Sử dụng mô hình phân tích Swot trong dạy học Địa lí kinh tế - Xã hội lớp 12 THPT

Mô hình phân tích SWOT là một mô hình được sử dụng phổ biến trong kinh doanh để phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài của một công ty, để đề ra chiến lược phát triển hợp lí. Mô hình này giúp chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một đối tượng. Đồng thời, khi kết hợp các thành tố trong ma trận, ta có thể đưa ra chiến lược giải quyết vấn đề. Như vậy, với ma trận này, ta vừa có thể liệt kê và phân loại thông tin, vừa có thể kết hợp các thông tin một cách logic để đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề.

Dựa trên lí thuyết về phân tích SWOT, kết hợp với một số phương pháp dạy học tích cực như phương pháp làm việc nhóm, phương pháp động não (brainstoming), tác giả đã giúp học sinh tiếp cận với phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam một cách dễ dàng, thoải mái và đầy hứng thú. Trên thực tế, đây là một phần kiến thức khá khô khan, nhiều số liệu nên học sinh thường gặp nhiều khó khăn và tỏ ra uể oải trong khi học. Vì vậy, khi đưa mô hình phân tích SWOT vào học tập, học sinh được tiếp cận kiến thức một cách khoa học, logic, được phân luồng kiến thức một cách rõ ràng nên dễ nhớ, dễ hiểu. Đồng thời, kết hợp với các phương pháp học tập tích cực khác, học sinh được chủ động hơn, được khẳng định bản thân thông qua việc đưa ra hiểu biết của mình để hoàn thiện ma trận. Đặc biệt, ma trận SWOT còn buộc học sinh phải kết hợp các thành tố để đưa ra chiến lược giải quyết một vấn đề địa lí nên học sinh có cảm giác được trao quyền, được trao trách nhiệm trong việc giải quyết một vấn đề nên các em tỏ ra tự tin và có những ý tưởng táo bạo. Việc đưa mô hình phân tích SWOT vào trong dạy học là một việc làm còn mới mẻ ở nhà trường phổ thông của nước ta, nhưng tác giả đã mạnh dạn đề ra một số hình thức để sử dụng mô hình này như một phương pháp dạy học tích cực. Và đề tài này là một trong những hướng đi mới cho việc dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng.

 

doc47 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2692 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng mô hình phân tích Swot trong dạy học Địa lí kinh tế - Xã hội lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch, lựa chọn. Các nhóm khác tuy không làm cùng nhiệm vụ nhưng trong phần thảo luận này cũng tỏ ra khá hào hứng, các em phát huy tốt kĩ năng phê phán, đóng góp ý kiến tích cực, cùng GV công nhận hoặc bác bỏ thông tin. Sau khi thông tin của một tờ giấy được chấp nhận, GV sẽ ghi thông tin lên phần bảng tương ứng. Cứ như vậy, sự trao đổi giữa GV – HS, HS – HS được tiến hành đến tờ giấy ghi thông tin cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng của phần tranh luận luôn là một ma trận hoàn chỉnh về kiến thức của bài.
Điểm mạnh
- Vị trí địa lí: phía Bắc giáp TDMNBB, phía Nam giáp BTB, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ:
+ Dễ dàng giao lưu với các vùng khác trong cả nước và các nước trong khu vực.
+ Phát triển kinh tế đối ngoại với các nước và lãnh thổ Đông Á.
+ Nằm trong VKTTĐ phía Bắc nên nhận được sự đầu tư lớn của Nhà nước và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Có Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn hóa – khoa học – giáo dục của cả nước.
- Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, 70% là đất phù sa màu mỡ.
- Khoáng sản: than nâu, khí thiên nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguồn nước khoáng, nước nóng.
- Tài nguyên du lịch: 5 vườn quốc gia, 2 khu dự trữ sinh quyển, các di tích lịch sử, làng nghề, lễ hội,
- Đông dân, nguồn lao động dồi dào, chất lượng khá cao. 
