Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng tập thể học sinh của người hiệu trưởng trường Tiểu học

Một số vấn đề cơ bản về tập thể học sinh .

2.1 . Những đặc trưng của tập thể học sinh.

a) Tập thể học sinh là một hiện tượng sư phạm .

- Trong nhà trường học sinh được tổ chức thành các tập thể, chịu sự tác động sư phạm, sự điều khiển quản lý của các nhà giáo dục nhằm hình thành một tập thể hoạt động có mục đích .Trong nhà trường việc sử dụng TTHS như là một công cụ để tác động lên các thành viên nhằm điều chỉnh hành vi của các em . Nhà trường tác động lên tập thể dùng tập thể để giáo dục học sinh, khi đó các em học sinh trong tập thể có ý thức tự điều chỉnh cho nhau trong các hoạt động và sinh hoạt .

b) Tập thể học sinh là một hiện tượng xã hôi .

Ngoài các mối quan hệ chung học sinh còn liên kết với nhau thành từng nhóm theo sở thích, tình cảm và các mối quan hệ tạo nên mặt bên trong của tập thể . Trong nhóm này các em thường có sự đồng thuận nhau về mặt tình cảm, xu hướng , thái độ các em tự tìm đến nhau lập thành nhóm riêng biệt ( nhóm không chính thức ).

2.2 . Các dấu hiệu chủ yếu của tập thể học sinh .

a) TTHS cùng chung một ý nguyện để thực hiện một mục tiêu thống nhất về ý nghĩa xã hội .

- Thông qua hoạt động chủ đạo là học tập .

- Thông qua các hoạt động khác nhau như vui chơi, lao động Trong tập thể này thái độ của học sinh đối với việc học tập phụ thuộc vào khả năng của người giáo viên và khả năng của học sinh , của mối quan hệ thầy trò. Ví như : Người giáo viên dạy giỏi , có phương pháp truyền thụ phù hợp với học sinh, có các biện pháp để lôi kéo các em tham gia tích cực vào học tập sẽ hình thành nhu cầu học tập cho các em .Người học sinh giỏi thấy được trách nhiệm học tập của mình , có hứng thú học tập và ngược lại . Mối quan hệ giữa thầy và trò tốt thì trò luôn luôn kính trọng thầy, nghe lời thầy đây cũng là nguồn động lực để học sinh có thái độ đúng đắn trong học tập .

b) Học sinh có các hoạt động chung cùng các thành viên trong tập thể ( hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, lao động )

Trong hoạt động này các em học sinh luôn luôn cùng phải phấn đấu để đạt được mục đích nhất định . Đòi hỏi các em phải có ý thức trách nhiệm phối hợp giúp đỡ các thành viên trong tập thể đây chính là kết quả cuối cùng của hoạt động . Đoàn kết tập thể để hoàn thiện đạo đức của học sinh.

c)Học sinh có các mối quan hệ chung phụ thuộc vào trách nhiệm của các thành viên trong tập thể.

Đây là mối quan hệ chỉ huy – phục tùng, quyết định – thi hành. Trong lớp học thì các học sinh phải phục tùng và thi hành làm theo quyết định của người chỉ huy ( nhóm trưởng , ban cán sự lớp )

d) Trong lớp có cơ quan tự quản do các thành viên trong tập thể bầu ra như : Lớp trưởng, lớp phó , tổ trưởng, chi đội trưởng .

e) Tập thể học sinh gắn bó, gần gũi với giáo viên chủ nhiệm lớp và tập thể giáo viên trong trường .

Đây là một việc làm đòi hỏi người hiệu trưởng cũng như đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp cần xây dựng kế hoạch và có biện pháp cụ thể thì mới có thể xây dựng được mối quan hệ gần gũi thân mật này.

