Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Mỹ Hào

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”.

 Thực hiện quản lý dựa vào chuẩn là xu hướng trong nhiều thập kỷ gần đây và ngày càng được mở rộng ra mọi sự vật, đối tượng ở các lĩnh vực của kinh tế - xã hội, lĩnh vực giáo dục cũng không là ngoại lệ. Ở nước ta, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông . “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”. Hai trong bốn mục đích của việc ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, là: “Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học; Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học”.

 

doc50 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Mỹ Hào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đình gặp phải hoạn nạn.
- Nhà trường tổ chức cho đội ngũ giáo viên được thăm quan, du lịch nghỉ dưỡng trong dịp hè, trong những ngày lễ lớn.
Môi trường bên ngoài: Là toàn bộ hệ thống chính trị, thiết chế và kinh tế văn hóa – xã hội nói chung và của thành phố nói riêng; chế độ, chính sách, các điều kiện phát triển giáo dục, các bên liên đới ngoài nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục; sự quan tâm và ý thức, trách nhiệm của CBCC, nhân dân với công tác giáo dục.
Môi trường bên trong: Được nêu chung cho cả Ngành từ Sở GD&ĐT đến các trường học, đó là toàn bộ hệ thống quản lý, chỉ đạo, cơ chế do chính Trường tạo ra trong triển khai các hoạt động giáo dục; là hệ thống trường lớp, các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục, cảnh quan môi trường sư phạm; là bầu không khí tâm lý, là sự nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện, năng lực, trách nhiệm, tình cảm của đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục và tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
III. LỢI ÍCH VÀ KẾT QUẢ
Trên đây là các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THCS huyện Mỹ Hào nhằm xây dựng trường chuẩn quốc gia. Các biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, kết quả của biện pháp này là yếu tố dẫn đến thành công cho các biện pháp khác và ngược lại. Có thể nói rằng biện pháp 1 là nền tảng, là trung tâm giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Các biện pháp 2, 3, 4, 5, 6 là những biện pháp cơ sở, điều kiện để thực hiện thành công biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THCS huyện Mỹ Hào. Trong khi tiến hành công tác phát triển đội ngũ, cần phải thực hiện đồng bộ cả 6 biện pháp.
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp
 BP 3
BP 2
BP 1
BP 4
Phát triển đội ngũ giáo viên
BP 5
BP 6
Tôi đã tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến và xem xét quan điểm của đội ngũ chuyên gia trong công tác quản lý giáo dục về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Tổng số 50 người được hỏi, trong đó:
- Cán bộ quản lý của các trường gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
- Tổ trưởng, phó tổ trưởng chuyên môn
- Giáo viên có uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy
Bảng 3.1. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp
TT
Giải pháp
Rất cần
thiết
Cần thiết
Không cần thiết
∑
Thứ bậc
SL
%
SL
%
SL
%
01
Chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trung học phổ thông
50
100
0
0
0
0
150
3.00
1
02
Đổi mới công tác đánh giá giáo viên định kỳ, hàng năm dựa trên chuẩn nghề nghiệp
46
92.0
4
8.0
0
0
146
2.92
2
03
Kết hợp nhu cầu của cá nhân, nhà trường và địa phương trong công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo
38
88.0
12
12.0
0
0
136
2.88
4
04
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng kiến thức mới vào thực tế
30
60.0
20
40.0
0
0
130
2.60
6
05
Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên các trường THCS trong tỉnh Hưng Yên
35
70.0
15
30.0
0
0
135
2.70
5
06
Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, đoàn kết tạo động lực làm việc và sự gắn bó của giáo viên với nhà trường
45
90.0
5
10.0
0
0
145
2.9
3
Điểm trung bình chung 
2.83
Qua bảng 3.1 ta thấy 100% CBQL và giáo viên của 3 trường được khảo sát nhận thấy 6 biện pháp đều cần thiết. 
Mức rất cần thiết thể hiện ở các mức độ khác nhau nhưng cả 6 biện pháp đều đạt từ 60% trở lên, thể hiện:
Mức cao nhất ở biện pháp 1 “Giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trung học phổ thông” đạt 100% ý kiến đánh giá là rất cần thiết.
Các biện pháp được đánh giá mức độ rất cần thiết đạt từ 88 đến 92% là biện pháp 2 “Đánh giá giáo viên định kỳ, hàng năm dựa trên chuẩn nghề nghiệp”, biện pháp 3 “Kết hợp nhu cầu của cá nhân, nhà trường và địa phương trong công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo”, và biện pháp 6 “Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, đoàn kết tạo động lực làm việc và sự gắn bó của giáo viên với nhà trường”.
