Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 8 để làm sinh động hơn tiết học lịch sử

 Trong những năm gần đây, dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi – những giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích môn lịch sử và học môn lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn.

Cũng như các môn học khác, môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo của học sinh.

 Phương pháp giáo dục hiện nay là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên . Trong học tập nhất là môn lịch sử, học sinh xem là môn phụ nên học một cách qua loa, học sinh học chỉ là đối phó để có điểm.

 Trong dạy học lịch sử, khai thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan trọng, tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hưng thú học tập hơn cho học sinh. Đối với giáo viên khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh, phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tưởng tượng, tư duy. Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh, đối với học sinh thông qua lược đồ, bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật phát triển của xã hội, nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được lưu giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan.

 Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh hệ thống được kiến thức qua từng bài, từng chương qua đó học sinh sẽ nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học.

 Vậy làm thế nào để học lĩnh hội được kiến thức trọng tâm của môn lịch sử? Có rất nhiều biện pháp như: sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm

 Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: “Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 8 để làm sinh động hơn tiết học lịch sử”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên dạy học lịch sử có hiệu quả hơn.

 

doc23 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 11296 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 8 để làm sinh động hơn tiết học lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận xét, phân tích nội dung bức tranh cần phản ánh. 
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp hiện đại,Giai cấp công nhân 
cũng dần dần hình thành ở các nước tư bản, các trung tâm công nghiệp, thương 
nghiệp sầm uất  mọc lên tấp nập và những phương tiện hiện đại. Nhưng đằng
 sau bộ mặt lộng lẫy và xa hoa của giai cấp tư sản là hình ảnh đói rét cực khổ 
của những người lao động làm thuê, giai cấp công nhân. Kể cả nam nữ, trẻ em 
đều phải  lao động trong  điều kiện khắc nghiệt ngột ngạt và ô nhiễm. Trẻ em 
công nhân gầy còm xanh xao, mắc nhiều bệnh hiểm nghèo, thân thể phát triển
 không bình  thường, tuổi thọ thấp. 
Ví dụ : Tìm hiểu mục I Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ, ở bài 10 “ Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” khi khai thác hình 42 - các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc(SGK lịch sử 8 – trang 59) kết hợp với sử dụng lược đồ “ Các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc - từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX”
Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát tranh biếm hoạ, giới thiệu vài nét về nội dung thể hiện qua bức tranh như : cái bánh ngọt mang tên “Chi na” được chia thành nhiều miếng là hình ảnh tượng trưng cho tình cảnh của đất nước Trung Quốc cuối thế kỉ XIX. Chân dung các nhân vật xung quanh chiếc bánh là hình ảnh của các vị nguyên thủ đương thời của các quốc gia : Đức, Pháp, Mĩ, Nga, Nhật, Anh .Giáo viên khai thác nội dung tranh bằng câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời .
- Theo em tác giả bức tranh muốn nói lên điều gì?
- Qua bức tranh em rút ra được điều gì về lịch sử Trung quốc cuối thế kỉ XIX?
- Sau khi học sinh trả kời và nêu nhận xét giáo viên tóm tắt nội dung bức tranh kết hợp với lược đồ để kết luận.
 Cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thuộc địa để thoả mãn nhu cầu về thị trương, tài nguyên và nhân công phục vụ nền kinh tế chính quốc. Trung quốc với diện tích rộng, dân số đông, điều kiện tự nhiên thuận lợi đã trở thành “cái bánh ngọt” mà các nước đế quốc đều thèm muốn 
 Trong tác phẩm “ Các nước đế quốc chủ nghĩa và Trung Quốc” Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : Vào cuối thế kỉ XIX mặc dù Trung Quốc rấ suy nhược, nội bộ chia rẽ, nhưng dù sao con số 11.139.000 km2 của nó vẫn là miếng mồi quá to mà chủ nghĩa đế quốc thực dân không thể nuốt trôi ngay được và không thể một ngày mà đẩy 489.5 triệu người Trung quốc vào chế độ nô lệ thuộc địa. Cho nên các nước đế quốc đã cắt vụn Trung Quốc ra thành nhiều mảnh để chia nhau chiếm giữ.
