Tài liệu tập huấn Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kĩ thuật và cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh Trung học
1. Về nhận thức
Mặc dù hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh đã có những bước
phát triển mạnh mẽ trong những năm qua nhưng một bộ phận cán bộ quản lí,
giáo viên và cha mẹ học sinh chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của nghiên cứu
khoa học đối với việc đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất của học sinh. Vì thế, ở một số đơn vị chỉ chú trọng đầu tư cho một số
học sinh tham gia nghiên cứu với mục tiêu dự thi cấp quốc gia mà chưa chú
trọng tổ chức rộng rãi hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong các
nhà trường.
Cũng vì nhận thức chưa đúng nên một số cha mẹ học sinh đã "đầu tư" cho
con em mình nghiên cứu chỉ với mục đích là được dự thi cấp quốc gia hay quốc
tế, để được tuyển thẳng vào đại học hoặc dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm cơ hội
du học nước ngoài. Việc này đã làm sai lệch động cơ nghiên cứu của các em và
vô hình chung làm cho học sinh có nhận thức không đúng đắn về hoạt động
nghiên cứu khoa học.
2. Về công tác tổ chức
- Mặc dù Cuộc thi đã được tổ chức hằng năm nhưng một số địa phương
còn chưa chủ động trong việc triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học
5
sinh, chưa huy động được đông đảo học sinh tham gia nghiên cứu để tạo được
nhiều dự án để lựa chọn cho cuộc thi cấp tỉnh. Có đơn vị chưa tổ chức cuộc thi
cấp tỉnh mà chỉ lựa chọn một số dự án để cử đi tham dự Cuộc thi cấp quốc gia.
- Việc thực hiện các yêu cầu về tổ chức Cuộc thi cấp quốc gia của một số
địa phương còn hạn chế, nhất là về các quy định thực hiện trên website của
Cuộc thi, dẫn đến những sai sót về thông tin của học sinh cũng như chậm trễ về
thời gian, gây khó khăn cho công việc chung.
- Công tác theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai
hoạt động khoa học và cuộc thi khoa học kĩ thuật ở các địa phương chưa có điều
kiện thực hiện đầy đủ, kịp thời.
- Quy trình thẩm định và đánh giá các dự án dự thi của học sinh vẫn còn
những điểm phải tiếp tục cải tiến; việc đánh giá năng lực thực sự của học sinh
trong quá trình thực hiện dự án còn gặp khó khăn.
ất liệu khác 150 với tế bào thực; mô hình trường học tiên tiến có nét riêng bởi các thành tố của trường đó (đội ngũ, cơ sở vật chất, môi trường giáo dục, quản lý ). Việc phân loại mô hình có nhiều cách, dựa vào những dấu hiệu khác nhau như: - Dựa vào dấu hiệu vật chất và tinh thần, có 2 loại: Mô hình vật chất gồm: mô hình hình học, mô hình vật lý, mô hình vật chất - toán học. Mô hình tinh thần (tư duy) gồm: mô hình biểu tượng (mô hình trí tuệ) mô hình logic - toán (mô hình công thức, ký hiệu). - Dựa vào loại hình mô hình có các loại: mô hình lý thuyết, mô hình thực nghiệm - Dựa vào nội dung phản ánh, có hai loại: mô hình cấu trúc, mô hình chức năng. - Dựa vào tính chất của mô hình, có rất nhiều loại. Trong thực tế nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, tùy theo đối tượng nghiên cứu, người nghiên cứu có thể lựa chọn các mô khác nhau. Mô hình toán: là mô hình được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học hiện đại. Người nghiên cứu dùng các loại ngôn ngữ toán học. Cơ sở logic của phương pháp mô hình là phép loại suy. Phương pháp mô hình cho phép tiến hành nghiên cứu trên những mô hình (vật chất hay ý niệm (tư duy)) do người nghiên cứu tạo ra (lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn đối tượng thực) để thay thế việc nghiên cứu đối tượng thực. Điều này thường xảy ra khi ngườinghiên cứu không thể hoặc