SKKN Một số giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)

Thực trạng

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không chỉ khắc họa một nghĩa quân, một anh hùng mà còn là một “tượng đài lịch sử” về người nghĩa sĩ nông dân anh hùng. Tất cả họ làm nên hình ảnh một tập thể chiến đấu, mang sức mạnh của cả dân tộc. Đây là một tác phẩm mang đậm chất Nam Bộ, trong tác phẩm tác giả đã sử dụng rất nhiều từ cổ, sử dụng các yếu tố văn hóa Nam Bộ vì thế khi tiếp cận tác phẩm này, cả GV và HS đều cảm thấy lúng túng và khó tiếp nhận.

Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, qua nhiều năm, tôi thấy việc dạy – học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu tại đơn vị chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau:

- Dạy học đọc – hiểu còn mang nặng tính truyền thụ một chiều những cảm nhận của giáo viên về văn bản. Nhìn chung vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn là hình thành kỹ năng.

- Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống một cách cứng nhắc. Chưa làm cho học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Việc tích hợp nội môn và tích hợp liên môn chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực của học sinh chưa được phát triển.

-Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang tính hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.

 

docx52 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hém ngược)
 + Lòng dũng cảm phi thường: đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ
 Tả thực, nhịp điệu dồn dập, đối, sử dụng từ chéo (đâm ngang, chém ngược, hò trước, ó sau) à tinh thần chiến đấu ngùn ngụt, tư thế hiên ngang lẫm liệt, làm khiếp sợ kẻ thù. 
=>Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện, ngợi ca phẩm chất cao quý vốn tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời vất vả, lam lũ của người nông dân – đó là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.
Thao tác 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần ai vãn
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- Thái độ cảm phục và niềm thương xót vô hạn của tác giả được thể hiện như thế nào? 
(Chú ý ở từ ngữ và giọng điệu của bài văn tế)
+ “Xác phàm vội bỏ” -> xác của những người trần tục (nông dân) 
+ “Nào đội gươm hùm treo mộ” (chỉ là người nông dân bình thường không phải là những viễn tưởng ra trận). 
- Ngoài nỗi xót thương, tác giả còn thể hiện những suy nghĩ gì về người nghĩa sĩ?
HS thảo luận nhóm theo bàn: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc cao cả. Anh(chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định này?
- Khóc cho người chết: Đó là người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc với hoàn cảnh và điều kiện sống. Lòng yêu nước căm thù giặc, là hành động chiến đấu dũng cảm, là quan niệm về chết vẻ vang còn hơn sống nhục nhã.
- Khóc cho cả người sống : Người mẹ mất con, người vợ mất chồng
- Khóc cho cả quê hương đất nước 
- Nguyện trả thù: “Muôn kiệp nguyện được trả thù kia” 
- Tác giả đề cao một quan niệm sống cao đẹp là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Đại diện từng nhóm báo cáo nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định
3. Phần ai vãn: tình cảm, cảm xúc của tác giả, của nhân dân đương thời đối với người nghĩa sĩ: 
- Những thán từ: Ôi !, ôi thôi thôi ! -> Biểu hiện nỗi đau đớn và thương tiếc vô cùng. 
-Thái độ của tác giả. : cảm phục, một lòng ngưỡng mộ và trân trọng, vì nghĩa sĩ chỉ là người nông dân đứng lên tự nguyện chiến đấu. 
- Thiên nhiên như cũng chia sẻ nỗi đau mất mát với con người. Đến những hình ảnh đầy gợi cảm. 
- Tấm lòng thương cảm của nhà văn đọng lại ở hình ảnh ngọn đèn leo lét, nước mắt lưng tròng và cả cái dật dờ của bóng xế.
- Tác giả khẳng định phẩm chất cao đẹp của người nghĩa sĩ: “Sống làm chi  hổ” -> Đây là phủ nhận lối sống cam chịu đầu hàng, làm tay sai cho giặc để được hưởng bơ thừa sữa cạn, quên cả tổ tiên, truyền thống dân tộc đồng thời khẳng định quan niệm chết vinh còn hơn sống nhục của người nghĩa sĩ nông dân.