H42. Các nước đế quốc xâu xé “ cái bánh ngọt” Trung Quốc.
Quá trình các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc bắt đầu từ cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh năn 1840-1842. Sau chiến tranh thuốc phiện các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc. đến cuối thế kỉ XIX Đức chiếm tỉnh Sơn Đông, Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử, Pháp thôn tính vùng Vân Nam, Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc. H ình ảnh sáu vị nguyên thủ quốc gia ngồi xung quanh cái bánh từ trái sang phải là Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga 
hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ, Thủ tướng Anh. 
Sử dụng tranh ảnh kết hợp với lược đồ vừa khai thác được nội dung lịch sử, vừa phát huy năng lực tư duy, kích thích trí tưởng tượng phong phú, tạo hứng thú học tập cho học sinh
4.4-Tranh ảnh chân dung nhân vật lịch sử: 
Chân dung các nhân vật lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong việc giảng dạy và học tập lịch sử ở trường THCS, chân dung các nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa thường có hai loại : chân dung các nhân vật chính diện và chân dung các nhân vật phản diện.
 Khi sử dụng chân dung nhân vật lịch sử giáo viên không nên chú ý đến việc miêu tả bề ngoài của các nhân vật mà cần chú ý phân tích nội tâm, tài đức, quan điểm thể hiện ở hành động của nhân vật .
Khi khai thác chân dung các nhân vật chính diện như các anh hùng dân tộc, lãnh tụ cách mạng, nhà phát minh khoa học .giáo viên phải làm nổi bật tính cách thông qua việc miêu tả bề ngoài, hay nêu khái quát ngắn gọn tiểu sử nhân vật, đặc biệt là những câu chuyện thời thơ ấu của nhân vật, dễ làm học sinh hứng thú, kích thích óc tò mò. Phát triển năng lực nhận thức. Qua việc sử dụng chân dung các nhân vật chính diện giáo viên cần giáo dục ở học sinh lòng biết ơn, sự khâm phục tài chí, đạo đức của nhân vật từ đó có ý thức rèn luyện mình theo gương đó.
Đối với chân dung nhân vật phản diện, khi khai thác, sử dụng vào bài học giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận xét những thể hiện của tính gian ác, tham lam, xảo quyệt của nhân vật ấy, không nên để học sinh bị thu hút về hình thức của nhân vật mà quên đi đó là nhân vật phản diện
Ví dụ: Khi giảng dạy bài 26- “Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX”, Mục I, mục 1- cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát ảnh của nhà vua Hàm Nghi và đặt câu hỏi để học sinh trả lời. 
Em biết gì về tiểu sử, tính cách, hoạt động của nhà vua Hàm Nghi ? 
Trong hoàn cảnh nước ta bị rơi vào tay Pháp và đại bộ phận phong kiến đã đầu hàng thì hoạt động của nhà vua thể hiện điều gì ?
Em học được gì từ vị vua yêu nước trẻ tuổi này? Em hãy liên hệ về câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh về lòng yêu nước của nhân dân ta ?
Vua Hàm Nghi (1870 -1943)
Vua Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch, lên ngôi lúc 14 tuổi, được bá quan văn võ đồng tình, toàn dân công nhận. Nhìn trong ảnh, ta thấy vua Hàm Nghi trong trang phục rất giản dị, gọn gàng, đầu quấn khăn đen, mặc áo the như dân thường. Nhưng vẻ mặt lộ rõ sự kiên nghị, tính tình khẳng khái, thông minh và quả cảm. Quân Pháp phản công, quân triều Nguyễn thua chạy, rời bỏ kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết vào cung báo lại việc giao chiến trong đêm và mời vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi cùng Tam cung lên đường. Nghe chuyện phải rời khỏi thành, vua Hàm Nghi đã thảng thốt nói:
"Ta có đánh nhau với ai mô mà phải chạy". 
Qua đó cho thấy vua lúc bấy giờ còn hồn nhiên . Ông đã cùng Tôn Thất Thuyết ra căn cứ Tân Sở để tính chuyện kháng chiến lâu dài. Tại đây ngày 13/7/1885Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương ( Do Tôn Thất Thuyết soạn thảo), kêu gọi toàn dân giúp vua đánh Pháp. Trong suốt thời gian kháng chiến của vua Hàm Nghi, vua anh Đồng Khánh và 3 bà Thái hậu liên tục gửi thư kêu gọi vua trở về nhưng ông khẳng khái từ chối. Toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Paul Bert cũng đã định lập Hàm Nghi làm vua 4 tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh Bình nhưng cũng không thành. Nhà vua thường nói mình ưa chết trong rừng hơn là trở về làm vua mà ở trong vòng cương tỏa của người”
