SKKN Xây dựng một số chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Hóa học 11 - Ban cơ bản
1. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của chương trình GDPT mới. Chương trình giáo dục môn Hóa học đặc biệt chú trọng định hướng phát triển năng lực thông qua thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, mỗi chủ đề học tập. Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng sau:
- Định hướng hoạt động: Các hoạt động học tập của học sinh dựa trên các hoạt động trải nghiệm; Vận dụng, gắn kết với thực tiễn và định hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao sự hứng thú của học sinh, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh mà môn học đảm nhiệm
- Định hướng dạy học tích cực: Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phù hợp với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Tăng cường thực hành, trải nghiệm trong các nội dung dạy học đặc biệt khi nghiên cứu về hợp chất vô cơ, hữu cơ có nhiều ứng dụng trong thực tiễn thông qua các dự án trong học tập.
2. Một số biện pháp đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên được thể hiện qua những đặc trưng cơ bản sau:
- Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,.
- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy - trò và trò - trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
hơn H2CO3 D. Phenol cũng có liên kết hidro liên phân tử như ancol Câu 3: Để phân biệt: metanol, glixerol và phenol, người ta dùng: A. Dung dịch Br2 dư và dung dịch Cu(OH)2. B. Dung dịch Cu(OH)2. C. Dung dịch Cu(OH)2 và Na. D. Dung dịch Br2 dư và Na. Câu 4: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): (1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl. (2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. (3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc. (4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. Các phát biểu đúng là A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4). Câu 5: Ảnh hưởng của gốc C6H5- đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với A. dung dịch H2SO4 đặc. B. H2 (xúc tác: Ni, nung nóng). C. dung dịch NaOH. D. Br2 trong H2O. Câu 6: Axit Picric (2,4,6 trinitrophenol) được điều chế bằng cách cho phenol phản ứng với dung dịch axit HNO3 (xúc tác: H2SO4 đặc). Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng dung dịch HNO3 72,7% cần dùng để điều chế ra 57,25 gam axit Picric là A.65 gam. B. 15,75 gam. C. 47,25 gam. D. 36,75gam. Câu 7: Cho phenol vào nước, lắc nhẹ, rồi cho thêm dung dịch NaOH vào. Sau đó tiếp tục cho thêm lượng dư CO2 vào. Các hiện tượng ghi nhận được theo thứ tự lần lượt là: A. Dung dịch trong suốt ® có khi thoát ra ® dung dịch vẩn đục. B. Dung dịch trong suốt ® dung dịch vẩn đục ® dung dịch trong suốt. C. Dung dịch vẩn đục ® dung dịch trong suốt ® dung dịch vẩn đục. D. Dung dịch vẩn đục ® có khí thoát ra ® dung dịch trong suốt. Câu 8: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với A. H2 (Ni, nung nóng). B. Na kim loại. C. Dung dịch Br2 D.dung dịch NaOH. Câu 9: X là dẫn xuất chứa oxi của benzen có công thức C8H10O2. Biết X tác dụng được với NaOH và X còn tham gia phản ứng tách nước (H2SO4 đặc; 170oC). Công thức cấu tạo của X có thể là: CH2OH CH2OH CH2-CH2OH OH OH OH C2H5 CH2OH CH2OH A. B. C. D. Câu 10: Cho 13,74 gam chất nổ TNP có tên gọi là 2,4,6 - trinitrophenol vào bình kín không có không khí rồi nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn, thu được m mol hỗn hợp khí gồm: CO2, CO, N2 và H2. Giá trị của m là: A.0,54 B. 0,60 C. 0,36 D. 