- Tiếng khóc cụ Đồ Chiểu hợp thành bởi 3 yếu tố : Nước, Dân, Trời. Đồ Chiểu nhân danh vận nước, nhân danh lich sử mà khóc cho những người anh hùng xả thân cho Tổ Quốc. Tiếng khóc ấy có tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại.
- Giọng điệu đa thanh giàu cung bậc tạo nên những câu văn thật vật vã, đớn đau.
4. Phần kết .
- Tác giả đề cao quan niệm: Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân. Họ ra trận không cần công danh bổng lộc mà chỉ vì một điều rất giản đơn là yêu nước.
- Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế.
Hướng dẫn tổng kết
HS trao đổi: Suy nghĩ sau khi học xong bài văn tế?
III. Tổng kết 
- Bài văn tế là hình ảnh chân thực về người nông dân Việt Nam chống Pháp với lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng tuyệt vời của người nông dân Nam Bộ trong phong trào chống Pháp cuối XIX.
- Với bài văn tế này lần đầu tiên trong lịch sử VH dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Khắc sâu hơn kiến thức trong bài, rèn kĩ năng giải quyết vấn đề.
* Phương pháp: 
- Nêu vấn đề. 
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi.
* Phương tiện dạy học: máy chiếu.
* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
*Phẩm chất, năng lực cần hình thành: 
- Năng lực: + Năng lực tự học
 + Năng lực giải quyết vấn đề
 + Năng lực sáng tạo
 + Năng lực hợp tác
 + Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ
 + Năng lực tính toán
- Phẩm chất: + Nhân ái, khoan dung
 + Trung thực, tự trọng, chí công vô tư
 + Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
 + Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
* Tiến trình thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện bài tập sau: 
Câu 1: Giọng điệu chung của một bài văn tế là gì?
A. Giọng trầm hùng.
B. Giọng lâm li, thống thiết.
C. Giọng bi tráng.
D. Giọng uỷ mị, đau thương.
Câu 2: Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc đời của người đã khuất?
A. Lung khởi
B. Thích thực
C. Ai vãn
D. Kết
Câu 3: Tác giả đã chủ yếu sử dụng bút pháp miêu tả nào khi xây dựng hình tượng người nghĩa sĩ – nông dân?
A. Bút pháp hoành tráng mang cảm hứng sử thi.
B. Bút pháp tả thực.
C. Bút pháp trữ tình thấm đượm.
D. Cả A, B và C.
Câu 4: Để làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp của người nghĩa binh nông dân, nhà thơ đã chủ yếu dùng thủ pháp nghệ thuật này?
A. Thủ pháp so sánh.
B. Thủ pháp đặc tả.
C. Thủ pháp đối lập.
D. Thủ pháp điệp ngữ.
Câu 5: Tại sao nói tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu trong bài văn tế lại mang tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại?
A. Vì sự hi sinh của nghĩa quân là vô cùng cao cả trong hoàn cảnh đó.
B. Vì nó là sự mất mát, hi sinh quá lớn đối với dân tộc.
C. Vì tác giả nhân danh đất nước, nhân danh lịch sử mà khóc.
D. Vì nó được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật của thể loại sử thi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS làm việc cá nhân.
- GV: Nhắc nhở, đôn đốc những cá nhân chưa chú ý.
Bước 3: Trao đổi, báo cáo kết quả: Cá nhân báo cáo kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
- GV nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp và đánh giá kết quả cuối cùng của HS.
- GV chốt nội dung học tập.
+ Câu 1: B
+ Câu 2: B
+ Câu 3: D
+ Câu 4: C
+ Câu 5: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
* Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày
* Phương tiện dạy học: máy chiếu.
*Phẩm chất, năng lực cần hình thành: 
- Năng lực: + Năng lực tự học
 + Năng lực giải quyết vấn đề
 + Năng lực sáng tạo
 + Năng lực hợp tác
 + Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Phẩm chất: + Nhân ái, khoan dung
 + Trung thực, tự trọng, chí công vô tư
 + Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
+ Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
 + Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.
* Tiến trình thực hiện:
HS làm bài thu hoạch: (một trong những hình thức sau) (phụ lục 2, 4, 5)
- Thử tưởng tượng và vẽ tranh minh họa trận đấu Cần Giuộc hoặc chân dung một nghĩa sĩ, hoặc hình ảnh NĐC đang viết bài văn tế.
- Viết đoạn văn khoảng từ 10 - 15 dòng, trình bày về những vấn đề sau:
+ Từ tác phẩm VTNSCG , em có suy nghĩ gì về công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc ta ngày hôm nay?
+ Cảm xúc của em về tinh thần yêu nước của người nông dân nghĩa sĩ.
+ Tại sao có thể nói , với VTNSCG, lần đầu tiên trong văn học dân tộc có một tượng đài bi tráng bất tử về người nông dân nghĩa sĩ?
+ So với người lính thú thời xưa trong ca dao "Ngang lưng .Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa, người nông dân nghĩa sĩ trong văn bản trên có điểm gì khác nhau ?
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Vẽ sơ đồ tư duy hoặc grap nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiết sau: Thực hành về thành ngữ, điển cố 
4.Tiêu chí đánh giá
Sau giờ dạy thực nghiệm, tôi có đánh giá kết quả học tập của HS bằng cách cho HS làm bài kiểm tra trong 15p ở cả 2 lớp: đối chứng và thực nghiệm, từ đó đối chiếu so sánh để đánh giá tính hiệu quả của sáng kiến.
Tiêu chí bài kiểm tra: chúng tôi xây dựng bài kiểm tra dựa trên cơ sở của yêu cầu mục tiêu bài học cần đạt mà giáo án xây dựng theo đúng chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Cụ thể, ở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) chương trình Ngữ văn 11 (tập 1). Mục tiêu bài học cần đạt về kiến thức là: HS cần “Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nhận thức được đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thể loại văn tế. Như vậy, tiêu chí bài kiểm tra thể hiện được sự phù hợp và đúng đắn, bởi dựa trên mục tiêu yêu cầu bài học của chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra chứ không phải do người viết sáng kiến tự đặt ra.
5. Hiệu quả của đề tài
5.1.Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm
Sau giờ dạy thực nghiệm, tôi có đánh giá kết quả học tập của HS bằng cách cho HS làm bài kiểm tra trong 15p ở cả 2 lớp.
Hình thức bài kiểm là trắc nghiệm, đề kiểm tra có 10 câu, thang điểm 10, mỗi câu đúng được 1 điểm.
Cách đánh giá bài kiểm tra: Những bài làm khoanh đúng các câu hỏi trắc nhiệm sẽ được 1 điểm/1 câu, chấm điểm theo thang điểm 10 và kết quả như sau:
Kết quả
Số HS
Kết quả thực nghiệm
Điểm giỏi
(9 - 10đ)
Điểm khá
(7 - 8đ)
Điểm TB
(5 - 6đ)
Điểm yếu
(<5)
Lớp thực nghiệm 11A4
Số lượng
31
9
13
9
%
100
29 %
42 %
29 %
%
Lớp đối chứng 11A7
Số lượng
37
5
12
15
5
%
100
13.5 %
32.4 %
40.5 %
13.5 %
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm.
Bảng 3.1 đã tổng hợp kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng dựa trên thang điểm giỏi, khá, TB và yếu. kết quả thống kê trên được thể hiện dưới dạng biểu đồ như sau:
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm.
Biểu đồ 3.1 đã biểu thị sự so sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi dạy thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm đã cho tôi thấy sự khác biệt giữa kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Mức độ đạt được kiến thức ở 2 lớp có sự chệnh lệch nhau rõ ràng. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi chiếm 45.9 %; trong khi đó, ở lớp thực nghiệm tỉ lệ HS điểm khá và giỏi chiếm 71 %, hơn 25.1 % so với lớp đối chứng. Điểm TB ở lớp đối chứng chiếm tỉ lệ cao lên tới 40.5 % và có 13.5 HS đạt điểm yếu. Còn lớp đối chứng số HS đạt điểm yếu không có HS nào và số HS đạt điểm TB chiếm tỉ lệ ít trong tổng số HS, chiếm 29 %. Như vậy, với kết quả đó có thể khẳng định “dạy học nâng cao phẩm chất, năng lực HS qua giờ dạy học Ngữ văn” đã đem lại hiệu quả và có tính khả thi.
5.2. Kết quả về mức độ hứng thú của HS sau khi thực nghiệm
Để khẳng định giờ học thực sự không gây nhàm chán, khó khăn cho cho HS, tôi đã khảo sát HS thông qua 3 câu hỏi. 
Câu hỏi đầu tiên tôi khảo sát các mức độ: rất thích; thích học; không thích học. Kết quả như sau:
Đối tượng khảo sát
Số phiếu
Rất thích
Thích học
Không thích học
Không rõ quan điểm
Quan điểm khác
Lớp 11A7
Trường THPT Nguyễn Đức Mậu
31
15
48.3 %
11
35.4 %
4
12.9 %
1
3.22 %
0
Bảng 3.2. Khảo sát sự yêu thích của HS sau giờ thực nghiệm
