Tham luận Giúp học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Tân Thạnh A thực hiện tốt bài thể dục phát triển chung

Biện pháp chính

 - Trước giờ dạy tôi phải kiểm soát sân bãi và cho các em làm vệ sinh sân tập. Vào những ngày có mưa thì cho các em tập trong lớp hoặc ngoài hành lang của nhà trường. Tùy vào tình hình thực tế mà tôi có thể cho các em tập luyện theo nhóm nhỏ 3 em đến 5 em.

 - Trước khi dạy tôi chuẩn bị tốt một số dụng cụ như: còi, tranh ảnh trực quan và làm thêm đồ dùng tự làm, có như vậy thì học sinh mới ham thích, say mê, tự giác, chú ý hơn trong luyện tập.

 - Khi nhận lớp tôi đặc biệt chú ý tới những em tiếp thu chậm, những em bị bệnh hoặc không có sức khỏe tốt nhất thì tôi không yêu cầu các em tập đúng biên độ động tác và lượng vận động của các em cũng nhẹ hơn. Thường xuyên tuyên dương, khích lệ kịp thời tạo hứng thú cho các em.

 - Thường xuyên liên hệ đến giáo viên chủ nhiệm lớp về tình hình học tập của các em để cùng phới hợp giáo dục các em từ đó có hướng giải quyết phù hợp.

 - Các động tác trong bài thể dục phát triền chung nhằm phát triển thể lực và rèn luyện tư thế cơ bản đúng cho học sinh. Qua từng động tác yêu cầu các em biết cách thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục. Muốn vậy, trước khi lên lớp tôi phải nghiên cứu kĩ và tập luyện trước để làm mẫu đúng và chính xác các động tác.

 - Khi dạy động tác mới, tôi gọi đúng tên động tác, khi làm mẫu phải giải thích từng nhịp và nêu rõ biên độ động tác để các em nắm được những điểm cơ bản, sau đó cho các em tập bắt chước theo, cụ thể như sau:

 + Giải thích kỹ thuật: là giúp học sinh hiểu và nắm được kỹ thuật từng phần động tác, tạo điều kiện cho các em tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kỹ thuật.

 Lời giải thích cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu trong quá trình tập luyện và học tập bài thể dục phát triển chung.

 Hướng dẫn các em xem tranh, phân tích kỹ thuật động tác đặc biệt là biến độ động tác nhằm nâng cao kỹ thuật động tác.

 + Làm mẫu kết hợp sử dụng tranh kỹ thuật: Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp thì cần làm mẫu 2 - 3 lần. Làm mẫu lần thứ nhất thì động tác của giáo viên phải hoàn chỉnh với tốc độ bình thường, không qua nhanh nhằm giúp học sinh có khái niệm sơ bộ với toàn bộ động tác và gây hứng thú học tập cho học sinh. Khi làm mẫu lần hai, giáo viên thực hiện chậm, những chỗ quan trọng giáo viên vừa làm động tác vừa phân tích để gây sự chú ý của học sinh. Làm mẫu lần ba, làm mẫu với tốc độ bình thường phải hoàn chỉnh, chính xác. Đối với một số em chưa hiểu hoặc hiểu chậm, giáo viên cần hướng dẫn giải thích thêm để các em hiểu bằng cách: làm mẫu nhiều lần, cho học sinh tập thử lớp quan sát nhận xét tuyên dương.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Giúp học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Tân Thạnh A thực hiện tốt bài thể dục phát triển chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN
“Giúp học sinh lớp 5 Trường TH Tân Thạnh A thực hiện tốt bài Thể dục phát triển chung”
 	I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 	Giáo dục thể chất nhằm góp phần giáo dục cho các em có tính nền nếp trong luyện tập thể dục thể thao, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản thể dục thể thao, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, góp phần giáo dục đạo đức lối sống, hình thành nhân cách con người mới, tập luyện thể dục giúp các em bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.
	Giờ học thể dục còn trang bị cho học sinh một số hiểu biết và kỷ năng vận động về bài tập thể dục. Tạo điều kiện cho các em tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe và thể lực học sinh. Qua bài thể dục phát triển chung nhằm phát triển thể lực, tạo sự hứng thú cho học sinh tập luyện, hình thành những kỹ năng vận động, củng cố, nâng cao và tác động trực tiếp tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe và ý chí phẩm chất đạo đức cho các em.
	Vậy để giúp các em học tốt bài thể dục phát triển chung với vai trò là người giáo viên dạy thể dục tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ nhằm tìm ra các biện pháp hợp lý nhất. Đó là lý do tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “Giúp học sinh yêu thích và học tốt bài Thể dục phát triển chung lớp 5”.
	II. NỘI DUNG
	1. Thực trạng
	Năm học 2019 - 2020, tôi được phân công giảng dạy môn Thể dục khối 2, 3, 4, 5 tại 02 điểm trường có 08 lớp. Trong đó, khối 5 có: lớp 5A có 27/20 em; lớp 5B có 24/08 em.
Sau đây là bảng số liệu thống kê Học kì I, môn Thể dục của học sinh khối 5 trường TH Tân Thạnh A năm học 2019 – 2020, cụ thể như sau:
Lớp
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
SL
%
SL
%
SL
%
5A
27
22
81,48
05
18,52
5B
24
14
58,33
10
41,67
 	a) Những thuận lợi 
	- Sân trường rộng, bằng phẳng, có nhiều cây xanh lớn và có nhiều bóng mát thuận tiện cho việc tập thể dục.
	- Ban giám hiệu và tổ trưởng thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm qua tiết dạy để giúp tôi dạy tốt hơn.
	- Học sinh có độ tuổi đồng đều, sự nhận thức của các em không có nhiều chênh lệch nên việc dạy thể dục cho các em rất thuận lợi. Các em tập luyện nhiệt tình, chủ động, tinh thần luyện tập của các em cao, không khí buổi tập hào hứng và sôi nổi.
	b) Những khó khăn
	- Trường chưa có nhà đa năng.
	- Thiếu một số tranh ảnh, dụng cụ tập luyện. 
	- Không có giáo viên dạy chuyên thể dục nên chưa học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Vì vậy việc sử dụng lời nói hướng dẫn hoặc dùng một số khẩu lệnh trong giảng dạy còn hạn chế.
	- Khi dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5 các em thường gặp một số lỗi kỹ thuật khi luyện tập như sau:
 	+ Chưa thực hiện đúng phương hướng, biên độ của động tác như: tay, chân, động tác thăng bằng các em thường đưa chân ra sau thấp và co gối chân trụ, cúi đầu.
 	+ Việc hít vào và thở ra chưa theo nhịp của động tác.
	2. Biện pháp chính
	- Trước giờ dạy tôi phải kiểm soát sân bãi và cho các em làm vệ sinh sân tập. Vào những ngày có mưa thì cho các em tập trong lớp hoặc ngoài hành lang của nhà trường. Tùy vào tình hình thực tế mà tôi có thể cho các em tập luyện theo nhóm nhỏ 3 em đến 5 em.
