Tìm hiểu màu sắc cách sử dụng màu sắc giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh
Màu sắc! Hai chữ màu sắc nó có sức nặng đến mức nào. Bạn có tin cuộc sống của chúng ta không gọi là cuộc sống nếu thiếu màu sắc không?.
Màu sắc giúp chúng ta phân biệt vạn vật. Màu sắc cho mọi vật đẹp hơn, cuộc sống thêm tươi vui và trở nên có ý nghĩa.
Chúng ta thử hình dung thế giới này không có màu sắc thì cuộc sống sẽ vô vị và tẻ nhạt đến chừng nào. Sẽ không còn trong chúng ta những cảm nhận,ấn tượng khác nhau của sáng, trưa, chiều tối, không còn mùa xuân, hạ, thu, đông. Không còn những trang phục màu sắc khác nhau. Thể hiện sở thích, cá tính mỗi người đường phố không còn lấp lánh những ánh đèn màu, sẽ không còn hình ảnh.
Thế giới nếu như thế quả thật là vô vị, còn trong nghệ thuật, thật khó tưởng tượng người ta sẽ học - dạy - phê bình - thường thức, so sánh các nền mĩ thuật khác nhau ra sao nếu không có yếu tố màu sắc trong trong tác phẩm . Màu sắc là tiếng nói quan trọng biểu hiện tư tưởng, tình cảm của họa sĩ. Gợi cho người xem những cảm giác khác nhau: Vui tươi, rực rỡ, êm ái, dịu dàng hay buồn thương, nhớ nhung man mác, Trước tầm quan trọng lớn lao của màu sắc tôi muốn nghiên cứu đề tài này để vừa giúp cho bản thân có thêm nhiều kiến thức, góp phần thêm yêu, cảm nhận nghệ thuật tinh tế hơn, hiểu giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm. Song Song với điều đó tôi muôn góp phần vào các bài giảng có liên quan cung cấp cho học sinh không chỉ là kỹ năng, trong học tập mà còn là sự cảm nhận tâm hồn trước cái đẹp của nghệ thuật. Ngay từ những bài học đầu tiên thật đơn giản ở các em như: Tô theo màu sắc của tranh có sẵn rồi đến, tìm màu tô theo ý thích. Vẽ tranh đề tài (trong đó có cả hình ảnh, màu các em tự sáng tạo). Tiếp đó là thường thức mĩ thuật các em tập nêu những nhận xét, cảm xúc của mình trước tác phẩm.
uộc sống chưa đựng trong nó biết bao màu sắc, với những biểu hiện có tính quy luật của màu sắc, con người thể hiện được ý tưởng chủ quan của mình. Cùng những hiểu biết về màu sắc trong cuộc sống như quan niệm, thời gian, tâm lý, tín ngưỡng... sẽ giúp người hoạ sĩ tạo ra những tác phẩm đẹp phục vụ cuộc sống, làm thế giới quanh mỗi chúng ta rộng mở cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn, đời sống vật chất tinh thần ngày càng phong phú. Ngày hội, ngày lễ, các cuộc vui chia sẻ vui tươi hơn. Phòng họp, hội nghị, các cuộc hội diễn... sẽ nghiêm trang hơn, trang phục, đồ dùng sẽ đẹp phù hợp với mỗi người. Tóm lại màu sắc không thể thiếu được trong cuộc sống con người. - Vai trò màu sắc trong tranh vẽ: Như chúng ta đã biết, màu sắc chính là tiếng nói cho tình cảm tư tưởng hoạ sĩ, biểu hiện sự rung cảm của người vẽ trước thực tế thiên nhiên hay trạng thái tinh thần của mình trước cuộc sống. Màu sắc một trong những đặc trưng ngôn ngữ tạo hình đem đến cho người xem sự lạc quan yêu đời, niềm vui sướng hứng khởi. Với một bố cục giống nhau nhưng màu sắc khác nhau sẽ tạo hiệu quả khác nhau. Hãy thử hình dung cùng vẽ phong cảnh hè có núi, có sông, có cỏ hoa, nếu cảnh vẽ với nhiều màu lanh, chúng ta sẽ thấy mùa hè mát mẽ, mùa hè vùng Tây Nguyên, còn ngược lại nếu bức tranh thiên