác, đồ dùng dạy học còn giúp giáo viên đảm bảo thực hiện được các nguyên tắc dạy học, đặc biệt là nguyên tắc trực quan, nguyên tắc thực hành trong quá trình dạy học. Nhờ đó học sinh lĩnh hội được các khái niệm, các kiến thức cần thiết một cách thuận lợi, dễ dàng. Riêng đối với việc dạy học môn Lịch sử ở Tiểu học nói chung và Lịch sử lớp 4 nói riêng đồ dùng dạy học có vai trò cực kì quan trọng. Do đó, trong một tiết dạy, khâu chuẩn bị là hết sức quan trọng. Chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ, kĩ càng trước mỗi bài dạy. Đồ dùng dạy học không thể thiếu trong giảng dạy là lược đồ. Do đó, giáo viên phải nắm vững kĩ năng sử dụng lược đồ. Sử dụng lược cần chính xác, hiệu quả để khai thác kiến thức mới, để thuật lại diễn biến các trận đánh lịch sử. Có lẽ, giáo viên cũng đã nắm được trình tự sử dụng lược đồ nhưng tôi cũng xin nhắc lại các bước sử dụng lược đồ:
* Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với lược đồ
Tức là đọc tên lược đồ, để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học. Bước này không khó, giáo viên cần lưu ý khi tự vẽ thêm lược đồ thì phải có tên lược đồ (có thể viết phía trên hoặc viết phía dưới lược đồ)
* Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng cần tìm trên lược đồ. Đọc bảng chú giải, kí hiệu nào cho biết thông tin gì.
Ví dụ: Mũi tên đứt khúc màu đen chỉ đường rút quân của giặc, mũi tên dài màu đen chỉ đường quân giặc tiến công, chấm tròn nhỏ màu đỏ chỉ tên thành, mũi tên màu đỏ dài chỉ đường tiến công của ta,...
*Bước 3: Tìm vị trí của đối tượng trên lược đồ. Đây chính là bước kĩ năng chỉ lược đồ. Ở bước này giáo viên cũng như học sinh thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ lược đồ nên dễ lúng túng. Tư thế khi thao tác là mặt 
quay xuống phía học sinh, có thể đứng bên trái hay bên phải tùy thuộc giáo viên thuận tay nào.
Một số lưu ý khi chỉ lược đồ: 
- Sử dụng dụng cụ chỉ lược đồ, không dùng tay thao tác
- Giới thiệu biểu tượng muốn chỉ rồi thao tác, hoặc thao tác trước rồi giới thiệu biểu tượng, tránh vừa thao tác vừa giới thiệu rất dễ sai.
- Lược đồ khi treo trên bảng cần đủ lớn để tất cả học sinh có thể quan sát được (trường hợp nhỏ thì phát về nhóm cho các em tự quan sát).
- Giáo viên và học sinh nên thường xuyên thao tác trên lược đồ để giúp học sinh nhuần nhuyễn khi lên học lớp trên.
Loại đồ dùng nữa không thể thiếu trong giảng môn Lịch sử là đồ dùng trực quan như tranh, ảnh, mô hình, bảng phụ,Mặc dù đã được trang bị tương đối đầy đủ các loại đồ dùng dạy học, nhưng kiến thức lịch sử ở lớp 4 rất mơ hồ, trừu tượng và khô khan. Vì thế đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu bài dạy trước để có hướng chuẩn bị bài ở nhà của học sinh và cũng để giáo viên sưu tầm, tìm kiếm tranh ảnh hay tự làm mô hình nhằm thu hút, lôi cuốn sự ham thích của học sinh đối với môn học.
Đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung, rõ, đẹp, đủ dùng. Giáo viên phải phân loại đồ dùng, nghiên cứu đồ dùng, tư liệu để hiểu rõ về nội dung hay kiến thức, mà đồ dùng sẽ cung cấp cho bài học.
