Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài: “Một số vấn đề của Châu Phi – Địa lí 11"

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo dục đứng trước một thử thách là tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh, thời gian đào tạo thì có hạn. Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời.

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.

 

doc68 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2715 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài: “Một số vấn đề của Châu Phi – Địa lí 11"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này ở địa phương em?
Gợi ý trả lời:
+ Ở châu Phi đang diễn ra tình trạng số người dân nhiễm HIV tăng cao, trong đó vùng cận Xa-ha-ra có tỉ lệ dân nhiễm HIV rất lớn.
+ Liên hệ về tình trạng người dân nhiêm HIV có hay không có ở địa phương. Giải thích nguyên nhân
Câu 9: 
 Em chỉ mới có 8 con thôi!
Những hình ảnh trên cho em liên tưởng đến vấn đề gì ở châu Phi? Theo em cần có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề trên?
Gợi ý trả lời:
+ Các hình ảnh trên đề cập đến tình trạng bùng nổ dân số ở Châu Phi
+ Các nước Châu Phi có cơ cấu dân số trẻ
+ Học sinh đưa ra được một số các giải pháp sau
- Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển dân số phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Nâng cao trình độ dân trí, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách dân số
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế sẽ tác động gián tiếp đến tỉ lệ sinh, làm giảm tốc độ bùng nổ dân số.
Câu 10: 
 “Mẹ yêu quý, con xin lỗi vì chiếc thuyền đã chìm và con không thể tới châu Âu được nữa. Con xin lỗi vì không thể gửi trả lại khoản tiền mà mẹ đã vay để đưa con lên thuyền. Đừng buồn mẹ nhé nếu họ nói không thể tìm thấy thi thể của con giữa đại dương rộng lớn, một chiếc quan tài không thể mang con trở về với mẹ, nó chỉ mang lại cho mẹ thêm nợ nần, các khoản chi phí tang lễ, chôn cất và vận chuyển mà thôi...
Cảm ơn biển cả đã chào đón chúng tôi mà không đòi hỏi visa Cảm ơn loài cá sẽ ăn thịt cơ thể tôi mà không cần hỏi tôn giáo của tôi là gì, hay vị thế chính trị của tôi ra sao”
(Trích bức thư được tìm thấy trong ví của một người tị nạn - Nhiếp ảnh gia Massimo Sestini chụp bức ảnh trên từ một trực thăng hải quân Italy năm ngoái tại vùng biển giữa nước này và Libya. )
	Hình ảnh và đoạn trích trên cho em liên tưởng đến vấn đề gì? Tại sao họ phải làm như vậy và đó có phải là giải pháp tốt nhất cho họ?
Gợi ý trả lời:
+ Hình ảnh trên đề cập đến tình trạng người dân Châu Phi vượt biển nhập cư trái phép sang các nước Châu Âu năm 2015
 + Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên
- Do điều kiện sống khắc nghiệt: khô hạn, dịch bệnh
- Do xung đột, chiến tranh xảy ra thường xuyên
- Nạn đói hoành hành
+ Quan điểm của học sinh về việc nhập cư trái phép
Câu 11:
“Chiến tranh do xung đột sắc tộc nổ ra ở nhiều nước Châu Phi. Cuộc xung đột ở bờ biển Ngà từ năm 2002 đã làm thiệt mạng khoảng 12 nghìn người, buộc gần 1 triệu người phải dời bỏ nhà cửa. Xung đột ở Cộng hòa dân chủ Công-gô làm chết gần 3 triệu người. Cuộc tàn sát ở vùng nam Xu-đăng đã làm chết 50 nghìn người. Người ta thống kê rằng từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, ít nhất ở Châu Phi có hơn 20 cuộc chiến tranh bùng nổ, làm thiệt mạng hơn 8 triệu người, phá hủy nhà cửa của khoảng trên 20 triệu người, 4,5 triệu người phải bỏ đất nước ra đi, khiến gia đình bị li tán và trẻ em không được đến trường. Hiện 20% dân số Châu Phi đang sống ở những nước bị chiến tranh tàn phá. Cuộc sống của người dân còn bị đe dọa bởi bệnh tật, đói nghèo.”