	- Trước khi dạy tôi chuẩn bị tốt một số dụng cụ như: còi, tranh ảnh trực quan và làm thêm đồ dùng tự làm,  có như vậy thì học sinh mới ham thích, say mê, tự giác, chú ý hơn trong luyện tập.
	- Khi nhận lớp tôi đặc biệt chú ý tới những em tiếp thu chậm, những em bị bệnh hoặc không có sức khỏe tốt nhất thì tôi không yêu cầu các em tập đúng biên độ động tác và lượng vận động của các em cũng nhẹ hơn. Thường xuyên tuyên dương, khích lệ kịp thời tạo hứng thú cho các em.
	- Thường xuyên liên hệ đến giáo viên chủ nhiệm lớp về tình hình học tập của các em để cùng phới hợp giáo dục các em từ đó có hướng giải quyết phù hợp.
	- Các động tác trong bài thể dục phát triền chung nhằm phát triển thể lực và rèn luyện tư thế cơ bản đúng cho học sinh. Qua từng động tác yêu cầu các em biết cách thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục. Muốn vậy, trước khi lên lớp tôi phải nghiên cứu kĩ và tập luyện trước để làm mẫu đúng và chính xác các động tác.
	- Khi dạy động tác mới, tôi gọi đúng tên động tác, khi làm mẫu phải giải thích từng nhịp và nêu rõ biên độ động tác để các em nắm được những điểm cơ bản, sau đó cho các em tập bắt chước theo, cụ thể như sau:
	+ Giải thích kỹ thuật: là giúp học sinh hiểu và nắm được kỹ thuật từng phần động tác, tạo điều kiện cho các em tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kỹ thuật. 
	Lời giải thích cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu trong quá trình tập luyện và học tập bài thể dục phát triển chung. 
	Hướng dẫn các em xem tranh, phân tích kỹ thuật động tác đặc biệt là biến độ động tác nhằm nâng cao kỹ thuật động tác.
	+ Làm mẫu kết hợp sử dụng tranh kỹ thuật: Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp thì cần làm mẫu 2 - 3 lần. Làm mẫu lần thứ nhất thì động tác của giáo viên phải hoàn chỉnh với tốc độ bình thường, không qua nhanh nhằm giúp học sinh có khái niệm sơ bộ với toàn bộ động tác và gây hứng thú học tập cho học sinh. Khi làm mẫu lần hai, giáo viên thực hiện chậm, những chỗ quan trọng giáo viên vừa làm động tác vừa phân tích để gây sự chú ý của học sinh. Làm mẫu lần ba, làm mẫu với tốc độ bình thường phải hoàn chỉnh, chính xác. Đối với một số em chưa hiểu hoặc hiểu chậm, giáo viên cần hướng dẫn giải thích thêm để các em hiểu bằng cách: làm mẫu nhiều lần, cho học sinh tập thử lớp quan sát nhận xét tuyên dương.
	Khi hướng dẫn các em từng động tác của bài bài thể dục phát triển chung, cần sử dụng hình thức “soi gương” nghĩa là giáo viên đứng đối diện với học sinh.
	Ví dụ: Khi thực hiện động tác tay ở nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay dang ngang bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng. Vì sử dụng hình thức “soi gương” nên giáo viên bước chân phải sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay dang ngang bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng để các em dễ tập theo. 
	Vừa làm mẫu động tác hướng dẫn thật kỹ việc kết hợp hít vào và thở ra.
	Khi các em đã nắm rõ từng yêu cầu và tập đúng các động tác. Tôi cho cán sự lớp điều khiển lớp tập 2 lần 8 nhịp, các em tập tuyện tôi đi quan sát giúp đỡ và sửa sai cho các em.
	Ví dụ: Sửa sai động tác thăng bằng, cụ thể như sau: Trước hết cho học sinh tập đứng thăng bằng (chân ra sau; chân ra trước; chân sang ngang) và chú ý là khi đưa chân ra sau phải ưỡn căng ngực, ngẩng đầu, thẳng chân, sau đó mới cho phối hợp với tay.
	Chia nhóm cho các em tập theo từng khu vực đảm bảo an toàn, qui định thời gian cụ thể cho các em tập, nhắc nhở học sinh sửa sai.
	Tổ chức thi đua tổ với nhau từ đó đưa ra hình thức khen và hình thức phạt.
	Tôi tạo cho các em một giờ học thoải mãi để các em có sự ham thích, say mê hứng thú trong giờ học mà cụ thể khi tham gia tập bài thể dục phát triển chung.
	Qua tiết học giúp các em hiểu được lợi ích, tác dụng của việc tập luyện thể dục để đáp ứng vào thực tế như: rèn luyện cho các em có sức khoẻ dẻo dai, tinh thần minh mẫn, tạo cho các em có đức tính tốt như: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, trung thực và tự giác.
