Tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây trong dạy học tích cực
Cách trình chiếu truyền thống vốn đã được áp dụng từ lâu và dần trở nên lỗi thời, nhàm chán. Để đổi mới, Đề tài Sáng kiến đã thử nghiệm phương pháp trình chiếu không dây vào trong dạy học tích cực bằng cách sử dụng và cập nhật phần mềm, ứng dụng mà ngành công nghệ thông tin hiện đại đã tạo ra. Quá trình thử nghiệm cho thấy sự đổi mới đã tạo sự thu hút rõ rệt và khuyến khích tinh tinh thần tự học, tích cực học tập của học sinh. Quá trình thử thiệm giúp cho hoạt động lên lớp của người giáo viên trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Sự đổi mới cũng giúp công việc dạy học của giáo viên trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và đầy tính hấp dẫn. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục huyện Hoài Nhơn Tôi ghi tên dưới đây: STT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Phan Duy Quốc 22/06/1988 Trường TH số 2 Hoài Tân Giáo viên Đại học Tin học 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: 1. Tên sáng kiến : Ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây trong dạy học tích cực. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ngành Giáo dục. 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 30/10/2015. 4. Mô tả bản chất của sáng kiến: 4.1 Thực trạng của vấn đề trước khi đưa ra giải pháp. Khó khăn, vướng mắc trong thực tế: + Để đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta phải sử dụng những dụng cụ học tập hiện đại. Trong khi giá cả của chúng không hề rẻ, nếu tất cả các trường có thể đầu tư được máy chiếu vật thể, bảng tương tác thông minh,.. thì chi phí đầu tư là khá cao từ vài chục đến hơn một trăm triệu, không phải trường nào cũng có thể tự trang bị. + Sử dụng camera kết nối với tivi, máy chiếu để làm máy chiếu vật thể không có tính di động (không mang camera xuống được từng học sinh để trình chiếu, ghi lại hoạt động), không thể ghi lại được hình ảnh, đoạn phim để làm tư liệu về sau. Việc kết nối rườm rà cũng tạo tâm lý e ngại khi sử dụng ở một số giáo viên. + Trình độ phát triển công nghệ của thế giới đã tiến bộ rất nhiều so với các công nghệ đang được áp dụng vào giảng dạy. Giáo viên là đội ngũ đào tạo ra nguồn nhân lực cho tương lai nhưng lại chưa nắm bắt, theo kịp sự phát triển công nghệ của xã hội. + Giáo viên bị bó buộc với vị trí máy tính xách tay hoặc máy tính trong suốt quá trình trình chiếu để giảng dạy. Từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng không cao, nhiều thiết bị lãng phí khi không sử dụng nó, chất lượng giảng dạy chưa thật sự tương xứng với tiềm năng mà nó có thể đạt được và chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Vấn đề đặt ra là tiết kiệm chi phí đầu tư, tận dụng các thiết bị đã có và giảm thiểu những rườm rà trong khâu kết nối các thiết bị bằng cáp, đặc biệt là “giải phóng” cho giáo viên để giáo viên “tự do” trong tiết học. 4.2 Nội dung giải pháp: Hướng giải quyết các vấn đề nêu trên mà sáng kiến đưa ra là sử dụng các ứng dụng, phần mềm kết nối không dây miễn phí đế kết nối giữa thiết bị chiếu (ti vi, máy chiếu,..) với điện thoại di động thông minh, thiết bị công nghệ mà hầu hết giáo viên đều có khả năng và hầu như đều trang bị cho nhu cầu bản. Giải pháp cũng đưa ra cách để kết nối giữa điện thoại thông minh với các thiết bị chiếu không hỗ trợ sẵn kết nối không dây nhằm tận dụng các thiết bị chiếu có sẵn tại cơ sở. Các giải pháp đưa ra đều giúp cho việc kết nối giữa các thiết bị được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng sau một lần cài đặt cho lần sử dụng đầu tiên. Không cần đến dây cáp rườm rà, vướng víu như các phương pháp trình chiếu truyền thống. 