về màu nóng, núi rừng rực đỏ, ánh mặt trời chói chang... mùa hè sẽ trở nên nóng bỏng là mùa hè của vùng Bắc bộ... tiếng nói của màu sắc thật kỳ lạ. Bức tát nước đồng chiêm, tranh sơn mài của Trần Văn Cẩn, bố cục xéo vào góc tranh, các nhân vật dồn về một phía nhưng vẫn là tác phẩm tuyệt đẹp. Còn trong những tác phẩm đặc sắc về phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phải nếu không có màu sắc thì làm sao phố cổ có được nét thời gian, mái tường rêu phong, những đầu hồi mái ngói đen xạm màu thời gian. Tôi chưa thể hình dung ra một bức tranh sẽ như thế nào nếu thiếu sự góp mặt của màu sắc, màu sắc thật quan trọng. - Màu sắc trong thế giới quan học sinh THCS: Học sinh với sự phát triển tâm sinh lý chưa ổn định, sinh lý đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Các hệ cơ, xương còn yếu ớt, các hệ vận động, hoạt động mạnh và gần như đồng đều của hệ tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp, khiến cho tâm sinh lý của các em cũng có những nét rất riêng. Các em rất hiếu động, sự tập trung không cao, khả năng nhận thức nhanh nhưng chóng quên. Các em sống và học tập dựa trên cảm xúc là chính, các em nhìn sự vật, sự việc đơn giản bởi vậy dù các em vẽ cái bàn, ở góc độ nào cũng đủ 4 cái chân, ban đêm trời phải màu đen... Cũng vì cách nhìn nhận đó mà yếu tố màu sắc trong tranh các em thường là màu gốc, ít pha trộn nên tranh học sinh thường rất rực rỡ, có khi còn loè loẹt, nhiều màu với các em ví dụ cây màu xanh, quả chín đỏ, trời xanh hoặc vàng (có nắng) đất màu nâu... là sự thuần nhất một màu dù xa hay gần màu sắc không thay đổi cây vẫn màu xanh đó, quả vẫn màu đỏ đó, các sắc độ của màu chưa được sử dụng nên tranh các em thường là mảng bẹt, không có xa gần. Thế giới quan về màu sắc của các em thật trong sáng, đơn giản, thơ ngây khiến người xem như được trẻ lại như quay về với các câu chuyện xưa bà kể, ở thế giới đó ông mặt trời, muôn thú cỏ hoa đều biết nói chuyện... 3. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng màu sắc. Là các phương pháp sử dụng màu của người vẽ để làm sao phát huy tính năng của màu và tạo ra hoà sắc như ý. Trong một bức tranh đẹp màu sắc đẹp khi nó thể hiện được. + Hoà sắc của các màu đồng sắc: Các màu tương tự nhau, hài hào nhau, hay một màu có nhiều sắc độ. + Hoà sắc của định luận màu bổ túc: Màu có nhiều sắc biến. Màu nóng lạnh cạnh nhau. Màu đậm nhạt cạnh nhau. + Hoà sắc màu tương phản: Có sự chênh lệch lớn về sắc độ, sắc loại mảng lớn mảng nhỏ tạo nên hoà sắc tương phản. Ngoài các trường hợp kể trên màu còn chịu tác dụng của không gian của thời gian. + Sử dụng màu sắc theo chất liệu: Sử dụng màu sắc theo chất liệu chính là cách dùng màu, căn cứ vào tính chất của màu đó để phát huy tối đa khả năng biểu cảm của màu vào tác phẩm. . Chất liệu màu (Một số chất liệu thông dụng). Màu nước: Cái độc đáo của màu nước là ở hiệu quả ánh sáng và sự tan ngẫu nhiên, hoà quyện rất tinh tế của các hạt màu với nhau do sự loang chảy của nước. Màu nước về căn bản nó không phải là màu phủ, các màu không đè chồng lên nhau mà chen vào nhau, màu tan trong nước, bám vào giấy khá mịn. Dưới sự chiếu dọi ánh sáng màu và giấy cho sự phản quang khá tinh thế, nên