Ví dụ:
Ä Khi dạy bài “Chùa thời Lý ”, sách giáo khoa trang 32. Ngoài việc cho học sinh chuẩn bị và sưu tầm tranh ảnh tư liệu về chùa thời Lý. Giáo viên còn phải sưu tầm, cập nhật thêm tranh ảnh và tư liệu về chùa thời Lý, bảng phụ, phiếu học tập.
Ä Khi dạy bài “Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII”, sách giáo khoa trang 57. Ngoài việc chuẩn bị các đồ dùng dạy học như hình minh họa ở SGK, phiếu học tập. Giáo viên còn phải chuẩn bị bản đồ Việt Nam, sưu tầm, cập nhật thêm tranh ảnh các tư liệu về ba thành thị lớn thế kỉ XVI-XVII và hiện nay.
3.3. Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm nhỏ:
Song song với chương trình thay sách giáo khoa mới, thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũng rất được quan tâm. Mục tiêu chính của việc đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung tâm, chuyển vị trí người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức. Một trong những yếu tố cơ bản của dạy học lấy học sinh làm trung tâm đó là hoạt động nhóm. Hoạt động nhóm giúp học sinh có thể tích cực tham gia ý kiến và có cơ hội trao đổi với các bạn khác để cùng học, khám phá và phát triển tư duy. Cụ thể:
* Hoạt động nhóm giúp học sinh tích cực và tham gia nhiều hơn.
* Các kỹ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số các kỹ năng sống cơ bản khác được phát triển.
* Học sinh có thể diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
* Học sinh làm quen với vai trò và nhiệm vụ khác nhau như vai trò trưởng nhóm (hướng dẫn và điều khiển trong nhóm), vai trò nhóm viên (thực hiện một
công việc cụ thể).
* Học sinh được làm việc trong nhóm nhỏ sẽ dần dần tự tin hơn .
* Học sinh có thể hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau
* Giáo viên có thể hỗ trợ cho các đối tượng học sinh theo nhu cầu khác nhau như: Giáo viên phân nhóm, giao việc cho học sinh hướng dẫn các bước thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu, cần phân biệt việc làm cụ thể cho từng nhóm, ở những tiết đầu giáo viên sẽ hướng dẫn kĩ công việc này, dần dần học sinh sẽ quen. Ở những tiết sau nhóm trưởng có nhiệm vụ điều hành công việc được giao ở nhóm mình, sau đó trình bày trước lớp để có sự hỗ trợ, bổ sung và hướng dẫn thực hiện.
Để sử dụng dạy học nhóm có hiệu quả, giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
* Mỗi thành viên trong nhóm học sinh phải được giao trách nhiệm cá nhân.
* Mọi thành viên của nhóm đều phải được thu hút vào việc chung của nhóm để đóng góp cho kết quả đạt cao nhất.
* Các thành viên của nhóm phải có tác động qua lại với nhau trong quá trình làm việc chung trong nhóm.
* Mỗi hoạt động nhóm đều phải hướng vào cả mục đích phát triển cho các học sinh những kĩ năng làm việc cùng người khác và cả mục đích dạy học.
Ngoài hình thức học theo nhóm, giáo viên có thể xen kẻ giữa làm việc theo nhóm với làm việc cá nhân. Giáo viên giao việc cho lớp, cho từng nhóm, cho từng cá nhân. Học sinh có cơ hội tự khai thác kiến thức sách giáo khoa, lược đồ, tư liệu,thảo luận đưa ra ý kiến chung. Tuy nhiên trong một lớp có nhiều đối tượng học sinh, không phải học sinh nào cũng khai thác kiến thức được tốt. Vì vậy khi học sinh trình bày có em lúng túng thì giáo viên không nên trách phạt hay gọi học sinh khác mà giáo viên cần khuyến khích, động viên gợi mở cho học sinh trình bày. Tùy nhóm học sinh, tùy lúc mà có thể đưa ra những yêu cầu thích hợp, để các em mở rộng kiến thức liên quan.
Ví dụ: Khi dạy bài “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo”, ở hoạt động: 
a. Trận Bạch Đằng
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm sách giáo khoa thảo luận nhóm theo định hướng: 
+ Vì sao có trận Bạch Đằng?
+ Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu?
+ Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
+ Kết quả của trận Bạch Đằng?
- Học sinh thảo luận theo nhóm 4 và phát biểu ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
- Tổ chức cho học sinh tường thuật lại trận Bạch Đằng có sử dụng tranh minh họa. (2 đến 3 học sinh)
b. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi:
+ Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì?
+ Theo em chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
- Gọi học sinh các nhóm nêu, giáo viên bổ sung: Với chiến công hiển hách như trên, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền. Khi ông mất, nhân dân ta đã xây lăng để tưởng nhớ ông ở Đường Lâm, Hà Tây.
3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin:
Ngày nay công hệ thông tin và truyền thông được coi là một cơ sở hạ tầng của xã hội hiện đại. Công nghệ thông tin đã hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới nội dung và phương thức giáo dục. Đối với giáo dục công nghệ thông tin đóng một vai trò kép vừa mở ra một trường mới cung cấp những điều kiện và phương tiện thuận lợi cho các hình thức dạy và học phong phú, đa dạng, lại vừa là một ngành học với những nội dung, quan điểm, phương pháp đặc thù đang được mở rộng và hoàn thiện”. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học như là một phương tiện hỗ trợ đắc lực nhằm góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lương dạy học, tạo nên không khí mới, tích cực gây hứng thú cho giáo viên và học sinh. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tiếp cận một lượng thông tin phong phú, đa dạng sinh động ngoài những nguồn tài liệu như sách giáo khoa, sách tham khảo,Cách tiếp cận như vậy sẽ là cầu nối lý tưởng giữa nhận thức của học sinh với thực tế. 
Việc sử dụng bài giảng điện tử trên lớp giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trình bày bảng đen cũng như thao tác sử dụng các đồ dùng trực quan truyền thống. Do đó, giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn để tổ chức dạy học nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, hoạt động nhóm, kiểm tra, đánh giá, thực hành, nhằm phát huy tốt tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh. Hệ thống đa phương tiện và khả năng tạo hiệu ứng đa dạng các phần mềm trình diễn có thể giúp giáo viên và học sinh xây dựng các lược đồ ở dạng câm, hay các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thiết kế các trò chơi tương tự như chương trình truyền hình “Đường lên đỉnh Olympia” “ Trúc xanh”, trong hoạt động kiểm tra bài cũ, tiểu kết hoạt động hay củng cố bài. Góp phần tạo không khí sôi nổi và hứng thú học tập trong học sinh. 
Ví dụ: 
Ä Khi dạy bài “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân” sách giáo khoa trang 25.
Ở hoạt động kiểm tra bài cũ, tôi kiểm tra kiến thức cũ bằng cách cho các em chơi trò chơi Đố em. Giáo viên nêu câu đố:
	* Đố ai nêu lá quốc kì
	Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời
	Yếm, khăn đội đá vá trời
	Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân.( Là ai?)
	* Đố ai trên Bạch Đằng Giang
	Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
	Phá quân Nam Hán tơi bời
	Gươm thần độc lập, giữa trời vung lên. (Là ai?) 
Ä Khi dạy bài “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” sách giáo khoa trang 21. Ở hoạt động củng cố bài, tôi củng cố kiến thức của học sinh
bằng cách cho các em chơi trò chơi Ô chữ kỳ diệu. Giáo viên đưa ra tám từ hàng
ngang ứng với tám câu hỏi: 
* Hàng ngang thứ nhất có 7 chữ cái, hậu quả mà quân Nam Hán phải nhận khi sang xâm lược nước ta năm 938.
T
H
Â
T
B
A
I
* Hàng ngang thứ hai có 5 chữ cái, nơi Ngô Quyền chọn làm kinh đô.
C
Ô
L
O
A
* Hàng ngang thứ ba có 5 chữ cái, đây là loại vũ khí làm thủng thuyền của giặc.
