SKKN Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên trong dạy học Hóa học lớp 10 Trung học Phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Quy trình thực hiện

Bước 1: Đối với các cấp quản lý, các nhà hoạch định chiến lược

+ Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về DHTH, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ GV để đáp ứng được yêu cầu học tập tích hợp.

 + Thiết kế lại chương trình đào tạo GV trong các trường sư phạm từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ GV khi thực hiện chương trình DHTH.

 + Thiết kế lại nội dung chương trình SGK các môn học theo hướng tích hợp. Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong nhà trường, cách kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp.

 + Đưa ra các tiêu chí về cơ sở vất chất, thiết bị dạy học tối thiểu cần thiết để các cơ sở giáo dục thực hiện được đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp môn học.

 + Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo các phương án khác nhau để có thể triển khai một cách phù hợp cho thực tiễn Việt Nam.

Bước 2: Đối với các cơ sở giáo dục.

+ Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo hệ thống GV có đủ trình độ, năng năng lực đáp ứng được yêu cầu khi thực hiện chương trình DHTH.

+ Rà soát lại kế hoạc dạy học (phân phối chương trình), chuẩn kiến thức kỷ năng để xây dựng các nội dung, chủ đề tích hợp cụ thể.

+ Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất đáp ứng được DHTH.

+ Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra chất lượng các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn bàn về DHTH.

+ Tham gia quản lí, chỉ đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc đánh giá năng lực học

sinh theo định hướng phát triển năng lực.

+ Có ý kiến phản hồi, góp ý với các nhà quản lý giáo dục cấp cao hơn về các hạn chế, bất cập của đơn vị mình khi triển khai thực hiện chương trình DHTH.

Bước 3: Đối với GV

+ Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.

+ Không ngừng trao đổi học hỏi kinh nghiệm, kiến thức ở các lĩnh vực khác từ đồng nghiệp, từ các tài liệu tham khảo hay ở trên các trang mạng.

+ Từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng DHTH.

+ Cùng với nhà trường xây dựng chương trình đánh giá năng lực học sinh theo hướng DHTH.

+ Khích lệ sự sáng tạo làm các đồ dùng, mô hình, các chương trình phục vụ cho DHTH.

Bước 4: Đối với học sinh

+ Hình thành thói quen học tập theo phương pháp mới cho HS.

+ Thành lập các tổ nhóm HS theo năng lực sẵn có của bản thân, xây dựng kế hoạch, nội quy hoạt động của cả nhóm.

+ Bầu ra các trưởng nhóm, các ban cán sự theo giỏi chung và theo giỏi, đánh giá trong từng nhóm.

+ Rèn luyện các kỷ năng cơ bản như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng tự quản lý, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tính toán, kĩ năng sống.v.v

Bước 5: Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm

+ Sau mỗi chủ đề, bài dạy thực hiện theo hướng DHTH các tổ, nhóm chuyên môn họp phân tích, đánh giá hiệu quả, đúc rút kinh nghiệm.

+ Sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhà trường, các cơ sở giáo dục cần đánh giá hiệu quả, đúc rút kinh nghiệm của các tổ, nhóm chuyên môn đã triển khai DHTH.

+ Tổ chức hội nghị tổng kết toàn trường về công tác DHTH trong năm học qua.

 

docx52 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên trong dạy học Hóa học lớp 10 Trung học Phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Sau khi tiến hành giảng dạy xong 4 lớp, GV tiến hành kiểm tra năng lực các em bằng một đề kiểm tra chung (phụ lục), thời gian làm bài là 15 phút. GV mượn phòng học của nhà trường trong ngày chủ nhật, sắp xếp 7 phòng thi (6 phòng 24 thí sinh, 1 phòng 15 thí sinh), tiến hành kiểm tra trong cùng một thời điểm. 
3.4.6. Nhận xét các năng lực của học sinh trong các tiến trình dạy học
Qua quan sát giờ học ở các lớp thực nghiệm và đối chứng được tiến hành theo tiến trình dạy học, chúng tôi rút ra được một số nhận xét về một số năng lực của học sinh như sau:
Đối với các lớp đối chứng:
- Năng lực học và năng lực giải quyết vấn đề thì học sinh thụ động, GV chủ yếu là đọc đề, phân tích, hướng dẫn cách giải không chủ động trong các yêu cầu của GV.
- Năng lực sáng tạo: làm bài tập một cách máy móc, ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng rồi tái hiện, cố nhớ những gì đã học thuộc ở nhà để trả lời.
-Năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác: HS ít đưa ra ý kiến, bạn bè ít trao đổi về phương pháp làm bài, luôn căng thẳng để cố gắng làm bài.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: các thông tin phục vụ trong bài làm rất hạn chế, HS ít hiểu biết về những kiến thức khoa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ do ít trao đổi và nội dung đề bài cũng hạn chế về mặt ngôn ngữ nên HS rất khó tiếp cận.
-Năng lực tính toán không tự tin trong các phép tính, nên hay căng thẳng khi làm các bài bập có tính toán.
Đối với các lớp thực nghiệm
- Năng lực học và năng lực giải quyết vấn đề thì HS từ tư thế bị động đã chuyển sang tư thế chủ động, tham gia tích cực các hoạt động nhận thức do GV tổ chức. GV hoạt động ít hơn, HS chịu khó đọc và tự ghi chép những thông tin vừa chiếm lĩnh.
- Năng lực sáng tạo: HS linh hoạt và sáng tạo hơn trong cách tiếp cận các yêu cầu của bài tập.
- Năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác: HS thảo luận nhiều hơn, lắng nghe cách lý giải của bạn bè và đưa ra ý kiến của mình về phương pháp làm bài.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: các thông tin hiểu biết về những kiến thức khoa học được các em huy động để trả lời các nội dung mà bài tập yêu cầu.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS chủ động tiếp cận các ngôn ngủ khoa học, phân tích các từ ngữ của bài tập một cách cẩn thận .
- Năng lực tính toán tự tin trong các phép tính, ít căng thẳng khi làm các bài tập có tính toán.
Ở nhóm thực nghiệm các tiết học có mức độ tích cực của HS có tăng hơn so với các tiết học ở nhóm đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm, HS còn đặt câu hỏi cho GV đối với những vấn đề mà các em quan tâm. Điều này chứng tỏ HS đã học với mức độ tích cực khá cao.
Từ các kết quả trên cho thấy việc sử dụng hệ thống bài tập tích hợp đã thực sự có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Góp phần không nhỏ trong việc đánh giá năng lực của HS. Việc đưa hệ thống các bài tập tích hợp vào dạy học trong chương trình hóa học THPT là một việc làm đúng đắn và có cơ sở khoa học.
3.4.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 
 Qua bài kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau:
Bảng 3.4. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra của các lớp
Lớp
Nhóm
Tổng số HS
 Điểm số Xi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
10T1
TNg
