Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy trong dạy, học môn Địa lí 12

- Ở nước ta hiện nay, vấn đề chất lượng dạy học ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà giáo dục và toàn xã hội. Vì vậy Đảng ta coi giáo dục và đào tạo là:

 “ Quốc sách hàng đầu” phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong Nghị quyết Trung ương II khóa VIII khẳng định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ”.“ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy, sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học ”.

- Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học để nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu và học tập ở các cấp học phổ thông và cở sở luôn được các nhà quản lý, các nhà giáo dục đầu tư nghiên cứu và phát triển mạnh trong vài thập niên trở lại đây.

- Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục. Nhằm hướng các em đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, người giáo viên không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên là người giáo viên cần biết rõ quy luật của hai bán cầu não: Bán cầu não trái thiên về khả năng lôgíc khoa học, xử lí dữ liệu, khả năng phân tích, giải quyết tuần tự. Trong khi đó, bán cầu não phải thiên về tư duy tưởng tượng, màu sắc, sáng tạo. Chính vì vậy dạy học theo “Sơ đồ tư duy” sẽ phát huy tốt khả năng hoạt động của cả hai bán cầu não, giúp cho người học có khả năng ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách chủ động.

 

doc43 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy trong dạy, học môn Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong Nghị quyết Trung ương II khóa VIII khẳng định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.“ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy, sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học để nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu và học tập ở các cấp học phổ thông và cở sở luôn được các nhà quản lý, các nhà giáo dục đầu tư nghiên cứu và phát triển mạnh trong vài thập niên trở lại đây.
- Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục. Nhằm hướng các em đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, người giáo viên không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên là người giáo viên cần biết rõ quy luật của hai bán cầu não: Bán cầu não trái thiên về khả năng lôgíc khoa học, xử lí dữ liệu, khả năng phân tích, giải quyết tuần tự. Trong khi đó, bán cầu não phải thiên về tư duy tưởng tượng, màu sắc, sáng tạo. Chính vì vậy dạy học theo “Sơ đồ tư duy” sẽ phát huy tốt khả năng hoạt động của cả hai bán cầu não, giúp cho người học có khả năng ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách chủ động.
I.2. Cơ sở thực tiễn: 
- Qua nghiên cứu lí thuyết về sơ đồ tư duy cũng như những thành công việc áp dụng các phương pháp của sơ đồ tư duy, tôi thấy sơ đồ tư duy có nhiều lợi ích trong giảng dạy và học tập bộ môn ĐỊA LÍ, tạo cho học sinh hứng thú học tập và rèn luyện năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, rèn luyện năng lực tự học, sáng tạo cho học sinh và giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về từng bài, từng chương và toàn bộ chương trình.
- Hiện nay ở trường THPT nói chung và Trường THPT Trường Chinh nói riêng, đa số học sinh thường lười học các môn xã hội, trong đó có bộ môn ĐỊA LÍ bởi vì các em cho rằng các môn xã hội phải mất nhiều thời gian cho việc học “thuộc lòng” bài cũ trong khi rất khó chọn trường để thi Đại Học. Bên cạnh đó, phương pháp dạy học truyền thống cũng phần nào làm giảm đi hứng thú của các em khi tiếp cận với bộ môn, dẫn đến chán ghét môn học và chỉ học để đối phó nên chất lượng học tập chưa cao. 
 - Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp cận và lĩnh hội kiến thức bộ môn ĐỊA LÍ. Kể từ khi sở Giáo dục mở lớp tập huấn về đổi mới PPDH cho giáo viên trong tỉnh. Tôi đã tiến hành đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học. Trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau tùy thuộc vào từng bài, từng khối học; thậm chí cùng một bài nhưng tôi đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để so sánh, trong đó tôi thấy phương pháp “Hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy” đã phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, đặc biệt là giúp các em dễ nắm bắt, dễ nhớ kiến thức bài học; thời gian đầu tư cho học bài vào các đợt kiểm tra, thi học kỳ, thi cuối năm được giảm đi rất nhiều. Từ đó đã làm cho các em yêu thích môn học hơn và đã đưa lại hiệu quả cao trong chất lượng dạy và học. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy”. 
II. Phần thứ hai: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
	Để áp dụng và thử nghiệm phương pháp của mình, bắt đầu từ đầu năm học 2009 - 2010 tôi đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu tình hình học tập, tình hình tiếp cận với nội dung và phương pháp mới của học sinh nói chung, đặc biệt những lớp mình trực tiếp giảng dạy để từ đó lên kế hoạch cho việc thực hiện phương pháp của mình. Với đề tài này tôi mới chỉ áp dụng cho học sinh khối 12 bắt đầu từ năm học 2009 – 2010. Để thực những giải pháp thử nghiệm đề ra:
 II.1. Qúa trình chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 II.1.1. Đối với giáo viên:
	- Trước hết cần phải nắm vững mục đích đào tạo của bộ môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông, đặc biệt phải chú trọng đến mối liên hệ với thực tiễn, mối liên hệ liên môn trong giảng dạy các bài cụ thể.
	- Để thực hiện thành công đề tài này người giáo viên cần phải tìm hiểu tâm lý, đối tượng học sinh, cần có sự so sánh về các phương pháp mà mình đã thực hiện cùng một bài dạy ở nhiều đối tượng, nhiều lớp khác nhau từ đó rút ra đâu là phương pháp mà các em yêu thích và đưa lại hiệu quả cao.
	- Vì đây là một thuật ngữ, một phương pháp tương đối mới lạ đối với học sinh, đặc biệt là đối với học sinh vùng cao, vì vậy giáo viên cần làm cho các em hiểu như thế nào là “sơ đồ tư duy” và trong quá trình thực hiện giảng dạy các phần kiến thức có thể áp dụng cho các em hệ thống hóa kiến thức từng phần, từng nội dung để các em làm quen dần với phương pháp này.
	- Để sử dụng phương pháp “Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy” giáo viên cần có sự đầu tư, chuẩn bị cụ thể cho từng bài, từng phần; phải nghiên cứu, thiết kế trước từng sơ đồ dùng để hệ thống kiến thức từng bài, từng mục; từ đó mới thiết lập sơ đồ tư duy của từng bài ở bìa roky hoặc giấy khổ lớn (đồ dùng dạy học), đặc biệt, sẽ dễ dàng hơn đối với những tiết sử dụng giáo án Powerpoint.
	- Cần phải đưa ra yêu cầu trước đối với học sinh về từng phần, từng bài để các em chủ động và phát huy được tính sáng tạo của các em. 
 II.1.2. Đối với học sinh:
	- Hoàn thành nhiệm vụ của người học sinh đối với bộ môn, đặc biệt trong xu hướng chúng ta đang đi sâu vào cải cách giáo dục đạy học theo phương pháp đổi mới “lấy học sinh làm trung tâm”. Vì vậy, ở mỗi tiết học để thành công các em cần có sự chuẩn bị bài ở nhà, cụ thể:
	 + Tìm hiểu, làm quen với phương pháp thiết kế sơ đồ tư duy.
	 + Tìm hiểu trước nội dung bài học, từ đó suy nghĩ, tự thiết kế sơ đồ hóa cho nội dung từng bài, từng mục mà giáo viên đã định hướng.
	 + Tập trình bày trước lớp về vấn đề mà mình đã chuẩn bị.
	 + Lắng nghe và giải đáp những trao đổi của các bạn.
	- Sau khi kết thúc từng phần, từng bài các em phải thể hiện sơ đồ vào vở và từ sơ đồ các em lập luận kiến thức toàn bài, đây là yêu cầu bắt buộc.
	- Tìm các thông tin, các tư liệu khác có liên quan đến bài học.
 II.2. Tiến hành thử nghiệm giải pháp: 
	Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ áp dụng cho chương trình ĐỊA LÍ 12 – Chương trình chuẩn. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ thực hiện ở các bài thuộc phần lý thuyết, còn các bài thực hành tôi thường dạy theo phương pháp khác.. Sau đây là những giải pháp mà tôi đã áp dụng:
II.2.1: Ví dụ minh họa về một tiết giáo án sử dụng sơ đồ tư duy:
GIÁO ÁN SỐ:2
BÀI 2 - TIẾT PPCT: 2
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
Ngày soạn:10/8/ 2013 Ngày dạy:....../......./2013
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm được:
1.Về kiến thức:
- Trình bày được VTĐL, phạm vi lãnh thổ nước ta: Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền, trên biển, vùng trời và diên tích lãnh thổ.
- Phân tích để thấy được VTĐL, phạm vi lãnh thổ nước ta là các yếu tố địa lí có ý nghĩa rất quan trọng đối với đặc điểm địa lí tự nhiên, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới. 
2.Về kĩ năng:
- Xác định được trên bản đồ VN vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
3.Về thái độ:
- Củng cố thêm lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Tìm kiếm và xử lí thông tin, quản lí thời gian.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
- Đàm thoại gợi mở.
- Phát vấn.
- Thảo luận cặp đôi.
- Thuyết trình tích cực.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
BĐ khu vực ĐNÁ
BĐ Việt Nam
Sơ đồ vùng biển
V. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
a. Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta?
b. Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta?
2. Khám phá: 
 VTĐL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến diện mạo tự nhiên của lãnh thổ. Và ở chừng mực nhất định, nó còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về VTĐL và phạm vi lãnh thổ của VN.
3. Kết nối:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1:
GV: VTĐL là một nguồn lực quan trọng vừa có ảnh hưởng trực tiếp, vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
CH: Dựa vào bản đồ các nước ĐNÁ và bản đồ địa lí tự nhiên VN, nội dung SGK em hãy nêu đặc điểm chính về VTĐL của nước ta ?
GV: Cho HS xác định trên bản đồ biên giới trên đất liền và đường bờ biển nước ta, đọc tên các nước tiếp giáp sau đó giới thiệu hệ toạ độ địa lí nước ta. 
Phía Bắc giáp: TQ
Phía Tây giáp: L, CPC
Phía Đông, Nam giáp biển: 
CH: Quan sát bản đồ các khu vực giờ trên Trái Đất hoặc sự hiểu biết của mình, hãy cho biết nước ta thuộc múi giờ thứ mấy?
-----------------------------------------------
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
GV: Lãnh thổ VN là một khối thống nhất bao gồm vùng đất liền, vùng biển và vùng trời.
? Dựa vào Átlat và bản đồ tự nhiên VN em hãy xác định "vùng đất" của nước ta?
Dựa vào Átlat trang 19, em hãy kể tên 1 vài cửa khẩu quốc tế quan trọng của nước ta với các nước láng giềng?
Nhóm 1: Cửa khẩu VN-TQ
Nhóm 2: Cửa khẩu VN-Lào
Nhóm 3: Cửa khẩu VN-CPC
GV: Cho HS đọc SGK để nắm thông tin này, đồng thời vẽ sơ đồ vùng biển lên bảng cho HS dễ hình dung và dễ nhớ. 
-----------------------------------------------
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Nhóm 1: Tìm hiểu về ý nghĩa tự nhiên
- Nhóm 2: Tìm hiểu về ý nghĩa kinh tế 
- Nhóm 3: Tìm hiểu về ý nghĩa VH-XH
- Nhóm 4: Tìm hiểu về ý nghĩa AN- QP 
Bước 2: Các nhóm thảo luận theo nội dung trên
Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Bước 4: Các nhóm bổ sung, góp ý
Bước 5: GV bổ sung, chuẩn kiến thức
GV: Do VTĐL, địa hình nên nước ta có ý nghĩa đặc biệt trên bán đảo Đông Dương và toàn bộ khu vực ĐNÁ.
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược sống còn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, bảo vệ đất nước.
Hoạt động 4: GV tổng kết bài dạy
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
----------------------------------------------------------
2. PHẠM VI LÃNH THỔ:
----------------------------------------------------
3. Ý NGHĨA CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VIỆT NAM:
4. Thực hành, luện tập:
1. Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ ĐNÁ?
2. Nêu ý nghĩa của VTĐL?
5. Vận dụng:
Vẽ sơ đồ vùng biển Việt Nam.
III . Phần thứ ba: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN 
III.1. Kết quả đạt được:
III.1.1 Kết quả định tính:
	Trước yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy và học như hiện nay, “Lấy học sinh làm trung tâm”, tôi đã vận dụng, áp dụng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau cho mỗi đơn vị, mỗi phần, mỗi bài kiến thức, nhưng tôi thấy với việc áp dụng phương pháp “Hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy” đã phát huy được hiệu quả trong quá trình Dạy – Học. Nhờ có sự liên kết giữa các ý tưởng với ý tưởng trung tâm nên “ Sơ đồ tư duy” cho thấy mức độ bao quát, sâu rộng của vấn đề cần tìm hiểu. “Sơ đồ tư duy” có thể giúp giáo viên xây dựng bài giảng một cách khoa học; đồng thời giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng, sáng tạo hơn, giải phóng suy nghĩ theo lối mòn từ đó tiết kiệm thời gian và nhớ lâu hơn.
- Học sinh có thể sử dụng “Sơ đồ tư duy” để học tập tích cực, chủ động và sáng tạo hơn; có thời khoá biểu và thời gian biểu học tập cụ thể, rõ ràng; từ đó có phương pháp học phù hợp cho bản thân nên việc học trở nên đơn giản, nhớ lâu, ngày càng yêu thích môn học và kết quả học tập tốt hơn. 
- Tạo cho bản thân thái độ và cảm giác tốt về việc học của mình; Rèn luyện tư duy thông qua thu - nhận và tổng hợp kiến thức đồng thời rèn luyện tư duy thông qua mở rộng suy nghĩ về kiến thức và có thể tự giao nhiệm vụ cho chính bản thân.
III. 1.2 Kết quả định lượng:
	Đây là bảng thống kê kết quả TRƯỚC và SAU khi việc áp dụng phương pháp “Hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy” trong môn Địa Lí – Chương trình chuẩn của học sinh ở 3 lớp học (12T5, 12T6, 12C1) Niên khóa: 2011 – 2014
	Năm học 2011 - 2012: ( Dạy học bằng các phương pháp, kĩ thuật khác) 
Lớp
Sĩ số
Điểm TBm cả năm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
10T5
32
1
3.1
12
37.5
13
40,6
6
18.8
10T6
39
1
2.7
11
28.2
20
51.2
7
17.9
10C1
45
0
0.0
	6
13.3
28
62.2
11
24.5
Năm học 2012 - 2013: (Dạy học bằng phương pháp, kĩ thuật khác)
Lớp
Sĩ số
Điểm TBm cả năm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
11T5
32
0
0.0
14
43.8
11
34.4
7
21.8
11T6
35
0
0.0
7
20.0
23
65.7
5
14.3
11C1
43
0
0.0
	8
18.6
26
60.5
9
20.9
Năm học 2013 - 2014: (Áp dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy)
* Điểm thi học kì I – (Đề chung của Sở giáo dục – Đào tạo Ninh Thuận)
Lớp
Sĩ số
Điểm thi học kì I 
Điểm
(8,0 – 10,0)
Điểm
(≥ 5,0 – 10,0)
Điểm
(0,0 - < 5,0)
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
12T5
30
6
20.0
21
70.0
3
10.0
12T6
33
3
9.1
25
75.7
5
15.2
12C1
43
1
2.3
33
76.8
9
20.9
* Điểm Trung bình môn ĐỊA LÍ – Học kì I - Năm học 2013 - 2014:
Lớp
Sĩ số
Điểm TBm HKI
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
12T5
30
3
10,0
12
40,0
14
46,7
1
3.3
12T6
33
1
3.0
12
36,4
20
60,6
0
0.0
12C1
43
1
2.3
	8
18,6
26
60,5
8
18,6
	III.2. Một số hạn chế:
	Trong quá trình thực hiện và áp dụng giải pháp vào giảng dạy tôi thấy tuy kết quả phản ánh từ học sinh, từ kết quả cuối năm của các em là khá khả quan, nhưng để áp dụng được phương pháp này tôi đã gặp một số khó khăn và rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
	III.2.1 Đới với chương trình và sách giáo khoa:
Khối lượng kiến thực tương đối nhiều, trong đó phần lớn là kiến thức bách khoa và cả những kiến thức chỉ cần học sinh thừa nhận nên việc thiết kế sơ đồ tư duy cho bài học khá khó khăn.
	b. Đối với cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
	- Bàn ghế học sinh chưa thật sự phù hợp với phương pháp dạy học (PPDH) tích cực nói chung và phương pháp sơ đồ tư duy nói riêng. Gây khó khăn trong việc làm việc nhóm.
	- Trang thiết bị máy móc nhìn chung còn thiếu và chưa đồng bộ.
c. Đối với giáo viên và học sinh:
- Để thực hiện thành công đòi hỏi giáo viên phải thiết kế các sơ đồ trước (đồ dùng dạy học), phân bố thời gian cho mỗi mục, mỗi tiết học thật hợp lý; sau mỗi bài học cần định hướng trước cho học sinh về nội dung bài tiếp theo về thiết kế sơ đồ. 
- “ Phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy” còn mang tính mới lạ đối với học sinh, đặc biệt là các em học sinh ở miền núi như trường chúng tôi, cho nên khi triển khai ở những tiết đầu (đặc biệt là đối với học sinh dân tộc) còn mất khá nhiều thời gian so với thời gian dự kiến của giáo viên. Các em gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế sơ đồ tư duy bài học. Do đó, giáo viên cần phải cho các em tìm hiểu, xem một số sơ đồ mà mình đã thiết kế, vẽ, cho các em làm quen dần sau mỗi đơn vị kiến thức
III.3. Hướng phát triển của đề tài:
	Qua quá trình nghiên cứu, ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học ở phạm vi hẹp (thí điểm đối với môn ĐỊA LÍ 10 ở một số bài) và phạm vi rộng (đối với môn ĐỊA LÍ 12 – Chương trình chuẩn) tôi thấy rằng có thế sử dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học không riêng gì môn ĐỊA LÍ 12 mà còn có thể áp dụng cho cả chương trình ĐỊA LÍ cấp THPT và các môn học khác ở trường THPT.
III.4. Một số đề xuất, kiến nghị:
Qua quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là quá trình thực nghiệm sư phạm, để khắc phục những hạn chế; đồng thời để phát huy tính tích cực, hiệu quả của phương phápdạy – học “Sơ đồ tư duy ” tôi có một số đề xuất sau:
a. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo:
Mở các lớp tập huấn về đổi mới PPDH cho GV theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tham gia của tất cả các giáo viên. (Trước đây chỉ dành cho giáo viên cốt cán)
Tổ chức thảo luận, đánh giá về việc sử dụng PPDH mới của các trường.
 b. Đối với giáo viên :
 - Giáo viên phải nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. Coi việc đổi mới, trong đó có đổi mới phương pháp giáo dục là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên.
- Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế.
- Phải biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học và biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức.
Nên tổ chức một số buổi thảo luận về sơ đồ tư duy cho học sinh và giáo viên để hướng dẫn cách học tập và cách ghi chép bằng sơ đồ tư duy.
c. Đối với học sinh:
- Học sinh phải có thái độ học tập đúng đắn, dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy.
- Biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy.
d. Đối với cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
 	- Bàn ghế học sinh có thể thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể hay dạy học hợp tác. (Dạy học theo nhóm).
Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đặc biệt là máy vi tính và máy chiếu (có kết nối internet).
e. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Cần thay đổi cách kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng
- Kiểm tra, đánh giá nên hướng vào việc bám sát mục tiêu của từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học.
- Kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh. Trong đánh giá cần quan tâm tới chiều hướng tiến bộ của học sinh. 
 Nếu Hội đồng khoa học thấy sáng kiến này có tính khả thi cao thì cần có kế hoạch triển khai nhân rộng phương pháp này đến tất cả các trường trên phạm vi toàn tỉnh.
	Đây chỉ là sáng kiến mang tính chủ quan của cá nhân tôi, do đó không thể nào tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo để đề tài này được hoàn thiện và mang tính khả thi hơn.
	Xin chân thành cảm ơn!
Tân Sơn, ngày 5 tháng 4 năm 2014
Người viết
LÊ XUÂN KHẢI
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG PTTH TRƯỜNG CHINH
 (Chủ tịch)
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD&ĐT NINH THUẬN
MỤC LỤC
 Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .	.1
NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .	2
- Qúa trình chuẩn bị của giáo viên và học sinh 	2
- Tiến hành thử ngiệm giải pháp	4
BỘ SƠ ĐỒ TƯ DUY CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 	12 
KẾT QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN 	 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. Lí luận dạy học Địa lý. NXB Đại học sư phạm Hà Nội 2004.
[2]. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực. NXB Đại học sư phạm Hà Nội 2004.
[3]. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen. Đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở Trung học phổ thông. NXB Giáo dục Hà Nội 2006.
[4].	Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, Hà Nội.
[5].	Edward de Bono (2005), Tư duy là tồn tại, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[6].	Tony Buzan (2007), Mười cách thức đánh thức tư duy sáng tạo, NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội.
[7].	Tony Buzan và Barry Buzan (2008), Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
 [8]. 	Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Quá trình dạy - Tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
 [9]. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, NXB Đại Học sư phạm Hà Nội.

File đính kèm:

  • docSANG KIEN (Le Xuan Khai).doc
Sáng Kiến Liên Quan