Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm

Từ kinh nghiệm trong công tác quản lý tại các trường tiểu học tôi đã từng gắn bó cũng như đến thăm quan tìm hiểu thư viện một số trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số địa phương khác, tôi nhận thấy công tác quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động của thư viện còn có những bất cập sau:

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên về thư viện trường học còn hạn chế. Một số nhà lãnh đạo chỉ quan tâm đến làm sao cho thư viện đạt các điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất để đạt chuẩn ( hoặc tiên tiến), sau đó đóng cửa thư viện khiến thư viện trở thành nơi chứa sách. Thư viện chỉ mở cửa khi có đoàn kiểm tra đến. Một số người cho rằng, học sinh học trong sách giáo khoa là đủ, thêm sách khác chỉ làm rối tung lên, mất thời gian cho cả cô và trò.

- Một số giáo viên coi giờ đọc sách của học sinh trong thư viện như là giờ lấp chỗ trống, là giờ để dành cho ôn luyện các môn văn hóa khác như toán, tiếng việt; hoặc có chăng chỉ là giờ của một môn phụ, giờ để cho học sinh được tự do, muốn làm gì cũng được. Mặt khác, một số giáo viên còn chưa có hứng thú và kĩ năng đọc khiến cho việc truyền cảm hứng say mê đọc sách đến các em còn nhiều bất cập.

- Cơ sở vật chất và các thiết bị trong phòng thư viện nhiều nơi còn nghèo nàn. Hệ thống các đầu sách chưa đáp ứng được nhu cầu bạn đọc. Nhiều nơi kho sách chỉ toàn sách cũ, nát; sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ dạy học theo qui định. Số lượng sách truyện có chất lượng, các tủ sách theo chủ đề vắng bóng. Không có các thiết bị nghe nhìn hiện đại phục vụ việc tra cứu.

- Trình độ cán bộ thư viện trường học còn chưa đạt, nhiều trường không có nhân viên thư viện chuyên trách. Công tác thư viện trường học do giáo viên các bộ môn khác kiêm nhiệm dẫn đến cán bộ thư viện không thể và không có khả năng lên lớp trong giờ thư viện. Việc đó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc giới thiệu sách và thu hút học sinh đến thư viện.

 

docx16 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u nhằm tạo thói quen tra cứu tìm đọc thông tin từ các nguồn khác nhau ngoài sách giáo khoa.
Nhà trường khuyến khích giáo viên tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua việc đọc và nghiên cứu các tài liệu của thư viện. Hiện nay nhà trường đang sử dụng các tính năng của mô hình trường học kết nối nhằm tạo điều kiện để cán bộ giáo viên và nhân viên có cơ hội được tiếp cận các thông tin bổ ích trong công tác giảng dạy. Khi mỗi thầy cô không ngừng học, không ngừng đọc, cũng chính là đang tạo ra một tấm gương cho học sinh noi theo.
2. Đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện tốt nhất cho thư viện hoạt động trong phạm vi giới hạn tài chính cho phép.
Để có thể thu hút học sinh đến thư viện với một tâm trạng hào hứng say mê, đầu tiên phải tạo ra được một phòng đọc mà ở đó học sinh có thể tìm thấy mọi điều mình mong muốn, trong một không gian thoải mái và tươi vui nhất. Thư viện là một phần không thể thiếu trong trường học. Thư viện phải đảm bảo về diện tích, các điều kiện trang thiết bị tối thiểu theo chuẩn, cần có một sự bài trí đảm bảo thẩm mỹ, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi.
Xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo duy trì hoạt động của thư viện
	+ Hằng năm, khi xây dựng dự toán sử dụng ngân sách, tôi luôn cùng kế toán chủ động dành từ 6% đến 10% tổng chi ngân sách để mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học, sách giáo khoa và các thiết bị phục vụ cho thư viện trường học. (theo thông thư 30/TT-LB ngày 26/7/1990 của Liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo). Tính đến tháng 5.2020, nhà trường đã dành 150 000 000 đồng cho hoạt động của thư viện năm học 2019 -2020
	+ Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách, nhà trường cũng chủ động chi cho các hoạt động chuyên môn của thư viện từ nguồn kinh phí học 2 buổi/ ngày.