Điểm yếu
- Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú lại sử dụng chưa hợp lí.
- Vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, hạn hán.
- Sức ép về dân số:
+ Việc làm là một vấn đề nan giải.
+ Tình trạng đô thị hóa quá mức tạo sức ép cho các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
- Lịch sử khai thác lâu đời, đặc biệt là việc trị thủy và làm thủy lợi (hệ thống đê) làm cho phần trong đê không được phù sa bồi đắp, tình trạng úng lụt dễ xảy ra.
Cơ hội
- ĐBSH là địa bàn được hưởng nhiều chính sách ưu tiên đầu tư của Nhà nước.
- Thủ đô Hà Nội có sức lan tỏa tới các vùng khác à hứa hẹn tạo ra “vùng Hà Nội”.
- Cơ hội chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề cho lao động.
Nguy cơ
- Nền nông nghiệp lúa nước thâm canh cao, sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu à đe dọa ô nhiễm môi trường đất, nước.
- ĐBSH là vùng nằm ở hạ lưu các con sông, chịu sự tác động về môi trường của việc phát triển công nghiệp ở trung du.
- Sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn với thành thị đã làm tăng luồng di dân tự phát từ nông thôn và thành phố tạo ra séc ép về nhà ở, việc làm, môi trường.
- Sự cách biệt về phát triển giữa các phần lãnh thổ sẽ làm cho việc phát huy lợi thế so sánh của vùng bị hạn chế. 
 Sau khi hoàn thiện xong ma trận, tác giả cùng với HS một số lớp có trình độ khá, giỏi tiếp tục tiến hành bước tiếp theo là dựa vào ma trận SWOT đã xây dựng được, phân tích các mối quan hệ tương quan của các thành tố và tìm ra các chiến lược phát triển cho ĐBSH. Bước này chỉ nên tiến hành với các lớp có HS nhận thức tốt, nhằm phát huy khả năng của các em, đồng thời giúp GV phát hiện các em có khả năng và tư duy địa lí.
Các chiến lược phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội và giảm thiểu nguy cơ
Chiến lược SO: sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội:
- Hình thành vùng chuyên canh lương thực chất lượng cao để phục vụ nhu cầu các đô thị lớn trong vùng.
- Đẩy mạnh mối liên kết vùng giữa ĐBSH với các vùng lân cận (TDMNBB và BTB) và với các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
- Đẩy mạnh đầu tư cho các ngành thuộc cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, viễn thông,  để đón trước sự phát triển tăng tốc của vùng trong giai đoạn tới.
Chiến lược WO: Cơ hội gặp điểm yếu thì phải làm gì?
- Đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn để tạo việc làm tại chỗ à hạn chế di cư vào thành phố lớn.
- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm nhất là các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao.
Chiến lược ST: sử dụng điểm mạnh để đối phó với nguy cơ:
- Phát triển công nghiệp nông thôn, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, hình thành các làng nghề mới gắn với các cụm công nghiệp vừa và nhỏ để khai thác lợi thế của vùng (nguyên liệu, lao động, thị trường), giúp giải quyết việc làm và tăng thu nhập.
Chiến lược WT: giảm thiểu điểm yếu để tránh nguy cơ:
- Đầy mạnh đô thị hóa với việc phát triển các đô thị vừa và nhỏ. Việc hình thành vùng đô thị sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển không chỉ của Hà Nội mà cả các đô thị vệ tinh, tránh sức ép di dân.
- Phát triển công nghiệp bền vững, phát triển nông nghiệp sạch giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.
	Việc tìm các chiến lược phát triển cho ĐBSH, tác giả đã giúp HS đối chiếu các vấn đề của từng thành tố trong ma trận, từ đó HS sẽ tự suy nghĩ và tìm ra giải pháp thích hợp.