0,45 Chương 2: Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực học sinh khi dạy học theo chủ đề I. Nguyên tắc xây dựng Chương trình GDPT 2018 hình thành các phẩm chất và năng lực chung, môn Hóa học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tìm hiểu tự nhiên, cụ thể là NL hóa học bao gồm: NL tính toán, NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL nghiên cứu và thực hành hóa học, NL giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống thực tiễn, NL sáng tao. Trong giới hạn phạm vi đề tài, tôi nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Nguyên tắc đánh giá năng lực là sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau trong đó phối hợp đánh giá chuyên gia (GV) và tự đánh giá (HS tự đánh giá). Vì vậy khi xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn trong dạy học chủ đề, tôi đã thiết kế cho cả 2 đối tượng là GV và HS. II. Quy trình đánh giá năng lực học sinh khi dạy học theo chủ đề III. Xây dựng bộ công cụ đánh giá Bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn bao gồm: Bảng kiểm quan sát dành cho giáo viên, phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng dành cho HS, bài kiểm tra dùng để đánh giá kiến thức của HS. Trong đề tài tôi đã xây dựng 2 đề kiểm tra: 15 phút theo hình thức trắc nghiệm khách quan và 45 phút theo hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận để đánh giá HS sau khi tiến hành dạy học các chủ đề chương “Ancol - Phenol” ở chương trình Hóa học 11 - Ban cơ bản. 1. Bảng kiểm quan sát dành cho giáo viên Trong các hình thức đánh giá của GV với HS trên lớp thì có đánh giá qua quan sát. Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, thái độ, hành vi, kĩ năng thực hành và kĩ năng nhận thức. Để xây dựng một bảng kiểm quan sát ta cần thực hiện các bước sau: - Xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi cần quan sát. - Đưa ra các tiêu chí khi quan sát cho từng nội dung. - Hoàn thiện các tiêu chí và mức độ đánh giá phù hợp. Bảng 11: Tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của HS TT Năng lực Chưa đạt Đạt Tốt 1 Hệ thống hóa, phân loại kiến thức hóa học Chưa hệ thống hóa và phân loại được kiến thức trong chủ đề học tập Hệ thống hóa và phân loại được kiến thức nhưng chưa đầy đủ, logic trong chủ đề học tập Hệ thống hóa và phân loại được kiến thức đầy đủ, logic trong chủ đề học tập 2 Phân tích, tổng hợp các kiến thức hóa học Chưa phân tích, tổng hợp được các kiến thức trong chủ đề học tập Phân tích, tổng hợp được các kiến thức trong chủ đề học tập nhưng chưa đầy đủ, chưa rõ ràng Phân tích, tổng hợp được các kiến thức trong chủ đề học tập đầy đủ, logic, rõ ràng 3 Phát hiện kiến thức hóa học gắn với thực tiễn trong chủ đề học tập Không phát hiện được các kiến thức hóa học gắn với thực tiễn trong chủ đề học tập Phát hiện kiến thức hóa học gắn với thực tiễn trong chủ đề học tập nhưng chưa rõ ràng Phát hiện kiến thức hóa học gắn với thực tiễn trong chủ đề học tập rõ ràng 4 Phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích Không phát hiện được vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích Phát hiện được vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích nhưng chưa rõ ràng Phát hiện được vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích rất rõ ràng 5 Độc lập, sáng tạo và có thái độ ứng xử thích hợp trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn Không độc lập, sáng tạo và không có thái độ ứng xử thích hợp trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn Độc lập, sáng tạo và có thái độ ứng xử thích hợp trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn nhưng chưa rõ ràng Độc lập, sáng tạo và có thái độ ứng xử thích hợp trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn rất rõ ràng Bảng 12: Bảng kiểm quan sát năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học theo chủ đề Tỉnh: ..........................Huyện: ........ Trường: Lớp: .................... Tên chủ đề dạy học: ................................ Họ và tên GV đánh giá: .......................... TT Tiêu chí thể hiện NLVDKT Đánh giá mức độ của NLVDKT Chưa đạt 0 - 4 Đạt 5 - 7 Tốt 8 - 10 1 Hệ thống hóa, phân loại kiến thức hóa học 2 Phân tích, tổng hợp các kiến thức hóa học 3 Phát hiện kiến thức hóa học gắn với thực tiễn trong chủ đề học tập 4 Phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích 5 Độc lập, sáng tạo và có thái độ ứng xử thích hợp trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn Tổng số điểm đạt được: ..../50 Ngày tháng năm GV đánh giá Bảng 13: Phiếu đánh giá kết quả dự án của nhóm Mức đánh giá Tiêu chí Kết quả Chi tiết Điểm tối đa Quá trình hoạt động nhóm (tối đa 12 điểm) Sự tham gia của các thành viên 2 Sự lắng nghe các thành viên trong nhóm 2 Sự phản hồi của các thành viên 2 Sự hợp tác giữa các thành viên 2 Sự sắp xếp thời gian 2 Giải quyết xung đột trong nhóm 2 Quá trình thực hiện dự án nhóm (tối đa 12 điểm) Chiến thuật thu nhập thông tin 2 Tập trung nguồn thông tin chính 2 Lựa chọn, tổ chức thông tin 2 Liên kết thông tin 2 Cơ sở dữ liệu 2 Kết luận 2 Đánh giá bài tự giới thiệu về nhóm (tối đa 6 điểm) Ý tưởng 2 Nội dung 2 Thể hiện 2 Đánh giá bài trình bày đa phương tiện (tối đa 30 điểm) Nội dung 10 Hình thức 5 Thuyết trình 5 Kĩ thuật 5 Sơ đồ tư duy 5 Sổ theo dõi dự án (tối đa 6 điểm) Tổ chức dữ liệu 2 Nội dung 2 Hình thức 2 Tính sáng tạo của sản phẩm 5 Ấn tượng chung 5 Tổng 76 Ngày tháng năm GV đánh giá (Kí và ghi rõ họ tên 2. Phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng dành cho HS Tự đánh giá trong học tập là hình thức đánh giá mà HS tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học. Học sinh sẽ học cách đánh giá những nỗ lực và tiến bộ của cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. Đánh giá đồng đẳng là một quá trình trong đó các nhóm HS cùng độ tuổi hoặc cùng lớp sẽ đánh giá công việc lẫn nhau. Một HS sẽ theo dõi bạn của mình trong suốt quá trình học, do đó sẽ biết thêm về các kiến thức cụ thể về công việc của mình khi đối chiếu với GV. Phương pháp đánh giá này có thể được dùng như một biện pháp đánh giá kết quả, nhưng chủ yếu được dùng để hỗ trợ HS trong quá trình học Bảng 14: Phiếu tự đánh giá cá nhân - nhóm Tiêu chí Tốt 8 - 10 đ Khá 7 - 8 đ Trung bình 5 - 6 đ Yếu 0 - 4 đ Đánh giá Tham gia Tham gia đầy đủ và chăm chỉ, làm việc trên lớp hầu hết thời gian. Tham gia đầy đủ và chăm chỉ, làm việc trên lớp trên lớp. Tham gia nhưng thường lãng phí thời gian và ít khi làm việc Không tham gia đầy đủ, thực hiện những công việc không liên quan Trao đổi, tranh luận trong nhóm Chú ý trao đổi, lắng nghe cẩn thận các ý kiến của những người khác, đưa ra các ý kiến cá nhân. Thường chú ý trao đổi, lắng nghe cẩn thận các ý kiến của những người khác, đôi khi đưa ra các ý kiến cá nhân. Đôi khi không lắng nghe cẩn thận các ý kiến của những người khác, thường không đưa ra các ý kiến cá nhân. Không lắng nghe cẩn thận các ý kiến của những người khác, không đưa ra các ý kiến cá nhân. Sự hợp tác Tôn trọng ý kiến những thành viên khác và hợp tác đưa ra ý kiến chung. Thường tôn trọng ý kiến những thành viên khác và hợp tác đưa