	- Xác định thời gian, thời điểm sử dụng nguồn kinh phí phù hợp, hiệu quả. Trên cơ sở kế hoạch dự toán, nhân viên thư viện tham mưu cho hiệu trưởng về nội dung và thời điểm bổ sung mua sắm. Ví dụ, tháng 8, thời điểm trước khi vào năm học mới, cần thay thế các bảng biểu đã cũ, mua thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. Việc bổ sung sách báo truyện thiếu nhi sẽ được thực hiện vào các tháng 1- 4- 9. Cuối mỗi tháng, sẽ là kinh phí để khen thưởng cho học sinh có thành tích trong hoạt động thư viện.
	- Sử dụng hợp lý có hiệu quả từ nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh. Trong các hoạt động của nhà trường, rất cần sự chung tay góp sức của cha mẹ học sinh. Hoạt động thư viện cũng vậy. Với tinh thần đầu tư cho việc đọc của con em mình, một số cha mẹ học sinh khối 5 của nhà trường trong năm học 2018-2019, trước khi ra trường đã có ý tưởng tặng lại các bạn học sinh những lớp nhỏ một công trình có ý nghĩa. Đó như là sự tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô và nhà trường trong suốt 5 năm học. Và món quà ấy chính là việc lát toàn bộ sàn phòng thư viện rộng 150 m2 bằng sàn gỗ, đảm bảo cho các con có không gian đọc ấm về mùa đông, mát về mùa hè (kinh phí khoảng 25 triệu đồng). Năm học 2019 - 2020, ngay từ đầu năm, phụ huynh khối 5 đã đề xuất được tiếp tục tài trợ khi nhà trường có ý tưởng tận dụng hành lang trước phòng thư viện để làm mô hình thư viện xanh – thư viện thân thiện. Được sự nhất trí cao trong hội đồng giáo dục, một khuôn viên thư viện xanh mướt đã được tạo ra phục vụ cho tất cả các bạn trong trường, tạo điểm nhấn thật sự cho khuôn viên nhà trường (kinh phí khoảng 20 triệu đồng). Để có được nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, nhà trường thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của các cấp quản lý trong việc huy động các nguồn lực hợp pháp cho giáo dục, trong đó quan trọng nhất là vấn đề công khai minh bạch và hiệu quả sử dụng. 
3. Chủ động sắp xếp, bố trí, trang trí thư viện sao cho khoa học, đảm bảo dễ tìm, dễ lấy, dễ tra cứu.
	Tháng 8 năm 2018, sau khi dự án cải tạo nhà trường được bàn giao và đưa vào sử dụng, nhà trường đã có một khu phòng thư viện với tổng diện tích 150m2 bao gồm phòng đọc giáo viên, phòng đọc học sinh, kho sách. Chúng tôi đã chủ động thiết kế sắp xếp để mỗi phòng phát huy tốt nhất hiệu quả theo chức năng.
-Với phòng đọc của giáo viên: Ngoài hệ thống tủ, giá sách được kê sát xung quanh tường, nhà trường còn bố trí 20 máy tính có kết nối Internet và 05 máy in để giáo viên thực hiện tra cứu và soạn giáo án ngay tại thư viện trong các giờ nghỉ hoặc sinh hoạt chuyên môn. Trong phòng có bảng giới thiệu sách mới theo tháng, hoặc theo chủ đề. Các tài liệu phục vụ cho giáo viên được đặt trong các giá sách và kho sách ngay bên cạnh
- Với phòng đọc của học sinh: 
+ Chủ động đặt theo thiết kế tất cả các giá sách bằng gỗ chạy bao quanh chân tường, có độ cao tới cạnh dưới cửa sổ đảm bảo các con học sinh vừa tầm tay với khi tìm chọn sách, đồng thời cũng tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên cho hoạt động đọc.