 Đầu tháng 11/1888, Thực dân Pháp đã mua chuộc được Trương Quang Ngọc (Người hầu cận của vua Hàm Nghi), y đã dẫn đường cho Thực dân Pháp đột nhập căn cứ vua Hàm Nghi bị bắt khi đang ngủ, Tôn Thất Thiệp bị đâm chết. Khi đó, ông mới 17 tuổi, chống Pháp được ba năm. Nhà vua đã chỉ thẳng vào mặt Trương Quang Ngọc mà nói rằng:
"Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây". 
 Như vậy, qua việc hướng dẫn học sinh khai thác ảnh của nhà vua Hàm Nghi trong sách giáo khoa và thấy được tính cách của một vị vua trể tuổi nhưng rát gan dạ, anh hùng, đã phát huy được tính tích cực của học sinh, giáo dục cho các em lòng kính yêu và tự hào, biết ơn về vị vua trẻ tuổi yêu nước.
Ví dụ: Khi giảng dạy bài 30- “Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX dến năm 1918”, Mục I, mục 1- phong trào Đông du (1905-1909). Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát ảnh Phan Bội Châu 
Em hãy nêu khái quát về tiểu sử Phan Bội Châu ?
Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương bạo động vũ trang để đánh Pháp giành độc lập?
 Động cơ nào khiến Phan Bội Châu sang Nhật Bản? và đó là khởi đầu cho phong trào Đông du ?
Phan Bội Châu (1967 -1940)
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.
Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp
Năm 1905, ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông được khuyên là nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.và cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước.
 Năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân.Trong 15 năm cuối đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự) vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến.
Ví dụ : Khi dạy bài 21 “ Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945” mục I- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.
Để HS hiểu thêm về chính sách thoả hiệp dung dưỡng của các nước Anh, Pháp và sự xảo quyệt của Hít-le thì GV hướng dẫn HS khai thác bức tranh trong SGK (Hình 75: Tranh biếm hoạ ở Châu Âu năm 1939)
Trước hết giáo viên giới thiệu khái quát bức tranh biếm hoạ ở châu Âu năm 1939: Hít-le được ví như người khổng lồ, xung quanh là các chính khách châu Âu đã nhượng bộ Hít-le (H75 trang 105 SGK). Đây là một nhân vật phản diện.
Sau khi quan sát, GV hướng dẫn HS khai thác bằng cách đặt các câu hỏi, như:
- Em biết gì về tiểu sử nhân vật Hít-le ?
- Tại sao Hit-le được ví như người khổng lồ còn các nước Châu Âu được ví như người tí hon?
- Hình ảnh trên nói lên điều gì ? Em đánh giá như thế nào về nhân vật Hít-le?
Sau khi hướng dẫn học sinh trả lời giáo viên giảng giải thêm về bức tranh cũng như chân dung nhân vật Hít-le.
Vào năm 1936, Hitler tái chiếm đóng Rhineland và vào năm 1938, Đức Quốc Xã sát nhập nước Áo. Sau khi Áo bị sát nhập với Đức, Hitler đòi hỏi vùng Sudentenland từ Tiệp Khắc. Đến lúc này, tham vọng của Hitler đã lộ rõ, Liên Xô đề nghị với Anh - Pháp việc gạt bỏ những mâu thuẫn giữa 2 phía và thành lập một liên minh nhằm ngăn chặn Hitler nhưng bị 2 nước này từ chối.
Hai nước Anh và Pháp không muốn tham chiến, cũng không muốn lập liên minh với Liên Xô cho nên đã vứt bỏ liên minh quân sự với Cộng hoà Tiệp Khắc và ký Hiệp ước München vào ngày 29 tháng 9, cắt một phần lãnh thổ Tiệp Khắc để thỏa mãn yêu cầu của Đức. 
Hành động này của Anh và Pháp muốn nhượng bộ cho Đức để đẩy Đức đánh Liên Xô, chính vì thế Hít-le càng làm tới và kết cục là gây ra chiến tranh thế giới thứ hai.
Hít-le chính là thủ phạm gây ra chiến tranh thế giới thứ hai và để lại hậu quả nặng nề đối với nhân loại: hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá.
5. Một số kinh nhiệm rút ra trong quá trình giảng dạy.
Sau khi vận dụng khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử vào các giờ dạy bộ môn lịch sử 8 trong năm học bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử gồm nhiều loại khác nhau. Vì vậy để khai thác sử dụng có hiệu quả, giáo viên cần nắm được đặc trưng của từng loại kênh hình và cách sử dụng của mỗi loại.
- Khi khai thác, sử dụng kênh hình vào bất kỳ bài lịch sử nào, giáo viên phải căn cứ vào yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng của bài học, sử dụng phù hợp với trình độ và mức độ hiểu biết của học sinh.