	Tôi luôn có tác phong thường xuyên rèn luyên thân thể để các em noi theo. Từ đó giúp các em ham thích hơn trong việc tập luyện thể dục và rèn luyện sức khỏe.
	+ Khẩu lệnh: phải chính xác, to, rõ ràng, bắt buộc các em phải thực hiện theo.
	Ví dụ: Dạy động tác “Vươn thở” 
	Nhịp 1: Chân trái bước lên 1 bước, trọng tâm dồn về chân trái, chân phải kiễng gót, đồng thời hai tay đưa sang ngang lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, căng ngực, ngẩng đầu và hít vào.
	Nhịp 2: Hai tay đưa vòng qua trước, xuống dưới và bắt chéo phía trước bụng (tay phải ngoài), hóp ngực, cúi đầu thở ra.
	Nhịp 3: Như nhịp 1 (Chân trái bước lên 1 bước, trọng tâm dồn về chân trái, chân phải kiễng gót, đồng thời hai tay đưa sang ngang lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, căng ngực, ngẩng đầu và hít vào).
	Nhịp 4: Về tư thế cơ bản (Đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, bàn chân mở rộng hình chữ V, mặt hướng phía trước, hai tay duỗi thẳng áp sát thân người, các ngón tay khép hờ).
- Đối với một số động tác khó, tôi phân tích thật kỹ các động tác, chia từng động tác nhỏ để các em tập luyện. Sau đó kết hợp các động tác nhỏ lại để hoàn chỉnh được động tác.
	Ví dụ: Khi dạy động tác toàn thân.
Tôi nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em về tin thần học tập của động tác này và cần có sợ phối hợp nhịp nhàng. Tôi hướng dẫn thật kỹ từng nhịp như sau: nhịp 1 bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, đồng thời gập thân, mũi bàn tay phải chạm mũi bàn chân trái, tay trái giơ thẳng lên cao, mặt hướng sang trái; nhịp 2 chân giữ nguyên như nhịp 1, người đứng thẳng, hai tay chống hông (ngón cái ở phía sau), căng ngực, mắt nhìn thẳng về phía trước; nhịp 3 gập thân vuông góc với mặt sân, đầu ngẫn lên; nhịp 4 về tư thế cơ bản. Nhịp 5, 6, 7, 8 như ở nhịp 1, 2, 3, 4 chỉ khác là đổi bên.
	* Một số yêu cầu thêm đối với học sinh:
	- Giáo dục các em thường xuyên tập luyện bài thể dục phát triển chung ở nhà vào buổi sáng hằng ngày nhằm nâng cao sức khỏe. Hình thành thói quen tập luyện, nâng cao kỹ thuật từng động tác .
	- Tích cực tham gia các hội thi thể dục thể thao do nhà trường hoặc do địa phương hoặc do ngành tổ chức.
	- Cần phải trang bị cho mình những trang phục thể dục để tập luyện và hoạt động thoải mái. 
	3. Những kết quả đạt được, những kinh nghiệm rút ra
	a) Những kết quả đạt được
	- Trong giảng dạy khi áp dụng những biện pháp trên tôi thấy các em luôn luôn yêu thích, ham học môn thể dục hơn, tham gia luyện tập một cách tự giác và tích cực hơn. Các em luôn siêng năng, thường xuyên luyện tập, rèn luyện thân thể và sức khoẻ được nâng lên. Hơn nữa tính thật thà, tính trung thực, tính khiêm tốn của các em cũng được thể hiện rõ rệt. 
	- Kết quả học tập đến cuối Học kỳ II của môn Thể dục khối 5, năm học 2019 – 2020 như sau: 
Lớp
Tổng số học sinh
Cuối học kỳ II, năm học 2018 - 2019
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
SL
%
SL
%
SL
%
5A1
27
27
100
0
0
5A2
24
20
83,33
04
16,67
	- Sau khi thực hiện các biện pháp trên bản thân tôi nhận thấy tự tin và chủ động hơn khi dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5. Tôi thấy tiết dạy trở nên sôi nổi và các em tích cực hơn.
	b) Những kinh nghiệm rút ra
- Cần phải phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục các em. 
- Cần chuẩn bị đầy đủ về tranh ảnh trực quan, đồ dùng dạy học như: còi, sân bãi, cần làm thêm đồ dùng dạy học, 
- Phải phối hợp hài hoà giữa các động tác đã học và động tác mới trong giảng dạy.
	- Cần chọn cán sự lớp có giọng nói to, rõ ràng và có khiếu về thể dục thể thao.
	- Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý lứa của các em, phải nắm được sức khoẻ của từng em trước khi tập luyện.
	- Sửa sai, uốn nắn kịp thời để giúp các em luyện tập đạt hiệu quả cao nhất.
	- Luôn động viên, khuyến khích, tuyên dương kịp thời những em thực hiện động tác chính xác, những em có nhiều tiền bộ, Từ đó để các em noi gương bạn mà học tập tốt.
	4. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến
	- Trong khối 5 tôi áp dụng lớp 5A (lớp có trình độ khá – giỏi) và đến lớp 5B (lớp có trình độ đại trà).