+ Trong các ngăn sách, chia thành các tủ sách theo chủ đề khác nhau, như: Tủ sách pháp luật, Tủ sách đạo đức, sách Bác Hồ, Truyện cổ tích Các tủ sách được mã hóa theo các bảng màu chọn sách để học sinh dễ dàng chọn lựa tra cứu.
+ Bố trí một góc riêng đặt 05 máy tính có kết nối Internet để các em có thể truy cập thông tin, tìm hiểu kiến thức phục vụ cho các yêu cầu của giáo viên trong các giờ học trên lớp. Ngoài ra, trong phòng đọc của học sinh còn có một bộ thiết bị nghe nhìn hiện đại bao gồm: máy chiếu, ti vi, loa.
+ Để tạo cho học sinh có sân chơi phát triển năng khiếu cá nhân ngay trong phòng đọc, nhà trường đã dành những vị trí thích hợp để tạo thành các góc học tập khác nhau, như: góc đọc, góc viết, góc nghệ thuật Ví dụ như tại góc nghệ thuật, trường làm một sân khấu nhỏ. Sân khấu cao hơn sàn lớp 20cm, có lát thảm, phía trên vẽ tranh tường. Đây là nơi các em tham gia thi kể chuyện theo sách, giới thiệu các bài thu hoạch sau khi đọc sách, cũng có thể là nơi để các em nhỏ khối 1.2 thể hiện tài năng ca múa.
+ Trong phòng đọc của học sinh, nhà trường chú ý đến việc trang trí các bảng biểu, khẩu hiệu phù hợp lứa tuổi, sắc màu tươi sáng.
- Kho sách: Kho sách được đặt ở giữa phòng đọc của giáo viên và học sinh. Tại đây có các giá sách đặt theo hàng, có lối đi vào giữa các ngăn. Sách trên các giá cũng được sắp xếp theo khối, phân loại theo chủ đề, môn học.
- Thư viện thân thiện – Thư viện xanh: Đây chính là ý tưởng của nhà trường đã được cha mẹ học sinh hiện thực hóa. Toàn bộ dãy hành lang rộng 2,4m dài 21 m đã được tận dụng làm thư viện xanh. Nền được trải cỏ, trên tường đặt các giá sách. Ghế ngồi đọc thay bằng ghế gỗ thông thường là các ghế mềm hình con thú, hình trái cây. Học sinh có thể ngồi ghế hoặc nằm ngay trên thảm cỏ, vô cùng thích thú. Các em được tận hưởng gió và nắng trời trong khi đọc từng trang sách. Khu vực thư viện xanh này là một trong những nơi thu hút học sinh đến rất nhiều, không chỉ trong các giờ đọc mà trong cả những giờ ra chơi, lúc chờ bố mẹ đến đón.
4. Tăng cường nguồn sách cho thư viện 
Dù cơ sở vật chất có đẹp, có hiện đại thế nào đi nữa mà nguồn sách trong thư viện không đủ, không phong phú, không hấp dẫn thì cũng không thể thu hút học sinh đến đọc. Do đó song song với việc quan tâm đến hình thức phòng đọc, nhà trường đặc biệt chú ý tới tạo ra nguồn tài liệu có chất lượng. Như đã nêu ở trên, hàng năm vào các tháng 1.4.9, chúng tôi luôn có kế hoạch bổ sung tài liệu cho thư viện. Vừa cập nhật các loại tài liệu dùng cho giáo viên giảng dạy, vừa mua sắm thêm sách truyện cho học sinh. Trong năm học 2019-2020, đến thời điểm này, chúng tôi đã bổ sung được hơn 500 đầu sách truyện từ nguồn kinh phí ngân sách và mô hình 2 buổi/ngày.