rất khó nghiên cứu đối tượng thực trong điều kiện thực tế. Phương pháp mô hình xem xét đối tượng nghiên cứu như một hệ thống (tổng thể), song tách ra từ hệ thống (đối tượng) các mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật có trong thực tế nghiên cứu, phản ánh được các mối quan hệ, liên hệ đó của các yếu tố cấu thành hệ thống - đó là sự trừu tượng hóa hệ thống thực. Dùng phương pháp mô hình giúp người nghiên cứu dự báo, dự đoán, đánh giá các tác động của các biện pháp điều khiển, quản lý hệ thống. Ví dụ: sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc (đặc biệt là cấu trúc không gian, các bộ phận hợp thành có bản chất vật lý giống hệt đối tượng gốc) để phản ánh, 151 suy ra cấu trúc của đối tượng gốc như: mô hình động cơ đốt trong, mô hình tế bào, sa bàn. d. Phương pháp giả thuyết Phương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng, trong đó đưa ra dự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách kiểm chứng dự đoán đó. Như vậy phương pháp giả thuyết có hai chức năng: chức năng dự đoán và chức năng chỉ đường, trên cơ sở dự đoán mà tìm bản chất của sự kiện. Với hai chức năng đó giả thuyết đóng vai trò là một phương pháp nhận thức. Trong nghiên cứu khoa học khi phát hiện ra các hiện tượng, quá trình mới mà với kiến thức đã có, không thể giải thích được, người ta thường dựa vào kiến thức và kinh nghiệm đã biết, và với trí tưởng tượng, trực giác mà đưa ra giả thuyết để giải thích hiện tượng mới đó. Đó chính là con đường xây dựng giả thuyết. Trong giả thuyết, dự đoán được lập luận theo lối giả định- suy diễn, có tính xác suất, cho nên cần phải chứng minh. Chứng minh giả thuyết được thực hiện bằng hai cách: chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp. Chứng minh trực tiếp là phép chứng minh dựa vào các luận chứng chân thực và bằng các quy tắc suy luận để rút ra luận đề. Chứng minh gián tiếp là phép chứng minh khẳng định rằng phản luận đề là gian dối và từ đó rút ra luận đề chân thực. Với tư cách là phương pháp biện luận, giả thuyết được sử dụng như là một thí nghiệm của tư duy, thử nghiệm thiết kế các hành động lý thuyết. Suy diễn để rút ra các kết luận chân thực từ giả thuyết là thao tác logic quan trọng của quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp giả thuyết nêu trên thường được sử dụng trong toán học. Cũng cần chú ý rằng, giả thuyết được nói đến trong phương pháp khoa học (scientific method) chỉ có thể được kiểm chứng (chứ không phải chứng minh) bằng con đường thực nghiệm (chứ không thể bằng con đường suy luận lôgic như trên). e. Phương pháp lịch sử Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu bằng con đường đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triền và biến hóa của đối tượng, để phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng. Mọi sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội đều có lịch sử hình thành 152 và phát triển , tức là có nguồn gốc phát sinh, có vận động phát triền và tiêu vong. Quy trình phát triền lịch sử biểu hiện toàn bộ tính cụ thể của nó, với mọi sự thay đổi, những bước quanh co, những cái ngẫu nhiên, những cái tất yếu, phức tạp, muôn hình, muôn vẻ, trong các hoàn cảnh khác nhau và theo một trật tự thời gian nhất định. Lần theo dấu vết của lịch sử chúng ta sẽ có bức tranh trung thực về bản thân đối tượng nghiên cứu. 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn là nhóm các phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và các quy luật vận động của các đối tượng ấy. Nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: a. Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiệntượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quátrình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó. Quan sát khoa học được tiến hành trong thời gian dài hay ngắn, không gian rộng hay hẹp, đối tượng nhiều hay ít tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu của các đề tài. Các tài liệu quan sát qua xử lý đặc biệt cho ta những kết luận đầy đủ, chính xác về đối tượng. Có hai loại quan sát khoa học: quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp. - Quan sát trực tiếp là quan sát trực diện đối tượng đang diễn biến trong thực tế bằng mắt thường hay bằng các phương tiện kĩ thuật như: máy quan trắc, kính thiên văn, kính hiển vi để thu thập thông tin một cách trực tiếp. - Quan sát gián tiếp là quan sát diễn biến hiệu quả của các tác động tương tác giữa đối tượng cần quan sát với các đối tượng khác, mà bản thân đối tượng nghiên cứu không thể quan sát trực tiếp được, ví dụ: khi nghiên cứu các hạt cấu tạo nên nguyên tử, cần tiến hành các quan sát gián tiếp. Quan sát khoa học có ba chức năng: - Chức năng thu thập thông tin thực tiễn, đây là chức năng quan trọng nhất. Các thông tin này qua xử lý cho ra những hiểu biết có giá trị về đối tượng. 153 - Chức năng kiểm chứng các giả thuyết hay các lý thuyết đã có. Trong nghiên cứu khoa học khi cần xác minh tính đúng đắn của các lý thuyết hay giả thuyết nào đó, các nhà khoa học cần phải thu thập các tư liệu từ thực tiễn để kiểm chứng. Qua thực tiễn kiểm nghiệm mới khẳng định được độ tin cậy của lý thuyết. - Chức năng đối chiếu các kết quả nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn để tìm ra sự sai lệch của chúng, mà tìm cách bổ khuyết, hoàn thiện lý thuyết. Quá trình quan sát được tiến hành như sau: - Xác định đối tượng quan sát trên cơ sở mục đích của đề tài đồng thời xác định cả các phương diện cụ thể của đối tượng cần phải quan sát. - Lập kế hoạch quan sát: thời gian, địa điểm, số lượng đối tượng, người quan sát, phương diện cụ thể của đối tượng cần phải quan sát. - Lựa chọn phương thức quan sát: quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp, quan sát bằng mắt thường hay bằng các phương tiện kĩ thuật, quan sát một lần hay nhiều lần, số người quan sát, địa điểm, thời điểm và khoảng cách thời gian cho mỗi lần quan sát - Tiến hành quan sát đối tượng hết sức thận trọng, phải theo dõi từng diễn biến dù là nhỏ nhất kể cả ảnh hưởng của những tác động khác từ bên ngoài tới đối tượng. - Xử lý tài liệu: Các tài liệu do các cá nhân quan sát được là tài liệu cảm tính, mang tính chủ quan, chưa phải là tài liệu khoa học. Các tài liệu này cần phải được xử lý thận trọng bằng cách phân loại, hệ thống hóa, bằng thống kê toán học, bằng máy tính mới đáng tin cậy, các tài liệu qua xử lý cho ta thông tin đúng đắn và khái quát về đối tượng nghiên cứu. - Để kiểm tra các kết quả quan sát khách quan, người ta thường sử dụng một loại các biện pháp hỗ trợ khác như: trao đổi trực tiếp với nhân chứng, lặp lại quan sát nhiều lần, quan sát lại bởi các người, nhóm nghiên cứu khác Bất cứ một quan sát nào cũng đều do con người thực hiện, cho nên phải tính đến các đặc điểm của quá trình quan sát. Để tránh những sai sót có thể xảy ra cần lưu ý một số điểm sau đây: 154 - Một là: Chủ thể quan sát là các nhà khoa học hay các cộng tác viên. Đã là con người đều bị các quy luật tâm lý chi phối. Mỗi cá nhân đều có tính chủ quan. Chủ quan ở trình độ kinh nghiệm, ở thế giới quan, ở cảm xúc. Quan sát bao giờ cũng thông qua lăng kính chủ quan, có “cái tôi” trong sản phẩm. Ngay cả khi sử dụng máy quay phim “vô tri” người cầm máy cũng vẫn quay theo góc - độ mà họ muốn. Các chủ quan có thể là nguồn gốc của mọi sự sai lệch. - Hai là: Phải chú ý tới các quy luật của cảm giác, tri giác như quy luật lựa chọn, quy luật thích ứng với các ảo giác. - Ba là: Đối tượng quan sát là thế giới phức tạp. Sự chính xác của quan sát một mặt do trình độ của con người, mặt khác do sự bộc lộ của chính đối tượng. Đối tượng nằm trong một hệ thống có mối quan hệ phức tạp với đối tượng phức tạp khác, nó lại luôn vận động, phát triền và biến đổi. Cho nên việc xác định đúng các chỉ số trọng tâm về đối tượng cần quan sát là điều rất quan trọng. Tóm lại, quan sát là một phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng tuy nhiên chúng chưa đạt tới trình độ nhận thức bản chất bên trong của đối tượng. Cần phải sử dụng phối hợp quan sát với các phương pháp khác để đạt tới kết quả bản chất và khách quan. Quan sát đem lại cho người nghiên cứunhững tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn, đem lại cho khoa học những giá trị thực sự. Chẳng hạn như: Pavlôv nhờ có quan sát đã xây dựng được học thuyết “Phản xạ có điều kiện”; Niutơn quan sát hiện tượng quả táo rơi, khái quát và xây dựng nên: “Định luật vạn vật hấp dẫn”; Galilê quan sát dao động của chiếc đèn lồng trong nhà thờ từ lúc bắt đầu đến lúc tắt, đã khái quát và nêu ra định luật chuyển động của con lắc đơn với chu kỳ T xác định. b) Phương pháp điều tra Điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi (hoặc bài toán) đồng loạt đặt ra cho một số lớn người nhằm thu được số những ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó mà người nghiên cứu quan tâm. Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triền, những đặc điểm về mặt 155 định tính và định hướng của các đối tượng cần nghiên cứu. Các tài liệu điều tra được sẽ là những thông tin quan trọng về đối tượng, cần cho các quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn. Có hai loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học. - Điều tra cơ bản là khảo sát sự có mặt của các đối tượng trên một diện rộng, để nghiên cứu các quy luật phân bố cũng như các đặc điểm về mặt định tính và định hướng. Ví dụ: Điều tra địa hình, địa chất, điều tra dân số, trình độ văn hóa, điều tra chỉ số thông minh (IQ) của trẻ em, điều tra khả năng tiêu thụ hàng hóa - Điều tra xã hội là điều tra quan điểm, thái độ của quần chúng về một sự kiện chính trị, xã hội, hiện tượng văn hóa, thị hiếu Ví dụ: Điều tra nguyện vọng nghề nghiệp của thanh niên, điều tra hay trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới Điều tra là một phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành một cách thận trọng. c) Phương pháp thực nghiệm khoa học Phương pháp thực nghiệm là phương pháp thu thập các sự kiện trong những điều kiện được tạo ra một cách đặc biệt (nhằm khẳng định những mối liên hệ dự kiến sẽ có trong những điều kiện mới) đảm bảo việc tích cực, chủ động tạo lại các hiện tượng, quá trình cần nghiên cứu. Nói cách khác: là chủ động gây ra hiện tượng nghiên cứu trong những điều kiện khống chế, nhờ đó có thể lặp lại nhiều lần, tách bạch ra và thay đổi từng nhân tố tác động và đánh giá, đo đạc tỉ mỉ sự biến đổi của hiệu quả theo sự thay đổiố tác động. Phương pháp thực nghiệm khoa học là một trong các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học, song chỉ được sử dụng khi và chỉ khi đặt ra bài toán làm sáng tỏ các mối liên hệ, sự phụ thuộc giữa các hiện tượng nghiên cứu và sự thể hiện các giả định, kiểm định các giả thuyết. Có 3 điều kiện để sử dụng phương pháp thực nghiệm khoa học: - Biết được chính xác những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự nảy sinh và diễn biến của các hiện tượng nghiên cứu. 156 - Xác định được những nguyên nhân của các hiện tượng do vạch ra được các điều kiện ảnh hưởng. - Lặp lại thí nghiệm nhiều lần tuỳ theo ý muốn và như vậy sẽ thu thập được những tài liệu định lượng mà từ đó có thể phán đoán về tính điển hình hay ngẫu nhiên của các hiện tượng nghiên cứu. Tính chất đặc trưng của phương pháp thực nghiệm: - Cho khả năng nghiên cứu các hiện tượng với việc xác định đúng đắn các tác động quyết định để làm nhanh lên hoặc chậm lại các quá trình. - Cho khả năng thực hiện độc lập với môi trường (thực nghiệm trong phòng thí nghiệm). - Việc bổ sung nội dung của đối tượng thực hiện bằng các thành phần mới để làm thay đổi sự phát triển của đối tượng. - Kiểm định các giả thuyết giả định đã nêu ra và có những kết luận về chúng. - Giải thích các kết quả nhờ các công cụ và phương tiện đặc biệt. Yêu cầu cơ bản của việc sử dụng phương pháp thực nghiệm: - Không được cản trở hoặc đảo lộn tiến trình hoạt động bình thường của đối tượng nghiên cứu. - Chỉ được tiến hành thực nghiệm khi có đầy đủ luận cứ: mục đích; điều kiện (cơ sở lý luận, giả thuyết khoa học, đối tượng, tác động, phương pháp nghiên cứu, đ ịa bàn t h ực ngh i ệ m, l ực lư ợng tha m g i a t h ực ngh i ệ m v .v); c ác b ư ớc t h ực nghiệm; xử lý kết quả; phân tích lý luận; khái quát hoá và hình thành tri thức mớiđể tin tưởng rằng việc đưa ra những cái mới đã được kiểm tra vào quá trình nghiên cứu chỉ có thể góp phần nâng cao hiệu quả và thành công của công trình nghiên cứu, ít ra là không gây hậu quả xấu. Phương pháp thực nghiệm thường chia thành hai loại phương chính: - Thực nghiệm tự nhiên. - Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra do mục đích và mức độ nghiên cứu người ta còn chia thành các loại phương pháp thực nghiệm khác như: 157 - Thực nghiệm thăm dò. - Thực nghiệm xét nghiệm. - Thực nghiệm định tính. - Thực nghiệm định lượng Thực nghiệm là phương pháp được coi là quan trọng nhất, trong nghiên cứu khoa học hiện đại. Trong lịch sử nhiều thế kỷ thực nghiệm có vai trò hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Ngay từ khi xuất hiện, thực nghiệm đã có ý nghĩa như là một cuộc cách mạng trong nghiên cứu khoa học và được sử dụng triệt để trong nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là các khoa học tự nhiên. Thực nghiệm đã tạo ra một phương pháp nghiên cứu mới, phương pháp hoàn toàn chủ động trong nghiên cứu khoa học. Ngày nay thực nghiệm đã được sử dụng cả trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội, khoa học giáo dục và đem lại những kết quả quan trọng. Phương pháp thực nghiệm có những đặc điểm sau đây: - Thực nghiệm được tiến hành xuất phát từ một giả thuyết hay phỏng đoán về sự diễn biến của đối tượng. Trong thực nghiệm, người ta chú ý đến một số biến số quan trọng và bỏ một số biến số thứ yếu. Thực nghiệm được tiến hành để khẳng định tính chân thực của phỏng đoán hay giả thuyết đã nêu. Thực nghiệm thành công sẽ góp phần tạo nên một lý thuyết mới. - Thực nghiệm được tiến hành có kế hoạch như là thực hiện một chương trình khoa học cần hết sức chi tiết và chính xác. Kế hoạch thực nghiệm đòi hỏi phải miêu tả hệ thống các biến số theo một chương trình. Trong một thực nghiệm, thường có 3 yếu tố biến đổi (gọi là biến) cần được xem xét trong tiến trình thực hiện. Trong đó, biến do người nghiên cứu chủ động biến đổi được gọi là biến độc lập (independent variable), biến thay đổi do sự biến đổi của biến độc lập gây ra và được nhà khoa học đo đạc và ghi lại sự thay đổi đó gọi là biến phụ thuộc (dependent variable), biến cần giữ ở trạng thái ổn định trong quá trình thực nghiệm được gọi là biến kiểm soát (controlled variable). Trong nghiên cứu khoa học xã hội hay khoa học giáo dục, với mục đích kiểm tra giả thuyết, các đối tượng thực nghiệm được chia thành hai nhóm: nhóm 158 thực nghiệm và nhóm đối chứng (còn gọi là nhóm kiểm chứng). Hai nhóm này được lựa chọn ngẫu nhiên, có số lượng và trình độ phát triền ngang nhau, điều đó được khẳng định bằng việc kiểm tra chất lượng ban đầu. Nhóm thực nghiệm chịu tác động bằng những biến số độc lập (nhân tố thực nghiệm) để xem xét sự diễn biến của biến phụ thuộc, (nếu tồn tại mối quan hệ của biến phụ thuộc vào biến độc lập) có đúng với giả thuyết ban đầu hay không? Nhóm đối chứng cho diễn biến phát triền hoàn toàn tự nhiên không làm thay đổi bất cứ điều gì khác thường (nghĩa là không chịu tác động có chủ định thông qua thay đổi biến độc lập từ người nghiên cứu). Đó là cơ sở để kiểm tra những kết quả thay đổi của nhóm thực nghiệm. Nhờ những khác biệt của hai nhóm mà ta có thể khẳng định hay phủ định giả thuyết của thực nghiệm. Vì những đặc điểm trên cho nên việc tổ chức thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học xã hội, khoa học giáo dục được tiến hành như sau: - Xây dựng giả thuyết thực nghiệm trên cơ sở phân tích kỹ các biến số độc lập mà sự thay đổi của nó có thể làm thay đổi giá trị của các biến phụ thuộc. - Để đảm bảo tính phổ biến của kết quả thực nghiệm, cần chọn các đối tượng thực nghiệm tiêu biểu cho cả lớp đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng này chia thành hai nhóm: nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về số lượng và chất lượng. Tổ chức kiểm tra đầu vào trước thực nghiệm để khẳng định tính tương đương đó. - Tiến hành các bước thực nghiệm thận trọng đối với mục tiêu mà giả thuyết đã đề ra. Phải theo dõi sát sao tất cả những diễn biến một cách khách quan của hai nhóm trong từng giai đoạn. - Các kết quả thực nghiệm được xử lý bằng việc phân tích định tính, định lượng bằng thống kê toán học để khẳng định mối liên hệ của các biến số (của biến phụ thuộc vào biến độc lập) trong nghiên cứu không phải ngẫu nhiên mà là mối liên hệ nhân quả xét theo bản chất của chúng. - Kết quả thực nghiệm cho ta cơ sở để khẳng định giả thuyết, từ đó đề xuất những khả năng ứng dụng vào thực tiễn. d) Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên 159 cứu xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho khoa học. Tổng kết kinh nghiệm thường hướng vào nghiên cứu diễn biến và nguyên nhân của các sự kiện và nghiên cứu các giải pháp thực tiễn đã áp dụng trong sản xuất hay trong hoạt động xã hội để tỉm ra các giải pháp hoàn hảo nhất. Tổng kết kinh nghiệm cũng còn nhằm phát hiện logic các bước đi để giải một bài toán sáng tạo trên cơ sở phân tích một loạt các thông tin về một giải pháp, ví dụ như giải pháp trong lĩnh vực kĩ thuật. Đây chính là con đường sáng tạo theo quy tắc algorithm. e) Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ưu cho các sự kiện đó hay phân tích, đánh giá một sản phẩm khoa học. Ý kiến của từng chuyên gia bổ sung cho nhau, kiểm tra lẫn nhau và các ý kiến giống nhau của đa số chuyên gia về một nhận định hay một giải pháp sẽ được coi là kết quả tư vấn, xem xét, nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia là phương pháp rất kinh tế, tiết kiệm thời gian, sức lực và tài chính. Tuy nhiên nó chủ yếu dựa trên cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia, vì vậy nên sử dụng trong trường hợp cần tư vấn và khi các phương pháp khác không có điều kiện thực hiện hay không thể thực hiện được.
File đính kèm:
- tai_lieu_tap_huan_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_kho.pdf