ra ý kiến chung. Thường tôn trọng ý kiến những thành viên khác nhưng chưa hợp tác đưa ra ý kiến chung. Không tôn trọng ý kiến những thành viên khác và không hợp tác đưa ra ý kiến chung. Cách sắp xếp thời gian Hoàn thành công việc được giao đúng thời gian. Hoàn thành công việc được giao đúng thời gian và không làm chậm trễ công việc chung của cả nhóm. Không hoàn thành công việc được giao đúng thời gian và làm chậm trễ công việc chung của cả nhóm. Không hoàn thành công việc được giao đúng thời gian và thường xuyên buộc nhóm phải điều chỉnh hoặc thay đổi kế hoạch. Tổng Bảng 15: Phiếu đánh giá đồng đẳng công việc nhóm Họ và tên: ..................................................................................................... Nhóm: .....................................................Lớp: ............................................. TT So sánh đồng đẳng Điểm 1 Các thành viên trong nhóm 2 Nhiệt tình trách nhiệm 3 Tinh thần hợp tác, tôn trọng lắng nghe 4 Tham gia tổ chức quản lí nhóm 5 Đưa ra ý kiến có giá trị 6 Đóng góp trong việc hoàn thành sản phẩm 7 Hiệu quả công việc 8 Tổng điểm Thang điểm: 3 Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm 2 Trung bình 1 Không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm 0 Không giúp gì cho nhóm D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC I. Một số kết quả thu được khi dạy học theo chủ đề so với dạy học theo phương pháp thông thường 1. Chọn lớp thực nghiệm Trên cơ sở các yêu cầu đã nêu, tôi chọn các cặp lớp thực nghiệm - đối chứng (TN - ĐC) theo bảng sau: Bảng 16: Các lớp TN - ĐC STT Chủ đề Thứ tự các cặp lớp TN - ĐC Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 1 Ancol trong đời sống và sản xuất 1 11A1 39 11A4 37 2 11C1 45 11C2 42 2 Phenol với sự phát triển của nền công nghiệp 3 11A2 30 11A3 34 4 11C3 42 11C4 42 Tổng 2 4 4 156 4 155 2. Tiến hành thực nghiệm và kết quả thực nghiệm Trong năm học 2020 - 2021 tôi đã tiến hành thực nghiệm với số lượng lớp TN là 4 theo phương pháp mới, 4 lớp ĐC theo phương pháp truyền thống và thu được một số kết quả nhất định: Bảng 17: Bảng điểm kiểm tra của HS Bài kiểm tra Lớp Số HS Điểm xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15’ TN 72 0 0 0 4 7 9 17 15 13 5 2 ĐC 76 0 1 2 6 11 20 18 9 7 1 1 45’ TN 84 0 0 1 4 6 10 20 14 18 7 4 ĐC 79 0 0 5 9 13 19 16 8 6 3 0 Bảng 18: Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút Đối tượng Tỉ lệ % Yếu, kém (dưới 5đ) Tỉ lệ % Trung bình (từ 5 - 6đ) Tỉ lệ % Khá (từ 7 - 8đ) Tỉ lệ % Giỏi (từ 9 - 10đ) TN 15,27 36,11 38,88 9,74 ĐC 26,31 50,00 21,05 2,64 Bảng 19: Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 45 phút Đối tượng Tỉ lệ % Yếu, kém (dưới 5đ) Tỉ lệ % Trung bình (từ 5 - 6đ) Tỉ lệ % Khá (từ 7 - 8đ) Tỉ lệ % Giỏi (từ 9 - 10đ) TN 13,09 35,71 38,09 13,11 ĐC 34,17 44,30 17,72 3,81 II. Một vài nét đánh giá về học sinh trong quá trình dạy học chủ đề nhằm phát triển NLHS Trong quá trình dạy học, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện nhưng tôi nhận thấy, ở nhóm thực nghiệm, học sinh có những biểu hiện tích cực hơn so với nhóm đối chứng, cụ thể: * Đánh giá chủ quan: - Học sinh có sự hăng hái, tích cực hơn trong quá trình học tập. Học sinh có tính tự giác, chủ động lập kế hoạch để hoàn thành công việc được giao. Có tinh thần làm việc và phối hợp hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm học sinh. - Học sinh hào hứng, tự nguyện tham gia các công việc học tập ở trên lớp cũng như về nhà. Hiệu suất học tập và làm việc cao hơn nhóm đối chứng. - Học sinh có khả năng tự học, tự