Bên cạnh nguồn đầu tư từ ngân sách, chúng tôi cũng tranh thủ sự góp sức trong học sinh, trong cha mẹ học sinh. Phong trào “ Góp 1 cuốn sách hay, đọc nghìn điều tốt” đã được thực hiện và phát huy hiệu quả trong nhiều năm qua. Theo đó, cô giáo Tổng phụ trách sẽ phát động trong toàn thể học sinh nhà trường, mỗi em sẽ mang tới lớp 02 cuốn sách các em đã đọc ở nhà( không phải là sách giáo khoa). Trong đó có 01 cuốn để góp chung vào tủ sách nhà trường, đưa vào thư viện, cùng đọc; 01 cuốn các em sẽ trao đổi với bạn trong lớp để bạn có thể đọc cuốn sách mình đã đọc, và mình đọc được cuốn bạn. Hoạt động này đã góp phần bổ sung vào thư viện của trường mỗi năm hàng nghìn cuốn sách có chất lượng. Sau mỗi năm, cán bộ thư viện sẽ phân loại, đóng gói những cuốn sách đã lưu nhiều năm để thực hiện trao đổi với thư viện trường khác hoặc tặng lại thư viện những nơi còn khó khăn, thiếu đầu sách.
Một nguồn sách có thể huy động được nữa đó chính là từ cha mẹ các em đang học tại trường. Vào đầu năm học, trong buổi họp cha mẹ học sinh các lớp, ban phụ huynh đề xuất mỗi gia đình góp 01 cuốn sách mới vào thư viện để các con có thêm nguồn sách đọc trong năm. Tiêu chí chọn sách đưa vào thư viện phải đảm bảo sách có chất lượng, được xuất bản tại các nhà xuất bản uy tín, như NXB Giáo dục, Nhà sách Kim Đồng; nội dung sách phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh tiểu học; chủ đề phong phú với các thể loại như: sách về kĩ năng sống, sách đạo đức, người tốt việc tốt, văn học, lịch sử.Với ý nghĩa thiết thực của việc đọc sách, cha mẹ các lớp đã ủng hộ nhiệt tình. Mỗi lớp một cách làm khác nhau. Kết quả, sau 01 tháng phát động, thư viện nhà trường đã nhận được 450 cuốn sách mới, tổng trị giá hơn 25 triệu đồng. Buổi trao nhận sách được nhà trường tổ chức chu đáo nhằm tôn vinh sự phối hợp của cha mẹ với nhà trường. Đây cũng là dịp để các em học sinh thấy được trong mỗi trang sách mà các em đọc hôm nay đong đầy tình cảm yêu thương của cha mẹ, thầy cô.
Thư viện nhà trường chủ động tham gia các dự án, các hoạt động cộng đồng trong khuôn khổ các chương trình về sách.Trong bối cảnh mọi hoạt động của nhà trường không thể tách rời cộng đồng, việc liên kết với các tổ chức trong và ngoài nhà trường là cần thiết. Hiểu được điều đó, nhà trường đã tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng như: trao đổi sách với thư viện trường bạn, thư viện phường Bồ Đề; tham gia dự án “ Trẻ em vui đọc” do Hội đồng Anh tổ chức. 
5. Đổi mới các hoạt động của thư viện
Để thu hút học sinh tham gia hào hứng, nhà trường xác định phải thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động của thư viện. Việc đọc sách không chỉ giới hạn trong giờ đọc tại thư viện mà được trải đều ở tất cả khoảng thời gian trống, đầu giờ học, trong giờ ra chơi, cuối giờ khi chờ đón bố mẹ. Không gian đọc sách không chỉ bó gọn trong phòng đọc mà được mở rộng ra tất cả mọi nơi, từ chiếu nghỉ cầu thang (nơi có các giá sách tự chọn), đến hành lang thư viện (nơi có thư viện xanh), các gốc cây rợp bóng mát trong sân trường. Việc đọc sách được kết hợp với nhiều hoạt động ngoại khóa khác phù hợp từng chủ đề, từng thời điểm.