	Bằng kiến thức lịch sử và hiểu biết của bản thân, em hãy:
a) Giải thích nguyên nhân sâu sa dẫn đến các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc diễn ra ở Châu Phi.
b) Ảnh hưởng của chiến tranh, xung đột đến sự phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Phi?
Gợi ý trả lời:
a) Giải thích nguyên nhân sâu sa dẫn đến các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc diễn ra ở Châu Phi.
- Hậu quả của chủ nghĩa thực dân Châu Âu để lại khi phân chia tùy tiện phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Các đường biên giới giữa các nước Châu Phi khi đó có hình dạng đặc biệt, được vạch thẳng, không hề tính đến sắc tộc hay bộ lạc. Vì thế xung đột sắc tộc thường xảy ra ở khu vực biên giới giữa các nước.
b) Ảnh hưởng của chiến tranh, xung đột đến sự phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Phi?
- Thiệt hại lớn về con người và tài sản. Nhiều người phải di cư bất hợp pháp.
- Kinh tế không thể phát triển, suy giảm tài nguyên, hủy hoại môi trường
- Gia tăng nạn đói, nạn mù chữ, dịch bệnh
IV. Dự kiến tiến trình giờ học
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5').
Bước 1: Gv đưa ra hình ảnh vệ tinh chụp Trái Đất vào ban đêm
Hình ảnh trên cho em liên tưởng đến vấn đề gì ở Châu Phi?
Hs trả lời: Châu Phi – lục địa đen – là Châu lục kém phát triển nhất thế giới.
GV: Thời cổ đại Châu Phi đã từng có nền văn minh sông Nin rực rỡ do người Ai Cập xây dựng. Châu Phi cũng được biết đến là Châu lục giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất thế giới. Vậy tại sao cho đến ngày nay Châu Phi vẫn là châu lục nghèo, lạc hậu và chậm phát triển nhất thế giới?3 nhóm chuyên gia đến từ Châu Phi hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
Các nhóm chuyên gia ra mắt (mỗi nhóm 4 học sinh-có thể hóa trang cho phù hợp để tạo không khí sôi nổi và hứng thú trong lớp học)
+ Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm giáo dục thiên nhiên Châu Phi.
+ Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm dân số và các vấn đề xã hội Châu Phi.
+ Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm phát triển kinh tế Châu Phi.
Bước 2: Gv giới thiệu 3 nội dung chính của bài học, và cách thức tổ chức:
+ Các nhóm chuyên gia sẽ lần lượt được phỏng vấn, đặt câu hỏi
+ Sau khi trả lời các câu hỏi, đại diện nhóm chuyên gia sẽ tóm tắt lại những nét nổi bật nhất về tự nhiên, dân cư – xã hội và sự phát triển kinh tế của Châu Phi .
Bước 3:
+ Giáo viên sử dụng kĩ thuật 321 (3 lời khen – 2 điểm hạn chế - 1 đề nghị) để các nhóm tự nhận xét, đánh giá về nhau.
+ Gv củng cố, mở rộng kiến thức.
HOẠT ĐỘNG:Tìm hiểu về các vấn đề tự nhiên của Châu Phi (15’)
- Mục tiêu: hiểu và trình bày được những vấn đề nổi bật nhất về tự nhiên từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các khó khăn và bảo vệ, sử dụng hợp lí tài nguyên ở Châu Phi.giàu khoáng sản, khí hậu khô nóng, tài nguyên 
- Nội dung: Châu Phi giàu khoáng sản, khí hậu rất khô nóng, cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị tàn phá.