khám phá, có khả năng sáng tạo trong học tập và giải quyết vấn đề. Nhiều em học sinh rất hay thắc mắc và đưa ra những ý kiến hay. Trong quá trình thực hiện dự án, nhiều học sinh đã nảy sinh ra những vấn đề mới như có thể sản xuất siro, sản xuất rượu từ các loại trái cây bằng phương pháp lên men. Đó là ý tưởng mới, sáng tạo cho những dự án tiếp theo. - Học sinh chủ động vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã biết để nhận thức các vấn đề mới như trong quá trình thực hành - thí nghiệm. - Qua hoạt động trải nghiệm, học sinh được rèn luyện tư duy logic, tư duy phản biện, được rèn luyện nhiều kĩ năng sống như kĩ năng giao tiếp - hợp tác (khi làm việc theo nhóm), kĩ năng thực hành, Với hoạt động “học qua hành”, học sinh được vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống nhiều hơn. Điều đó giúp các em định hướng được việc học tập các môn khoa học, biết cách vận dụng các môn khoa học vào đời sống, không thờ ơ với các môn khoa học. Qua quan sát, tôi thấy nhiều học sinh nhanh nhẹn, tự tin với công việc mình và luôn nảy sinh nhiều ý tưởng mới để giải quyết vấn đề đưa ra. * Đánh giá khách quan: Sau khi thực hiện dạy học 2 chủ đề, tôi tiến hành khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh ở 2 đối tượng TN và ĐC, tôi đã thu được kết quả ở bảng sau: Bảng 20: Khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh khi được học 2 chủ đề Mức độ Nhóm HS Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Nhóm đối chứng 87/155 em chiếm 56,13% 19/155 em chiếm 12,25% 19/155 em chiếm 12,25% 30/155 em chiếm 19,37% Nhóm thực nghiệm 125/156 em chiếm 80,12% 22/156 em chiếm 14,10% 9/156 em chiếm 5,78% 0/156 em chiếm 0% Sau khi kết thúc dạy học chủ đề, tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra năng lực đối với nhóm lớp để đánh giá mức độ vận dụng của các em sau khi học 2 chủ đề thì thu được kết quả: Bảng 21: Tổng hợp phân loại kết quả học tập của học sinh Bài kiểm tra PHÂN LOẠI KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC SINH (%) Yếu, kém (dưới 5đ) Trung bình (từ 5 - 6đ) Khá (từ 7 - 8đ) Giỏi (từ 9 - 10đ) TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC 15’ 15,27 26,31 36,11 50,00 38,88 21,05 9,74 2,64 45’ 13,09 34,17 35,71 44,30 38,09 17,72 13,11 3,81 Từ kết quả kiểm tra trên cho thấy: Ở nhóm đối chứng có điểm trung bình và yếu chiểm tỉ lệ cao. Chứng tỏ học sinh chưa vận dụng tốt kiến thức lý thuyết để áp dụng vào thực tiễn và ngược lại. Ở nhóm thực nghiệm, tỉ lệ học sinh giỏi tăng cao, có sự phân hóa rõ rệt. Qua đó ta nhận thấy, khi áp dụng dạy học chủ đề theo phương pháp dạy học tích cực đã phát huy được năng lực cho học sinh. E. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐỀ TÀI ĐƯỢC NHÂN RỘNG Việc xây dựng một chủ đề dạy học theo định hướng phát triển NLHS đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều công sức, làm chủ kiến thức và đôi khi cần được trải nghiệm trong thực tiễn sản xuất. Bởi vậy, người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng lí luận về phương pháp dạy học và tâm huyết với nghề. Để dạy học đạt kết quả cao, Nhà trường THPT cần liên kết với các trường ĐH, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, . để có thể thực hiện tốt các khâu của dự án dạy học “học qua hành”. Chương trình SGK còn nặng về kiến thức lý thuyết, thiếu kiến thức thực tiễn và vận dụng. Mặt khác, vấn đề “học để thi” vẫn được nhiều bậc cha mẹ, học sinh và Nhà trường quan tâm. Việc dạy học theo dự án, tăng cường rèn luyện kỹ năng, vận dụng thực tiễn, qua đó học sinh tiếp thu kiến thức