- Trong một bài lịch sử thường có nhiều kênh hình, trong đó có những kênh hình chứa đựng nội dung cơ bản của bài học mà giáo viên cần tổ chức cho học sinh khai thác và hiểu rõ, nhưng cũng có những kênh hình mang tính chất minh hoạ cho nội dung bài học. Vì vậy giáo viên cần phải biết lựa chọn kênh hình thể hiện nội dung cơ bản để tập trung thời gian hướng dẫn học sinh khai thác.
- Trong khi khai thác, sử dụng kênh hình giáo viên cần tổ chức những hoạt động để học sinh có điều kiện phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, huy động vốn kiến thức sẵn có của học sinh vào việc khai thác, sử dụng kênh hình, chú ý rèn luyện ở học sinh các kĩ năng thực hành, phát triển trí tưởng tượng, tư duy và khả năng sáng tạo của học sinh.
- Là người giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức học sinh khai thác, sử dụng kênh hình nên giáo viên cần có sự đầu tư về thời gian, công sức, chuẩn bị thật kĩ, năm chắc nội dung, xuất sứ, ý nghĩa của kênh hình trước khi sử dụng.
- Khi khai thác và sử dụng kênh hình giáo viên phải luôn theo dõi kiểm tra tiếp nhận của học sinh, giúp học sinh phân tích nêu kết luận khái quát về sự kiện, hiện tượng lịch sử được phản ánh trong kênh hình. Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh cách quan sát, khai thác kênh hình, giải thích nội dung kênh hình để lựa chọn những chi tiết phục vụ cho bài học.
- Trong dạy học lịch sử việc kết hợp chặt chẽ giữa lời nói sinh động của giáo viên với đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình trong sách giáo khoa nói riêng là một trong những điều kiện quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ môn học.
IV . Kiểm nghiệm
 Khi tôi chỉ chú ý đến kênh chữ trong sách giáo khoa mà coi nhẹ đến việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình thì hiệu quả bài học không cao.Tiết học trầm lắng, học sinh không hào hứng học tập. Nhiều em không biết đọc lược đồ lịch sử. Do đó không phát huy được tính tích cực, tự giác và tư duy của học sinh.Nhiều em  không nhớ kĩ, hiểu sâu các sự kiện lịch sử.Việc giáo dục tư tưởng tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh còn hạn chế.
 Với một số kinh nghiệm trên ứng dụng vào giảng dạy trong những năm gần đây, tôi đã thu được những kết quả nhất định. Đó là:
 - Truyền đạt và khắc sâu cho học sinh những kiến thức cơ bản. Bài học nhẹ nhàng như những câu chuyện lịch sử, lôi cuốn, thu hút học sinh, tránh được sự khô khan, buồn tẻ, nhàm chán, không khí một buổi học lịch sử sôi nổi. Qua những câu hỏi đàm thoại gợi mở tôi đã tạo nên được sự gần gũi thân thiện giữa giáo viên với học sinh. Học sinh dễ tiếp thu bài, nhớ lâu kiến thức, nhiều học sinh đã thuộc bài ngay tại lớp. Bởi vì cuối giờ học tôi thường dành thời gian để củng cố kiến thức bài học, cho học sinh trình bầy lại những kiến thức cơ bản trên lược đồ. Nhiều em đã lên bảng trình bầy đầy đủ, mạch lạc rõ ràng. Phần lớn học sinh đã đọc lược đồ như đọc sách lịch sử và biết sử dụng lược đồ.
 - Khi hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình tôi đã phát triển được khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ cho học sinh. Các em suy nghĩ, tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng cụ thể. Khi trình bày về diễn biến chiến tranh Thái Bình Dương, nhiều học sinh có thể tường thuật hay như một hướng dẫn viên .
 - Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình còn phát huy được tư duy, tính tích cực học tập của học sinh, giúp học sinh hình thành được các khái niệm lịch sử, nắm vững quy luật sự phát triển xã hội. Chẳng hạn khi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Hương Khê học sinh không chỉ biết về người lãnh đạo, địa bàn hoạt động, chiến thuật, diễn biến, kết quả mà còn hiểu được khái niệm đánh du kích, quy luật có áp bức thì có đấu tranh.
 - Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình, tôi đã rèn cho học sinh được kỹ năng làm bài tập thực hành, bởi vì khi chuẩn bị bài các em đã tự sưu tầm tài liệu nghiên cứu những kênh hình có trong bài học, do đó sẽ phát huy được tính chủ động lĩnh hội kiến thức. Qua bài học tôi còn rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, đọc lược đồ, vẽ lược đồ, vẽ biểu đồ và chân dung những nhân vật lịch sử.
- Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình tôi đã giáo dục được tư tưởng, tình cảm,và thẩm mĩ cho học sinh. Cụ thể, khi học sinh quan sát và tìm hiểu về ảnh và chân dung vua Hàm Nghi, các em đã có những tình cảm mạnh mẽ. Đó là lòng kính trọng và tự hào đối với nhà vua, căm thù bọn xâm lược và chiến tranh, có ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình. 