43
0
0
0
0
1
3
6
15
12
5
10T2
ĐC
42
0
0
0
2
2
7
11
13
5
2
10T4
TNg
42
0
0
0
0
2
3
13
9
12
3
10T3
ĐC
42
0
0
0
2
5
6
9
12
6
2
Bảng 3.5. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra
Nhóm
Tổng số HS
 Điểm số (Xi)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TNg
85
0
0
0
0
3
6
17
27
24
8
ĐC
84
0
0
0
4
7
13
19
25
11
4
Biểu đồ 3.7. Phân bố điểm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất
Nhóm
Tổng
số HS
 Số % HS đạt điểm Xi
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7 
 8
 9
 10
TNg
85
 0
 0
 0
 0
 3,8
 7,5
21,2
27,5
30,0
 10,0
ĐC
84
 0
 0
 0
 5,0
 8,9
 16,5
24,0
26,6
14,0
 5,0
Đồ thị 3.8. Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai nhóm
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất tích lũy
Nhóm
Tổng số HS
 Số % HS đạt điểm Xi trở xuống
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
TNg
85
 0
 0
 0
 0
 3,8
11,3
32,5
60,0
 90,0
 100
ĐC
84
 0
 0
 0
 5
13,9
30,4
54,4
81,0
 95
 100
Bảng 3.8. Bảng phân loại theo học lực của HS
Nhóm
Tổng
Số HS
 Số % HS
 Kém
 (0-2)
 Yếu
 (3-4)
 TB
 (5-6)
 Khá
 (7-8)
 Giỏi
 (9-10)
TN
85
 0,00
 0,00
 11,3
 48,7
 40,0
ĐC
84
 0,00
 5
 25,4
 50,6
 19,0
Đồ thị 3.9. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm
Biểu đồ 3.8. Phân loại theo học lực của học sinh
Các tham số cụ thể
- Trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức: [5]
- Phương sai: [6].
- Độ lệch chuẩn S cho biết độ phân tán quanh giá trị , được tính theo công thức , S càng nhỏ tức là số liệu càng ít phân tán [6].
- Hệ số biến thiên: , cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu [6].
- Sai số tiêu chuẩn: [6]
Xi là điểm số; ni số HS đạt điểm Xi; n số HS làm bài kiểm tra
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp các tham số
Nhóm
Tổng
Số HS
S2
S
V
TN
80
8,02
1,57
1,25
15,6
8,02 0,0156
ĐC
79
7,2
2,24
1,5
20,8
7,2 0,019
Dựa vào bảng phân loại theo học lực (Bảng 3.6), bảng tổng hợp các tham số đặc trưng (Bảng 3.7) và đồ thị đường lũy tích (Hình 3.2), chúng tôi rút ra được những nhận xét sau:
- Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, độ lệch chuẩn S có giá trị tương ứng nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó giá trị trung bình có độ tin cậy cao. STN < SĐC và VTN < VĐC chứng tỏ độ phân tán ở nhóm thực nghiệm giảm so với nhóm đối chứng (Bảng 3.7).
- Bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém, trung bình của nhóm thực nghiệm giảm rất nhiều so với nhóm đối chứng. Ngược lại, tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.
- Đường tích lũy ứng với nhóm thực nghiệm nằm bên phải, phía dưới đường tích lũy ứng với nhóm đối chứng.
Như vậy kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của nhóm đối chứng. Tuy nhiên kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Vì vậy, để độ tin cậy cao hơn, chúng ta cần kiểm định giả thuyết thống kê.
3.4.8. Kiểm định giả thuyết thống kê
Kết quả tính toán cho thấy điểm trung bình cộng ở nhóm TN cao hơn nhóm đối chứng . Để kiểm định về sự khác nhau giữa hai điểm trung bình này ta dựa vào đại lượng kiểm định t (kiểm định Student) cho bởi công thức:
 [29]
với [29]
Các giả thuyết thống kê:
+ Giả thuyết H0: Sự khác nhau giữa và là không có ý nghĩa thống kê.
+ Giả thuyết H1: Sự khác nhau giữa và là có ý nghĩa thống kê.
Sau khi tính được t, ta so sánh nó với giá trị tới hạn ta được tra trong bảng Student ứng 
với mức ý nghĩa a và bậc tự do f = nTN + nĐC – 2
- Nếu thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1
- Nếu thì bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0
Vận dụng các công thức trên ta tính được Sp = 1,38 và t = 3,7
Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa a = 0,05 (mức ý nghĩa 5%) và bậc tự do f với: f = nTN + nĐC – 2 = 157, ta có ta = 1,96
Như vậy rõ ràng t > ta nên giả thuyết H0 bị bác bỏ và ta chấp nhận giả thuyết H1. Điều này chứng tỏ học sinh ở nhóm thực nghiệm nắm vững kiến thức đã được truyền thụ hơn so với học sinh ở nhóm đối chứng. Như vậy, từ kết quả thực nghiệm sư phạm cho phép chúng ta kết luận việc sử dụng hệ thống các bài tập tích hợp vào giảng dạy có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường phổ thông. Tuy nhiên, để kết luận rút ra thật sự thuyết phục chúng ta cần tiếp tục mở rộng phạm vi và đối tượng thực nghiệm sau này khi điều kiện cho phép.
Trong nội dung thực nghiệm này, chúng tôi đã trình bày quá trình và kết quả TNSP. Chúng tôi đã tiến hành TN ở trường THPT Hà Huy Tập - tỉnh Nghệ An, với 4 lớp trong học kỳ II của năm học 2019-2020 từ thời gian tháng 02/2019-04/2020, đã xử lý kết quả 2 bài kiểm tra, cho thấy kết quả ở khối lớp TN luôn cao hơn khối lớp ĐC, điều đó cho phép khẳng định:
- Giả thuyết khoa học đã đề ra là đúng đắn và việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào giảng dạy ở các trường THPT hiện nay là hoàn toàn khả thi.
- Các kết quả thực nghiệm khẳng định việc sử dụng hệ thống bài tập tích hợp vào dạy học hóa học THPT là thực sự có tác dụng rất tốt đến sự phát năng lực của HS một cách toàn diện, cụ thể là:
- Đối với GV: Sự đa dạng của các thống bài tập tích hợp giúp GV có nhiều sự chọn lựa hơn về phương pháp tổ chức các hoạt động nhận thức của HS, GV chủ động hơn, linh hoạt hơn, theo đó các giờ học trở nên hấp dẫn hơn, cuốn hút HS hơn.
- Đối với HS: Việc sử dụng hệ thống các bài tập tích hợp đã có tác dụng tốt trong việc phát triển các năng lực của HS, đặc biệt là năng lực vận dụng các kiến thức của nhiều bộ môn để giải quyết vấn đề đặt ra và ứng dụng nó vào thực tiễn. HS chủ động hơn, tích cực hơn trong việc tham gia vào các hoạt động nhận thức. Khả năng vận dụng kiến thức của HS vào các tình huống mới được nâng cao hơn, biểu hiện cụ thể là chất lượng học tập của HS được nâng cao.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã căn bản hoàn thành những vấn đề sau đây:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
2. Đề xuất những biện pháp phát triển năng lực cho HS thông qua việc sử dụng bài tập tích hợp liên môn trong dạy học hóa học lớp 10 chương trình THPT. 
3. Nhấn mạnh tầm quan trọng của "người sử dụng" bài tập tích hợp. Bài tập tích hợp chỉ thực sự có ý nghĩa khi nào người sử dụng nó biết khai thác có hiệu quả kiến thức của nhiều bộ môn và phát huy mọi tác dụng của nó trong quá trình dạy học. Chúng tôi đã đề xuất hệ thống bài tập và cách sử dụng để phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS. Trong đó, khẳng định việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề một các triết lý khoa học và đưa ra các tình huống cụ thể trong thực tiển có liên quan đến vấn đề đặt ra.
 4. Quá trình thực hiện đề tài cho phép chúng tôi nêu lên một vài kiến nghị:
+ Các nhà nghiên cứu và biên soạn SGK cần đưa ra một số chủ đề tích hợp liên môn cốt lõi đồng thời cần tiến hành rà soát và phân tích chương trình SGK hiện hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí nhằm giúp GV nhận thấy những điểm tương đồng và mối quan hệ mật thiết về mặt kiến thức giữa các lĩnh vực nói trên. 