- Phương tiện: Bản đồ thế giới, lược đồ các cảnh quan và khoáng sản chính ở Châu Phi, lược đồ tự nhiên Châu Phi, các hình ảnh về sự khô hạn, hoang mạc Xahara
Bước 1: Đặt câu hỏi cho Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm giáo dục thiên nhiên Châu Phi.
- Câu 1: Châu Phi rất giàu tài nguyên khoáng sản đặc biệt là các khoáng sản quý, hiếm: vàng, kim cương, dầu mỏ, khí tự nhiên. Vậy tại sao các nước Châu Phi vẫn nghèo nhất thế giới?
- Câu 2: Khí hậu Châu Phi nóng và khô hạn như thế nào? Giải thích nguyên nhân? Tại sao khu vực Bắc Phi cùng vĩ độ địa lí với nước ta mà lại biến thành hoang mạc?
- Câu 3: Sông Nin, hoang mạc Xahara là những địa danh nổi tiếng ở Châu Phi, các chuyên gia có thể giới thiệu những nét nổi bật về các địa danh này? Có phải diện tích rừng ở Châu Phi đang bị suy giảm rất mạnh?.
Bước 2: Các thành viên trong nhóm chuyên gia sử dụng các bản đồ, lược đồ, hình ảnh, đã chuẩn bị trước để giải đáp các câu hỏi.
Bước 3: Đại diện nhóm chuyên gia nhấn mạnh lại những vấn đề nổi bật nhất về tự nhiên ở Châu Phi, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lí và khắc phục những khó khăn về tự nhiên.
Bước 4: 
+ Các nhóm khác nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị và trình bày của nhóm 1 (điểm mạnh, hạn chế, đề nghị)
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá.
HỘP THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG 2
Một số vấn đề về tự nhiên
Đặc điểm:
- Khí hậu: rất khô, nóng 
=> phần lớn diện tích là hoang mạc, bán hoang mạc
=> Khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và thiếu nước sinh hoạt 
- Tài nguyên khoáng sản: rất giàu có, đặc biệt là kim loại quý, hiếm (vàng, kim cương, dầu mỏ, khí tự nhiên) nhưng bị chủ nghĩa thực dân khai thác cạn kiệt
- Tài nguyên rừng: khai thác mạnh, môi trường bị biến đổi nhiều
Giải pháp: Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên, áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế sự khô hạn là những giải pháp mang tính cấp bách đối với hầu hết các quốc gia Châu Phi
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu một số vấn đề về dân cư – xã hội (17’)
- Mục tiêu: biết được các đặc điểm nổi bật về dân cư – xã hội của các nước Châu Phi. Phân tích được ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến phát triển kinh tế các nước từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
- Nội dung: Một số vấn đề về dân cư – xã hội Châu Phi
- Phương tiện: Bảng 5.1 sgk, các hình ảnh về tình trạng bùng nổ dân số, nạn đói, suy dinh dưỡng trẻ em, chiến tranh, xung đột, hủ tục lạc hậu.
Bước 1: Đặt câu hỏi cho Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm dân số và các vấn đề xã hội Châu Phi.
- Câu 1: Năm 1950 dân số Châu Phi chiếm 9% dân số thế giới, đến năm 2005 chiếm 14%. Hiện nay dân số Châu Phi khoảng 1,2 tỉ người, dự báo đến cuối thế kỉ XXI, dân số Châu Phi sẽ chiếm khoảng 40% dân số thế giới. Các chuyên gia có thể giải thích vì sao dân số Châu Phi lại tăng nhanh như vậy và điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội các nước này?
Câu 2: Nạn đói, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em xảy ra nghiêm trọng nhất là ở khu vực nào của Châu Phi? Tại sao Châu Phi lại là nơi bùng phát của nhiều dịch bệnh nguy hiểm (sốt xuất huyết, ebola, đại dịch HIV- AIDS)?
