SKKN Xây dựng Rubric trong kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ Văn 11 ở trường Trung học Phổ thông

* Qui trình kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

Bước 1: Phân tích mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá.

Bước 3: Lựa chọn, thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá

Bước 4: Thực hiện kiểm tra, đánh giá

Bước 5: Xử lí, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá

Bước 6: Giải thích kết quả và phản hồi kết quả đánh giá

Bước 7: Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất và năn gl]cj HS.

* Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn

Đánh giá dạy học trong môn Ngữ văn cần bám sát các định hướng về đổi

mới đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình tổng thể nhưng nội dung,

phương pháp cần phù hợp với đặc điểm môn học Ngữ văn nói chung và đặc

điểm môn học này ở cấp THPT nói riêng. Cụ thể cần chú ý:

- Đánh giá cần xuất phát từ các phẩm chất và năng lực của môn học này,

nhất là các năng lực chuyên môn (năng lực ngôn ngữ, văn học).9

- Năng lực ngôn ngữ là năng lực sử dụng tiếng nói và chữ viết trong giao

tiếp thể hiện ở kĩ năng đọc, viết, nói, nghe. Năng lực văn học là khả năng đọc

văn bản văn học, cảm thụ, phân tích, đánh giá văn học; tư duy hình tượng; xúc

cảm thẩm mĩ .Đánh giá năng lực văn học hay ngôn ngữ đều phải thông qua

các hoạt động đọc, viết, nói, nghe.

- Cần kết hợp cả định tính và định lượng.

pdf76 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 3177 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng Rubric trong kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ Văn 11 ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hêm áng sáng, đó 
có thể là ánh sáng dẫn đường cho những gì đẹp đẽ, cho những 
sự lựa chọn sáng suốt của đời người... 
-Hình ảnh “Người ngồi đấy” trầm tư trong cõi riêng, vẫn cái 
già nua của số phận “đầu điểm hoa râm, râu đã ngả màu” 
nhưng “những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự” đã biết 
mất, không còn trăn trở, day dứt nữa. 
-Vẻ đẹp bình thản, sáng trong khi có ánh sáng của cái Đẹp dẫn 
lối “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.”. Đó 
chính là vẻ đẹp của tâm hồn hướng thiện, được cảm hóa bởi 
cái Đẹp. 
→Cái cao cả vượt lên trên cái tầm thường, Cái Đẹp vượt lên 
trên cái ác, cái xấu, được ngợi ca như “thanh âm trong trẻo 
chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.” 
 c. Đánh giá: 
c1. Nghệ thuật: 
+ Đặt nhân vật trong một tình huống đặc biệt 
+ Xây dựng nhân vật qua các phương diện: ngoại hình, nội 
tâm; qua chi tiết đặc sắc (chi tiết chiếc án thư cũ vàng, cây đèn 
leo lét... giàu sức gợi). 
1.0 
59 
+ Sử dụng thủ pháp NT đối lập tưởng phản- thủ pháp của VX 
lãng mạn... 
+ Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, khắc chạm tinh tế, rất tiêu biểu 
cho phong cách Nguyễn Tuân 
+ Lời bình luận trữ tình ngoại đề bộc lộ trực tiếp thái độ của 
tác đối với NV. 
c2. Nội dung: 
+ Vẻ đẹp của nhân vật viên quản ngục: vẻ đẹp của tâm hồn 
đang đấu tranh day dứt với chính mình để hướng thiện cùng 
cái Đẹp. 
+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm nhân văn: đồng cảm, thấu hiểu 
trước những day dứt của số phận, ngợi ca cái đẹp của tâm hồn 
viên quản ngục... 
 Qua đó gửi gắm quan niệm nghệ thuật của NT: Sức mạnh và 
sự cảm hóa của cái Đẹp khiến cho con người biết hướng thiện, 
trước cái Đẹp tâm hồn trở nên sáng trong, thanh thản ... 
c3. Khẳng định tài năng, PCNT và tấm lòng của tác giả... 
c4. Tác động và dấu ấn trong lòng người đọc... 
 4.Chính tả: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,5 
 5. Sáng tạo: Có suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt mới mẻ 0.5 
*Tại lớp 11 M chúng tôi xây dựng rubric chấm cho bài làm văn như sau. Đáp 
án được thể hiện trong rubric sau: 
Tiêu chí Điểm 
1.Cấu trúc bài văn 1.0 
2.Lập luận 4.0 
3.Diễn đạt 1.0 
4.Trình bày 0.5 
5.Sáng tạo 0.5 
Mỗi tiêu chí lại được thể hiện trong 1 rubric cụ thể sau: 
60 
1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (1.0đ) 
Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 
1.0 
Bài viết đầy đủ 3 phần chặt 
chẽ, logic. Mở bài giới thiệu 
được vấn đề cần nghị luận. 
Thân bài tổ chức thành 
nhiều đoạn văn liên kết chặt 
chẽ với nhau để cùng làm 
sáng rõ vấn đề. Phần kết bài 
khái quát được vấn đề 
- Mở bài giới thiệu được vấn đề: 
Nhân vật Viên quản ngục trong 
đoạn trích: Nơi góc chiếc án thư 
cũ nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ 
- Thân bài triển khai được các nội 
dung: tâm trạng của nhân vật, vẻ 
đẹp tâm hồn của nhân vật, đánh giá 
- Kết bài khẳng định lại vấn đề 
0.5 
Bài viết đầy đủ 3 phần 
nhưng chưa được thể hiện 
đầy đủ các luận điểm. Thân 
bài tổ chức thành nhiều 
đoạn văn. 
0.25 
Bài viết đầy đủ 3 phần 
nhưng thân bài chỉ có 1 
đoạn văn. 
0 
Bài viết chưa có bố cục 3 
phần. 
Tiêu chí 2: Lập luận (4.0 điểm) 
Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 
4.0 
Hệ thống luận điểm rõ 
ràng, toàn diện, sâu sắc 
và được làm sáng rõ 
bằng lí lẽ và dẫn 
chứng; Hệ thống luận 
điểm được trình bày 
theo trình tự hợp lí, 
logic, chặt chẽ, thuyết 
phục; Lí lẽ thuyết phục, 
sâu sắc. 
Bài văn có thể trình bày theo những 
cách khác nhau nhưng cần thể hiện 
rõ các vấn đề: 
1.Giới thiệu tác giả N.Tuân, tác 
phẩm Chữ người tử tù. 
2.Cảm nhận về hình tượng nhân vật. 
a.Nhân vật viên quản ngục với cuộc 
đấu tranh dằng xé nội tâm, với 
những băn khoăn, trăn trở, day dứt 
trong đêm đợi tù. 
-Đặt trong một bối cảnh thời gian, 
không gian nghệ thuật: 
2,5- 3.5 
Hệ thống luận điểm 
tương đối rõ ràng, mới 
nêu đượctừ 2/4 – 3/4 
luận điểm và hầu hết 
được làm sáng rõ bằng 
61 
lí lẽ và dẫn chứng; Hệ 
thống luận điểm được 
trình bày theo trình tự 
tương đối hợp lí; Lí lẽ 
hợp lí, trình bày sáng rõ 
+ Cảnh quạnh quẽ của đêm trời tối 
mịt 
+ Những thanh âm hỗn tạp cất lên: 
tiếng kiểng, tiếng mõ, tiếng chó sủa 
ma... 
+ Bên góc chiếc án thư cũ đã nhợt 
màu vàng son, ánh sáng leo lét của 
chiếc đèn... 
-Dáng vẻ, cuộc đấu tranh nội tâm 
của viên quản ngục: 
+ Qua từ ngữ miêu tả trực tiếp tâm 
trạng: khuôn mặt nghĩ ngợi, băn 
khoăn ngồi bóp thái dương... 
+ Qua những nét vẽ về ngoại hình: 
Đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả 
màu, những đường nhăn nheo của 
bộ mặt tư lự... 
+ Qua hình ảnh chiếc án thư cũ đã 
nhợt màu vàng son, ánh sáng leo 
lét của cây đèn (lặp lại hai lần)- ẩn 
dụ cho những sự tồn tại cũ kĩ, tàn 
tạ, yếu ớt... 
b2. Nhân vật viên quản ngục với 
một tâm hồn yêu cái đẹp, hướng 
thiện: 
+ Sống giữa những âm thanh hỗn 
tạp bủa vậy xung quanh vẫn chú ý 
ngước nhìn lên tiếc nuối ngôi sao 
Hôm nhấp nháy- ngôi sao chính vị 
muốn từ biệt vũ trụ - ẩn dụ cho sự ra 
đi của cái Đẹp, cái Tài. 
-Hình ảnh “ba cái tim bấc chụm 
nhau lại, cháy bùng to lên, soi tỏ mặt 
người ngồi đấy”: Không gian có 
thêm áng sáng, đó có thể là ánh sáng 
dẫn đường cho những gì đẹp đẽ, cho 
những sự lựa chọn sáng suốt của đời 
người... 
1.0- 2.0 
Luận điểm chưa rõ 
ràng, mới chỉ nêu được 
1/4 luận điểm, không 
được làm sáng rõ bằng 
lí lẽ và dẫn chứng; Các 
luận điểm trình bày 
theo trình tự chưa hợp 
lí; Lí lẽ chưa rõ ràng. 
0 
Không nêu được luận 
điểm về vấn đề nghị 
luận; Lí lẽ chưa phù 
hợp hoặc chưa đưa ra 
được lí lẽ; Không đưa 
ra được dẫn chứng phù 
hợp với vấn đề cần 
nghị luận 
62 
-Hình ảnh “Người ngồi đấy” trầm tư 
trong cõi riêng, vẫn cái già nua của 
số phận “đầu điểm hoa râm, râu đã 
ngả màu” nhưng “những đường 
nhăn nheo của một bộ mặt tư lự” đã 
biết mất, không còn trăn trở, day dứt 
nữa. 
-Vẻ đẹp bình thản, sáng trong khi có 
ánh sáng của cái Đẹp dẫn lối “mặt 
nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và 
êm nhẹ.”. Đó chính là vẻ đẹp của 
tâm hồn hướng thiện, được cảm hóa 
bởi cái Đẹp. 
Cái cao cả vượt lên trên cái tầm 
thường, Cái Đẹp vượt lên trên cái 
ác, cái xấu 
c. Đánh giá: 
.Nghệ thuật: 
+ Đặt nhân vật trong một tình huống 
đặc biệt 
+ Xây dựng nhân vật qua các 
phương diện: ngoại hình, nội tâm; 
qua chi tiết đặc sắc 
+ Sử dụng thủ pháp NT đối lập 
tưởng phản- thủ pháp của VX lãng 
mạn... 
+ Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, khắc 
chạm tinh tế, rất tiêu biểu cho phong 
cách Nguyễn Tuân 
+ Lời bình luận trữ tình ngoại đề bộc 
lộ trực tiếp thái độ của tác đối với 
nhân vật. 
. Nội dung: 
+ Vẻ đẹp của nhân vật viên quản 
ngục: vẻ đẹp của tâm hồn đang đấu 
tranh day dứt với chính mình để 
hướng thiện cùng cái Đẹp. 
63 
+ Thể hiện tư tưởng, tình cảm nhân 
văn: đồng cảm, thấu hiểu trước 
những day dứt của số phận, ngợi ca 
cái đẹp của tâm hồn viên quản 
ngục... 
 Qua đó gửi gắm quan niệm nghệ 
thuật của NT: Sức mạnh và sự cảm 
hóa của cái Đẹp khiến cho con 
người biết hướng thiện, trước cái 
Đẹp tâm hồn trở nên sáng trong, 
thanh thản ... 
.Khẳng định tài năng, PCNT và tấm 
lòng của tác giả... 
Tiêu chí 3: Diễn đạt (1.0 điểm) 
Điểm Mô tả tiêu chí 
1.0 
Vốn từ ngữ phong phú; có từ hay, biểu cảm; kiểu câu đa dạng; 
Sử dụng phép liên kết đa dạng, linh hoạt để liên kết chặt chẽ 
các đoạn, các câu với nhau; Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, 
ngữ pháp 
0.5 
Vốn từ tương đối phong phú, kiểu câu đa dạng; Sử dụng được 
phép liên kết để liên kết chặt chẽ các đoạn, các câu với nhau; 
Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 
0.25 
Vốn từ còn khá ít, câu đơn điệu; Sử dụng phép liên kết để liên 
kết chặt chẽ các đoạn, các câu với nhau ở 1 số chỗ; Mắc khá 
nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 
0 
Vốn từ còn nghèo nàn, câu đơn điệu; Chưa sử dụng được 
phép liên kết hoặc sử dụng chưa phù hợp để liên kết các đoạn, 
các câu với nhau; Mắc rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ 
pháp 
Tiêu chí 4: Trình bày (0.5điểm) 
Điểm Mô tả tiêu chí 
0.5 
Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài sạch sẽ, không có chỗ gạch, 
xóa 
0.25 Chữ viết tương đối rõ, có một số chỗ gạch, xóa 
64 
0 
Chữ viết không rõ ràng, cẩu thả, khó đọc; bài văn trình bày 
không sạch sẽ, quá nhiều chỗ gạch xóa. 
 Tiêu chí 5: Sáng tạo (0,5điểm) 
Điểm Mô tả tiêu chí 
0.5 
Có 1 số chỗ thể hiện quan điểm, cách nhìn mới và cách diễn 
đạt độc đáo, mới mẻ 
0 
Không có cái nhìn mới và không có chỗ diễn đạt sáng tạo, 
mới mẻ 
VI. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
* Kết quả KTĐG kiểm tra giữa kì I 
Lớp 
Giỏi Khá TB Yếu 
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 
11M 3/42 7.1% 15/42 35.7% 20/42 47.6% 4/42 9.6% 
11G 2/36 5,6% 9/36 25% 22/36 61,1% 3/36 8.3% 
 Cùng 2 lớp đó tổng hợp kết quả KTĐG giữa kì II như sau: 
Lớp 
Giỏi Khá TB Yếu 
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 
11M 4/42 9.5% 16/42 38% 22/42 52.5% 
11G 12/36 33.3% 21/36 58.3% 3/36 8.4% 
Nhìn vào bảng thống kê điểm kiểm tra giữa kì I cuối kì I của lớp thực 
nghiệm 11M và lớp đối chứng 11G ta thấy: kết quả lớp thực nghiệm cao hơn 
hẳn so với lớp đối chứng. Ở lớp 11M sau khi trả bài viết giữa kì I đến bài viết 
cuối kì I, HS giỏi đã tăng lên từ 7.1% lên 9.5 %. Đặc biệt nếu giữa kì I còn 4 
HS yếu chiếm tỉ lệ 9.6% thì đến cuối kì đã không còn HS yếu nữa. Điều đó 
chứng tỏ các em đã hoàn toàn nhận ra và biết phát huy những ưu điểm đồng 
thời biết cách khắc phục những hạn chế của mình.Trong khi đó ở lớp đối chứng 
ta thấy: HS giỏi giảm. Từ giữa kì I có 2/36 em thì cuối kì không có em nào đạt 
loại giỏi. Điều này có thể lí giải như sau: Có thể đó là sự may mắn trong thi cử 
vì kì I là đề nghị luận xã hội có thể trúng vùng kiến thức mà HS am hiểu. Nhưng 
đến cuối kì I, thì lại là đề nghị luận văn học đòi hỏi năng lực cảm thụ thẩm mĩ 
thì ngay lập tức HS bộc lộ đúng khả năng của mình. Một phần con số này cũng 
phản ánh là kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học chưa tốt. Đó là HS giỏi còn 
HS yếu thì tỉ lệ không giảm. Một vài con điểm chưa thể nói hết lên được cả quá 
65 
trình học tập của HS nhưng với con điểm này thì chứng tỏ là HS chưa nhận ra 
và chưa biết cách khắc phục những điểm yêu trong kĩ năng viết bài văn nghị 
luận của mình. 
Tóm lại, sử dụng rubric là một công cụ hữu hiệu giúp GV có thể kiểm 
tra đánh giá một cách toàn diện, chi tiết, cụ thể năng lực của HS trên từng tiêu 
chí. Xây dựng rubric là cách đánh giá tiến tới mục đích là học tập, vì học tập 
trong đó HS thực sự chủ động, tự giác, nhận ra những mặt nào mình cần phát 
huy, những mặt nào mình cần khắc phục để có sự tiến bộ trong học tập. Tất 
nhiên để có được thành quả thì người GV thực sự phải đầu tư, phải đổi mới. 
C. PHẦN KẾT LUẬN 
1. Quá trình nghiên cứu 
SKKN được thực hiện từ tháng 10/2020 đến 15/3/2021 với sự nghiên 
cứu nghiêm túc các tài liệu về các chương trình tập huấn về chương trình GDPT 
mới,về đổi mới phương pháp dạy học; về Vận dụng cách đánh giá PISA vào 
đổi mới đánh giá giáo dục phổ thông và nhiều tài liệu mang tính pháp lí khác 
(xem thêm mục tài liệu tham khảo). 
2. Ý nghĩa của đề tài 
Với bản thân: Đề tài là 1 quá trình nghiên cứu, vận dụng nhằm đáp ứng 
yêu cầu đổi mới, nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình kiểm tra đánh giá theo 
định hướng phát triển năng lực đối với 1 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy 
môn Ngữ văn 11. 
Với đồng nghiệp, với bộ môn Ngữ văn: Góp phần đưa ra một số giải 
pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm tra đánh giá 
theo định hướng phát triển năng lực môn Ngữ văn 11 nói riêng và môn Ngữ 
văn nói chung. 
3. Phạm vi và nội dung ứng dụng vào thực tiễn 
Phạm vi, địa bàn khảo sát của đề tài là 3 trường THPT trên địa bàn huyện 
Thanh Chương tỉnh Nghệ An nhưng nội dung đề tài có thể áp dụng được cho 
tất cả các trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An hay các trường THPT nói chung 
trên cả nước. 
4. Đề xuất 
Qua quá trình nghiên cứu,chúng tôi nhận thấy đề tài: Xây dựng rubric 
trong kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực thật sự mang tính 
khả thi. Và để nâng cao chất lượng của kiểm tra đánh giá, chúng tôi xin đề xuất 
1 vài ý kiến nhỏ như sau: 
Đối với GV: Phải linh hoạt, thực sự đổi mới trong kiểm tra đánh giá. 
Đối với các cấp quản lý có thể nghiên cứu và xây dựng kế hoạch tập huấn 
cho giáo viên về kiểm tra đánh giá bằng công cụ rubric. 
66 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG KIỂM TRA 
ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 11 Ở TRƯỜNG THPT 
1.1. Phiếu khảo sát dành cho GV (Dành cho GV đang dạy học Ngữ văn 
cấp THPT) 
 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
 Kính gửi các thầy (cô) ! 
Những thông tin mà thầy (cô) cung cấp dưới đây sẽ là cơ sở để chúng tôi tiến 
hành một nghiên cứu về tình hình KTĐG trong dạy học môn Ngữ văn ở trường 
phổ thông hiện nay. 
I. THÔNG TIN CHUNG CHO GIÁO VIÊN ĐƯỢC THAM GIA KHẢO 
SÁT 
Thầy (cô) hãy cho chúng tôi biết một số thông tin dưới đây: 
- Thầy (cô) đang dạy lớp:  
- Số năm thầy (cô) tham gia giảng dạy bậc THPT: 
II. PHẦN CÂU HỎI KHẢO SÁT 
Thầy (cô) hãy chọn cho mình một đáp án trong những câu hỏi dưới đây bằng 
cách khoanh tròn vào đáp án đó: 
1. Mục đích chung của của việc kiểm tra, đánh giá trong giáo dục là: 
a. Đánh giá, ghi điểm số, xếp loại chất lượng học tập. 
b. Thu thập thông tin để ra các quyết định về dạy học 
c. Xác định mức độ đạt được của học sinh về mục tiêu học tập; Đánh giá, 
phản hồi thường xuyên về năng lực tạo lập văn bản và một số năng lực khác 
trong suốt quá trình dạy học. 
d. Hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh 
2. Trong quá trình tiến hành kiểm tra, đánh giá, thầy (cô): 
a. Là người duy nhất kiểm tra, nhận xét, đánh giá năng lực của HS. 
b. Thỉnh thoảng yêu cầu HS tự đánh giá năng lực của mình và đánh giá 
năng lực của các bạn cùng nhóm, khác nhóm trong lớp bên cạnh đánh giá 
của GV. 
c. Thường xuyên kết hợp song song đánh giá của GV, tự đánh giá của HS 
và HS đánh giá ngang hàng lẫn nhau. 
3.Theo thầy (cô), năng lực nào của HS cần được quan tâm đánh giá trong 
khi dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông? 
67 
a. Sự hiểu biết về văn bản, vể các tác giả, đoạn thơ, đoạn văn. được qui 
định dạy học trong nhà trường phổ thông. 
b. Kĩ năng tạo lập kiểu văn bản nói, viết 
c. Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác nhóm, tinh thần, thái độ học tập 
4. Để đo lường, đánh giá năng lực của HS, thầy (cô) thường dùng công cụ 
nào dưới đây: 
a. Đáp án, hướng dẫn chấm điểm truyền thống do thầy (cô) soạn hoặc được 
ban hành từ Sở, Bộ GD&ĐT. 
b. Bảng tiêu chí đánh giá, Bảng hướng dẫn chấm (bảng Rubric theo hướng 
dẫn của Bộ tại công văn 8773/BGDĐT- GDTrH ngày 30/12/2010, về Hướng 
dẫn biên soạn đề kiểm tra) 
c. Cả hai công cụ trên. 
5. Trong KTĐG, thầy (cô) có bao giờ công khai các tiêu chí đánh giá trước 
khi yêu cầu HS tiến hành một hoạt động kiểm tra đánh giá không ? 
a. Có 
b. Có nhưng ít khi 
c. Chưa bao giờ 
6. Để tiến hành đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của HS, thầy 
(cô) thường xuyên dùng phương pháp đánh giá nào dưới đây: 
a. Kiểm tra viết sau khi đã cung cấp hệ thống câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. 
b. Quan sát 
c. Hồ sơ học tập 
d. Rubric 
7. Những đề xuất của thầy/cô (nếu có) về cách kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn 
THPT: 
...
..............Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, đóng góp ý kiến của thầy (cô), 
chúc thầy (cô) sức khỏe, công tác tốt. 
68 
PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG 
DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 
(Dành cho HS đang học Ngữ văn cấp THPT) 
(Dùng trong trường hợp trước khi thực nghiệm) 
Các em học sinh thân mến ! 
Những thông tin mà các em cung cấp dưới đây sẽ là cơ sở để chúng tôi tiến 
hành một nghiên cứu về tình hình KTĐG MÔN Ngữ văn 11 văn ở trường THPT 
hiện nay. 
I. THÔNG TIN CHUNG CHO HỌC SINH ĐƯỢC THAM GIA 
KHẢO SÁT 
Các em hãy cho chúng tôi biết một số thông tin dưới đây: 
- Em đang học lớp:  Nam/nữ:.. 
- Chương trình cơ bản:Nâng cao:.. 
II. PHẦN CÂU HỎI KHẢO SÁT 
Hãy vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án mà em chọn 
1. Theo các em, mục đích của việc kiểm tra đánh giá của môn Ngữ văn 
trong nhà trường phổ thông là nhằm: 
a. Đánh giá, ghi điểm số, xếp loại chất lượng học tập. 
b. Thu thập thông tin để ra các quyết định về dạy học 
c. Xác định mức độ đạt được của học sinh về mục tiêu học tập; Đánh 
giá, phản hồi thường xuyên về năng lực tạo lập văn bản và một số năng 
lực khác trong suốt quá trình dạy học. 
d. Hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh 
2. Trong quá trình kiểm tra đánh giá, GV của em đã tổ chức cho những 
thành phần nào được đánh giá dưới đây và mức độ ra sao ? 
(Đánh dấu x vào ô mức độ cho nội dung mà GV của em đã thực hiện) 
Thành phần tham gia đánh giá 
 Mức độ 
Rất 
thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Không 
thường 
xuyên 
Không 
bao giờ 
HS tự đánh giá 
HS đánh giá các trong lớp 
GV đánh giá HS 
69 
3. Trong giờ trả bài viết định kì, GV của các em tiến hành các hoạt động 
này như thế nào ? 
Hoạt động Mức độ 
Rất 
thường 
xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Không 
bao giờ 
thực hiện 
Đánh giá, nhận xét bài viết cho HS 
Yêu cầu HS tự đánh giá bài viết 
Yêu cầu HS đánh giá bài viết của bạn cùng lớp 
Yêu cầu HS sửa bài viết và có theo dõi việc 
thực hiện của HS 
Lấy giờ trả bài viết để dạy bài tiết trước chưa 
xong 
Phê bình HS 
Động viên, khích lệ HS 
Chỉ đọc điểm, vô điểm vào sổ 
4. Theo em, quá trình kiểm tra đánh giá, trả bài viết định kì, ai là người cần 
có quyền được tham gia hoạt động nhận xét, đánh giá và mức độ quan trọng 
ra sao ? 
(Đánh dấu x vào ô mà em chọn) 
Thành phần Mức độ 
Rất quan trọng Không quan trọng 
Giáo viên 
Học sinh 
5. Em có thích được GV hướng dẫn cách tự đánh giá bài viết định kì của 
mình và đánh giá, đối chiếu với bài viết của các bạn cùng lớp không ? 
a. Có b. Không 
Vì sao ? : 
 .. 
70 
 6. Trong kiểm tra đánh giá, khi trả bài kiểm tra, GV có nhận xét trong bài làm 
của các theo từng tiêu chí cụ thể không: 
 a. Không bao giờ 
b. Ít khi 
c. Thường xuyên. 
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các em, chúc các em học tập 
ngày càng tiến bộ. 
71 
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO VIỆC KIỂM TRA 
ĐÁNH GIÁ KẾT HỢP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
 Sản phẩm học tập của học sinh khi học bài Chí Phèo 
72 
 Học sinh thuyết trình 
73 
Màn hóa thân thành nhân vật Chí Phèo 
74 
 Màn hóa thân thành nhân vật Thị Nở 
75 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
Tiếng Việt 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng 
thể. Hà Nội. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông 
môn Ngữ văn. Hà Nội. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Hướng dẫn dạy học theo chương trình 
giáo dục phổ thông mới. Những vấn đề chung, Hà Nội 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo- Cục quản lí chất lượng (2019), Tài liệu tập 
huấn: Vận dụng cách đánh giá PISAvào đổi mới đánh giá giáo dục phổ 
thông,Hà Nội. 
5. Bộ GDĐT, Dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông (2010), Tài 
liệu tập huấn Đổi mới kiểm tra kết quả học tập của học sinh trung học 
phổ thông, Hà Nội. 
6. Nguyễn Thành Ngọc Bảo. (2018). Rubric đánh giá năng lực tạo lập văn 
bản nghị luận văn học của học sinh THPT, Tạp chí khoa học,(15),10 
7. Tôn Quang Cường (2009), “Áp dụng đánh giá theo Rubric trong dạy 
học”, Tạp chí Giáo dục, kì 1, (221), 47. 
8. Lê Hồ Quang (sưu tầm, tổng hợp) (2019), Các vấn đề của dạy học Ngữ 
Văn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.Vinh 
9. Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Bùi Minh Đức (chủ biên), Đỗ Thu 
Hà, Phạm Thị Hiền, Lê Thị Minh Nguyệt (2020), Dạy học phát triển 
năng lực môn Ngữ Văn trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm 
10. Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Bùi Minh Đức- Nguyễn Thành Thi. 
(2019), Hướng dẫn dạy học phát triển năng lực môn Ngữ Văn trung 
học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới, NXB Đại 
học sư phạm 
11. Phạm Thị Thu Hương (chủ biên), Trịnh Thị Màu- Trịnh Thị Lan- 
Trịnh Thị Bích Thủy. (2019), Phát triển năng lực Đọc hiểu văn bản 
văn chương qua hệ thống phiếu học tập lớp 10 tập 1, NXB Đại học sư 
phạm. 
Tiếng Anh 
12. Andrade H. G (2005), “Teaching with Rubrics: The Good, the Bad, 
and the Ugly”, College Teaching, (53), pp. 27- 30 

File đính kèm:

  • pdfskkn_xay_dung_rubric_trong_kiem_tra_danh_gia_theo_dinh_huong.pdf
Sáng Kiến Liên Quan