Bảng 3.2 đã tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ yêu thích khi học tác phẩm của HS sau giờ thực nghiệm. Nhìn vào kết quả cho thấy, tỉ lệ số HS rất thích và thích học khi học tác phẩm chiếm 83.7 %. Điều đó cho thấy việc áp dụng dạy học Nâng cao phẩm chất, năng lực HS qua giờ dạy học Ngữ văn đem lại hiệu quả cao, có tính khả thi.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Đóng góp của đề tài
1. Tính mới
1.1.Về lý luận:
Thông qua nội dung bài viết này tôi muốn đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn lớp 11 nói riêng và bộ môn Ngữ văn cấp THPT nói chung về thực trạng vấn đề phát huy năng lực, phẩm chất học sinh trong tình trạng hiện nay. 
1.2. Về thực tiễn:
Trong những năm gần đây năng lực, phẩm chất của học sinh trong các nhà trường còn nhiều hạn chế. Hiện tượng học sinh ỉ nại, nhút nhát, rụt rè trong công việc, dẫn đến năng lực, sở trường chưa được phát huy. Đi sâu vào chuyên đề nâng cao phẩm chất năng lực học sinh thông qua giảng dạy bộ môn mình phụ trách, tôi muốn đưa ra một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục: đào tạo các em học sinh trở thành con người toàn diện. 
2. Tính khoa học
	Sáng kiến đã đi từ việc nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến dạy học phát triển năng lực, phẩm chất cho người học, cũng nêu rõ thực trạng trong dạy và học môn Ngữ văn hiên nay ở Chương 1. Trong chương 2, người viết sáng kiến đã đề xuất các hình thức tổ chức, phương pháp và kĩ thuật dạy học. Chương 3 đã thiết kế giáo án dạy thực nghiệm là căn cứ đánh giá hiệu quả của đề tài.
3. Tính hiệu quả 
Qua việc thực hiện SKKN trong năm học, tôi đã thu được những hiệu qủa nhất định: Học sinh phát huy được tính tư duy, sáng tạo, hứng thú và tích cực học tập; nắm chắc kiến thức bài học, chủ động hơn trong việc tự học, tự nghiên cứu. Các em hình thành được các năng lực, phẩm chất cần thiết trong học tập và rèn luyện. Các em hình thành rõ thói quen cẩn thận, sáng tạo trong học tập, biết ứng dụng để làm các dạng bài tương tự như đọc hiểu, nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học, các dạng bài nghị luận văn học như phân tích, cảm nhận, bình luận, so sánh trong các chuyên đề khác.
II. Khả năng mở rộng và phát triển của đề tài
Với đề tài này, tác giả đã áp dụng thành công tại đơn vị và có thể nhân rộng để áp dụng trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu trong các nhà trường phổ thông nói riêng, cũng như trong bộ môn Ngữ văn nói chung.
III. Một số đề xuất, kiến nghị
Dựa trên thực tiễn nghiên cứu tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu, để có điều kiện thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất ở trên một cách có hiệu quả tối ưu. Xin mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị như sau:
1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 
Sở Giáo dục và Đào tạo nên định kỳ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tham gia hoạt động nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh. Tổ chức hội thảo, các chuyên đề về “Nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh” cho GV của các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
2. Đối với các trường trung học phổ thông
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên và cho học sinh của trường mình về vấn đề Nâng cao phẩm chất, năng lực qua môn học.
Phối kết hợp, lồng ghép hữu cơ giữa dạy học trên lớp với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giữa các hoạt động trong và ngoài nhà trường nhằm hình thành nhân cách và phát huy tính chủ động tích cực tham gia của học sinh trường THPT./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), CT THPT, môn Ngữ văn.
Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương (2007), Đạo đức học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội
Phạm Minh Hạc (2002), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Trần Hậu Kiểm – Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức cho sinh viên. NXB Chính trị Quốc gia, HN
Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 10 (cơ bản), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998) Giáo dục học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU KIỂM TRA MỨC ĐỘ NHẬN THỨC 
CỦA HỌC SINH SAU THỰC NGHIỆM
Các em HS thân mến!