 

doc43 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng tập thể học sinh của người hiệu trưởng trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên tổng phụ trách Đội:
	+ Nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tổng phụ trách Đội. 
+ Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho giáo viên tổng phụ trách Đội tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về công tác đội, dự các hội thi phụ trách Đội giỏi 	
+ Bố trí dành thời gian cho đội sinh hoạt, tham quan du lịch, cắm trại  
+ Huy động giáo viên trong trường có năng lực tổ chức hoạt động tập thể, trợ giúp cho tổng phụ trách đội làm phong phú các hoạt động tập thể có sức lôi cuốn các em tham gia, tạo sân chơi bổ ích cho các em.
Phối hợp với giáo viên tổng phụ trách Đội. 
Trong điều lệ trường Tiểu học ban hành ngày 11/7/2000 đã quy định rõ: “Mỗi trường tiểu học có một giáo viên tổng phụ trách Đội, giáo viên tổng phụ trách Đội có thể là chuyên trách hoặc kiêm nghiệm, có trách nhiệm phối hợp với nhà trường, tổ chức và quản lý các hoạt động của Đội và các hoạt động ngoài giáo dục ngoài giờ lên lớp ”. 
Có thể nói các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trong nhà trường đều gắn liền với hoạt động của Đội, nó có tác dụng rất lớn trong việc đoàn kết và giáo dục tập thể.
 Đây là điều kiện để nhà trường xây dựng TTHS phát triển toàn diện, vững mạnh đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổng phụ trách. 
+ Việc trước tiên giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp và giúp người phụ trách Đội lập kế hoạch công tác và hoạt động của đội, kế hoạch hoạt động của lớp mình. 
+ Các chương trình hoạt động của Đội chủ yếu là thực hiện chương trình hoạt động của hội đồng đội cấp trên, tuy nhiên cần phải dựa vào tình hình cụ thể của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm có thể trao đổi với giáo viên tổng phụ trách Đội bổ sung hoặc bớt đi một số hoạt động không phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý, các đặc điểm của sự phát triển trí tuệ và thể lực của học sinh lớp mình.
+ Phối hợp tổ chức các hoạt động, qua các đợt phát động phong trào thi đua để tổ chức cho học sinh lớp mình tham gia, cần phát huy sáng kiến tốt của các em. Đặc biệt trong những tháng cao điểm có ngày lễ lớn, khối lượng công việc rất nhiều, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng tránh chồng chéo công việc, giáo viên tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch về thời gian hoạt động của công việc, do ai phụ trách? địa điểm ở đâu? điều kiện cần để thực hiện công việc. Khi đó giáo viên chủ nhiệm cần phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận trong lớp như: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng đảm nhiệm những công việc gì? Có như vậy thì các hoạt động mới mang lại hiệu quả cao.
+ Phối hợp cùng với nhà trường, tổng phụ trách Đội tổ chức tốt phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn như: Ngày 20-11, 22-12, 26-3 Tổ chức tốt các hội thi: thi văn nghệ, thi vẽ tranh quê hương, thi nét đẹp Đội viên, thi TDTT  
+ Các phong trào thi đua trong nhà trường muốn duy trì thường xuyên đạt kết quả thì giáo viên tổng phụ trách cần phải thông báo kế hoạch hoạt động của đội cho giáo viên chủ nhiệm trong các cuộc họp hội đồng hàng tháng và đánh giá hoạt động tháng. Giáo viên tổng phụ trách lên kế hoạch hoạt động để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để chỉ đạo các em học sinh cùng tham gia các hoạt động. Khi tổ chức công việc của Đội, giáo viên chủ nhiệm cần phải hết sức khuyến khích hoạt động tập thể và sự giúp đỡ lẫn nhau trong các em. Các công việc phải phù hợp với lứa tuổi học sinh.
 3.2./ Phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm các lớp khác và giáo viên bộ môn trong nhà trường. 
Giáo viên chủ nhiệm thực hiên nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy không đơn độc, mà phải phối hợp với các giáo viên khác phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp khác để trao đổi kinh nghiệm, thống nhất các hoạt động. Sự ổn định trong học tập, thực hiện những yêu cầu thống nhất đối với học sinh, các giáo viên giúp đỡ lẫn nhau  tất cả những việc đó đều góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh.
Phối hợp giáo viên bộ môn trong trường như: Giáo viên nhạc, họa, thể dục  để nắm bắt được tình hình: học tập của học sinh lớp mình, thái độ của các em đối với giáo viên và môn học đó, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. Qua đó giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được thông tin về đối tượng học sinh của mình mà có biện pháp, điều chỉnh giáo dục các em kịp thời. Việc phối hợp với giáo viên dạy các môn chuyên biệt này thì giáo viên chủ nhiệm biết được năng khiếu sở trường của từng em để có kế hoạch bồi dưỡng phát huy hết khả năng của các em và chính các em này sẽ là hạt nhân trong phong trào hoạt động tập thể như: văn nghệ, TDTT,  
Trong trường hợp giáo dục học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi, tham khảo, học hỏi những kinh nghiệm giáo dục của đồng nghiệp để có những biện pháp tốt nhất, giúp đỡ và giáo dục học sinh. 
Trong trường muốn xây dựng một TTHS phát triển, đoàn kết thống nhất có ảnh hưởng tốt đến từng cá nhân học sinh, đòi hỏi các giáo viên trong trường phải tích cực, chủ động trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Người Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho các giáo viên trong trường, thường xuyên trao đổi, phổ biến học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác xây dựng TTHS. 
3.3./ Phối hợp với Chi đoàn.
Đoàn thanh niên trong nhà trường là một đội ngũ lớn mạnh, gồm các giáo viên trẻ, năng nổ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, mỗi đoàn viên là một anh, chị phụ trách giỏi. Đoàn thanh niên là một tổ chức chính trị trong nhà trường, nó góp phần vào việc giáo dục truyền thống, lao động và học tập cho học sinh. Chi đoàn giúp rất nhiều trong công tác tổ chức các hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp, hướng dẫn giới thiệu cho các em đội viên kiến thức và truyền thống vẻ vang của Đoàn. Cùng với chi đoàn tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho các em học sinh như liên hoan văn nghệ, cắm trại, tham quan làm phong phú thêm các hoạt động tập thể cho các em. Do vậy người giáo viên chủ nhiệm cần phải phối kết hợp chặt chẽ với chi đoàn để giáo dục TTHS. 
3.4./ Phối hợp với bảo vệ.
Hoạt động bảo vệ trong nhà trường tiểu học là rất quan trọng. Có vai trò tương đối to lớn trong hoạt động giáo dục của nhà trường, người bảo vệ làm công tác bảo quản cơ sở vật chất, giữ trật tự, đảm bảo an ninh trong trường, trực trường, đánh trống trường ra vào lớp  Những việc làm này góp phần vào giáo dục các em học sinh khi đến trường, giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp chặt chẽ với bảo vệ để giáo dục học sinh ý thức kỷ luật, tính tự giác chấp hành nội quy quy định của nhà g, của lớp. Trong công tác bảo quản trang thiết bị, phòng học, không viết vẽ bẩn lên tường, ngắt hoa, trèo cây  Cần có sự cộng tác của bảo vệ và giáo viên chủ nhiệm để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài sản của công. Qua bảo vệ giáo viên có thể nắm bắt được tình hình học sinh trong giờ ra chơi, trước và sau buổi học, biết được ý thức của học sinh lớp mình, biết được thái độ của học sinh đối với người lớn, đối với bạn bè trong trường trong lớp  từ đó giáo viên chủ nhiệm có sự uốn nắn, điều chỉnh kịp thời với các hành vi của các em.
Hiệu trưởng là người chỉ đạo cho bảo vệ xây dựng kế hoạch hoạt động trong công tác bảo vệ nhà trường đồng thời cũng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với bảo vệ để giáo dục học sinh, cùng nhau thực hiện công tác bảo quản tài sản chung của nhà trường và của lớp mình, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật của học sinh.
4./ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các lực lượng khác ngoài nhà trường để xây dựng TTHS.
4.1./Phối hợp với gia đình phụ huynh học sinh.
Sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một trong những nguyên tắc của nền giáo dục XHCN. Phối hợp với gia đình phụ huynh học sinh để giáo dục học sinh là một nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm muốn thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh cần phải phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, làm cho cha mẹ học sinh trở thành người giáo dục, quan tâm chăm sóc đến con cái và giúp phụ huynh học sinh tìm hiểu được con đường giáo dục trẻ đúng đắn.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau như: thăm hỏi gia đình học sinh, mời phụ huynh đến trường, trao đổi thông qua sổ liên lạc, họp phụ huynh của lớp Đây là một việc làm hết sức cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm, vì lứa tuổi học sinh Tiểu học còn rất nhỏ, rất cần đến sự chỉ bảo dạy dỗ của gia đình, ảnh hưởng của gia đình rất lớn đến tới việc giáo dục học sinh. Thực tế cho thấy gia đình nào có nề nếp, quan 
tâm đến giáo dục con cái thì con sẽ học tốt, ngược lại một số gia đình đông con ít chú ý đến việc học tập của con cái thì việc học tập của các em gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
Việc phối hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh là một hình thức giáo dục hết sức có hiệu quả, huy động được sức mạnh tổng hợp trong việc giáo dục học sinh. Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên thông báo cụ thể tình hình học tập của các em học sinh, những vấn đề về yêu cầu chung của nhà trường đối với các em học sinh và cha mẹ học sinh. Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cần có sự thống nhất với gia đình học sinh về nội dung, biện pháp và hình thức giáo dục các em học sinh trong lớp để đảm bảo sự thống nhất trong việc giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần duy trì mối thông tin liên lạc với gia đình học sinh thường xuyên, có sổ riêng ghi chép theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của từng học sinh. Cần phân tích những mặt mạnh và mặt yếu của từng em, nghiên cứu hoàn cảnh gia đình từng học sinh để đưa ra những lời khuyên cụ thể về giáo dục trẻ em  Việc làm này tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh và gia đình học sinh, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trong học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết. Đối với những học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức thì việc phối hợp với gia đình để giáo dục các em càng cần thiết hơn. 
4.2./ Phối hợp với các tổ chức xã hội.
Các tổ chức chính quyền xã, cơ quan đóng trên địa bàn  giúp đỡ rất nhiều cho nhà trường và gia đình học sinh trong việc giáo dục trẻ. Các tổ chức này theo dõi hành vi của học sinh ngoài thời gian học tập, thu hút học sinh vào những hoạt động khác nhau như: văn hóa, TDTT, nơi các em sống  
Ví dụ: Tổ chức Đoàn xã giúp các em sinh hoạt hè, cắm trại  qua đây hình thành ý thức và trách nhiệm với tập thể.
	Phối hợp với ban công an xã để tổ chức cho các em tham gia vào công tác an ninh trật tự ở tại địa phương, trạm y tế giúp học sinh tham gia vào phong trào vệ sinh phòng bệnh  
	Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các tổ chức xã hội vào giáo dục học sinh chính là mở rộng phạm vi ảnh hưởng giáo dục, có nhiều lực lượng hỗ trợ và kết hợp trong sự nghiệp giáo dục. Đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải hết sức kiên trì, bền bỉ tạo dựng các mối quan hệ có ảnh hưởng tốt đến công tác giáo dục học sinh thì chắc chắn sẽ xây dựng được một TTHS vững mạnh phát triển toàn diện. 
	5./ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng TTHS.
Song song với việc chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện xây dựng TTHS thì người Hiệu trưởng cần phải kiểm tra - đánh giá. Đánh giá là quá trình phân tích kết quả dựa trên cơ sở về những yêu cầu mục tiêu đã xác định, như kết quả về danh hiệu TTHS đã đạt được những thành tích gì? Bao nhiêu học sinh? Việc đánh giá nhằm mục đích chủ yếu:
- Đảm mối quan hệ ngược trong quá trình quản lý TTHS. 
- Để kết thúc một giai đoạn của quá trình quản lý, thông qua đánh giá để nhận được những thông tin về những lệch lạc, những uốn nắn điều chỉnh cần tiến hành để đảm bảo cho quá trình quản lý xây dựng TTHS thường xuyên đạt hiệu quả cao hơn.
	Hiệu trưởng thành lập ban kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng TTHS gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, thư ký hội đồng: Nội dung kiểm tra đánh giá gồm.
- Đánh giá sơ bộ diễn ra ngay ở giai đoạn đầu của quá trình xây dựng TTHS (thường vào cuối tháng 9 hoặc tháng 10 của năm học). Đây là sự phân tích xem kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm có tính khả thi không, thái độ của các em học sinh như thế nào?.
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên: Việc làm này cần phải duy trì trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng TTHS.
- Kiểm tra đánh giá cuối cùng: là đánh giá kết quả của lao động sư phạm nhằm phát hiện ra những ưu nhược điểm để có kế hoạch sau này.
Công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng TTHS trong nhà trường Tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng giáo dục và chất lượng xây dựng tập thể học sinh của toàn trường. Vì thế người hiệu trưởng cần phải duy trì và thực hiện tốt công tác này trên cơ sở Lý luận và tổng kết năm học để xây dựng lên những tập thể học sinh vững mạnh đoàn kết.
Bên cạnh việc thành lập ban kiểm tra, hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra hoạt động xây dựng TTHS hàng ngày, hàng giờ để nắm bắt được tình hình thực tế, trên cơ sở đó có biện pháp chỉ đạo giáo dục uốn nắn kịp thời.
6./ Tổ chức thi đua, khen thưởng về công tác xây dựng tập thể học sinh.
Công tác thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy việc xây dựng TTHS. Vì một trong những nhu cầu thứ bậc của con người là thể hiện bản thân và coi trọng danh dự do vây, muốn duy trì tốt phong trào thì người hiệu trưởng cần chú trọng tới công tác thi đua khen thưởng động viên tinh thần của thầy và trò.
Đối với giáo viên chủ nhiệm giỏi có thành tích trong việc xây dựng TTHS thì nhà trường cần đề cao uy tín của giáo viên, là căn cứ để xếp loại thi đua và có giải thưởng bằng vật chất.
Đối với TTHS đạt thành tích xuât sắc và các cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua góp phần vào thành tích của lớp, của trường Nhà trường cần tổ chức tuyên dương, khen thưởng ghi vào sổ truyền thống của nhà trường.
Để khẳng định tính khả thi của các biện pháp chỉ đạo xây dựng TTHS. Tôi đã dùng phiếu hỏi ý kiến của 27 cán bộ quản lý giáo dục trường Tiểu học ở huyện Nho Quan – Ninh Bình, trong phiếu thăm dò ý kiến các biện pháp chỉ đạo được trình bày cụ thể rõ ràng (xem phụ lục). 
Bảng 6: Tổng hợp ý kiến CBQLGD về tính khả thi của biện pháp chỉ đạo xây dựng TTHS. 
TT
Các biện pháp
Số lượng CBQL khẳng định tính khả thi của
biện pháp
Thực hiện tốt
Thực hiện được
Không thực
hiện được
SL
%
SL
%
SL
%
1
Chỉ đạo TTSP nhà trường cùng tham gia XDTTHS
20/27
74
7/27
26
2
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp XDTTHS.
22/27
81
5/27
19
3
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các lực lượng trong nhà trường để xây dựng TTHS.
18/27
67
9/27
33
4
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các lực lượng khác ngoài nhà trường để xây dựng TTHS.
15/27
56
8/27
30
4/27
14
5
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện KH xây dựng TTHS.
17/27
63
7/27
26
3/27
11
6
Tổ chức thi đua, khen thưởng về công tác xây dựng TTHS.
20/27
74
7/27
26
Qua kết quả thăm dò ý kiến trên tôi thấy rằng các biện pháp chỉ đạo xây dựng tập thể học sinh đã nêu ở trên có tính khả thi
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận : 
Xây dựng TTHS là một hoạt động giáo dục không thể thiếu được trong trường Tiểu học, đây là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường . Tập thể học sinh là phương tiện giáo dục có sức lan tỏa rộng lớn, có ý nghĩa cộng đồng. Thông qua TTHS trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng, hành vi đạo đức, cách ứng xử  giúp các em trở thành con người phát triển toàn diện. 
Để xây dựng được TTHS trong trường đoàn kết vững mạnh, phát triển toàn diện nó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và sự quan tâm đúng mức của người Hiệu trưởng vì thế người Hiệu trưởng cần phải có trình độ, năng lực quản lý chỉ đạo để đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay .
Trong nhà trường Hiệu trưởng cần phải có kế hoạch chỉ đạo cụ thể phù hợp với thực tế của nhà trường để xây dựng được một tập thể học sinh phát triển vững mạnh, tạo ra sự đồng thuận thống nhất trong sự giáo dục học sinh. Để cho kế hoạch chỉ đạo xây dựng TTHS có tính khả thi thì Hiệu trưởng cần quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên tổng phụ trách phối hợp thực hiện công việc xây dựng TTHS trở thành một tập thể tốt .
Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là một việc làm quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường . Công tác giáo dục học sinh cần phải phối hợp nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, tuy nhiên việc giáo dục học sinh qua tập thể là rất cần thiết . Vì vậy Hiệu trưởng cần phải có biện pháp chỉ đạo để xây dựng TTHS trở thành tập thể vững mạnh. các biện pháp cơ bản cần thực hiện bao gồm : 
Chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường cùng tham gia xây dựng TTHS.
+ Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên. 
+ Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và hoàn cảnh cùng choc vụ của từng người.
-Chỉ đạo hệ thống giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng tập thể học sinh .
+ Chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng TTHS .
+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng đội ngũ tự quản . 
+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tiến hành xây dựng TTHS.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các lực lượng trong nhà trường để xây dựng TTHS . 
+ Phối hợp với giáo viên tổng phụ trách đội .
+ Phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm và với giáo viên bộ môn trong nhà trường .
+ Phối hợp với chi đoàn. 
+ Phối hợp với bảo vệ.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các lực lượng khác ngoài nhà trường để xây dựng TTHS . 
+ Phối hợp với gia đình phụ huynh học sinh.
+ Phối hợp với các tổ chức xã hội .
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng TTHS.
Tổ chức công tác thi đua khen thưởng về công tác xây dựng TTHS .
Một số kiến nghị :
- Đối với Bộ giáo dục và đào tạo cần xuất bản các giáo trình, tài liệu về công tác xây dựng TTHS trong trường Tiểu học .
- Đối với Sở GD & ĐT cần có quy định , hướng dẫn cụ thể về công tác xây dựng TTHS trong nhà trường Tiểu học .
- Đối với Phòng giáo dục và đào tạo cần xây dựng mô hình một trường điển hình về xây dựng TTHS để các trường trong huyện học tập . 
+ Quan tâm hơn nữa đối với giáo viên tổng phụ trách đội, tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên tổng phụ trách .
+ Hàng năm tổ chức bồi dưỡng về công tác xây dựng TTHS cho CBQL, giáo viên và tổng phụ trách đội. 
+ Đối với nhà trường cần quan tâm trang bị cơ sở vật chất , kinh phí để phục vụ cho hoạt động TTHS . Tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm trao đổi, học tập, tham quan trường có thành tích tốt về xây dựng TTHS. 
PHỤ LỤC 1:
	Phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL về các biện pháp chỉ đạo xây dựng tập thể học sinh ở trường Tiểu học . 
	Kính thưa quý vị !
	Quý vị vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính khả thi của những biện pháp chỉ đạo xây dựng TTHS ở trường Tiểu học mà chúng tôi nêu sau đây. ( Bằng cách trả lời hoặc đánh dấu X vào ô mà đồng chí lựa chọn) . 
TT
Các biện pháp chỉ đạo xây dựng TTHS của Hiệu trưởng ở trường TH
Mức độ thực hiện ( tính khả thi)
Thực hiện tốt
Thực hiện được
Không t. hiện được
1
Chỉ đạo TT sư phạm nhà trường cùng tham gia XDTTHS. 
2
Chỉ đạo GV chủ nhiệm lớp XDTTHS
3
Chỉ đạo GV chủ nhiệm phối hợp với các lực lượng trong nhà trường để XDTTHS. 
4
 Chỉ đạo GV chủ nhiệm phối hợp với các lực lượng khác ngoài nhà trường để XDTTHS .
5
 Kiểm tra đánh giá công việc thực hiện KH xây dựng TTHS
6
 Tổ chức thi đua, khen thưởng về công tác XDTTHS.
	 Nừu có thể xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân : 
Họ tên.
Năm sinh: .; Giới tính : ; Dân tộc: .
Đơn vị công tác : ..
Trình độ : Đại học Cao đẳng 	Trung học 
 Số năm làm quản lý : 
	Xin chân thành cảm ơn ./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật giáo dục – NXB Chính trị quốc gia – HN 
Điều lệ Trường Tiểu học – Bộ GD & ĐT – 2000
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 – NXBGD
Trương Thị Minh – Lê Thị Loan – Giảng viên trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo , đề cương bài giảng hiệu trưởng chỉ đạo công tác xây dựng TTHS ở trường Tiểu học .
Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – Giảng viên trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo - đề cương bài giảng chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học . 
Người giáo viên chủ nhiệm – Bônđưrép. 
Makarenko – Tuyển tập các tác phẩm sư phạm .
Báo cáo tổng kết năm học Trường Tiểu học Kỳ Phú .

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_tap.doc
Sáng Kiến Liên Quan