nên những học sinh học theo cách này rất khó có thể đạt điểm cao trong bối cảnh thi cử hiện nay. Vì vậy, việc cải tiến thi cử là việc làm cần thiết trong công tác đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện. PHẦN III: KẾT LUẬN I. Kết luận Đề tài đã đưa ra được các bước xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Khi xây dựng chủ đề cần xuất phát từ thực tiễn của cuộc sống, học sinh vận dụng kiến thức nào để giải quyết vấn đề thực tiễn. Từ đó xây dựng các phương pháp tổ chức hoạt động học tập cho phù hợp. Đề tài đã áp dụng thành công các bước xây dựng một chủ đề dạy học theo phương pháp dạy học dự án. Trong mỗi hoạt động, đề tài cũng đã nêu rõ các bước và cách thức tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, khả năng tự học của học sinh . Qua đó, người đọc có thể dễ dàng xây dựng được một chủ đề dạy học mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đề tài đã xây dựng được bộ công cụ đánh giá năng lực học sinh khi dạy học theo chủ đề. Và bước đầu đã đưa vào áp dụng để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Đề tài đã được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và thu được kết quả khá khả quan qua đánh giá chủ quan, cũng như khách quan. HS tích cực tham gia hoạt động học tập hơn, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đây là kết quả cho thấy việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học là việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nguồn nhân lực trong thời đại mới. II. Một số đề xuất - Cần tích cực tổ chức các đợt tập huấn về phương pháp dạy học như các kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó có định hướng dạy học dự án. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp để có thể dễ dàng thực hiện dạy “học qua hành”. - Đội ngũ cán bộ giáo viên cũng cần không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ở mọi lúc, mọi nơi nhằm nắm vững kiến thức các môn khoa học để dễ dàng tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực. - Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức dạy học cũng cần có điều chỉnh nhằm đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá cho phù hợp. - Cần có chính sách ưu tiên đối với giáo viên có nhiều sáng kiến trong việc đổi mới phương pháp giáo dục và luôn tìm tòi những phương pháp dạy học mới, đáp ứng “đầu ra” trong giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK Sinh học 10,11, Công nghệ 10, Hóa học 11. 2. Vụ Giáo Dục Trung Học - tài liệu tập huấn xây dựng và thực hiện các chủ đề Giáo Dục STEM trong trường học năm 2019. 3. Các phương pháp dạy học tích cực - www.vov.edu.vn 4. Tạp chí hóa học và ứng dụng - Trường ĐHSP Đà Nẵng. 5. Tham gia học lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II do trường ĐH Vinh tổ chức vào tháng 6/2020 6. Bồi dưỡng giáo viên phổ thông - Modun 2 - Hóa học THPT- Bộ Giáo dục và Đào tạo 7. Hướng dẫn giải nhanh một số bài tập trắc nghiệm hóa học 11 - Cao Cự Giác - NXB ĐHQGHN 8. Hỏi đáp về hóa học với đời sống - Nguyễn Xuân Trường - NXB GDVN 9. Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông - PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, ThS. Nguyễn Thị Diễm My - NXB ĐHSP TPHCM PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HỌC SINH KHI HỌC CHỦ ĐỀ Các nhóm tích cực thảo luận CCác nhóm báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập Ban giám hiệu, cùng tổ bộ môn và các giáo viên tham gia dự giờ đánh giá
File đính kèm:
- skkn_xay_dung_mot_so_chu_de_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_tri.doc