SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua môn Khoa học Lớp 4 và các hoạt động ngoại khoá

Hiện trạng môi trường ở địa phương, trường lớp:

* Thuận lợi:

 Trường tiểu học Chấn Hưng được sự quan tâm của các cấp chính quyền và địa phương về môi trường trong trường học, đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2014 và đang hoàn thành hồ sơ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở đề nghị đánh giá ngoài.

Chương trình “xanh- sạch- đẹp” được thực hiện tốt trong nhà trường, nhà trường đã được trang bị nguồn nước uống sạch, có nhà vệ sinh cho giáo viên, học sinh, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công việc hàng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp. Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp.

* Khó khăn:

Trường nằm trên trục đường chính của xã, thuộc thôn Nha, Xã Chấn Hưng, dân cư không đông đúc nhưng lại gần chợ, cạnh trường còn có các hộ dân chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường là không tránh khỏi.

 Số lượng cây xanh trong sân trường nhiều nhưng vẫn chưa đảm bảo bóng mát và môi trường trong lành cho học sinh vì diện tích khuôn viên nhà trường quá rộng.

Ý thức của người dân và học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa cao. Hầu hết cha mẹ các em đều làm nghề nông, buôn gánh bán bưng, và lao động phổ thông như: thợ may, thợ mộc, thợ rèn , làm thuê Đời sống của đại đa số gia đình các em còn khó khăn, vì vậy các em chưa được gia đình quan tâm một cách đúng mức về việc học tập cũng như rèn luyện hạnh kiểm. Chưa nói đến việc ngay bản thân nhiều bậc phụ huynh cũng chưa có nhận thức đúng mức về bảo vệ môi trường. Đa số học sinh đã được giáo dục bảo vệ môi trường, thế nhưng qua khảo sát, theo dõi tôi nhận thấy vẫn còn nhiều học sinh do nhận thức bảo vệ môi trường sống chưa cao nên hầu hết các em còn bộc lộ rất nhiều hành vi có tác động xấu đến môi trường như:

- Khạc nhổ bừa bãi, vứt rác tứ tung, đi tiêu, đi tiểu không đúng nơi quy định, chạy chân đất, chơi nhiều trò chơi mất vệ sinh như hốt cát ném nhau .

 - Trèo cây, bẻ cành, giẫm đạp lên cây trồng, thảm cỏ,. Không tôn trọng, bảo vệ tài sản của công, vẽ bậy trên tường, bảng, bàn ghế.

- Tham gia lao động vệ sinh ở trường với thái độ thờ ơ, bắt buộc, chưa biết giữ gìn an toàn trong lao động vệ sinh, không đeo khẩu trang, đùa nghịch bằng dụng cụ lao động.

 - Ở nhà các em còn đi bắt chim, trong đó có các loại có ích như chim sâu, chưa có ý thức bảo vệ cây trồng trong vườn nhà, đường thôn, khối phố.

 - Một số gia đình của các em học sinh nghèo còn sử dụng bao ni-lông ruột xe để đun nấu thức ăn, sử dụng than tổ ong để nấu rượu, cám heo hằng ngày, đánh bắt cá bằng hóa chất,.

Từ thực trạng nêu trên, tôi ý thức được rằng trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho các em là rất lớn, rất cần thiết và cấp bách.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua môn Khoa học Lớp 4 và các hoạt động ngoại khoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hại cho cơ thể có thể dẫn đến tử vong. 
Qua hai bài học trên, giáo dục cho các em cần chú ý không xả rác bừa bãi, không đổ rác xuống ao, hồ, sông, suối; thường xuyên nhắc nhở các bạn trong tổ, trong lớp, cần phải bỏ rác vào giỏ đã quy định và mang đi đổ vào hố rác. Không phóng ẩu bừa bãi mà cần đi đúng nơi quy định ở trường học. Ở gia đình các em cần có ý kiến với ba, mẹ và những người xung quanh xóm chú ý hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt mầm ở ruộng lúa, vườn cây; nếu có sử dụng thì phải gom vỏ chai, bao bọc của các loại thuốc đó về một nơi quy định để đào hố chôn hoặc xử lý đúng cách; xác chết của động vật không nên bỏ ra trên mặt đất, trên đường đi gây mùi hôi. Nhà xí, chuồng nuôi gia súc phải đặt nơi cách xa nguồn nước sử dụng. Thực hiện được những việc làm trên không những làm sạch môi trường mà còn hạn chế được nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Ở lớp có tuyên dương những cá nhân, tổ thực hiện tốt việc làm này vào cuối tuần và có thể khen thưởng vào tuần cuối cùng của tháng.
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và kĩ năng sống thực tế qua các môn học có liên quan đến tự nhiên xã hội để học sinh thấy được lợi ích trồng cây xanh, trồng rừng, bảo vệ rừng, chăm sóc cây là biện pháp tích cực để nhằm tạo ra và giữ được bầu không khí trong lành cho môi trường.
2.2. Giáo dục môi trường ngoài giờ lên lớp:
Mục tiêu của giáo dục môi trường ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành và phát triển kỹ năng hành động trong môi trường của học sinh. Từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm, thân thiện với tự nhiên.
a. Tổ chức các trò chơi: Trò chơi “Người bạn của môi trường” giúp học sinh phân biệt được hoạt động bảo vệ môi trường và hoạt động phá hoại môi trường. Thấy được nguồn gốc của rác thải và tác hại của việc thải rác ra môi trường sống.
* Thông qua các bài tập, như:
Bài tập 1: Tô màu vào ô trống trước các hành động. Hành động thân thiện với tự nhiên tô màu xanh, không thân thiện tô màu đỏ.
Tôi bỏ giấy kẹo vào thùng rác.
Tôi không thích mọi người hút thuốc.
Những con vật chết tôi đem ra sông vứt cho nước cuốn trôi đi.
Tôi thích trồng hoa trước sân nhà. Tôi vứt rác trên hè phố.
 Bài tập 2: Xác định đâu là hành động thân thiện, đâu là hành động chưa thân thiện trong những hành động sau rồi ghi vào bảng:
- Tôi thích đi bộ trong rừng.
- Tôi thích sử dụng xe máy.
- Tôi vứt rác bất cứ chỗ nào.
- Tôi thích bẻ cành cây để chơi.
- Tôi thích đi săn.
- Tôi thích sự yên tĩnh.
- Tôi thích nghe nhạc.
- Tôi thích trồng cây.
- Tôi thích chăm sóc cây.
Hành động thân thiện
Hành động chưa thân thiện
- 
- 
- 
- 
Bài tập 3: Tập làm lãnh đạo:
Nếu tôi là lãnh đạo, tôi sẽ đưa ra những quyết định cụ thể nào để bảo vệ môi trường ?
Thu gom rác đổ đúng nơi quy định.
Không vứt rác bừa bãi.
Tham gia tổng vệ sinh đường làng, khối phố sạch đẹp.
Quét dọn, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ.
Quét dọn nhà cửa, lớp học hàng ngày.
Ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
* Thông qua “Trò chơi đóng vai”:
Thông qua câu chuyện kể : Câu chuyện “Người đi săn và con vượn” (Theo Lép-tônxtôi). Qua câu chuyện nhằm nâng cao nhận thức về môi trường, giúp cho học sinh có ý thức đạo đức về bảo vệ môi trường, biết yêu quý và thân thiện với các con vật xung quanh.
* Thông qua các bài hát về môi trường: Nhằm tạo hứng thú cho học sinh học tốt bộ môn Khoa học, cứ mỗi tháng cho các em nghe và tập một bài hát về chủ đề môi trường như: “Thế giới chung bài ca màu xanh” (nhạc và lời của Phan Phước Liên); “Lời cảnh báo xanh” (Nhạc và lời của Ngô Quốc Tính); “Ước mơ môi trường trong xanh mãi” (Nhạc và lời của Trương Xuân Thọ). 
Tổ chức thực hành:
Học sinh được tham gia các hoạt động:
- Lao động dọn vệ sinh ở lớp, trường hàng ngày, hàng tuần.
- Chăm sóc, bảo vệ công trình măng non của Chi đội mình “Chăm sóc cây” 
- Nhặt rác toàn bộ khu vực trường, lớp, khi làm nhiệm vụ trực tuần.
- Tham gia viết đoạn văn nói về tấm gương tham gia bảo vệ môi trường.
- Thi vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường.
3. Phối hợp giáo dục môi trường với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 
Mục đích: Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quen, thái độ đúng trong bảo vệ môi trường.
Năm học 2016-2017 toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Hơn lúc nào hết, việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về môi trường và hình thành ở các em ý thức, kĩ năng về bảo vệ môi trường trong lúc này là vô cùng cần thiết. Đó cũng là một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đang được triển khai.
Giáo dục môi trường phải đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Hiệu quả giáo dục môi trường muốn bền vững thì phải hình thành cho các em những thói quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đến bảo vệ môi trường. Chẳng hạn chúng ta rèn các em thói quen đổ rác thải đúng nơi quy định không phải bằng khẩu hiệu hay lời khuyên mà quy định bắt buộc mỗi lớp học phải có một giỏ đựng rác và giấy loại đặt ở góc lớp. Học sinh phải bỏ rác và giấy loại đúng nơi quy định. Khi nhìn thấy người khác vứt rác không đúng chỗ, nên nhắc nhở lịch sự. Tổ chức cho học sinh trang trí lớp học thân thiện với môi trường, thường xuyên dọn vệ sinh lớp học, tham gia ra quân dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ phố hưởng ứng phong trào “Đoạn đường em chăm, Em yêu Chấn Hưng quê em”, tham gia trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây trồng trong sân trường, nơi em ở, chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử Chi bộ Đảng ở địa phương, Các hoạt động này sẽ làm cho các em thấy yêu quý trường lớp, yêu quý thành phố mình hơn.
4. Phối hợp với Đoàn, Đội, Hội cha mẹ tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả về giáo dục môi trường.
Mục đích: Giúp học sinh có khả năng tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
Việc phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong giáo dục môi trường cho học sinh là rất quan trọng. Thực hiện tốt nội dung đó là một thuận lợi lớn cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cho việc tổ chức thực hiện và theo dõi các hành vi bảo vệ môi trường của học sinh. Giáo viên sẽ thuận lợi hơn trong việc kết hợp giữa giáo dục môi trường tự nhiên và giáo dục môi trường xã hội, tạo điều kiện cho học sinh xâm nhập thực tế tốt hơn.
Để thực hiện thành công giáo dục môi trường không thể không kể đến vai trò của tập thể lớp. Tập thể lớp sẽ là môi trường tốt nhất có tác động trực tiếp nhất đến mỗi cá nhân học sinh. Tập thể lớp tốt sẽ giúp phát huy tốt nhận thức đúng đắn của học sinh về môi trường. Tập thể lớp cũng là nơi theo dõi thường xuyên, nhắc nhở kịp thời nhất các hành vi về môi trường của mỗi học sinh.
4.1. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm giáo dục môi trường: 
Ví dụ:
Chủ điểm
Nội dung
Kính yêu thầy giáo cô giáo
(Tháng 11)
- Hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng ngày NGVN.
+ Làm báo tường, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ (ca hát, kể chuyện, làm thơ, tiểu phẩm, ...)
+ Hội diễn văn nghệ chào mừng
- Lễ kỷ niệm ngày NGVN
Thăm hỏi thầy cô giáo.
- Giáo dục Quyền và bổn phận trẻ em.
- Giáo dục môi trường
+ Thông qua các hoạt động Đội TNTP.
+ Thông qua các hoạt động “Hội chợ trao đổi, chia sẻ đồ dùng, đồ chơi, sách truyện cho học sinh phổ thông”.
Uống nước nhớ nguồn
(Tháng 12)
- Tìm hiểu về đất nước, con người VN.
+ Tìm hiểu những người con anh hùng của đất nước, của quê hương.
+ Cảnh đẹp quê hương, những di tích lịch sử, văn hóa của địa phương
+ Tham quan các thắng cảnh di tích lịch sử, văn hóa quê hương
+ Các hoạt động chăm sóc, làm sạch, đẹp, giữ gìn nghĩa trang liệt sĩ, 
- Tổ chức các Hội thi, cuộc thi
+ Văn nghệ ca ngợi chú bộ đội, những người có công với đất nước.
- Làm báo tường, tìm hiểu về chú bộ đội, những người có công với đất nước.
Tổ chức nghe nói chuyện, tham quan, giao lưu kết nghĩa với đơn vị bộ đội.
- Kỷ niệm ngày Quốc phòng toàn dân.
- Giáo dục môi trường.
Các vấn đề môi trường diễn ra xung quanh học sinh hết sức đa dạng và sinh động. Bản thân các cơ hội giáo dục môi trường trong chương trình giảng dạy chưa đầy đủ phong phú. Hơn nữa, không thể tách rời giáo dục môi trường ra khỏi cuộc sống thực đang đụng chạm từng giờ, từng phút đến quá trình phát triển của học sinh. Học sinh cũng cần phải có được cơ hội thực tiễn để thực hành trách nhiệm công dân chuẩn bị cho một đời sống trưởng thành sau này, việc tích luỹ kinh nghiệm sống là một yếu tố quan trọng trong giáo dục. 
Ngoài ra, sự thay đổi thái độ, hành vi và thước đo giá trị môi trường trong học sinh chỉ hình thành và diễn ra trong bối cảnh có thực. Vì vậy, cần tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với các hình thức có tính giáo dục môi trường. Do vậy việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm giáo dục môi trường sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục môi trường cho học sinh.
Một số hoạt động ngoại khoá, giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm giáo dục môi trường:
Học sinh tham gia vệ sinh đường liên thôn tại địa phương
Học sinh tham gia chăm sóc cây tại trường
Học sinh chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương
4.2. Tổ chức hội thi hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường. 
- Tổ chức thi tìm hiểu, khám phá về môi trường xung quanh theo các chủ đề như: 
+ Môi trường em đang sống; 
+ Nước, không khí và ánh sáng cho chúng em; 
+ Hãy cứu lấy môi trường; 
+ Môi trường xanh, sạch đẹp và nhiệm vụ của học sinh chúng ta; 
+ Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nơi em ở, ...
- Thảo luận theo chủ đề về môi trường, như: 
+ Hãy hành động vi môi trường sạch đẹp;
+ Hãy bảo vệ màu xanh quê hương;
- Thi vẽ về đề tài môi trường.
- Thi sáng tác thơ ca, báo chí, tiểu phẩm về đề tài môi trường.
- Tổ chức câu lạc bộ về môi trường, như: Câu lạc bộ “Các bạn yêu thiên nhiên”; “Những nhà nghiên cứu môi trường nhỏ tuổi”; “Khám phá môi trường”
- Tham quan, du lịch về môi trường, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trinh công cộng.
- Thi tuyên truyền viên giỏi về giáo dục và bảo vệ môi trường.
Từ việc tham gia trực tiếp những hoạt động trên, không những nhận thức về môi trường của các em dần được nâng lên mà các em còn được rèn luyện hành vi, thói quen, có thái độ đúng trong bảo vệ môi trường. Đồng thời các hoạt động đó còn có ảnh hưởng lan tỏa tới cộng đồng và xã hội ở địa phương, góp phần tăng cường sự tham gia tự giác và chủ động của mọi người dân vào sự nghiệp chung về bảo vệ môi trường. 
5. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường, tuyên dương, khen thưởng kịp thời.
Mục đích: Rút kinh nghiệm, nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân tiêu biểu về giáo dục bảo vệ môi trường.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường là một việc làm hết sức quan trọng, tôi coi đó như một hoạt động chuyên môn của mình. Qua đó ta có thể đúc kết nhiều kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả trong việc chỉ đạo thực hiện. 
Trong các hội thi về bảo vệ môi trường, cần tổ chức tổng kết, phát thưởng để kịp thời động viên khích lệ học sinh. 
Song song với việc góp ý, xử lý các trường hợp không tốt về bảo vệ môi trường, trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp, tôi rất chú trọng việc nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân tiêu biểu về bảo vệ môi trường. Mặc dù phần thưởng chỉ là những mòn quà nhỏ như: gói kẹo, gói bánh, cây bút, cây thướcnhưng sự khích lệ về tinh thần cho các em thể hiện rất rõ. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
PHẦN III. KẾT LUẬN
	Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là vấn đề quan trọng và cấp thiết, đặc biệt đối với trẻ trong độ tuổi tiểu học, vì đây là giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách quan trọng của học sinh.
	Việc giáo dục môi trường đạt hiệu quả cao thông qua các hoạt động lồng ghép vào các bộ môn, trong đó có môn Khoa học lớp 4 và thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh.
	Qua thực tiễn cho thấy, việc tổ chức hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh đã mang lại một số lợi ích sau:
Khuôn viên của nhà trường ngày càng “xanh-sạch-đẹp” và an toàn, thoáng mát, đã góp phần rất lớn thu hút các bậc phụ huynh trong công tác xã hội hoá.
Thông qua giáo dục bảo vệ môi trường trẻ biết chăm sóc giữ gìn sức khoẻ cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây cối, tưới cây góc thiên nhiên,  có ý thức tốt chăm sóc, bảo vệ môi trường của lớp, của trường luôn xinh, luôn đẹp.
Trẻ có những thói quen tốt bảo vệ môi trường như bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng chỗ , Biết tiết kiệm thức ăn, ăn hết suất, không làm rơi vãi, không bỏ thừa thức ăn, biết tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân, biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt. Biết cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, chia sẻ hợp tác với bạn bè và cha mẹ. Trẻ có hiểu biết về môi trường sống của con người, về mối quan hệ giữa con người với động vật thực vật. Các nguồn tài nguyên nước, đất, không khí. Có kiến thức đơn giản về một số ngành nghề ở địa phương.
Để việc giáo dục môi trường cho trẻ đạt hiệu quả cao, đội ngũ giáo viên cần được tham gia tập huấn đầy đủ, nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ. Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường. Giáo viên cần giáo dục trẻ thường xuyên, hình thành cho trẻ thói quen tự giác, tích cực và hăng hái.
 	Chúng ta có thể thấy rằng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là điều cần thiết cho mọi người, mọi lứa tuổi. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học, điều này càng cần thiết vì các em đang ở lứa tuổi bắt chước người lớn. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là việc cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, hoàn cảnh, hoạt động của từng loại đối tượng cụ thể. 
Để việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong trường học đạt hiệu quả cao, cần:
Về phía giáo viên:
Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các em làm lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em làm lớp trưởng. Với học sinh tiểu học, thầy cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các em, các em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì thầy cô dạy, thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về cách ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh sẽ khó hơn khi chính thầy cô không phải là một tấm gương sáng
Chủ động nâng cao năng lực nhận thức và kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh thông qua quá trình tự nghiên cứu, tham khảo dồng nghiệp và đúc rút kinh nghiệm. 
Thường xuyên quan sát và thay đổi hoạt động cho phù hợp, tạo được sự hứng thú và hấp dẫn cho học sinh. 
Nắm bắt được sự thay đổi tâm sinh lí của từng học sinh.
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học và hoạt động giáo dục khác.
Giáo viên cần nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tích cực trao đổi kinh nghiệm, cải tiến và vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Có ý thức tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày. Luôn làm gương cho trẻ noi theo trong việc thực hiện bảo vệ môi trường. Phối hợp với các bậc Phụ huynh tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng giáo dục bảo vệ môi trường tại cộng đồng. 
Về phía nhà trường, các cấp quản lý:
Triển khai việc thực hiện chuyên đề đến 100% giáo viên. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, dự giờ rút kinh nghiệm, hướng dẫn cho giáo viên các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi về giáo dục bảo vệ môi trường và thi rèn kỹ năng sống văn minh của trẻ. Chú trọng việc xây dựng môi trường “xanh-sạch-đẹp” và an toàn.
Tổ chức các tiết dạy mẫu để cho giáo viên có điều kiện trao đổi bạn bè các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học tự tin hơn.
Về phía phụ huynh học sinh:
Nhận thức được việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con em mình là cần thiết để góp phần thực hiện công tác giáo dục quan trọng này.
Quan tâm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trong các hoạt động hằng ngày.
Ủng hộ và giúp đỡ giáo viên khi cần thiết.
Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt được tình hình học tập của con mình.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm có thể được áp dụng rỗng rãi trong các trường Tiểu học, sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường và sự phối hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn và cha mẹ học sinh.
10. Đánh giá lợi ích thu được của sáng kiến 
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sáng kiến kinh nghiệm đã đem lại hiệu quả tương đối cao trong thực tế dạy học, góp phần giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường trong trường học cũng như trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp.
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua môn Khoa học lớp 4 và các hoạt động ngoại khoá” phù hợp với lý luận về giáo dục, phù hợp với chủ trương, chính sách hiện hành về giáo dục và đào tạo của Nhà nước. Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng thử nghiệm trong điều kiện cụ thể tại trường Tiểu học Chấn Hưng và mang lại lợi ích thiết thực.
 	Trong thời gian công tác tại trường TH Chấn Hưng tôi đã điều tra nghiên cứu và thử áp dụng thực tế đã được các đồng nghiệp trong trường đồng tình ủng hộ. Kết quả cho thấy học sinh ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, thể hiện từ những việc làm cụ thể hàng ngày như: Bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh thân thể sạch sẽ, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, chăm sóc cảnh quan lớp, trường, gia đình, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường...
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Sáng kiến kinh nghiệm này sau khi áp dụng được Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm trường Tiểu học Chấn Hưng đánh giá cao ở các tiêu chí sau:
 - Sáng kiến có tính khả thi cao và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường Tiểu học trong huyện.
 - Sáng kiến mang lại hiệu quả cao về tính giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất học sinh.
 - Sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực về nguồn lực con người góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong tương lai.
 - Sáng kiến đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong học tập và trong cuộc sống
 	11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
TT
Tên tổ chức,
cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi, lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Tạ Thị Thảo
Trường TH Chấn Hưng
Áp dụng lớp 4A
2
Nguyễn Văn Thảo
Trường TH Chấn Hưng
Áp dụng lớp 4B
3
Nguyễn Thị Liên
Trường TH Chấn Hưng
Áp dụng lớp 4C
4
Nguyễn Thị Huệ
Trường TH Chấn Hưng
Áp dụng lớp 4D
5
Phan Thị H Trang
Trường TH Ng Thái Học 1
Áp dụng lớp 4A1
HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị Thu Hiền
Vĩnh Tường, ngày .... tháng.... năm 201....
Tác giả sáng kiến
Tạ Thị Thảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT "Về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường".
2. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ Ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
3. Quyết định số 1363/QĐ -TTg ngày 2/12/2003 về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tạo cơ sở vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường.
4. Sinh thái môi trường học cơ bản - GS TS KH Lê Huy Bá - Lâm Minh Triết - NXB Đại học quốc gia HCM.
5. Tài liệu tập huấn Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học cấp tiểu học của Bộ GD&ĐT.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.doc
Sáng Kiến Liên Quan