màu nước dùng gợi tả ánh sáng và hơn nước, những cái mỏng nhẹ trau chuốt tài tình. Sắc độ trong tranh chuyển đổi tinh tế từ chỗ đậm nhất đến chỗ nhạt nhất và lan trên nền giấy để trống, tranh màu nước có thể cho sự sắc gọn thanh mảng, mạnh mẽ làm nổi bật hiệu quả nét bút. Bên cạnh đó màu nước có một nét độc đáo nữa là hiệu quả của sự tan ngẫu nhiên, nước chảy và loang, hoen ra xung quanh nhiều khi tạo được cái duyên dáng, thú vị. Màu bột: Chất liệu này học sinh ít sử dụng. Là dạng đặc biệt của màu nước, một chất liệu trung gian giữa màu nước với tempara và sơn dầu. Đặc điểm của màu bột là tính phủ cao, chất kết dính của nó là keo (keo da trâu); hoặc các loại nhựa cây khác. Màu bột cũng tan trong nước, khi ướt đậm hơn, tươi hơn. Khi vẽ chỉ dùng nước và ít keo làm dung dịch vẽ, tranh khô màu kết vào nền. Các màu hoà với màu trắng có thể chọn những sắc vừa ý (phụ thuộc vào tỷ lệ pha). Nếu vẽ màu ướt (2 màu ... chồng nhau). Có thể cho một gam màu hài hoà rực rỡ trong quá trình vẽ không bị gò bó. Nét màu được tự do phóng túng, có thể vẽ đậm hay nhạt, dày hay mỏng, mạnh mẽ hay vờn nhẹ ... tuỳ mỗi người. Khi vẽ màu bột thường là giấy căng trên bảng gỗ, hoặc khung gỗ, không nên vẽ quá dày vì màu có thể bị bong. Sau khi vẽ nếu phủ một lớp keo giữ màu thì tranh sẽ không thấm nước hoặc bị nhoè. Nó là chất liệu độ bền vững kém nên hoạ sĩ ít dùng, chủ yếu để ký họa, ghi chép phác thảo hoặc dùng cho học sinh, sinh viên, tính năng biểu đạt tốt, giá rẻ ... Với những tác phẩm nổi tiếng của màu bột cũng rất nhiều ví dụ "Du kích tập bắn" Sơn dầu: Là chất liệu du nhập từ phương Tây qua với những tính năng biểu cảm rất độc đáo tinh tế. Trước hết là những khả năng biểu đạt gần như vô tận của nó. Có khả năng diễn tả mọi trạng thái tự nhiên, mọi đối tượng của hiện thực, tạo ra những sắc độ tinh tế. Một trong những ưu thế nữa là khả năng tả chất mạnh mẽ dưới tài năng của hoạ sĩ, các đồ vật, cỏ cây như sờ thấy được, quả nho như mọng nước, hoa có mùa hương hoặc cảm giác mềm mại, ấm áp của làn da người thiếu nữ ... Bảng màu của sơn dầu so với các chất liệu khác đặc biệt phong phú. Do đặc tính hoá học nên màu sơn ướt có thể pha quyện vào nhau. Nhờ sự phong phú này mà các hoạ sĩ ấn tượng làm cuộc "Cách mạng" về màu sắc trong hội hoạ vào cuối thế kỷ trước. Tranh của họ tươi tắn rực rỡ, tràn ngập ánh nắng không khí và hơi nước. Tranh sơn dầu khá bền có những tranh có tuổi đến 500 năm vẫn giữ được vẻ đẹp của nó. Tranh có thể vẽ trên những chất liệu vải, gỗ, kim loại, bìa dày, giấy ...Với các tác phẩm đặc sắc "Thiếu nữ bên hoa huệ", "Em Thuý" tinh tế trong diễn tả ngoại hình và thể hiện chiều sâu tâm lý của nhân vật. Hiện sơn dầu chưa có truyền thống tại Việt Nam, nhưng những đặc tính của nó là sức hấp dẫn không thể cưỡng lại được. Màu sáp- phấn màu - bút dạ - bút lông: Là loại màu sử dụng thông dụng cho học sinh, đặc tính của nó độ bám tương đối nhưng sự pha trộn phối màu hạn chế. Học sinh sử dụng màu sáp, phấn màu, bút dạ,. thuận tiện, sạch sẽ ít dây bẩn. Màu sáp, màu chì có thể vẽ chồng lên nhau để tạo thành màu khác. Với màu sáp khi vẽ người vẽ cần chú ý lực tay cà cách đưa màu để có độ đậm nhạt vừa ý, độ phủ đều... Cách sử dụng màu theo tông màu: - Có 3 tông màu chính: . Tông màu rực rỡ (nóng) . Tông màu nhã (lạnh) . Tông màu trầm (kết hợp) Ngoài ra còn có màu mát, sáng, sậm, nhạt. Màu sắc đẹp khi nó được phối hợp hài hoà với một bố cục nhất định. Màu nóng - Theo cảm giác về mặt tâm lý màu đỏ, vàng, cam, được coi là màu nóng. Sử dụng màu nóng làm đối tượng gần mắt hơn, và phù hợp tả những đối tượng "động", nhân vật chính, hình ảnh chính của tranh. Bức tranh có nhiều màu nóng sẽ rất ấm áp, rộng lớn, sáng sủa đập vào mắt người xem. Màu lạnh thì ngược lại gợi chúng ta liên tưởng tới cây cối, mặt nước cho nên những sắc cùng tông, lục, tím là màu lạnh. Màu lạnh tạo cảm giác mát lạnh, êm dịu an thần, lắng chìm, xa xôi bé nhỏ phù hợp với hình ảnh phụ, thu, đông ... Màu trầm: Là màu có sự pha trộn từ 3 màu trở lên, sắc độ dịu, trầm lắng, khi sử dụng phù hợp với những tranh diễn tả tâm trạng nhân vật, một không gian ấm áp, là sự kết hợp mày nóng, lạnh. Khi sử dụng màu theo tông màu một phần chi phối do sở thích tâm trạng người vẽ nhưng trong bất kỳ một bức tranh nào cũng cần có sự hài hoà giữa màu nóng lạnh kết hợp như vậy tác phẩm mới thực sự hoàn thiện, màu sắc mới phát huy tối đa tính biểu cảm của nó. Nếu tranh chỉ vẽ đơn phương một tông màu bức tranh sẽ như một món ăn thiếu gia vị, thiếu trang trí vậy. Và thực sự khó biểu đạt hơn khi các dạng màu trong tông nóng, lạnh kết hợp tạo ra hoà sắc có 2 dạng hoà sắc. Hoà sắc tương đồng, hoà sắc tương phản. Sử dụng màu theo nội dung đề tài: Là cách sử dụng màu mà người vẽ phải quan tâm trước hết tới ý tưởng tình cảm của mình muốn gửi tới người xem. Nó là sản phẩm tranh vẽ chi phối nhiều bởi lý tính, với những đề tài khác nhau đặc trưng dùng màu khác nhau. Tranh đề tài sinh hoạt: Phải có sự hoà sắc, màu sắc mạnh mẽ tươi sáng vào mảng chính đó là nội dung chủ đề của tranh vẽ màu thể hiện tình cảm của người vẽ với nội dung tranh. Không nhất thiết lệ thuộc vào màu sắc tự nhiên nhưng cần dựa vào để khơi gợi cảm xúc và sáng tạo trong tranh của mình, màu vẽ cần kín mặt tranh và điều chỉnh sắc độ cho đẹp mắt. Tranh đề tài Quân đội: Cũng cần thực hiện các bước phác thảo trước nhưng để tài Quân đội màu sắc có giới hạn hơn. Hình tượng anh bộ đội của nhân dân Việt Nam phải có những nét riêng biệt theo từng thời kỳ của các cuộc chiến tranh cách mạng. Đó là sắc phục các binh chủng khác nhau (bộ binh, công binh ...) và đặc điểm về quân trang, quân dụng (Kiểu quần, áo, giày, mủ, phù hiệu...) Không gian trong tranh phải phù hợp bối cảnh, nội dung ý tưởng, như vậy màu sắc không thể tự do phóng túng. Tranh đề tài Ngày tết, lễ hội: Do đặc thù về nội dung ngày tết, lễ hội thường rất vui tươi, náo nhiệt, nhiều nhân vật nên khi thể hiện cần sử dụng màu tươi sáng, rực rỡ có thể dùng nhiều màu. Tranh cổ động - tranh trang trí: Mục đích thật sự chú ý của người xem, của đối tượng, hình ảnh vẽ cổ động súc tích, dễ hiểu, nét đặt biệt trong màu sắc là cần sự hoà sắc tương phản nên khi vẽ màu cần chú ý sử dụng màu tương phản bổ túc dễ tạo ấn tượng Còn rất nhiều đề tài khác nên sẽ có nhiều cách sử dụng màu khác nhau. Người vẽ cần tìm hiểu thêm để có được sự hoà sắc phù hợp. VI. Dạy thực nghiệm: 1. Bài học rút