5.1.Tiết đọc sách tại thư viện
Theo qui định, trong thời khóa biểu của mỗi lớp có 1 tiết đọc sách tại thư viện trong 1 tuần. Nhà trường đã chỉ đạo cán bộ thư viện thiết kế các giờ đọc sách theo các hình thức và nội dung khác nhau. Trong tháng sẽ chia thành tuần đọc sách theo chủ đề (tuần 1, 3), tuần đọc sách tự chọn ( uần 2), tuần tổng kết với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật (tuần 4). Trong các tiết đọc sách tại thư viện, học sinh được tự lựa chọn đầu sách theo bảng màu, tuân theo nội qui phòng đọc. Tại tuần tổng kết tháng, ngoài việc kể chuyện theo sách, nêu cảm nghĩ sau khi đọc các cuốn sách hay, các em có thể lựa chọn thêm các hoạt động khác như chơi trò chơi dân gian với các bộ đồ chơi có sẵn trong thu viện ( ô ăn quan, cá ngựa, cờ vua, cờ tướng); đọc sách trên mạng Internet hoặc được xem những bộ phim hoạt hình yêu thích. Trong một không gian thoải mái nhất, các em có thể ngồi ghế, có thể nằm trên sàn, có thể tụm lại thành từng nhóm Chính những giờ phút đó đã làm cho các em thêm yêu thích và mong chờ đến các tiết học trong thư viện.
Tuy nhiên việc đọc sách chỉ thực sự đạt hiệu quả và góp phần xây dựng thói quen đọc sách khi sau mỗi cuốn sách, các em biết chia sẻ cảm nhận của mình. Do đó, thông thường, sau mỗi giờ đọc sách tại thư viện, cán bộ phụ trách sẽ dành khoảng 5 phút cuối để trao đổi với học sinh những gì mình đã đọc, đã hiểu về cuốn sách đó. Với học sinh lớp lớn (khối 4.5), thường thì sẽ có bài tập nhỏ là viết lại cảm nhận bằng đoạn văn ngắn, còn với lớp nhỏ ( khối 2.3) thì có thể đơn giản chỉ là một bức vẽ về nhân vật nào đó em yêu thích. Những yêu cầu này không bắt buôc tất cả học sinh phải làm, chủ yếu là khuyến khích động viên. Những sản phẩm nào có chất lượng sẽ được trưng bày ngay tại thư viện và lưu lại trong hệ thống để các bạn khác cùng đọc, cùng xem. 
5.2. Tổ chức các buổi và các chương trình giới thiệu sách 
Đã thành lịch cố định, trong giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần luôn có nội dung giới thiệu sách trong thư viện. Mỗi tuần một lớp tham gia ( khối 3.4.5). Với sự chủ động của mình cùng sự giúp đỡ của cha mẹ và thầy cô giáo chủ nhiệm, các cuốn sách được lựa chọn giới thiệu bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể là sân khấu hóa dưới dạng 1 câu chuyện hoặc kết hợp biểu diễn cùng các ca khúc phù hợp. Thông qua những buổi giới thiệu sách đó, học sinh được rèn luyện thêm sự tự tin, tinh thần hợp tác làm việc nhóm đồng thời bồi dưỡng tình yêu với sách, xây dựng thói quen đọc sách hàng ngày.
Ngoài việc tổ chức các hoạt động giới thiệu sách tập trung đông người tham gia, thì cán bộ thư viện hàng tháng có chuyên mục giới thiệu sách mới tại bảng tin thư viện. Nội dung những cuốn sách này được lựa chọn theo chủ đề từng hoạt động hoặc sự kiện trong tháng. Trên cổng TTĐT của nhà trường cũng có một trang riêng cho hoạt động này.