	- Chưa áp dụng các biện pháp trên các em tập luyện chưa nhiệt tình và động tác còn nhiều sai sót. Sau khi áp dụng các biện pháp trên phần đông các em tham gia nhiệt tình, lớp học sôi nổi hơn, thực hiện đúng từng động tác, đúng nhịp, phương hướng, biên độ và hít thở theo nhịp của động tác.
	- Khi áp dụng kinh nghiệm ở khối 5 trường TH Tân Thạnh A. Tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất giảng dạy môn thể dục ở các khối khác trong trường mà tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách. 
	III. KẾT LUẬN
	1. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu
	- Những em tập đúng biên độ động tác, kết hợp hít thở phù hợp,... Bây giờ các em tập luyện nhiệt tình và có khả năng giúp đỡ nhiều bạn khác trong lớp. 
	- Với những em tập chưa đúng động tác,... Bây giờ các em tham gia học nhiệt tình hơn, tiến bộ rõ rệt và chịu khó hỏi thêm các bạn trong lớp. 
	- Các em biết vận dụng được nội kiến thức học vào cuộc sống hằng ngày, biết rèn luyện thân thể qua bài thể dục phát triển chung và đặc biệt có khả năng dạy lại động tác cho bạn khác. 
	- Việc áp dụng những biện pháp đó nhằm kích thích được tính hăng say khi luyện tập Bài thể dục phát triển chung lớp 5.
2. Những kiến nghị, đề xuất
- Đối với nhà trường cần trang bị thêm tranh ảnh và dụng cụ thể dục như: bóng, cầu,. 
- Nhà trường cần liên hệ các cấp có thẩm quyền xin xây thêm nhà đa năng cho trường để phục vụ tốt cho việc tập thể dục.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc “Giúp học sinh yêu thích và học tốt bài Thể dục phát triển chung lớp 5”. Trong sáng kiến kinh nghiệm tôi chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học nhà trường cũng như Hội đồng khoa học của Ngành để giúp tôi hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm của mình.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG 
Tân Thạnh, ngày 09 tháng 5 năm 2020
NGƯỜI VIẾT
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đơn vị: Trường TH Tân Thạnh A
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tính mới: 	....../30 điểm 
- Tính hiệu quả: 	/35 điểm
- Tính ứng dụng:	/20 điểm
- Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: ....	/10 điểm
- Hình thức: 	/05 điểm
 Tổng điểm:	 /100 điểm
Tân Thạnh, ngày tháng năm 20
CHỦ TỊCH HĐKH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đơn vị: Phòng GD-ĐT thị xã Giá Rai
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tính mới: 	/30 điểm 
- Tính hiệu quả: 	/35 điểm
- Tính ứng dụng:	/20 điểm
- Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: .../10 điểm
- Hình thức: 	/05 điểm
 Tổng điểm:	 /100 điểm
Giá Rai, ngày tháng năm 20
CHỦ TỊCH HĐKH
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN
(Theo Quy định được ban hành Quyết định số 9447/QĐ-HĐTĐKT ngày 30/12/2016 của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng thị xã ban hành Quy định Xét công nhận sáng kiến, giải pháp trong công tác hoặc đề tài nghiên cứu)
Họ tên người chấm điểm: ..
Chức vụ trong Hội đồng: 
Tên giải pháp/đề tài nghiên cứu: 
Tác giả/nhóm tác giả: 
STT
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Điểm chuẩn
1
Tính mới
(30 điểm)
Những sáng kiến, giải pháp đưa ra chưa có người nào thực hiện trước đó; những cải tiến, đề xuất mới
Ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới về khoa học – công nghệ, luận điểm, quan điểm mới, những chủ trương, chính sách mới.
 /20 điểm
 /10 điểm
2
Tính hiệu quả
(35 điểm)
Đem lại hiệu quả trong công tác
Dễ thực hiện, không tốn kém nhiều chi phí
 /25 điểm
 /10 điểm
3
Tính ứng dụng
(20 điểm)
Có khả năng phổ biến ứng dụng vào thực tiển (tùy theo tỷ lệ đơn vị, cá nhân áp dụng để làm căn cứ tính điểm)
 /20 điểm
4
Phù hợp với nhiệm vụ được giao
(10 điểm)
- Nếu phù hợp với nhiệm vụ của cá nhân thì được 10 điểm.
- Nếu phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị thì được 5 điểm.
- Nếu không phù hợp với nhiệm vụ được giao của cá nhân và đơn vị thì không được tính điểm.
 /10 điểm
5
Hình thức
(5 điểm)
Trình bày đúng bố cục; câu văn rõ ràng, dễ hiểu, mạch lạc; từ ngữ sử dụng chính xác.
 /5 điểm
Tổng cộng
 /100 điểm
NGƯỜI ĐÁNH GIÁ 

File đính kèm:

  • doctham_luan_giup_hoc_sinh_lop_5_truong_tieu_hoc_tan_thanh_a_th.doc
Sáng Kiến Liên Quan