Mức độ rất cần thiết từ 60 đến 70% rơi vào biện pháp 4 “Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng kiến thức mới vào thực tế” và biện pháp 5 “Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên các trường trong nội thành”. Đối với biện pháp 4 được đánh giá đạt 60% cho ta thấy một số cán bộ quản lý chưa mạnh dạn và chưa tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên ứng dụng kiến thức mới vào thực tế vì họ còn e ngại sợ ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà trường nhất là chất lượng thi tốt nghiệp. Đối với biện pháp 5 được đánh giá đạt 70% cho ta thấy đa số đội ngũ giáo viên trẻ muốn giao lưu, học tập kinh nghiệm còn 30% còn lại rơi vào đội ngũ giáo viên đã công tác lâu năm, ngại giao lưu, tiếp cận cái mới.
Biểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS được đề xuất: 
 	Kết quả Phiếu trưng cầu tại Bảng 3.2 dưới đây cho thấy đa số CBQL và giáo viên của 3 trường cho rằng cả 6 biện pháp đề xuất đều mang tính khả thi.
- Biện pháp đạt từ 90% trở lên mang tính khả thi là biện pháp 1 “Giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trung học phổ thông”, biện pháp 2 “Đánh giá giáo viên định kỳ, hàng năm dựa trên chuẩn nghề nghiệp”, và biện pháp 6 “Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, đoàn kết tạo động lực làm việc và sự gắn bó của giáo viên với nhà trường”. 
- Có 1 biện pháp có 86% khả thi là biện pháp 3 “Kết hợp nhu cầu của cá nhân, nhà trường và địa phương trong công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo”.
- Có 1 biện pháp có 70 % khả thi là biện pháp 5 “Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên các trường trong nội thành”.
- Biện pháp được đánh giá là ít khả thi nhất là biện pháp 4 “Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng kiến thức mới vào thực tế” với 60% khả thi.
Trong 6 biện pháp đưa ra thì có biện pháp 5 “Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên các trường trong nội thành” có 10% đánh giá là không khả thi. Nguyên nhân của việc không khả thi chủ yếu là do đội ngũ giáo viên đã có thâm niên công tác lâu năm ngại giao lưu, tiếp cận cái mới như đã trình bày ở trên; nguyên nhân do nguồn kinh phí của nhà trường hạn chế nên không thể hỗ trợ cho công tác này và một nguyên nhân rất cơ bản là do đội ngũ giáo viên ở các bộ môn còn mỏng nếu tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên trẻ được giao lưu, học tập thì sẽ rất khó khăn cho công tác giảng dạy của nhà trường.
Bảng 3.2. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp
STT
Giải pháp
Khả thi
Ít khả thi
Không khả thi
∑
Thứ bậc
SL
%
SL
%
SL
%
01
Chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trung học phổ thông
47
94.0
3
6.0
0
0
147
2.94
1
02
Đổi mới công tác đánh giá giáo viên định kỳ, hàng năm dựa trên chuẩn nghề nghiệp 
43
86.0
7
14.0
0
0
143
2.86
3
03
Kết hợp nhu cầu của cá nhân, nhà trường và địa phương trong công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo
45
90.0
5
10.0
0
0
145
2.90
2
04
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng kiến thức mới vào thực tế
29
58.0
21
42.0
0
0
130
2.58
6
05
Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên các trường THCS trong tỉnh Hưng Yên
36
72.0
9
18.0
5
10.0
131
2.62
5
06
Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, đoàn kết tạo động lực làm việc và sự gắn bó của giáo viên với nhà trường
35
70.0
15
30.0
0
0
135
2.70
4
Điểm trung bình chung 
2.76
Biểu đồ 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS do các chuyên gia đánh giá: 
Bảng 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS do các chuyên gia đánh giá.
STT
Giải pháp
Tính cần thiết
Tính khả thi
Thứ bậc
Thứ bậc
01
Chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trung học phổ thông
3.0
1
2.94
1
02
Đổi mới công tác đánh giá giáo viên định kỳ, hàng năm dựa trên chuẩn nghề nghiệp, gắn với mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia
2.92
2
2.86
3
03
Kết hợp nhu cầu của cá nhân, nhà trường và địa phương trong công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo
2.88
4
2.90
2
04
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng kiến thức mới vào thực tế
2.6
6
2.58
6
05
Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giao lưu, học tập kinh nghiệm với đội ngũ giáo viên các trường THCS trong tỉnh Hưng Yên
2.7
5
2.62
5
06
Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, đoàn kết tạo động lực làm việc và sự gắn bó của giáo viên với nhà trường
2.9
3
2.70
4
Điểm trung bình chung 
2.83
2.77
Sử dụng công tác tính tương quan thứ bậc Spiếcman để tính toán. 
, ta có r = 0,83
Hệ số tương quan thứ bậc r ≈ +0,83 khẳng định mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS đề xuất có tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp là rất phù hợp nhau.
Biểu đồ 3.3. Tương quan mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
 PHẦN KẾT LUẬN
A. NHỮNG NHẬN ĐỊNH CHUNG : 
Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Tôi đã xem xét các giải pháp đã thực hiện trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS nói chung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đề tài nghiên cứu đã mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Mỹ Hào nhằm xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Tôi cũng đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp thông qua việc xin ý kiến đánh giá từ các chuyên gia là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, phó tổ trưởng chuyên môn và giáo viên có uy tín, kinh nghiệm lâu năm ở 3 trường mà đề tài nghiên cứu. Kết quả khảo nghiệm cho thấy 6/6 biện pháp đề xuất đều cần thiết và đều mang tính khả thi, phù hợp với đặc điểm phát triển của 3 trường đóng trên địa bàn huyện Mỹ Hào.
Tôi nhận thấy: Để 6 biện pháp đạt hiệu quả thì hiệu trưởng các trường cần thực hiện một cách đồng bộ. Bên cạnh đó yếu tố góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công và hiệu quả các biện pháp trên là sự đồng tình ủng hộ, sự đầu tư thỏa đáng và kịp thời của các cấp, các ngành, của địa phương, của thành phố và của tỉnh; sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên và nhân dân. Chắc chắn 6 biện pháp sẽ mang lại hiệu quả cao góp phần trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong thời gian sớm nhất.
B. ĐIỀU KIỆN VÀ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG
Từ kết quả nghiên cứu, tôi rút ra một số kết luận sau:
- Đề tài nghiên cứu bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên để làm cơ sở, điểm tựa để phân tích, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay.
- Đề tài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, đánh giá công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Mỹ Hào. Các biện pháp mà hiệu trưởng các trường đã thực hiện trong thời gian qua đã phần nào góp phần quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường. Tuy nhiên, các biện pháp đó chưa thực sự đạt hiệu quả cao, còn thiếu tính đồng bộ, thiếu tính quy hoạch, thiếu tính hệ thống và nhất là chưa tạo được tính đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
Khắc phục những hạn chế từ các biện pháp mà hiệu trưởng 3 trường đang thực hiện, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp chủ yếu nhằm phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Mỹ Hào trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đã được khảo sát giá trị bằng phương pháp chuyên gia. Qua khảo sát cho thấy kết quả của các giải pháp đều mang tính cần thiết và tính khả thi cao, đáp ứng được giả thuyết khoa học mà tác giả đã nêu ra trong luận văn.
Các giải pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau. Chúng vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của nhau và chúng cần được tiến hành một cách đồng bộ hoặc ưu tiên cho một giải pháp nào đó trội hơn tùy thuộc vào từng đặc điểm của từng thời kỳ phát triển của mỗi nhà trường.
 C. PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC THỰC HIỆN VÀ NHỮNG TRIỂN VỌNG TRONG VIỆC VẬN DỤNG.
Nhằm không ngừng phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCS cũng như phát triển đội ngũ giáo viên nói chung. Tôi thiết nghĩ nếu chỉ nghiên cứu trong phạm vi của đề tài này thì chưa đủ vì thế tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để đề ra nhiều biện pháp có tính khả thi cao hơn.
D. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
2.1. Với UBND tỉnh .
- Tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tăng cường công tác dự báo và kế hoạch phát triển giáo dục.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với giáo viên giỏi, giáo viên cống hiến lâu năm ở những trường khó khăn; sớm có cơ chế hợp lý thu hút nhân tài, ban hành thêm chính sách đặc thù của địa phương đối với giáo viên khu trung tâm đến công tác tại các trường khó khăn. Đặc biệt cần xây dựng thêm các quỹ của địa phương nhằm hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên khi mà đời sống của họ còn khó khăn hơn so với những vùng khác.
2.2. Đối với Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hưng Yên.