	Ví dụ:
Khi tìm chiến lược S – O, tác giả đã đưa ra một số so sánh và gợi ý: với vị trí địa lí thuận lợi (S) cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt Hà Nội là một đầu mối giao thông quan trọng(O) à chúng ta nên đưa ra chiến lược gì?
Ở đây, HS sẽ nghĩ đến việc thực hiện các mối liên kết kinh tế.
Khi tìm chiến lược W – O: tác giả đặt cơ hội chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề cho lao động (O) bên cạnh sức ép về dân số, đô thị há quá mức, di cư ồ ạt vào các thành phố (W) à yêu cầu HS nêu ra chiến lược phát triển? 
	Như vậy HS sẽ suy nghĩ và tìm ra chiến lược phù hợp là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm tại chỗ.
	Bước đề ra chiến lược SO, WO, ST, WT là một bước làm khó, yêu cầu HS phải có tư duy địa lí tốt. Trong bước này, tác giả đã cùng HS lựa chọn các cặp kiến thức có liên hệ với nhau để HS đối chiếu, so sánh và suy nghĩ tìm ra chiến lược phù hợp. Cứ như vậy, sau một thời gian làm quen với phương pháp này, HS đã tỏ ra khá thành thạo và nhanh nhạy trong việc đề ra các chiến lược giải quyết vấn đề.
2.3.3. Sử dụng mô hình phân tích SWOT trong bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Khái quát chung
	Trong nội dung bài 36, tác giả sử dụng mô hình phân tích SWOT vào nội dung khái quát của bài. Trong phần này, do yêu càu giảm tải nên chỉ yêu cầu tìm hiểu về một số nội dung, gồm: tên các tỉnh, diện tích, dân số và vị trí địa lí. Nội dung yêu cầu HS tìm hiểu không nhiều nên tác giả đã giúp HS khai thác nội dung này trên lớp một cách nhanh chóng.
	Việc sử dụng mô hình phân tích SWOT vào nội dung 1, tác giả muốn giúp HS khai thác sâu hơn về các thế mạnh cũng như hạn chế, thách thức của vùng. Đây nội dung nằm trong phần giảm tải, nhưng tác giả muốn khắc sâu, mở rộng kiến thức cho HS, đồng thời định hướng cho HS cách tìm hiểu tương tự với các vùng khác nên tác giả quyết định tiến hành một buổi hội thảo khoa học trong phần thời gian ngoại khóa của HS.
Các bước tiến hành
- Gieo vấn đề: phần này sẽ được tiến hành ngay trong những tiết đầu của phần địa lí các vùng kinh tế để HS có thời gian tìm hiểu, chuẩn bị trước.
- Giao nhiệm vụ và quy định thời gian tiến hành hội thảo:
+ Nhiệm vụ: tác giả giao mỗi tổ trong lớp tiến hành xây dựng một ma trận SWOT và chiến lược phát triển vùng DHNTB của tổ mình.
+ Thời gian: tiến hành vào buổi chiều của tuần trước khi học bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở DHNTB.
+ Hướng dẫn: mỗi tổ sẽ tự bầu ra một nhóm trưởng, 1 thư kí để tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
- Tiến hành buổi hội thảo: “Xây dựng ma trận SWOT và đề xuất chiến lược phát triển vùng DHNTB”
+ Chuẩn bị hội thảo: tác giả cùng lớp trưởng, lớp phó và một số thành viên của lớp tiến hành chọn địa điểm, chuẩn bị máy chiếu và các vấn đề hậu cần khác cho buổi hội thảo.
+ Diễn biến buổi hội thảo:
Lần lượt các tổ trình chiếu và thuyết minh cho ma trận và chiến lược phát triển DHNTB của tổ mình.
Các tổ sau khi đã thuyết trình xong, tiến hành đặt câu hỏi chất vấn nhau.
GV tổng kết, phân tích những điểm tốt, những điểm còn hạn chế của từng tổ à lựa chọn và chỉnh sửa một ma trận có chất lượng tốt nhất và trao phần thưởng.
- Sản phẩm: tác giả đẫ lựa chọn được một ma trận được coi là hợp lí, phong phú về nội dung: 
1. Liệt kê các yếu tố trong ma trận SWOT
1.1. Strengths: Điểm mạnh
Vị trí địa lí là một đặc trưng thế mạnh của vùng:
Giáp với 2 vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ Miền Trung và VKTTĐ phía Nam) đây là trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài.
Tiếp giáp với Tây Nguyên: là vùng giàu tiềm năng để phát triển kinh tế, 2 vùng này có sự gắn kết về mặt tự nhiên.
Là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, đông bắc Campuchia.
Đường bờ biển dài 1400km là một thế mạnh lớn để phát triển kinh tế biển, trong đó cảng Vân Phong trong tương lai sẽ trở thành cảng nước sâu lớn nhất cả nước.
Nằm trên tuyến đường huyết mạch: 1A, đường sắt Thống Nhất.
Giáp với Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng độngà tạo ra sự trao đổi kinh tế giữa 2 vùng: Đông Nam Bộ sẽ là nơi thu hút lao động từ DHNTB, đồng thời thực hiện chuyển giao công nghệ.
Hầm đường bộ Hải Vân tạo điều kiện giao lưu với phía Bắc.
Kinh tế biển:
Tiềm năng to lớn về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Du lịch biển có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng (với các bãi tắm đẹp và thành phố du lịch Nha Trang).
Các đặc sản của vùng: yến sào, muối.
Rừng:
Độ che phủ xấp xỉ 40%. Rừng của DHNTB liền một khối với rừng của Tây Nguyên.
Hệ thống vườn quốc gia kết hợp với hệ thống bãi biển để phát triển du lịch.
1. 2. Weaknesses (Điểm yếu)
Thiên tai.
Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, núi đâm ngang ra biển, đất xấu à khó khăn trong phát triển nông nghiệp.
Thủy chế của các con sông thất thường à khó khăn cho sinh hoạt, đời sống của nhân dân.
Trình độ dân trí, chất lượng nguồn lao động còn ở mức thấp, dân số có trình độ cao tập trung ở các đô thị ven biển.
1.3. Opportunities (Cơ hội)
Cơ hội nhận được sự đầu tư của Nhà nước (4/5 tỉnh của VKTTĐ Miền Trung nằm ở DHNTB).VKTTĐ miền Trung được coi là đòn bẩy phát triển kinh tế của Việt Nam và các nước trong khu vực trong tương lai.
Ra nhập WTO: đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lớn, đặc biệt là DHNTB.
Giáp với ĐNB, đây sẽ là cơ hội để vùng đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thu kinh nghiệm quản lí, chịu ảnh hưởng lan tỏa từ ĐNB.
1. 4. Threats (Nguy cơ)
Thường xuyên phải đối mặt với tai biến thiên nhiên.
Phá rừng đầu nguồn, kết hợp với quy hoạch thủy điện chưa hợp lí dẫn tới ngập lụt đồng bằng phía đông.
Hệ sinh thái ven biển đang bị khai thác với cường độ mạnh làm tăng nguy cơ hoang mạc hóa nhiều bộ phân trong vùng à đe dọa an ninh lương thực của vùng.
Sự phân hóa Đông – Tây (chênh lệch về mức sống): phía đông tập trung đông dân cư, các hoạt động kinh tế.
2. Kết hợp ma trận, đưa ra các chiến lược
Chiến lược S – O: sử dụng mặt mạnh để khai thác các cơ hội của vùng:
Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp kinh tế biển kết hợp phát triển các cảng nước sâu.
Tận dụng nguồn vốn đầu tư trong nước cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển du lịch biển, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp khai khoáng.
Chiến lược W – O: Cơ hội gặp điểm yếu thì phải làm gì?
Tranh thủ nguồn vốn đầu tư để cải thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải cùng với các nhà máy thủy điện có quy mô trung bình để tự đảm bảo nhu cầu năng lượng trong vùng.
Dựa trên sự đầu tư nước ngoài về vốn, công nghệ để nâng cao trình độ lao động và cải thiện công nghệ sản xuất.
Sử dụng nguồn vốn đầu tư để xây dựng các công trình thủy lợi và phát triển hệ thống rừng phòng hộ.
Chiến lược S – T: Sử dụng điểm mạnh để đối phó với những nguy cơ.
Phát triển ngành du lịch biển, xây dựng hệ thống cảng ven biển, nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững nhằm giảm thiểu nguy cơ sự cố môi trường.
Khai thác rừng hợp lí, kết hợp khai thác và bảo vệ như trồng và tu bổ rừng đặc biệt là rừng phòng hộ.
Chiến lược W – T: Giảm thiểu điểm yếu để tránh nguy cơ.
Xây dựng một cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi cho phù hợp với điều kiện của vùng để tạo ra một thế mạnh riêng khác biệt so với các vùng khác và đảm bảo an ninh lương thực.
Tăng cường sử dụng điện của Tây Nguyên để tránh phải xây dựng các nhà máy thủy điện ở thượng lưu các con sông à giảm thiểu việc khai thác quá mức các con sông, giảm nguy cơ cho vùng.
3. Kết quả thực nghiệm
 Việc sử dụng mô hình phân tích SWOT vào trong dạy học còn là một công việc mới mẻ, đề tài này còn đang trong quá trình thử nghiệm để rút ra các kinh nghiệm cho bước triển khai sau này. Sau khi nghiên cứu mô hình phân tích SWOT – một mô hình được sử dụng phổ biến trong kinh doanh, tác giả thấy nó có một số điểm hữu dụng và có khả năng áp dụng vào trong quá trình dạy học địa lí, đặc biệt là dạy hoc địa lí KT - XH Việt Nam của chương trình địa lí lớp 12. Mô hình này có khả năng giúp giáo viên huy động kiến thức của học sinh, phân loại các thông tin và đưa ra các phương hướng giả quyết cho một vấn đề. Thông qua việc sử dụng mô hình phân tích SWOT trong dạy học địa lí 12, tác giả đã giúp học sinh phát triển được tư duy logic, khả năng kết hợp các kiến thức và kĩ năng ra quyết định. Như vậy, một vấn đề địa lí sẽ được giải quyết một cách khoa học, trọn vẹn, kiến thức học sinh thu được sẽ không còn bó gọn trong sách giáo khoa.
 Tác giả đã tiến hành thực nghiệm để đánh giá kết quả của việc sử dụng ma trận SWOT trong năm học 2012 – 2013, và vấn đề này vẫn đang được tiếp tục trong năm học 2013 – 2014 để có thể đưa ra một đánh giá khách quan, tối ưu nhất. Tác giả đã lựa chọn 2 nhóm đối tượng (các đơn vị lớp 12) có trình độ nhận thức gần như nhau để tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả. Tác giả đã lựa chọn 2 nhóm đối tượng sau:
 - Nhóm 1: Lớp 12C (45 học sinh) và 12D (39 học sinh), đây là những lớp có chất lượng đầu vào và chất lượng học tập khá cao. Trong đó, lớp 12C là lớp được tác giả tiến hành thực nghiệm và lớp 12D là lớp đối chứng.
 - Nhóm 2: Lớp 12G (44 học sinh) và lớp 12K (42 học sinh), hai lớp này được đánh giá là có trình độ nhận thức ở mức trung bình, trong đó lớp 12G là lớp thực nghiệm và lớp 12K là lớp đối chứng.
Công tác thực nghiệm được tiến hành bắt đầu từ học kì II năm học 2012 – 2013, cụ thể là bắt đầu từ tháng 1 năm 2013 đến hết tháng 4 năm 2013.
 Đối với 2 lớp 12C và 12G, tác giả thường xuyên sử dụng mô hình phân tích SWOT trong các bài học của chương địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế và địa lí các vùng kinh tế. Đối với lớp 12D và 12K, tác giả tiến hành giảng dạy bằng các phương pháp truyền thống. Sau khoảng 4 tháng tiến hành giảng dạy và theo dõi sự thay đổi trong tư duy, nhận thức và tổng kết kết quả học tập của học sinh, tác giả đã bước đầu thấy được hiệu quả trong việc sử dụng mô hình phân tích SWOT trong dạy học địa lí. Cụ thể:
 - Đối với các lớp thực nghiệm 12C và 12G, sau một thời gian đầu bỡ ngỡ, học sinh đã nhanh chóng làm quen và tỏ ra hứng thú với ma trận SWOT. Học sinh của 2 lớp này thể hiện rõ sự tiến bộ trong làm việc nhóm, khả năng tìm kiến thông tin, các em tranh luận nhiều hơn trong tiết học và đưa ra những ý tưởng độc đáo, những nguồn thông tin khá đa dạng. Đặc biệt, khi làm việc với ma trận SWOT, các em đặc biệt tỏ ra hứng thú với bước cuối cùng là đưa ra chiến lược giải quyết vấn đề, các em tỏ ra tự tin và đưa ra những chiến lược có tính chất đột phá.
 - Sau khi kết thúc học kì, tác giả đã làm một so sánh để đánh giá khả năng nhận thức của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng. Kết quả như sau:
Tiêu chí 
(%)
Nhóm 1
Nhóm 2
Thực nghiệm
Đối chứng
Thực nghiệm
Đối chứng
12C
12D
12G
12K
Giỏi
15,6
10,3
6,8
7,1
Khá
55,6
51,3
31,8
26,2
Trung bình
28,8
38,4
59,1
64,3
Yếu
0,0
0,0
2,3
2,4
 Để có cái nhìn trực quan hơn về sự khác nhau của 2 nhóm đối tượng, tác giả đã mô hình hóa kết quả thành 2 biểu đồ sau:
Biểu đồ so sánh kết quả học tập lớp 12C và 12D
 Lớp 12C
 Lớp 12D
Biểu đồ so sánh kết quả học tập lớp 12G và 12K
	Lớp 12G
 Lớp 12K
 Như vậy là bước đầu khi sử dụng mô hình phân tích SWOT trong dạy học địa lí 12, tác giả đã thu được một số kết quả khả quan cả về mặt tâm – vận động của học sinh, cả về mặt nhận thức. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một số hạn chế mà tác giả đã tổng kết được để rút kinh nghiệm:
- Học sinh đã quen với việc được truyền thụ và tiếp nhận kiến thức một chiều nên nhiều em tỏ ra thụ động, ỷ lại vào các bạn cùng nhóm.
- Nhiều ma trận SWOT do các em đưa ra còn sơ sài, ít thông tin nên chất lượng của các chiến lược đưa ra chưa cao. Điều này có thể giải thích do các em thiếu nguồn thông tin, chủ yếu dựa vào sách giáo khoa.
- Nhiều em vẫn còn nhầm lẫn giữa điểm yếu và nguy cơ dẫn đến tình trạng liệt kê sai lệch thông tin.
PHẦN 3
 KẾT LUẬN
1. Những kết quả đạt được và hạn chế của đề tài.
1.1. Một số kết quả của đề tài.
1. Đề tài đã xây dựng được một cơ sở lí luận có giá trị, xác lập được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng ma trận SWOT trong dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng.
2. Đề tài đã phân tích một cách khách quan và cụ thể những cơ hội và thách thức đối với việc sử dụng ma trận SWOT trong dạy học địa lí trong điều kiên ở Việt Nam hiện nay. Thông qua quá trình tiến hành điều tra, phỏng vấn thăm dò ý kiến của nhiều bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh, tác giả đã đi đến một kết luận rõ ràng rằng chúng ta nên và hoàn toàn có thể sử dụng ma trận SWOT trong dạy học, đặc biệt là dạy học địa lí 12.
3. Đề tài đã đưa ra một số mô hình phân tích SWOT cụ thể và phù hợp đối với nội dung chương trình địa lí lớp 12 và một số những gợi ý kết hợp với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả sử dụng ma trận SWOT, đây cũng là một tài liệu tham khảo tốt đối với giáo viên khi dạy học địa lí lớp 12, góp phần vào quá trình đổi mới dạy học hiện nay.
4. Đề tài đã đề cập tới một vấn đề có giá trị thực tiễn cao và tương đối mới mẻ, góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học địa lí nói riêng. Thành công của đề tài sẽ là nguồn động lực giúp tác giả có thể tiếp tục nghiên cứu cụ thể và sâu sắc hơn về vấn đề này.
1.2. Hạn chế của đề tài.
1. Do thời gian nghiên cứu hạn chế và khó khăn về nguồn tài liệu, đây cũng là một đề tài tương đối mới mẻ nên tác giả vẫn chưa xây dựng được một cơ sở lí luận chặt chẽ và có hệ thống.
2. Tác giả vẫn chưa có thời gian và điều kiện để thực nghiệm trên một quy mô rộng hơn để có thể đánh giá kết quả một cách chính xác và khách quan nhất. 
2. Một số kiến nghị - đề xuất.
Qua điều tra thực trạng và phân tích các yếu tố có liên quan tới việc sử dụng ma trận SWOT trong quá trình dạy học địa lí, tác giả nhận thấy rằng để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học địa lí chúng ta cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Đối với nội dung địa lí 12, giáo viên cần mở rộng vốn kiến thức xã hội và rèn luyện nâng cao khả năng nhận thức và hành động đúng đắn đối với rất nhiều vấn đề KT - XH mà các em gặp phải trong cuộc sống.
- Bên cạnh việc hình thành kiến thức chúng ta cần chú trọng vào việc hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh, để các em dễ dàng hòa nhập đối với đời sống xã hội và cộng đồng.
- Giáo viên cần chú trọng xây dựng một không gian sôi nổi hào hứng trong lớp học để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức thay vì việc chú trọng truyền đạt tri thức.
- Tiếp tục đổi mới đầu tư và hiện đại hóa các trang thiết bị giáo dục cũng như các phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng.
- Nhà trường cần tạo điều kiện để HS có thời gian, địa điểm và các phương tiện cần thiết để HS có thể tiến hành các buổi ngoại khóa một cách hiệu quả.
- Nhà trường cần đầu tư nhiều hơn nữa vào hệ thống thư viện để HS có cơ hội để tiếp cận với nguồn thông tin phong phú để phục vụ học tập và mở rộng kiến thức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dr. Grant Kleeman, 2008. Using Cartoons to 
Investigate Geographical Issues, Macquarie University–Sydney.
Gymanasium Niedersachsen, 2006. Geographie.
Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2004. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực. NXBĐHSP.
Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh và nnk, 2007. Sách giáo viên Địa lí 12. NXB Giáo dục.
Đinh Thị Thu Trang, 2006. Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí lớp 12- THPT theo hướng tích cực (SGK thí điểm ban KHTN), Khóa luận tốt nghiệp. ĐHSPHN.
Các trang Web:
www.phuthaigroup.com
 eqn.com.vn
doc.edu.vn
www.slideshare.net
vi.wikipedia.org

File đính kèm:

  • docsu_dung_mo_hinh_phan_tich_swot_trong_day_hoc_dia_li_kinh_te_xa_hoi_viet_nam_lop_12_03_3276.doc
Sáng Kiến Liên Quan