Câu 3: Tại sao tuổi thọ trung bình cuả người dân Châu Phi đặc biệt là khu vực Tây Phi và Đông Phi lại thấp nhất thế giới? Ở Châu Phi còn tồn tại rất nhiều hủ tục lạc hậu, vậy các chuyên gia có thể kể 1 vài ví dụ cụ thể được không?
Câu 4: Nguyên nhân sâu sa của các cuộc chiến tranh, xung đột ở các nước Châu Phi là gì? Theo các chuyên gia, các nước Châu Phi cần phải làm gì để thoát khỏi cảnh đói nghèo?
Bước 2: Các thành viên trong nhóm chuyên gia sử dụng các bảng số liệu, hình ảnh, đã chuẩn bị trước để giải đáp các câu hỏi.
Bước 3: Đại diện nhóm chuyên gia nhấn mạnh lại những vấn đề nổi bật nhất về dân cư – xã hội các nước Châu Phi.
Bước 4: 
+ Các nhóm khác nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị và trình bày của nhóm 2 (điểm mạnh, hạn chế, đề nghị)
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá.
HỘP THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG 3
Một số vấn đề về dân cư – xã hội
- Bùng nổ dân số: tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất cao: 2,3%
- Nạn đói, tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em
- Đại dịch HIV- AIDS: số người nhiễm HIV- AIDS chiếm 2/3 thế giới
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo, nội chiến: xảy ra thường xuyên 
- Tuổi thọ trung bình rất thấp, dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu
=> Cần có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề dân số, xã hội (một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo)
=> Kêu gọi nhiều tổ chức và các quốc gia trên thế giới giúp đỡ các quốc gia Châu Phi
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu một số vấn đề về kinh tế (8’)
- Mục tiêu: biết được kinh tế có khởi sắc song cơ bản phát triển chậm. Nêu được các nguyên nhân làm cho Châu Phi nghèo và lạc hậu nhất thế giới.
- Nội dung: Một số vấn đề về kinh tế Châu Phi
- Phương tiện: Bảng 5.2 sgk, lược đồ các nước trên thế giới tính theo thu nhập, lược đồ sử dụng năng lượng thế giới
Bước 1: Đặt câu hỏi cho Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm phát triển kinh tế Châu Phi.Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm dân số và các vấn đề xã hội Châu Phi.
 Câu 1: Người ta nói Châu Phi là: “Lục địa đen” cả theo nghĩa đen và nghĩa bóng, điều đó có nghĩa là gì?
Câu 2: Những nguyên nhân nào làm cho các nước Châu Phi nghèo và chậm phát triển nhất thế giới?
Câu 3: Các nước giàu nhất và nghèo nhất ở Châu Phi hiện nay?
Bước 2: Các thành viên trong nhóm chuyên gia sử dụng các bảng số liệu, bản đồ, lược đồ, đã chuẩn bị trước để giải đáp các câu hỏi
Bước 3: Đại diện nhóm chuyên gia nhấn mạnh lại những vấn đề nổi bật nhất về kinh tế các nước Châu Phi.
Bước 4: 
+ Các nhóm khác nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị và trình bày của nhóm 2 (điểm mạnh, hạn chế, đề nghị)
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm và củng cố nội dung bài học.
HỘP THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG 4
Một số vấn đề về kinh tế
- Châu lục nghèo và lạc hậu nhất thế giới: chỉ chiếm 1,9% GDP thế giới
- Nguyên nhân
+ Hậu quả sự thống trị của CNTD trong suốt 4 thế kỉ
+ Sự yếu kém trong quản lí, lãnh đạo của các nhà nước Châu Phi non trẻ
+ Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt
+ Dân trí thấp, bùng nổ dân số
+ Chiến tranh, xung đột
- Gần đây, một số nước Châu Phi đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
HOẠT ĐỘNG 5: Kiểm tra, đánh giá ngắn sau bài học (10' ra chơi).
BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SAU GIỜ HỌC
Thời gian: 10’
Họ và tên học sinh: .Lớp..
Câu 1: Khoanh tròn vào “đúng” hoặc “sai” ứng với mỗi nhận định
Khoanh tròn vào “Đúng” hoặc “Sai” ứng với mỗi nhận định
Đặc điểm của châu Phi
Đúng/Sai
Châu Phi rất giàu tài nguyên khoáng sản, nhiều loại có trữ lượng lớn như kim cương, vàng, dầu mỏ. 
Đúng / Sai
Châu Phi có nguồn nước dồi dào
Đúng / Sai
Châu Phi có rừng mưa nhiệt đới A-ma-dôn
Đúng / Sai
Châu Phi có châu thổ sông Nin
Đúng / Sai
Tuổi thọ trung bình của người dân Châu Phi thuộc loại cao nhất thế giới
Đúng / Sai
2/3 số người nhiễm HIV trên thế giới tập trung ở Châu Phi 
Đúng / Sai
Châu Phi có dân số đông, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới. 
Đúng / Sai
Châu Phi chịu sự thống trị thực dân Mĩ trong suốt 4 thế kỉ (XVI-XX)
Đúng / Sai
 Câu 2: 
Hình ảnh cho nạn đói của
châu Phi
“Liên Hiệp Quốc hôm 20-7-2011, đã tuyên bố nạn đói ở nhiều khu vực nam Sô-ma-li. Đây là lần đầu tiên từ “nạn đói” chính thức được dùng, kể từ khi gần 10 triệu người chết đói ở Ê-thi-ô-pi-a năm 1984. “Nạn đói” được xác định khi tỷ lệ tử vong là hơn hai người trên 10.000 người/ngày và tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi chết chiếm trên 30% trong một khu vực”.
Em hãy đề xuất một số biện pháp để khắc phục tình trạng nạn đói thường xuyên diễn ra ở châu Phi? Giải thích ngắn gọn cho lựa chọn của mình?
Câu 3: 
 Em chỉ mới có 8 con thôi!
Những hình ảnh trên cho em liên tưởng đến vấn đề gì ở châu Phi? Theo em cần có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề trên?
PHỤ LỤC: 
CÁC BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ, HÌNH ẢNH, BẢNG SỐ LIỆU ĐƯỢC CÁC NHÓM CHUYÊN GIA SỬ DỤNG TRONG KHI TRÌNH BÀY
Nhóm 1- Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm giáo dục thiên nhiên Châu Phi
Hình 5.1: Các cảnh quan và khoáng sản chính ở Châu Phi
Đây là nguồn nước của họ???
Hạn hán ở Ê-ti-ô-pi-a (Đông Phi)
Nhóm 2- Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm dân số và các vấn đề xã hội Châu Phi
Châu lục - Nhóm nước 
Tỷ suất sinh thô 
(o/oo) 
Tỷ suất tử thô
(o/oo) 
Tỷ suất gtds tự nhiên(%) 
Tuổi thọ t.bình (tuổi)
Châu Phi
38
15
2,3
52
Nhóm nước đang phát triển
24
8
1,6
65
Nhóm nước phát triển
11
11
0,1
76
Thế giới
21
9
1,2
67
Bùng nổ dân số Châu Phi
Dịch Ebola
Người dân Bắc Phi vượt biển Địa Trung Hải nhập cư trái phép sang các nước Châu Âu năm 2015
Nhóm 3 – Các chuyên gia đến từ trung tâm phát triển kinh tế Châu Phi
Ảnh thế giới vào ban đêm chụp từ vệ tinh
Bản đồ thế giới sẽ thế này nếu đo bằng của cải
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC THỰC NGHIỆM
1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi của đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. 
2. Nhiệm vụ của thực nghiệm
Trong phạm vi thời gian và khả năng tiến hành thực nghiệm, tôi tập trung nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
 - Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực vào một bài học cụ thể: Bài 5: Một số vấn đề của Châu phi – Địa lí 11
 - Sau bài học, tiến hành bài kiểm tra ngắn 10’ theo định hướng phát triển năng lực. Rút ra các kết luận và đánh giá tính khả thi của đề tài.
II. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM
1. Chọn đối tượng thực nghiệm
	Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THPT Khoái Châu ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy. Tôi đã chọn 4 lớp: 2 lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm để dạy. Cả bốn lớp này đều được dạy cùng một bài: 
Bài 5: Một số vấn đề của Châu Phi
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Lớp
Số học sinh
Lớp
Số học sinh
11A1
37
11A9
38
11A5
35
11A10
35
Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm
- Các lớp thực nghiệm: sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực kết hợp với việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, bảng tương tác thông minh)
- Các lớp đối chứng: Sử dụng chủ yếu các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại gợi mở..) và dạy chỉ vơí phấn trắng, bảng đen.
2. Kết quả thực nghiệm
Sau khi dạy Bài 5: Một số vấn đề của Châu Phi, tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra ngắn (thời gian 10 phút) ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Thực nghiệm
11A1
37
0
0
0
0
0
0
0
10
20
6
1
11A5
35
0
0
0
0
0
0
0
14
15
5
1
Đối chứng
11A9
38
0
0
0
0
0
5
10
13
8
2
0
11A10
35
0
0
0
0
0
3
12
15
4
1
0
Bảng 2: Điểm lớp thực nghiệm và đối chứng
Xếp loại
Lớp hực nghiệm
(11A1, 11A5)
Lớp đối chứng
(11A9, 11A10)
Tổng
%
Tổng
%
Giỏi (9-10 điểm)
13
18,1
3
4,1
Khá (7-8 điểm)
69
81,9
40
54,8
Trung bình (5-6 điểm)
0
0,0
30
41,1
Yếu (<5 điểm)
0
0.0
0
0,0
Bảng 3: Tổng hợp kết quả thực nghiệm
3 . Nhận xét kết quả thực nghiệm 
Trước tiên, tôi muốn nói về sự chuyển biến phong cách học tập của học sinh khi các em tiếp nhận một sự trải nghiệm đầy thú vị trong chính lớp học của mình. Các em học tập sôi nổi hơn, thảo luận nhiều hơn, hăng hái phát biểu hơn và chú ý vào bài giảng, nhất là những em học sinh không quan tâm nhiều đến bộ môn Địa lí. Kết quả kiểm tra đã chứng minh rằng, ở các lớp thực nghiệm 100% số học sinh đạt tỉ lệ điểm khá và giỏi cao hơn nhiều so với tỉ lệ này ở các lớp đối chứng 
PHẦN KẾT LUẬN
Kết luận 
Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lí luận và thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng, tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau:
- Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực không có nghĩa là chỉ sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu từ việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học một cách hiệu quả phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường, của địa phương. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn phương pháp dạy học nào thì vẫn phải tạo điều kiện cho người học được khám phá, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm kiến thức, giải quyết các vấn đề, gắn kiến thức với thực tiễnThay cho học thiên về lí thuyết, học sinh được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua “làm” , chỉ có như vậy kiến thức học mới được khắc sâu và bền vững.
- Để đào tạo những con người năng động, thích nghi tốt với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Thông qua việc đánh giá năng lực, học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp.
- Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có ảnh hưởng lớn đến việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
2. Khuyến nghị.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực, tôi đề nghị:
- Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhà trường tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đầu tư, trang bị tốt hơn về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông môn Địa lí (2014 – Vụ giáo dục)
2. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT
4. Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014), Tài liệu kiểm tra đánh giá trong giáo dục, Tài liệu tập huấn. 
5. Dự án Việt - Bỉ, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. 
6. Sách giáo viên – Địa lí 11, NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • docSK Van dung day hoc theo dinh huong phat trien nang luc trong bai Mot so van de cua Chau Phi dia li.doc
Sáng Kiến Liên Quan