5.3. Thi kể chuyện - vẽ tranh theo sách
Đây cũng là một hoạt động thường xuyên do thư viện nhà trường kết hợp với ban thiếu nhi tổ chức. Cuộc thi kể chuyện diễn ra hàng tuần hàng tháng tại các lớp. Lớp sẽ chọn đại diện để tham gia cuộc thi cấp trường. Vào những dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm như 20/11; hội chợ xuân; 8/3; 15/5; 19/5cuộc thi sẽ diễn ra. Lớp nào, cá nhân nào đạt kết quả tốt sẽ được tuyên dương khen thưởng. Đây là một hoạt động có tác dụng rèn luyện khả năng ghi nhớ, bộc lộ cảm xúc cá nhân theo từng diễn biến nhân vật và thấu hiểu ý nghĩa câu chuyện qua từng sự kiện. Từ sân chơi này, nhà trường đã thành lập được một đội cộng tác viên nhí tham gia vào sân chơi “Kể chuyện sách hè”. Trong nhiều năm, đội học sinh của trường đều thay mặt thiếu nhi phường Bồ Đề tham dự và dành giải cao trong hội thi tại quận. Năm 2015, đạt giải Nhì với cuốn sách “Em kể chuyện Trường Sa”. Năm 2016, đạt giải Nhất với câu chuyện “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử”
Nếu hoạt động Kể chuyện theo sách chỉ thu hút được một bộ phận học sinh có khả năng diễn đạt lưu loát thì “ Vẽ tranh theo sách” lại cuốn hút được lực lượng lớn học sinh tham gia. Các em được thỏa sức sáng tạo với những nhân vật yêu thích trong các câu chuyện. Có xem những bức tranh các em vẽ mới thấy, cùng là câu chuyện với chỉ một nội dung nhưng nét vẽ của các em, bố cục bức tranh của các em lại khiến người xem liên tưởng tới nhiều điều khác biệt. Ngắm nhìn những bức tranh của câu chuyện “Nàng tiên cá”, “Cây tre trăm đốt”; “Tấm Cám” càng yêu thêm những nhân vật cổ tích trong thể giới trẻ thơ sinh động đến nhường nào. Và cũng từ phong trào này, học sinh nhà trường đã gặt hái được thành tích đáng tự hào. Nhóm các em học sinh Trần Phương Anh, Nguyễn Thảo My, Trần Vân An đã đem về cho nhà trường giải Nhất trong cuộc thi “Vẽ tranh theo sách” do Bộ giáo dục tổ chức năm 2016 với tác phẩm “ Nàng tiên cá”.
6. Nâng cao năng lực của cán bộ thư viện; chủ động xây dựng mạng lưới các cộng tác viên cho thư viện nhà trường
Để có thể làm tốt được các việc trên rất cần đến yếu tố con người. Do đó ngay bản thân cán bộ thư viện phải không ngừng cố gắng, tích cực học hỏi các đơn vị khác, chủ động trong công việc, có tham mưu đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho hoạt động của thư viện hiệu quả. Bên cạnh đó, nhà trường cũng luôn tạo mọi điều kiện về con người để hoạt động của thư viện có chất lượng. Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng ra quyết định thành lập tổ công tác thư viện, gổm tất cả giáo viên chủ nhiệm của các lớp. Các thầy cô giáo phải có trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở học sinh trong lớp thực hiện đầy đủ nghiêm túc nội qui các giờ đọc sách trong thư viện, hướng dẫn các em viết bài thu hoạch; có trách nhiệm cùng cha mẹ học sinh hỗ trợ cho các hoạt động giới thiệu sách, ủng hộ sách truyện, thường xuyên nêu gương trong nội dung đọc sách hàng ngày. Đoàn viên chi đoàn cũng là một lực lượng tích cực trong hoạt động của thư viện, sẵn sàng tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong các ngày hội sách; đóng gói, phân loại các loại sách truyện Một lực lượng đông đảo không thể thiếu được và rất đáng yêu là các em học sinh được tuyển chọn từ các lớp. Các em chính là những cộng tác viên nhí sẽ giúp cán bộ thư viện trong việc sắp xếp lại tài liệu, sách truyện sau mỗi tiết học, thu gọn bàn ghế đồ dùng vật dụng trong thư viện vào cuối ngày, hỗ trợ thay sách báo tại các giá để truyện trên các chiếu nghỉ cầu thangNhững việc làm hàng ngày vừa sức với các em khiến các em càng yêu hơn không gian đọc sách của nhà trường, trân trọng hơn những cuốn sách trên giá, và thấm dần tình yêu với sách.