Các em vừa trải qua một giờ học như thế nào? Các em cảm thu được những gì? Các em hãy nói lên ý kiến của các em bằng cách hoàn thiện đề kiểm tra và điền thông tin vào các câu hỏi dưới đây nhé! Cô rất mong nhận được sự tham gia nhiệt tình của tất cả các em.
Cảm ơn các em!
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên (nếu có thể):Giới tính: Lớp:....... Trường:.....
NỘI DUNG
ĐỀ KIỂM TRA SAU GIỜ THỰC NGHIỆM
(Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng).
Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.
	 (Trích Văn tế  nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên.
2/ Văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp nghệ thuật đó.
3/ Tác giả tỏ thái độ, tình cảm như thế nào với người nghĩa sĩ trong văn bản trên?
4/ So với người lính thú thời xưa trong ca dao Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa, người nông dân nghĩa sĩ trong văn bản trên có điểm gì khác nhau ?Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) làm rõ sự khác nhau đó.
Trả lời:
1/ Nội dung chính của văn bản trên: Diễn tả giây phút công đồn của người nông dân nghĩa sĩ anh hùng.
 2/ Văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật :
- Hệ thống động từ mạnh : đốt,đeo,đạp,xô, xông, liều, đâm, chém, hè, ó...
- Các cụm từ vừa diễn tả tinh thần, khí thế, vừa diễn tả sức mạnh :đạp rào lướt tới-xô cửa xông vào-đâm ngang chém ngược...
- Phép đối được sử dụng đậm đặc : hè trước/ó sau ; nhỏ/to ; ngang/ngược ; trước/sau...
- Ngôn ngữ đậm chất Nam bộ, không sử dụng từ ngữ ước lệ.
Hiệu quả nghệ thuật biện pháp nghệ thuật: tạo nhịp điệu đoạn văn nhanh, mạnh, dứt khoát, sôi nổi, góp phần tái hiện trận công đồn của nghĩa sĩ Cần Giuộc rất khẩn trương, ác liệt, sôi động và đầy hào hứng.
3/Tác giả tỏ thái độ, tình cảm ca ngợi, ngưỡng mộ tinh thần chiến đấu quả cảm, không ngại gian khổ hi sinh của người nghĩa sĩ trong giây phút sinh tử.
 4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; 
-Nội dung: Thấy được sự khác nhau : hình ảnh người lính xưa trong ca dao chỉ chiến đấu cho vua chúa, vì quyền lợi của vua chúa và giai cấp thống trị, bị bắt buộc đi tham gia chiến trận nên mang trong lòng nỗi đau đớn qua tiếng khóc xót xa. Còn người nông dân khoác áo lính trong bài Văn tế chiến đấu với tinh thần tự nguyện, sẵn sàng hi sinh xương máu để đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc.
Phụ lục 3
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HỨNG THÚ
CỦA HS SAU GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM
Các em HS thân mến!
Các em vừa trải qua một giờ học có thú vị và bổ ích hay không? Các em hãy nói lên ý kiến của các em về giờ học rồi cho cô biết bằng cách điền thông tin vào các câu hỏi dưới đây nhé! Cô rất mong nhận được sự tham gia nhiệt tình của tất cả các em.
Cảm ơn các em!
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên (nếu có thể):Giới tính: Lớp:
Trường:..
NỘI DUNG
Em hãy đánh dấu X vào ô phù hợp với ý kiến của em nhất?
Câu 1. Em có hứng thú với giờ học này không?
Rất thích	£ Thích
Không thích học	£ Không rõ quan điểm
Câu 2: Mức độ tham gia các hoạt động trong giờ học của em như thế nào?
Tích cực, chủ động	£ Thụ động
Bình thường	£ Không ý kiến
Câu 3: Các hình thức tổ chức dạy học trong giờ học em cảm thấy như thế nào?
Rất thích	£ Bình thường
Thích	£ Không thích
PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA LỚP HỌC THỰC NGHIỆM 
Số
TT
Họ và tên học sinh
Điểm kiểm tra 15 phút 
sau giờ thực nghiệm
1
Trương Quỳnh Anh
9
2
Bùi Thị Linh Chi
9
3
Lê Minh Chiến
8
4
Nguyễn Nam Cường
7
5
Tô Mạnh Cường
8
6
Vũ Ngọc Đạt
9
7
Hoàng Minh Đức
5
8
Ngô Quang Đức
8
9
Nguyễn Thị Hành
7
10
Đàm Thị Hảo
6
11
Nguyễn Huy Hoàng
5
12
Hồ Ngọc Huy
8
13
Phan Thị Hương
7
14
Cao Thị Hữu
6
15
Nguyễn Thị Liên
5
16
Trần Thị Quyền Linh
8
17
Nguyễn Thị Mai
9
18
Trần Huy Mùi
7
19
Trần Yến My
8
20
Nguyễn Thanh Ngân
7
21
Tô Thị Ánh Nguyệt
8
22
Bùi Yến Nhi
8
23
Nguyễn Thị Nhung
7
24
Lê Trọng Phương
8
25
Phạm Thị Thu Phương
7
26
Đậu Ngọc Quang
5
27
Lê Anh Quân
6
28
Ngô Xuân Sang
7
29
Vũ Đức Tài
8
30
Hoàng Thị Thắm
8
31
Hồ Đình Thủy
9
PHỤ LỤC 7

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_nang_luc_pham_chat_nguoi_hoc.docx
Sáng Kiến Liên Quan