ra từ vấn đề nghiên cứu: Qua nghiên cứu đề tài cho chúng ta thấy được vai trò hết sức lớn lao của màu sắc trong đời sống chúng ta. Nó là yếu tố không thể thiếu để hình thành tâm lý một con người, một cộng đồng, một dân tộc, một nền nghệ thuật. Màu sắc có thể có sẵn trong thiên nhiên cỏ cây, hoa lá, đất ... hoặc ở dạng hoá học mà con người chế tạo, màu nước, bột, sơn dầu ... Với vẽ đẹp lung linh, huyền bí của màu sắc. Còn người đã khai thác nó vào nghệ thuật phục vụ cho mọi mặt cuộc sống. Trang trí ứng dụng, thiết kế thời trang ...Và đặc biệt là trong nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật vẽ tranh dưới bàn tay, con mắt và khối óc tài hoa của các hoạ sĩ màu sắc được phấn chấn hay tuyệt vọng nhờ đó con người biết rút ra bài học sống. 2. Thiết kế bài giảng áp dụng đề tài nghiên cứu. Trình bày cách dạy. Sau khi đã tìm hiểu nội dung bài học, chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt. Đồng thời xem xét đối tượng học, để đề ra mục đích bài học. Tôi đã thử nghiệm tiết dạy đầu tiên với lớp có mặt bằng học sinh tiếp thu tương đối thấp. Sau đó tìm ra những cái đạt và chưa đạt trong mục tiêu lẫn phương pháp truyền đạt trong bài, áp dụng tốt hơn với nhiều đối tượng ở nhiều lớp khác nhau của khối 6 và các khối khác. Tôi thấy học sinh rất thích thú với bài học, các em hăng say phát biểu, thảo luận nhóm. Kể cả học sinh lớp 6,7,8,9 tùy mỗi khối sẽ áp dụng và có sự linh hoạt trong cách giảng và hệ thống câu hỏi phù hợp nhưng tất cả đều dẫn đến một kết quả học tập rất đáng quan tâm. ĐỀ TÀI MẸ CỦA EM I. MUÏC TIEÂU: 1. Kieán thöùc: Hoïc sinh naém baét ñöôïc ñaëc ñieåm vaø phöông phaùp veõ tranh veà ñeà taøi naøy. 2. Kyõ naêng: Hoïc sinh linh hoaït trong vieäc nhaän xeùt vaø söû duïng hình töôïng. Hoaøn thieän kyõ naêng boá cuïc tranh, söû duïng maøu saéc coù tình caûm, phuø hôïp vôùi chuû ñeà. 3. Thaùi ñoä: Hoïc sinh yeâu thích moân hoïc, reøn luyeän thoùi quen laøm vieäc khoa hoïc, phaùt huy khaû naêng quan saùt, tìm toøi. II. CHUAÅN BÒ: 1.Giaùo vieân - Boä tranh ÑDDH MT 6 - Tranh caùc böôùc tieán haønh veõ tranh ñeà taøi. 2. Hoïc sinh - Chuaån bò: giaáy, buùt chì, taåy, maøu 3.Phöông phaùp daïy hoïc - Phöông phaùp tröïc quan. - Phöông phaùp vaán ñaùp. - Phöông phaùp luyeän taäp. III. TIEÁN TRÌNH CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY – HOÏC: * Kieåm tra baøi cuõ : (1’) Thu bài vẽ của học sinh. * Giôùi thieäu baøi môùi: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoaït Ñoäng 1: (5’)Höôùng daãn hoïc sinh tìm vaø chon noäi dung ñeà taøi - Giaùo vieân cho hoïc sinh xem tranh cuûa hoaï só vaø hoïc sinh ? Em haõy cho bieát noäi dung trong tranh theå hieän laø gì? Hình aûnh chính trong trang laø ai? - Hoïc sinh traû lôøi - Giaùo vieân phaân tích theâm. - Giaùo vieân cho hoïc sinh chôi troø chôi: chia lôùp thaønh 2 nhóm, nhóm naøo vieát ñöôïc nhieàu noäi dung nhaát ñoäi ñoù seõ thaéng. - Hoïc sinh chôi troø chôi - Giaùo vieân: döïa vaøo nhöõng noäi dung treân baûng moãi em coù theå choïn cho mình moät noäi dung ñeå theå hieän leân trang giaáy cuûa mình. Hoaït Ñoäng 2: (5’) Höôùng daãn hs caùch veõ tranh: ? Em haõy cho bieát ñeå veõ moät böùc tranh ñeà taøi ta thöôøng tieán haønh qua maáy böôùc? Ñoù laø nhöõng böôùc naøo? - Hoïc sinh traû lôøi - Giaùo vieân: ghi leân baûng höôùng daãn hoïc sinh caùch veõ tranh keát hôïp vôùi tranh minh hoaï Hoaït Ñoäng 3: (30’) Höôùng daãn hoïc sinh laøm baøi - Giaùo vieân quan saùt, theo doõi, höôùng daãn hoïc sinh veà: + Saép xeáp boá cuïc theo noäi dung ñaõ choïn + Choïn hình aûnh + Tìm maøu. I. Tìm vaø choïn noäi dung ñeà taøi: Meï ñang cho gaø aên,meï ñang daãn em ñi chôi, Meï ñang beá em beù,meï ñang naáu aên,meï ñang quaït cho em nguû, II. Caùch veõ: - Chọn nội dung ñeà taøi - Tìm bố cục (sắp xếp mảng chính mảng phụ) - Tìm hình trong mảng - Vẽ maøu III. Luyện tập: Vẽ một bức tranh về ñeà taøi meï cuûa em. Hoaït Ñoäng 4: (4’) Ñaùnh giaù keát quaû hoïc taäp: * Đáp án: Theå hieän roõ noäi dung ñeà taøi. Boá cuïc chaët cheõ, hôïp lyù Maøu saéc haøi hoaø, coù ñoä ñaäm-nhaït phong phuù. Hình aûnh ñeïp, coù tính saùng taïo. * Biểu điểm: - Đạt 3 yêu cầu trở lên xếp loại : Đ - Những trường hợp còn lại xếp loại: CĐ * Daën doø : - Chuaån bò cho baøi hoïc sau “Mẫu có hai đồ vật-tiết 1”. *Kết quả học tập của học sinh: a) Theo nhóm. Tổng số HS Bài đạt (Đ) Bài chưa đạt (CĐ) 35 (2 nhóm) 65% 35% Đối tượng học sinh nên yêu cầu các mức thấp hơn: b) Kết quả học tập theo cá nhân. Tổng số HS Bài đạt (Đ) Bài chưa đạt (CĐ) 35 50% 50% Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng đề tài vào thực tiễn. Thời gian và số lượng các tiết dạy còn hạn chế nhưng đã mang lại nhiều kết quả khả quan, học sinh hiểu vấn đề học logic hơn nắm được mối quan hệ các yếu tố tạo hình cơ bản nhất để thể hiện bài vẽ hoàn thiện cả phần hình thức, nội dung. Các em biết sử dụng một số chất liệu hội hoạ có khoa học hơn, biết pha màu tạo nhiều màu khác nhau. Không còn tình trạng các học sinh phàn nàn ít màu nên bài vẽ không đẹp. Từ 3 màu gốc các em có bảng màu nhiều hơn, trong bài vẽ tranh màu sắc có đậm có nhạt, có chính, phụ tương đối tốt. Màu sắc hỗ trợ nội dung bên cạnh kết quả đạt được ở phân môn vẽ tranh việc nghiên cứu còn phát huy tác dụng tốt ở những phân môn còn lại. So sánh với kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu. Kết quả trước Kết quả sau áp dụng nghiên cứu Bài đạt : 50% Bài đạt : 65% Bài chưa đạt 50% Bài chưa đạt :35% PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Mĩ thuật, nó không đơn thuần là học vẽ, tô màu v.v mà Mĩ thuật chính là môn học thông qua những bài học để giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Phát huy tính nghệ sĩ trong mỗi người. Các em biết thưởng thức, tạo ra cái đẹp yêu quý trân trọng cuộc sống, cỏ cây, thiên nhiên, hoa lá, con người là cái gốc cho sự hình thành nhân tài có thể là họa sĩ, kiến trúc sư, nhà tạo mẫu, nhà thiết kế Mĩ Thuật ứng dụng.Để giáo dục một con người hoàn thiện. Tất cả chúng ta, đặc biệt là các thầy cô giáo cần phải có cách nhìn bao quát hơn. Môn học nào cũng có vai trò của nó, tầm quan trọng của nó. Hơn thế các môn học luôn luôn có mối quen hệ “tương hổ với nhau, móc xích lẫn nhau. Nếu chúng ta chỉ giáo dục học sinh về văn hóa đơn thuần ,thì vô tình chúng ta đang làm sai lệch mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Tôi nghiên cứu đề tài này để chúng ta cùng tham khảo cùng nhìn nhận. Một vấn đề trong Mĩ Thuật là màu sắc. Một vấn đề nhỏ, một yêu tố của ngôn ngữ tạo hình nhưng lại hết sức cần thiết cho việc học phân môn vẽ tranh nói riêng và trong môn MT nói chung. Qua tham khảo vấn đề nghiên cứu ai chưa thấy được vai trò của màu sắc, sự phong phú của màu sắc. Hay tiếng nói của màu sắcThì sẽ thấy được Các em biết pha ra các màu yêu thích, các em biết gửi tình cảm vào tranh vào cuộc sống bằng màu sắc. Bản thân tôi cũng hiểu rõ về màu sắc, thêm yêu quê hương, ruộng đồng, núi đồi, cỏ cây, hoa lá, con người Vì tất cả vạn vật là 1 yếu tố đã được tô màu trong bức tranh “cuộc sống”. II. Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình điều tra nghiên cứu và vận dụng các phương pháp tìm hiểu và sử dụng màu sắc ở phân môn vẽ tranh, tôi đã rút ra được kinh nghiệm sau: - Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục đích yêu cầu của môn học từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy đúng đắn. - Phải hiểu được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học. - Áp dụng nhiều phương pháp trò chơi, phương pháp thích hợp, không áp đặt học sinh và luôn tạo không khí vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng, thu hút các em vào tiết học. - Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, nhất là màu sắc trên đồ dùng đó. - Thay đổi phương pháp học trong lớp bằng một số tiết ngoại khóa ngoài trời. Để góp phần tạo sự thành công trong mỗi tiết học đồi hỏi mỗi học sinh phải: Không ngừng học tập và rèn luyện, luôn có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài, đồ dùng học Mĩ thuật trước khi đến lớp. Dạy Mĩ thuật ở phổ thông nói chung, THCS nói riêng là góp phần xây dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội. Mọi người đều hướng tới cái đẹp biết tạo ra cái đẹp theo ý mình sẽ làm cho cuộc soogs ngày càng trở lên tốt đẹp, phong phú và hài hòa hơn. III. Kiến nghị: Là một giáo viên MT được vinh dự là người giáo dục thẩm mĩ cho thế hệ trẻ. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả này kính mong Bộ giáo dục đào tạo, sở GD - ĐT, phòng GD - ĐTĐầu tư hơn cho môn Mĩ Thuật về cơ sở vật chất: Có phòng học riêng, có đủ các mô hình, dụng cụ trực quan minh họa ở các trường học phổ thông. Hỗ trợ sử dụng công nghệ thông tin hoặc các thiết bị cần thiết để dạy - học tốt hơn. Cung cấp thêm nhiều tư liệu kham thảo, tổ chức nhiều cuộc thi có liên quan. Nhà trường tổ chức nhiều hơn các cuộc thi, các hoạt động ngoại khóa, triển lãm tranh, tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng vv để các em hiểu hơn về nghệ thuật. Tạo hứng thú cho môn học. Nên cho học sinh vẽ ngoài trời vì đó là hình thức học tập rất thú vị, nó thay đổi không khí học tập, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với thế giới muôm màu muôn vẻ, các em có điều kiện bộc lộ cảm xúc, phát huy ý tưởng của mình. Bên cạnh đó giáo viên mĩ thuật rất mong được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn để nâng cao hiểu biết./. Đức Cơ, ngày 20/03/2013 Người thực hiện Lê Thị Hải Yến Tìm hiểu màu sắc, cách sử dụng màu sắc giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh
File đính kèm:
- SKKN_20122013.doc