PHẦN IV: KẾT QUẢ
Từ những việc làm đã nêu trên, đến nay thư viện nhà trường đã có một cơ ngơi đảm bảo tiêu chuẩn thư viên xuất sắc. Số đầu sách các loại là 10.026 cuốn (trung bình 06 cuốn/ 1bạn đọc). Khuôn viên và không gian thư viện đẹp, bài trí khoa học. Thư viện Trường Tiểu học Ngọc Lâm đã tạo ra một không gian học tập và vui chơi tích cực cho các em học sinh. Từ cách bài trí thư viện khoa học, hấp dẫn đến việc tổ chức các hoạt động thư viện và khuyến khích các em tham gia vào những hoạt động đó. Thư viện nhà trường đã góp phần hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong trường. 
Theo kết quả khảo sát các em học sinh về thái độ phục vụ của cán bộ thư viện thì: 100% học sinh Trường Tiểu học Ngọc Lâm yêu thích và mong muốn được đến thư viện. Số lượt học sinh đến thư viện đọc sách và mượn sách ngày càng cao. Số lượt bạn đọc đến thư viện và số lượt mượn sách thư viện tăng lên với cùng kỳ năm học trước: 	
Năm học
Số lượt học sinh đến thư viện
Số lượt mượn sách
2018 - 2019
679 lượt/ngày/1719 học sinh
45 lượt/ngày
2019 - 2020
761 lượt/ngày/1635 học sinh
60 lượt/ngày
Trong nhiều năm, từ năm học 2009 - 2010 đến nay, thư viện nhà trường liên tục đạt danh hiệu thư viện Xuất sắc. Hoạt động của thư viện nhận được sự quan tâm ủng hộ của cha mẹ học sinh và tạo được niềm yêu thích của các bạn đọc nhỏ tuổi. Những thành công bước đầu đó càng giúp các thầy cô tiếp tục quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động của thư viện, từ đó bồi dưỡng lòng yêu sách, tạo thói quen và niềm vui đọc sách cho trẻ nhỏ. Trong thời gian tới thư viện cần hoàn thiện hơn nữa mô hình này để thực sự gắn bó, thân thiết với các em học sinh.
PHẦN V: KẾT LUẬN
Sách báo có tác dụng rất lớn trong sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ lớn lên. Việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ một cách toàn diện và có hệ thống đòi hỏi các thư viện trường học bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau đưa thông tin tri thức đến gần các em, giúp các em học tập phát triển tài năng.
Thư viện trường học hướng tới một thư viện sinh động, hấp dẫn, thu hút và xây dựng thói quen đọc sách cho các em học sinh khối tiểu học. Việc xây dựng thư viện trường học đã góp phần kích thích tính sáng tạo và chủ động của học sinh trong học tập cũng như các hoạt động thư viện.
Mô hình thư viện với không gian và các hình thức tổ chức linh hoạt góp phần hỗ trợ cán bộ thư viện quản lý thư viện một cách khoa học và thuận tiện. Xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện có ý nghĩa thiết thực đối với việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện.
 Để mô hình thư viện trường học thân thiện có thể triển khai nhân rộng trong hệ thống các thư viện trường học rất cần sự quan tâm, quản lý của Nhà nước, Vụ thư viện và Bộ Giáo dục Đào tạo để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Xây dựng thư viện trường học thân thiện là xây dựng cho các em nhỏ tình yêu với sách. Qua đó gửi đến một thông điệp “Đọc sách để học và học để cho cuộc sống tốt hơn.” Hy vọng rằng, với việc đọc sách và hướng dẫn các em tham gia vào hoạt động thư viện trong nhà trường sẽ góp phần bồi dưỡng tri thức, giáo dục nhân cách, giúp các em trở thành những người có ích cho xã hội.

File đính kèm:

  • docxskkn-2020-quan-ly-chi-hang_24082020 (1).docx
Sáng Kiến Liên Quan