C
O
C
G
Ô
* Hàng ngang thứ tư có 9 chữ cái, Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng thiên nhiên này để đánh giặc.
T
H
U
Y
T
R
I
Ê
U
* Hàng ngang thứ năm có 8 chữ cái, đây là quê hương Ngô Quyền.
Đ
Ư
Ơ
N
G
L
Â
M
* Hàng ngang thứ sáu có 3 chữ cái, đây là hướng quân Nam Hán tiến quân.
B
Ă
C
* Hàng ngang thứ bảy có 8 chữ cái, người chỉ huy quân ta đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng.
N
G
Ô
Q
U
Y
Ê
N
* Hàng ngang thứ tám có 9 chữ cái, tên chỉ huy quân Nam Hán sang đánh nước ta.
H
O
Ă
N
G
T
H
A
O
Sau khi cho học sinh giải ô chữ hàng ngang, học sinh giải ô chữ hàng dọc là: Bạch Đằng.
T
H
Â
T 
B
A
I
C
Ô
L
O
A
C
O
C
G
Ô
T
H
U
Y
T
R
I
Ê
U
Đ
Ư
Ơ
N
G
L
Â
M
B
Ă
C
N
G
Ô
Q
U
Y
Ê
N
H
O
Ă
N
G
T
H
A
O
3. Kết quả:
Qua việc dạy và học theo hướng tích cực hóa các hoạt động như đã nêu trên, tôi thấy chất lượng môn Lịch sử của lớp tôi được nâng lên rõ rệt, kết quả đạt được như sau:
a.Về học sinh:
Học sinh được hoạt động thực sự trong quá trình nhận thức của mình tạo nên động lực học tập, nên giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh hứng thú trong học tập. Các giờ học, học sinh đều hiểu bài, hăng hái phát biểu ý kiến với thái độ thoải mái, tự tin bởi các em tìm được kiến thức bằng chính hoạt động học tập của mình. Các em không còn ghi nhớ bài máy móc, đọc thuộc bài, khi cần các em tái hiện kiến thức bằng hình ảnh, sự kiện,Điều đó cũng phù hợp với mục tiêu dạy học Lịch sử chương trình mới. Qua kiểm tra cuối học kỳ 1 kết quả như sau:
CHKI
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
 Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
 SL
%
 SL
%
 SL
%
 SL
%
37/19
33/19
89.2
4
10.8
b.Về giáo viên:
- Dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, giáo viên nói ít, bớt được sự theo dõi căng thẳng của học sinh - giáo viên thực sự là người hoạt động, tổ chức dẫn dắt các hoạt động của học sinh, là người trọng tài tin cậy của các em mà vai trò của giáo viên không bị mờ nhạt và tạo cho mình thêm linh hoạt, sáng tạo hơn. Trong quá trình đọc sách, báo tra cứu tìm hiểu thêm tư liệu, tranh ảnh tôi cảm thấy mình càng hiểu biết thêm nhiều kiến thức mới mẻ. Có như vậy giáo viên mới làm tốt vai trò trọng tài của mình.
- Giáo viên phải có kĩ năng phân tích chương trình, sách giáo khoa, xác định đúng mục đích yêu cầu, nội dung của từng bài học và tìm ra phương pháp phù hợp để giúp học sinh nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng cơ bản cho việc tìm hiểu lịch sử.
III/ KẾT LUẬN:
1. Tóm lược giải pháp:
- Với chương trình SGK Lịch sử lớp 4 mới đã tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử của Bộ Giáo Dục, tôi đã cố gắng áp dụng lí luận dạy học đó vào tất cả các môn học trong đó có phân môn Lịch sử và nhận thấy kết quả tương đối tốt.
- Dạy học tích cực hướng tập trung vào học sinh, phát huy vai trò chủ thể tích cực của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 4 đòi hỏi người giáo viên phải tự bổ túc các kiến thức về sự kiện lịch sử, biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức dạy học khác nhau theo hướng phát huy mặt tích cực của các phương pháp dạy học, đặc biệt là vận dụng tốt các phương pháp dạy học đặc trưng về môn Lịch sử như phương pháp sử dụng lược đồ, tư liệu, tranh ảnh.