- Trong quá trình áp dụng đề tài này vào công tác giảng dạy từ đầu năm học tôi nhận thấy chất lượng bộ môn lịch sử đã được nâng cao rõ rệt, được thể hiện ở số lượng học sinh khá giỏi và yêu thích đối với bộ môn lịch sử ngày càng tăng lên qua mỗi giờ học, sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá. Điều đó đã chứng tỏ cùng với việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, thì việc thường xuyên khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử góp phần nâng cao hứng thú học tập và chất lượng của bộ môn ở trường trung học cơ sở.
Kết quả cụ thể :
Sau các tiết dạy thực nghiệm thì kết quả kiểm tra đánh giá đã được tăng lên.
Lớp
Sĩ số
Dưới 3
Từ 3- dưới 5
Từ 5 - dưới 6.5
Từ 6.5 - dưới 8
Từ8 - 10
Từ TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
35
0
0
0
0
10
28.6
17
48.6
8
22.8
35
100
8B
34
0
0
0
0
14
41.2
13
38.3
7
20.5
34
100
8C
32
0
0
0
0
13
40.6
13
40.6
6
18.8
32
100
Cộng
101
0
0
0
0
37
36.7
43
42.6
21
20.7
101
100
Như vậy với phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lớp 8 chương trình chuẩn nêu trên, có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng nhận thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và phát triển học sinh, đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục ở trường trung học cơ sở
 C. KẾT LUẬN
Trong quá trình dạy học lịch sử nói chung và bộ môn lịch sử ở trường THCS nói riêng, khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là một trong những biện pháp quan trọng để giáo viên nâng cao chất lượng dạy học đối với bộ môn, giúp học sinh tích cực và hứng thú hơn trong học tập, hình thành và phát triển ở học sinh khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, khai thác sử dụng được vốn kiến thức sẵn có của học sinh để phục vụ cho bài học.
	Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh trương bạn nói chung thực hiện việc dạy và học môn lịch sử tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong chương trình đổi mới giáo dục. Về phía bản thân tôi xin hứa sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi đúc rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục và phương pháp giảng dạy.
	Trong thời gian có hạn với năng lực, trình độ và kinh nghiệm chưa nhiều không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô cùng bạn dọc và hội đồng khoa học các cấp giúp đỡ để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện và có tính khả thi.
Một số đề xuất :
- Kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa lịch sử là hai nguồn cung cấp kiến thức cơ bản, chủ yếu cho học sinh. Vì vậy trong dạy học lịch sử giáo viên cần khai thác triệt để nội dung kênh chữ và kênh hình trong sách giáo khoa để phục vụ bài giảng .
- Khắc phục tâm lí ngại sử dụng kênh hình của giáo viên, tuyệt đối tránh tình trạng sử dụng mang tính hình thức, minh hoạ cho bài giảng.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HËu Léc, ngày15 tháng 03 năm 2014
Tôi xin cam kÕt đây là SKKN của mình viết, không coppy 
 Đỗ Tất Hoàn 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trịnh Đình Tùng : Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử THCS – nhà xuất bản giáo dục.
Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị : Phương pháp dạy học lịch sử- NXB giáo dục.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì 1997- 2000 và chu kì 2004 – 2007 môn lịch sử.
Lịch sử thế giới cận đại – NXB giáo dục.
Phạm Hữu Lư, Phan Ngọc Liên : Tư liệu giảng dạy lịch sử thế giới cận đại – NXB giáo dục.
Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử 8 – NXB giáo dục .
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 Lí do chọn đề tài 	 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	 1
I. Cơ sở lí luận	 1
II. Thực trạng dạy và học ở trường THCS Hưng Lộc 2
1. Thuận lợi	 2
2. Khó khăn	 2
3. Đối tượng nghiên cứu 	 3
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 	 3
1.Các loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử . 	 3
2. Một số nguyên tắc khi khai thác kênh hình cũng như sử dụng đồ 4
dùng trực quan
3. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình: 4
4. Khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa 5
5. Một số kinh nhiệm rút ra trong quá trình giảng dạy. 17
IV. Kiểm nghiệm 	 18
KẾT LUẬN 	 19
Đề xuất 	 20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan