SKKN Sử dụng phiếu học tập để dạy - học các bài “Phong cách ngôn ngữ” trong chương trình Ngữ văn THPT nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

Thực trạng về phương pháp dạy - học các bài “Phong cách ngôn ngữ” trong sách giáo viên

Sách GV Ngữ văn 10 (tập 1, NXB Giáo dục tr 147), khi hướng dẫn giảng dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” (tiết 1) có viết: “GV cần sử dụng thao tác khái quát hóa các hiện tượng cụ thể, tức là từ hiện tượng sử dụng ngôn ngữ để đi đến khái niệm. Muốn khái quát hóa hiện tượng sử dụng ngôn ngữ, GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác:

a, Nêu hiện tượng: đọc ví dụ (yêu cầu đọc đúng và diễn cảm)

b,Trả lời câu hỏi và nhận xét về hiện tượng, rút ra định nghĩa hoặc tính chất, đặc điểm sơ bộ.”. Và sau đó sách GV hướng dẫn tiến trình bài học bằng cách nêu các các câu hỏi đàm thoại, các kiến thức về đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Sách GV Ngữ văn 10 (tập 2, NXB Giáo dục tr 147), phần hướng dẫn phương pháp dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” viết: “Giảng dạy bài này muốn đạt kết quả cao, GV nhất thiết phải hướng dẫn cho HS chuẩn bị bài kĩ lưỡng ở nhà, đặc biệt là những câu hỏi trọng tâm. Cũng có thể điều chỉnh bổ sung câu hỏi, nếu thấy cần thiết. Đến lớp GV có thể chia nhóm để HS phát biểu, thảo luận. Trên cơ sở đó GV tổng kết giải đáp, khắc sâu một số vấn đề quan trọng.”

Sách GV Ngữ văn 11 (tập 1, NXB Giáo dục tr 144), hướng dẫn phương pháp dạy học “Phong cách ngôn ngữ báo chí” viết:

“+ Đọc ở lớp các bài báo hoặc đoạn trích trong SGK để HS nhận thức trực quan về ngôn ngữ báo chí. GV không coi nhẹ và bỏ qua các ngữ liệu mà cần kết hợp dạy cách đọc mạch lạc, tự nhiên, diễn cảm.

+ Nêu câu hỏi, hướng dẫn HS hình thành khái niệm; khái quát đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.

+Cho HS đàm thoại, tổng kết”

Sách GV Ngữ văn 11 (tập 2, NXB Giáo dục tr 126), hướng dẫn phương pháp dạy học “Phong cách ngôn ngữ chính luận” cũng viết:

“Gv kết hợp trình bày vừa đàm thoại vừa diễn giảng và hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi đã được chuẩn bị trước.”

Sách GV Ngữ văn 12 (tập 1, NXB Giáo dục tr 64) hướng dẫn phương pháp dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ khoa học” viết: “ Để đi tới các khái niệm trên, GV phải cho HS tìm nhiều ví dụ trong thực tế về hai phương diện:

a, Các dạng và các loại văn bản của ngôn ngữ khoa học

+ Các dạng: dạng viết (báo cáo khoa học, luận văn, luận án, sách giáo khoa.) và dạng nói (bài giảng, nói chuyện khoa học, thảo luận, tranh luận khoa học.)

+ Các loại văn bản khoa học: loại văn bản khoa học chuyên sâu, loại văn bản khoa học giáo khoa, loại văn bản khoa học phổ cập.

+ Từ nhận xét về các dạng, các loại văn bản khoa học, rút ra định nghĩa ngôn ngữ khoa học.

 

doc71 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phiếu học tập để dạy - học các bài “Phong cách ngôn ngữ” trong chương trình Ngữ văn THPT nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Kĩ thuật động não
3. Phương tiện dạy học: Phiếu học tập số 7
4. Tổ chức hoạt động (2 phút)
Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Chuyển giao nhiệm vụ (1 phút): 
Bước 1- GV phát PHT số7 (hoặc đọc yêu cầu của bài tập) cho cá nhân HS làm ở nhà: (Xem phần cuối giáo án)
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện PHT số 7 (ghi câu hỏi vào vở)
Bước 3: GV có thể kiểm tra việc học ở nhà bằng cách yêu cầu HS chuyển bài đã làm qua nhóm zalo do GV lập.
Bước 4: HS nạp kết quả
Bước 5: GV chấm và chỉnh sửa (nếu cần). 
V. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Thực hiện nhiệm vụ (ở nhà) 
- Cá nhân HS hoàn thành bài tập PHT số 7 ở nhà.
CÁC PHT SỬ DỤNG KHI DẠY - HỌC
BÀI “PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC” - NGỮ VĂN 12
Trường THPT  Lớp 12 D1
Phiếu học tập số 1: 	Bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Người thực hiện: .
Thời gian thực hiện: 3 phút
Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của các đoạn văn bản sau đây?Nêu những dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ đó?
Ví dụ 1: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”.
Trả lời: ......
.......
Ví dụ 2: “Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn 4000 người tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia Tây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái”
Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn noạn, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với vùng dịch để giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra.
Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạt nước ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân viên y tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũng gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây.
Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốc tế không “quay lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia và thiết bị tới đây để dập dịch không chỉ là hành động mang tính nhân văn, mà còn thắp lên tia hi vọng cho hàng triệu người Phi ở khu vực này”.
(Dẫn theo nhân dân.Com.vn)
Trả lời: ......
.......
Ví dụ 3: “ Nhà di truyền học lấy một tế bào của các sợi tóc tìm thấy trên thi thể nạn nhân từ nước bọt dính trên mẩu thuốc lá. Ông đặt chúng vào một sản phẩm dùng phá hủy mọi thứ xung quanh DNA của tế bào.Sau đó, ông tiến hành động tác tương tự với một số tế bào máu của nghi phạm.Tiếp đến, DNA được chuẩn bị đặc biệt để tiến hành phân tích.Sau đó, ông đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền dòng điện qua keo. Một vài tiếng sau, sản phẩm cho ra nhìn giống như mã vạch sọc (giống như trên các sản phẩm chúng ta mua) có thể nhìn thấy dưới một bóng đèn đặc biệt. Mã vạch sọc DNA của nghi phạm sẽ đem ra so sánh với mã vạch của sợi tóc tìm thấy trên người của nạn nhân”.
 (Nguồn: Le Ligueur, 27 tháng 5 năm 1998) 
Trả lời: ......
.......
Trường THPT  Lớp 12 D1
Phiếu học tập số 2: 	Bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Người (Nhóm) thực hiện: .
Thời gian thực hiện: 8 phút
Em hãy đọc phần I- Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học 
Đọc Mục 1: Văn bản khoa học - ví dụ a, b, c SGK trang 71, 72 và hãy trả lời câu hỏi bằng cách điền vào bảng sau: 
 Ví dụ
Phương diện
Văn bản 1
Văn bản 2
Văn bản 3
Đề cập nội dung gì?
Đối tượng tiếp nhận là ai?
Thuộc loại VB khoa học nào? (chuyên sâu, giáo khoa, phổ cập) 
Ví dụ tương tự
- Từ phân tích 3 ngữ liệu trên em hãy rút ra kết luận: 
+ Văn bản khoa học là gì?  .
+ Văn bản khoa học có mấy loại? Hãy phân loại văn bản khoa học bằng cách hoàn thiện bảng sau: 
 Loại VB 
Tiêu chí 
VBKH chuyên sâu
VBKH 
giáo khoa
VBKH 
phổ cập
Gồm các loại VB
Đặc điểm nội dung
Đặc điểm hình thức
Trường THPT  Lớp 12 D1
Phiếu học tập số 3: 	Bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Người (Nhóm) thực hiện: .
Thời gian thực hiện: 10 phút
Em hãy đọc các văn bản khoa học sau đây và hãy cho biết: 
- Văn bản này thuộc lĩnh vực khoa học nào? (KH tự nhiên, KH xã hội, KH công nghệ) 
- Văn bản này tồn tại ở dạng nào? (Nói hay viết)
- Sử dụng ngôn ngữ hay kết hợp các phương tiện khác?
Văn bản 1: Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống con người: 70% cơ thể người là nước. Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, có vai trò vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, thanh lọc thận,...Đối với đời sống hàng ngày, nước là thứ không thể thay thế: dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước dùng để uống, chế biến thực phẩm, để tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh Không những vậy nước còn được sử dụng trong phát triển các ngành kinh tế: cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, phát triển thủy điện, sử dụng trong các nhà máy lọc sàng nguyên liệu Không có nước sạch, cuộc sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nguồn nước sạch ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang ngày càng bị ô nhiễm, nhiều dòng sông trở thành “dòng sông chết”. Hậu quả là nhiều quốc gia hiện nay đang thiếu nước sạch trầm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước.
Văn bản 2: Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn đó gọi là một bản của tụ điện.
Tụ điện dùng để chứa điện tích.
Tụ điện phẵng gồm hai bản kim loại phẵng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.
Kí hiệu tụ điện 
Văn bản 3: Robot có nghĩa là người máy là một loại máy có thể thực hiện những công việc một cách tự động bằng sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình.
Rôbốt là một tác nhân cơ khí, nhân tạo, ảo, thường là một hệ thống cơ khí - điện tử. Với sự xuất hiện và chuyển động của mình, robot gây cho người ta cảm giác rằng nó giác quan giống như con người. Từ "robot" thường được hiểu với hai nghĩa: robot cơ khí và phần mềm tự hoạt động. Về lĩnh vực Robot, Mỹ và Nhật Bản là những nước đi đầu thế giới về lĩnh vực này
Hầu hết các robot đều sử dụng động cơ điện, chủ yếu là động cơ DC chổi than hoặc không chổi than được dùng trong các robot di động hoặc động cơ AC dùng trong các robot công nghiệp và các máy CNC. Chúng thích hợp trong các hệ thống nhẹ tải, và dạng chuyển động chủ yếu là chuyển động quay.
Văn bản 4: Bài thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩ: 
Sau khi phân tích các ví dụ, em hãy hệ thống kiến thức về ngôn ngữ khoa học bằng cách hoàn thành sơ đồ tư duy sau: 
Ngôn ngữ KH
 	 Các lĩnh vực 	 Các dạng
Trường THPT  Lớp 12 D1
Phiếu học tập số 4: 	Bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Người (Nhóm) thực hiện: ..
Thời gian thực hiện: 10 phút
Em hãy đọc mục: 
1. Tính khái quát, trừ tượng
2. Tính lí trí, logic
3. Tính khách quan, phi cá thể
Và đọc văn bản khoa học sau đây rồi trả lời câu hỏi: 
Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá, mảnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3km, một di chỉ xưởng (vừa là nơi cư trú vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn. 
a. Đặc điểm từ ngữ của văn bản? (Gợi ý: Sử dụng các thuật ngữ khoa học nào? Thuộc lĩnh vực nào? Từ ngữ đơn nghĩa hay đa nghĩa?)
b. Câu văn có đặc điểm gì? (Gợi ý: Cấu trúc ngữ pháp câu văn như thế nào? Câu đơn nghĩa hay đa nghĩa? Câu nào chứa đựng một phán đoán logic?)
c. Cấu tạo đoạn văn như thế nào? (Gợi ý: Đoạn văn trình bày theo các diễn dịch hay qui nạp? Câu nào là câu chủ đề? Các câu có sử dụng biện pháp tu từ không? 
d. Văn bản có biểu lộ cảm xúc của cá nhân người viết không?
Sau khi trả lời các câu hỏi trên, em hãy hoàn thành bảng tổng hợp kiến thức về đặc trưng của “Phong cách ngôn ngữ khoa học” sau đây: 
Đặc trưng
PCNNKH
Biểu hiện
Từ ngữ
Câu văn
Cấu tạo văn bản
Tính khái quát, trừ tượng
Tính lí trí, logic
Tính khách quan, phi cá thể
Trường THPT  Lớp 12 D1
Phiếu học tập số 5: 	Bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Người (Nhóm) thực hiện: .
Thời gian thực hiện: 10 phút
Bài tập trắc nghiệm: 
Câu 1: Đặc trưng nào sau đây không thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học?
A. Tính trừu tượng, khái quát
B. Tính biểu cảm, cảm xúc
C. Tính lí trí, lôgic
D. Tính khách quan, phi cá thể hoá
Câu 2: Loại văn bản nào sau đây không thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học?
A. Truyện ngắn và bài phê bình văn học
B. Bài đánh giá khoa học
C. Luận văn
D. Bài giới thiệu cây thuốc
Câu 3: Những phương tiện từ ngữ nào không được dùng trong văn bản khoa học?
A. Thuật ngữ khoa học
B. Từ ngữ trung hoà sắc thái biểu cảm
C. Kí hiệu bằng chữ và số
D. Các phương tiện tu từ
Câu 4: Đặc điểm nào có trong thuật ngữ khoa học?
A. Tính nhiêu nghĩa
B. Tính cá thể hoá
C. Tính hình tượng
D. Tính khái quát
Câu 5: Kiểu câu nào sau đây thường dùng trong phong cách ngôn ngữ khoa học?
A. Câu tinh lược thành phần
B. Câu đáo bổ ngữ
C. Câu đặc biệt
D. Câu có cấu trúc mệnh đề
Câu 6: Nghĩa nào sau đây của từ sóng được dùng trong phong cách ngôn ngữ khoa học?
A. Sự chuyển động của nước trên bề mặt (sóng biển)
B. Chuyên động của âm thanh, ánh sáng (sóng âm, bước sóng)
Câu 7: Nghĩa nào sau đây của từ nước được dùng trong phong cách ngôn ngữ khoa học?
A. Chất lỏng ở ao, hồ, sông, suối,... dùng làm thức uống cho người hoặc động vật hoặc để tưới cho cây cối.
B. Hợp chất được tạo bởi hai phân tử H và một phân tử oxy
Câu 8: Phong cách khoa học khác phong cách nghệ thuật ở chỗ: 
A. Phong cách khoa học có tính lôgíc lí trí, phong cách nghệ thuật có tính truyền cảm, cảm xúc.
B. Phong cách khoa học có tính lôgíc lí trí, phong cách nghệ thuật có tính sinh động? hấp dẫn, lôi cuốn.
C. Phong cách khoa học có tính lôgíc lí trí, phong cách nghệ thuật có tính khả thi.
D. Phong cách khoa học có tính lôgíc lí trí, phong cách nghệ thuật có tính lập luận đanh thép.
Câu 9: Thuật ngữ khoa học là: 
A. Từ ngữ được dùng trong văn bản khoa học
B. Từ ngữ được dùng để gọi tên một khái niệm khoa học
C. Từ ngữ được dùng để giải thích một khái niệm khoa học
D. Từ ngữ được dùng để phân tích một hiện tượng khoa học
Câu 10: Văn bản nào sau đây không được xếp vào loại văn bản giáo khoa
A. Sách giáo khoa
B. Sách hướng dẫn giảng dạy của giáo viên
C. Sách bài tập của học sinh
D. Sách hướng dẫn chữa bệnh bằng các loại thảo dược
Bài tập tự luận
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 
Tâm lý học nghiên cứu về tiến trình thần kinh và hành vi. Thuật ngữ tâm lý học (Psychology) xuất phát từ tiếng Hy Lạp "Psyche" có nghĩa là "hơi thở, tinh thần, tâm hồn" và "logia" có nghĩa là "nghiên cứu về". Tâm lý học bắt nguồn từ sinh học và triết học và có mối quan hệ chặt chẽ với các chuyên ngành khác bao gồm: xã hội học, y học, ngôn ngữ học và nhân học.
 Một trong những huyền thoại phổ biến nhất về tâm lý học là nó chỉ là "những nhận thức thông thường". Không giống với những nhận thức thông thường, tâm lý học dựa trên những phương pháp khoa học nghiên cứu những câu hỏi để đi đến kết luận. Nhà tâm lý học dùng một loạt các kỹ thuật đề nghiên cứu tâm trí và hành vi con người, bao gồm: quan sát tự nhiên, thực nghiệm, nghiên cứu trường hợp và dùng bảng hỏi.
()Có rất nhiều phân ngành trong tâm lý học. Các bạn sinh viên thường được giới thiệu các khám phá cơ bản trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, nhưng sự khám phá sâu hơn ở từng lĩnh vực cụ thể (trong tâm lý học) phụ thuộc vào các khóa học mà bạn chọn. Một số phân ngành lớn trong tâm lý học là: tâm lý học lâm sàng, tâm lý học nhân cách, tâm lý học nhận thức, tâm lý học phát triển và tâm lý học xã hội." 
 (Bài dịch của Lê Thanh Nhân về vấn đề "Tâm lý học")
1. Văn bản trên trình bày nội dung khoa học gì? Thuộc ngành khoa học nào?
2. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?
3. Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học trong văn bản trên? 
Trường THPT  Lớp 12 D1
Phiếu học tập số 6: 	Bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Người (Nhóm) thực hiện: .
Thời gian thực hiện: 8 phút, Trình bày 1 phút.
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn thuộc văn bản khoa học phổ cập nói về sự cần thiết phải mang khẩu trang trong phòng chống dịch COVID-19.
Trường THPT  Lớp 12 D1
Phiếu học tập số 7: 	Bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
	Người (Nhóm) thực hiện: .
	Thời gian thực hiện: Ở nhà
1. Sưu tầm các văn bản khoa học thuộc các loại văn bản sau: Văn bản khoa học chuyên sâu, Văn bản khoa học giáo khoa, Văn bản khoa học phổ cập.
2. Phân tích các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học trong các văn bản đã sưu tầm được ở bài 1. 
3. Giả sử em là một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về văn học dân gian, em hãy viết bài văn giới thiệu về Văn học dân gian Việt Nam.
V. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
1. Qua thông tin điều tra, phỏng vấn: Thông qua phiếu hỏi điều tra thông tin phản hồi về việc học bằng PHT (điều tra số HS ở 2 lớp sử dụng PHT 11C1, 12D1): 
TT
Câu hỏi thăm dò
Số lượng HS được hỏi (80 em)
Có
Tỉ lệ
Không
Tỉ lệ
1
Em có thích sử dụng PHT khi học “Phong cách ngôn ngữ” không?
71
88,75%
09
11,25%
2
Việc sử dụng PHT có giúp em tự học được không?
74
92,5%
06
7,5%
3
Có nên tiếp tục sử dụng PHT để học các bài “Phong cách ngôn ngữ” không?
74
92,5%
06
7,5%
4
Sau khi học bằng PHT em thấy mình có tự tin hơn khi đọc hiểu và viết các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ.. không?
75
93,75%
05
6,25%
5
Kết quả học tập của em có được cải thiện hơn không?
75
93,75%
05
6,25%
2. Qua bài tập vận dụng sau tiết học (Qua bài kiểm tra sau khi học)
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra bằng các bài tập tự luận trả lời ngắn (Dạng PHT số 6) ở 2 lớp 11C1, 12D1 (có áp dụng PHT) và đối chứng với lớp 11A2, 12A2 (không sử dụng PHT). Kết quả như sau: 
Năm học
Lớp
Khá - Giỏi
Trung bình
Yếu - Kém
(6,5 - 10 điểm)
(5 - 6,4 điểm)
(dưới 5 điểm)
Số bài
Tỉ lệ %
Số bài
Tỉ lệ %
Số bài
Tỉ lệ %
2020 - 2021
11C1 (40 HS - Sử dụng PHT)
18
45%
15
37,5%
7
17.5%
11A2 (40 HS- Không 
sử dụng PHT)
8
20%
23
57,5%
9
22,5%
2020 - 2021
12D1 (40 HS
 sử dụng PHT)
16
40%
20
50%
4
10%
12A2 (40 HS Không 
sử dụng PHT)
5
12,5%
25
62,5%
10
25%
* Kết luận sau khi khảo sát: 
Từ kết quả trên chúng ta thấy tỉ lệ HS áp dụng dạy - học bằng PHT có kết quả cao hơn. Số HS bị điểm yếu kém giảm, số lượng HS điểm khá giỏi cao hơn. Bởi vậy sử dụng PHT sẽ cải thiện được năng lực học tập của HS khi kiểm tra đánh giá theo năng lực. Hơn nữa sử dụng PHT sẽ giúp HS phát triển được năng lực tự học của các em. Đây là một yêu cầu cần thiết của dạy - học theo phát triển năng lực.
PHẦN III. KẾT LUẬN
I. Những ưu điểm của việc sử dụng PHT để dạy các bài “Phong cách ngôn ngữ” - trong chương trình Ngữ văn THPT- nhằm phát triển năng lực tự học cho HS
+ Sử dụng PHT để dạy - học các bài “Phong cách ngôn ngữ” sẽ hình thành cho HS có thói quen tự học. Qua phương tiện dạy học này giúp HS có thói quen tìm tòi, đọc hiểu và tự mình có thể tư duy trong học tập, nghiên cứu các kiến thức khoa học và tạo lập các văn bản ngôn ngữ.
+ Sử dụng PHT giúp HS có cơ hội hoạt động, tự học, tự làm việc nhiều hơn, tương tác nhiều hơn.
+ HS được thể hiện năng lực bản thân, thể hiện cá tính sáng tạo, giao tiếp.
+ HS hợp tác nhóm, được học hỏi lẫn nhau.
+ Rèn luyện sự tự tin, tự chủ trong việc thể hiện năng lực bản thân.
+ Học theo PHT sẽ là cơ sở để hình thành năng lực tìm tòi, tự học, tự giải quyết vấn đề - đây là yếu tố rất cần của con người thời đại mới.
+ Học theo PHT sẽ hướng các em tiếp cận với tác phong làm việc hiện đại, khoa học, tính kỉ luật, nghiêm túc khi tiến hành công việc.
II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng PHT trong dạy học nói chung và dạy các bài “Phong cách ngôn ngữ” nói riêng
+ Sử dụng PHT đòi hỏi nhiều thời gian hơn dạy - học vấn đáp. Vì vậy giáo viên cần phải điều tiết các hoạt động thật sự linh hoạt để tránh thiếu thời gian, “cháy giáo án”. 
+ Sử dụng PHT khi dạy học đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc thiết kế phiếu và nhiều tiền hơn cho việc in phiếu. Nếu in phiếu cho tất cả HS sẽ tốn kém về kinh tế. Bởi vậy để giảm kinh phí in ấn, một biện pháp được chúng tôi sử dụng thay thế là chuyển hình thức in phiếu sang một số hình thức khác như dùng bảng phụ, máy chiếu hoặc gửi mẫu PHT qua nhóm học tập trên zalo, sau đó HS tải về máy hoặc ghi ra vở để tự làm.
+ Sử dụng PHT đòi hỏi HS phải nâng cao năng lực tự quản bản thân, tự học. Nếu không tự giác thì các PHT có nguy cơ sẽ bị bỏ qua hoặc hoàn thiện đối phó. Ở điểm này, GV nên phối hợp với phụ huynh, GVCN để nhắc nhở HS tích cực hơn trong học tập, làm bài tập. 
III. Kiến nghị, đề xuất
- Đối với người làm SGK phải viết liền bài “Phong cách ngôn ngữ” tránh tách mỗi bài thành hai tiết ở hai nơi như SGK hiện nay.
- Đối với tổ chuyện môn, cần xây dựng phân phối chương trình tiết liên tục cho mỗi bài “Phong cách ngôn ngữ”
- Đối với GV Ngữ văn nên định hướng, tạo thói quen tự học cho HS thông qua hệ thống PHT.
- Đối với HS, GV phải giáo dục cho các em lĩnh hội tinh thần: “học vì ngày mai tươi sáng”, học vì tương lai xã hội rất cần những con người có năng lực tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu.
IV. Lời kết
Thực hiện đề tài “Sử dụng phiếu học tập để dạy - học các bài “Phong cách ngôn ngữ” trong chương trình Ngữ văn THPT nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh” sẽ góp phần hình thành, phát triển năng lực tự học cho người học. Đồng thời giúp HS có thể mở rộng cách tự học tập, tự nghiên cứu những môn học khác đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy rằng: “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt”. Còn Herrert Spencer lại cho rằng: “Trong việc giáo dục, vị trí rộng lớn nhất cho quá trình tự bồi dưỡng chỉ có qua con đường tự học, loài người mới có thể phát triển mạnh mẽ lên được”. Quả đúng như vậy, việc dạy cho HS cách tự học là vô cùng cần thiết của mọi thời đại, đặc biệt là thời đại phát triển khoa học, công nghệ mạnh mẽ như hiện nay. Phát triển năng lực tự học cho HS chính là mấu chốt, giải quyết hầu hết mọi vấn đề về hình thành năng lực, phẩm chất của con người hiện đại. Một trong những yếu tố để phát triển năng lực tự học là việc sử dụng PHT. PHT chính là phương tiện, là cầu nối cho các em đi tìm kiến thức bài học cho chính mình. Công việc ấy bắt đầu từ những tiết học hàng ngày mà GV chính là người hình thành và phát triển cho các em. Học các bài “Phong cách ngôn ngữ” bằng PHT là một ví dụ.
Trong quá trình viết đề tài này chắc hẳn chúng tôi không tránh khỏi thiếu sót. Vì thế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11, 12 cơ bản (sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2011- NXBGD) 
Sách giáo viên Ngữ văn 10, 11, 12 cơ bản - NXBGD năm 2102.
Sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11, 12 Nâng cao NXBGD năm 2012
Sách giáo viên 10,11,12 Nâng cao - NXBGD năm 2012.
Thiết kế giáo án Ngữ văn 10 (Tập 1) - Nguyễn Văn Đường chủ biên- NXB GD - 2006.
Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12 (Tập 1) - Nguyễn Hải Châu (chủ biên), Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Lê Huân - NXB Hà Nội năm 2008
Tài liệu phiếu học tập, tự học - Mạng Internet.
Tham khảo giáo án trang http: //violet.giaoan.vn; http: //vanhay.edu.
Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập - lớp 10 (tập 1, 2); lớp 11 (tập 1,2); lớp 12 (tập 1,2) - Phạm Thị Thu Hương (chủ biên), Trịnh Thị Màu, Trịnh Thị Lan, Trịnh Thị Bích Thủy - NXB Đại học sư phạm, năm 2019
Bài báo “Xây dựng PHT dùng trong dạy học trên lớp môn Địa lý lớp 10 trung học phổ thông” của tác giả Đậu Thị Hòa (2008), tạp chí Giáo dục số 168, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 
Bài báo “PP sử dụng PHT trong dạy học Địa lý lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực và độc lập của HS” của tác giả Đậu Thị Hòa (2008), tạp chí Giáo dục (195), Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phieu_hoc_tap_de_day_hoc_cac_bai_phong_cach_ngo.doc
Sáng Kiến Liên Quan