- Đầu tư, tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các trường để phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy và học tập. Có chính sách cụ thể và ưu tiên trong việc đầu tư cơ sở vật chất, triển khai các giải pháp ưu tiên phát triển các trường công lập để các trường công lập sớm đạt chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Liên kết với các trường đại học nhất là các trường đại học sư phạm trọng điểm, có chất lượng cao để đào tạo đội ngũ giáo viên giỏi cho Tỉnh và công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên của toàn Ngành; Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên được đào tạo ở trình độ cao hơn nhằm không ngừng bổ sung và nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên THCS.
- Có giải pháp cụ thể để giữ chân cán bộ quản lý giỏi, giáo viên giỏi ở lại với địa phương và với Ngành Giáo Dục.
LỜI KẾT
Dựa trên lý luận tài liệu học tập và tài liệu tham khảo, đồng thời qua nghiên cứu và thực nghiệm trong công tác, tôi đã thực hiện sáng kiến này. Quá trình thực hiện chắc chắn vẫn còn những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi trong các trường THCS có hiệu quả cao nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
Mỹ Hào, ngày 20 tháng 12 năm 2015
	 Người viết
 Lưu Thị Minh Tâm
Tài liệu tham khảo
An-tôn Xê-ni-ô-vic Ma-ka-ren-kô (1976), Giáo dục trong thực tiễn, NXB Thanh niên, Hà Nội
Đặng Quốc Bảo (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội.
Đặng Quốc Bảo (2003), Đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho Ngành GD – ĐT vấn đề và giải pháp. Đào tạo nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, KX 05, đề tài KX 05 – 10, kỷ yếu hội thảo khoa học.
Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội.
Bộ Giáo dục & Đào tạo (2000), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, NXB Giáo dục , Hà Nội.
Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Điều lệ trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008), Kỷ yếu hội thảo nguồn nhân lực quản lý giáo dục thế kỷ 21, Hà Nội.
Bộ Giáo dục & Đào tạo (2009), Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020, Hà Nội.
Bộ Giáo dục & Đào tạo (2009), Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore, Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư về Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Minh Đường (chủ biên 2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vũ Ngọc Hải (chủ biên 2007), Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Bùi Minh Hiền (chủ biên 2006), Quản lý giáo dục, NXB ĐHSP, Hà Nội.
Học viện Quản lý giáo dục (2007), Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý trường THPT, Hà Nội.
Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.
Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (1968), Thư gửi cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới.
Hồ Chí Minh toàn tập (1985), tập 9, Bài nói chuyện tại lớp học chính trị của giáo viên – 1959, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, NXB Văn học, Hà Nội.
Trần Thị Bích Liễu (2008), Kỷ yếu hội thảo nguồn nhân lực quản lý giáo dục thế kỷ 21, Học viện quản lý giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Đức Lương (2007), Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006-2010, ĐHSP, LV Ths, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Mão (2005), Qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015, ĐHSP, LV Ths, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Quang (1998), Nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo Dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Quang Thuấn (2007), Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015, ĐHSP, LV Ths, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định 09/2005/QĐ-TTg, Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”, Hà Nội.
Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
Nguyễn Như Ý (1999), Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
MỤC LỤC
*****
Nội dung
Trang
Phần mở đầu
4
A. Đặt vấn đề
4
B. Phương pháp tiến hành
6
I.Cơ sở lí luận
6
II. Cơ sở thực tiễn
12
III. Các biện pháp tiến hành
18
Phần nội dung
20
A. Mục tiêu
20
B. Mô tả giải pháp của đề tài
20
I. Thuyết minh tính mới
20
II. Khả năng ứng dụng và triển khai kết quả.
25
III. Ích lợi và kết quả
35
Phần kết luận
43
A. Những nhận định chung
43
B. Điều kiện và kinh nghiệm áp dụng
43
C. Phương pháp tiếp tục thực hiện và những triển vọng trong việc vận dụng
44
D. Ý kiến đề xuất, kiến nghị
44
Lời kết
46
Tài liệu tham khảo
47
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN MỸ HÀO
Tổng điểm: 98 Xếp loại:A
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH – TRƯỞNG PHÒNG
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
SỞ GD&ĐT TỈNH HƯNG YÊN
Tổng điểm: . Xếp loại:
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 	 CHỦ TỊCH 

File đính kèm:

  • docSK Mot so bien phap phat trien doi ngu giao vien THCS_12319858.doc
Sáng Kiến Liên Quan