4.3 Kết quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp Tận dụng các thiết bị chiếu sẵn có tại cơ sở giáo dục và sự phát triển của kho phần mềm ứng dụng rộgn lớn sẵn có của ngành công nghệ thông tin. Tiết kiệm chi phí đầu tư trong điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn. Mỗi một sự đầu tư cần tính toán sao cho có hiệu quả cao nhất. Giải phóng cho giáo viên được “tự do” trong giờ học, tiết kiệm được thời gian, công sức nhờ giảm tải được khối lượng công việc khâu chuẩn bị của giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên đầu tư công sức vào nội dung dạy học và đổi mới phương pháp, tạo tâm lí thoải mái, hào hứng làm việc. Tạo được hứng thú, thái độ tích cực ở học sinh trong việc học, giúp học sinh tiếp thu bài dễ hơn, khắc sâu và hệ thống hóa kiến thức tốt hơn. Chất lượng giáo dục được nâng cao khi cả giáo viên và học sinh đều hào hứng, tích cực, hăng say với nhiệm vụ dạy và học. 4.4 Đánh giá về phạm vi áp dụng sáng kiến Sáng kiến tuy chỉ mới được áp dụng thử nghiệm tại Cơ sở giáo dục nơi tác giả đang công tác nhưng kết quả thu được cho thấy tiềm năng ứng dụng rộng của giái pháp. Giải pháp nên được phổ biến và tạo điều kiện ứng rộng rãi trên các cơ sở giáo dục toàn huyện nói riêng và tại các Đơn vị giáo dục nói chung. 5. Các điều kiện cần để áp dụng sáng kiến Phải có thiết bị chiếu, bắt buộc sử dụng thiết bị di động là điện thoại thông minh. Giáo viên cần phải tìm hiểu hoặc được hướng dẫn trước về cách cài đặt và sử dụng các phần mềm ứng dụng. 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức. Việc áp dụng giải pháp tạo được hứng thú cao đối với quá trình dạy và học của cả giáo viên và học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra những sản phẩm giáo dục có chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển xã hội. Mặt khác, giải pháp giúp mang lại hiệu quả cao khi đầu tư trang thiết bị. Giúp tận dụng hết hiệu suất sử dụng của trang thiết bị được đầu tư vào việc ứng dụng dạy học. Đây cũng là cách chống lãng phí và tiết kiệm chi phí đầu tư. 7. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: STT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ CM Nội dung công việc hỗ trợ 1 Phan Duy Quốc 22/06/1988 Trường TH số 2 Hoài Tân Giáo viên Đại học Tin học Hướng dẫn cách kêt nối, trình chiếu không dây 2 Nguyễn Ngọc Liễu 01/02/1979 Trường TH số 2 Hoài Tân Giáo viên Đại học Tiểu học Chuẩn bị cho bài dạy và lên lớp 3 Nguyễn Hữu Kính 03/06/1975 Trường TH số 2 Hoài Tân Giáo viên Đại học Tiểu học Chuẩn bị thiết bị trình chiếu Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Xác nhận của cơ quan đơn vị Hoài Tân, ngày 18 tháng 02 năm 2017 Người nộp đơn Phan Duy Quốc TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA SÁNG KIẾN Tên Sáng kiến: “Ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây trong dạy học tích cực” Tác giả: Phan Duy Quốc Đơn vị: Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân 1.Tóm tắt sáng kiến: Cách trình chiếu truyền thống vốn đã được áp dụng từ lâu và dần trở nên lỗi thời, nhàm chán. Để đổi mới, Đề tài Sáng kiến đã thử nghiệm phương pháp trình chiếu không dây vào trong dạy học tích cực bằng cách sử dụng và cập nhật phần mềm, ứng dụng mà ngành công nghệ thông tin hiện đại đã tạo ra. Quá trình thử nghiệm cho thấy sự đổi mới đã tạo sự thu hút rõ rệt và khuyến khích tinh tinh thần tự học, tích cực học tập của học sinh. Quá trình thử thiệm giúp cho hoạt động lên lớp của người giáo viên trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Sự đổi mới cũng giúp công việc dạy học của giáo viên trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và đầy tính hấp dẫn. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Lợi ích kinh tế- xã hội: Việc áp dụng đề tài “Ứng dụng công nghệ trình chiếu không dây trong dạy học tích cực” trong thời gian thử nghiệm cho thấy khả năng tận dụng hết hiệu suất sử dụng các trang thiết bị sẵn có, chống lãng phí cũng như giúp xác định hướng mua mới thiết bị phù hợp nhằm tiết kiệm và nâng cao tính hiệu quả của việc đầu tư trang thiết bị dạy học. Hơn nữa, ứng dụng công nghệ mới, giúp nâng cao chất lượng dạy và học rõ rệt, tạo ra những sản phẩm giáo dục chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là đề tài mang tính mới nên được tạo điều kiện để áp dụng và phổ biến rộng rãi. Hoài Tân ngày, 15 tháng 02 năm 2017 Người viết Phan Duy Quốc
File đính kèm:
- tom_tat_sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_trinh_chieu.doc