- Ngoài ra giáo viên còn phải có thời gian sưu tầm tranh ảnh, sách báo, lập sơ đồ, làm phiếu học tập,. để bài dạy sinh động, phong phú hơn và cập nhật những thông tin mới nhất, đặc biệt là các tư liệu, tranh ảnh để bổ sung cho học sinh nhiều kiến thức hơn. Kiến thức đó được củng cố vững chắc trong trí óc các em. Mặt khác nó hình thành cho học sinh nhiều phẩm chất nhân cách tốt như: tinh thần tự giác tích cực độc lập, chủ động sáng tạo, nhanh nhẹn, khả năng quan sát, phán đoán, khẳng định,. đó là phẩm chất những con người lao động trong giai đoạn mới cần phải có, cũng là mục tiêu đào tạo của giáo dục nước ta hiện nay.
- Tuy nhiên, trong dạy học như thế này không thể bình quân tất cả mà trong lớp còn có những học sinh chậm hơn, nhiều khi uể oải hơn,... giáo viên cần phải động viên, uốn nắn, giúp đỡ kịp thời để các em nắm bắt được kiến thức cơ bản. Hoạt động đó của giáo viên nhiều khi mất rất nhiều thời gian, cùng với hoạt động thảo luận nhóm, học sinh làm vở bài tập, sẽ có thể làm cho thời gian của tiết học kéo dài hơn một chút. Đó cũng là điều mà tôi đang băn khoăn và cố gắng tìm cách khắc phục, rèn luyện cho học sinh tính tự học để học sinh tiếp thu đầy đủ nội dung bằng các hoạt động của chính mình mà vẫn đảm bảo thời gian tiến trình lên lớp.
 2. Phạm vi áp dụng:	
- Qua nhiều năm giảng dạy môn Lịch sử theo cách tôi đã trình bày trên. Học sinh luôn khao khát, say mê môn học này. Các em luôn nêu những thắc mắc, có rất nhiều câu hỏi của các em mà bản thân tôi không trả lời được ngay. Nhưng nhờ đó, tôi lại cố gắng tìm tòi, học hỏi, tích lũy kiến thức để làm phong phú bài dạy của mình và quan trọng là truyền cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập.
- Với những phần tôi đã trình bày ở trên, chỉ mong muốn góp một phần nhỏ giúp giáo viên trong trường cũng như giáo viên trong toàn tỉnh dạy tốt hơn môn Lịch sử lớp 4 nói riêng và Lịch sử ở tiểu học nói chung. Để dạy tốt môn Lịch sử không khó, điều then chốt và quyết định là ý thức của mỗi giáo viên khi đầu tư tiết dạy. Lòng yêu nghề, yêu trẻ luôn được thể hiện trên từng tiết dạy của giáo viên.
Trong quá trình viết sáng kiến, không thể tránh khỏi sai sót. Mong các thầy cô trong hội đồng khoa học nhà trường, bạn bè đồng nghiệp góp ý kiến để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
3. Đề xuất, kiến nghị:
Để từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử tôi có đề xuất, kiến nghị sau:
- Ngoài việc cung cấp tài liệu hướng dẫn giảng dạy như hiện nay. Ngành nên biên soạn thêm tài liệu tham khảo mở rộng kiến thức lịch sử phù hợp với từng bài, từng giai đoạn lịch sử để giáo viên có thêm tư liệu khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Phòng giáo dục tổ chức thêm chuyên đề về môn lịch sử, cụ thể về cách dạy từng dạng bài, hướng dẫn cách đánh giá, kiểm tra phù hợp với thực trạng môn lịch sử lớp 4 hiện nay.
- Cung cấp đầy đủ đồ dùng dạy học mà cụ thể là lược đồ.
 Kiến Tường, ngày 25 tháng 3 năm 2016
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Năng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_lich_su_lop_4.doc
Sáng Kiến Liên Quan