+ Cần có một kế hoạch đồng bộ về đào tạo và bồi dưỡng cho GV các cấp học về dạy học tích hợp đồng thời tiến hành triển khai tập huấn, rèn luyện kĩ năng, tổ chức thực hành soạn giáo án và dạy học thử nghiệm các chủ đề đó. 
+ Cần tăng cường trang bị cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm thực hành, phòng nghe nhìn cho các trường THPT, để phục vụ cho công tác giảng dạy có hiệu quả nhất.
+ Đưa vấn đề dạy học tích hợp vào các buổi sinh hoạt chuyên môn để tạo điều kiện cho GV được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm dạy học, tìm điểm chung giữa các lĩnh vực kiến thức để thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học một cách cụ thể và đúng hướng.
+ GV cần chuyển từ dạy học truyền thống sang dạy học tích hợp, trong đó GV không chỉ làm việc với từng HS mà làm việc với từng nhóm HS và cần xác định việc chuyển đổi chiến lược đánh giá HS từ dạy học truyền thống sang DHTH như ra đề thi, chấm thi, đánh giá và kiểm tra sự tiến bộ của HS.
	Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của chúng tôi về đề tài này, do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót ngoài ý muốn. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, cô và các đồng nghiệp để đề tài được phát triển và ứng dụng tốt hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014).Công văn số 4188/BGDĐT-GDTrH ngày 7/8/2014 về việc hướng dẫn cuộc thi Vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tự chọn
Hồ Sỹ Anh (2013), Tìm hiểu kiểm tra đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực. ĐHSP TP.HCM, số 50, 9/2013.
Phạm Thị Kim Anh (2012), Đào tạo và bồi dưỡng GV như thế nào để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Dạy học tích hợp - dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, TP.HCM, tháng 11/2012. 
Lương Duyên Bình(2006), Sách giáo khoa Vật lý 10, 11, 12 Cơ bản. NXB Giáo dục. 
Vũ Văn Vụ (2006), Sách giáo khoa Sinh Học 10, 11, 12 Cơ bản. NXB Giáo dục.
Lê Thông (2006), Sách giáo khoa Địa lí 10, 11, 12 Cơ bản. NXB Giáo dục.	
	Lê Xuân Trọng (2006), Sách giáo khoa Hóa Học 10, 11, 12 Cơ bản. NXB Giáo dục.
 Nguyễn Phúc Chỉnh. (2013), Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ở trường Trung học Phổ thông. Tạp chí Giáo dục. Số 296, trang 51-52. 
Dương Quang Ngọc. (2013), Tích hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở cấp Trung học cơ sở chuẩn bị cho việc xây dựng chương trình mới sau năm 2015. Tạp chí Giáo dục. Số 297, trang 45-4
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (ngày 4.11.2013), (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Website
1. www.dayhoahoc.com
2. www.hoahoc.org
3. www.hoahocngaynay.com
4. www.hochoaonline.com
5. www.tuyensinhdaihoc.edu.vn
PHỤ LỤC:
ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1
Câu 1: Tầng Ozone giống như một lớp áo bảo vệ cực kì quan trọng của Trái Đất. Tuy nhiên, lớp áo giáp này đang bị “rách” bởi những tác động tiêu cực của con người. Hiện nay, lỗ thủng lớn nhất được các nhà khoa học phát hiện ở Nam Cực và đang ảnh hưởng rất nhiều đến lục địa băng giá này. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
A. 
B. Hợp chất CFC
C. Do bức xạ mặt trời ít chiếu đến Nam cực và Bắc Cực
D. Do sự biến đổi khí hậu toàn cầu
Câu 2: Cho phản ứng quang hợp của cây xanh: 6 + 6 → + 6
Biết rằng mỗi hecta, cây trồng mỗi ngày cần hấp thụ khoảng 374kg thì thải vào không khí số kg oxi là:
A. 136	B. 256 	C. 272 	D. 320	
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí ở áp suất 750mmHg và nhiệt độ 270C. Tính thể tích của lượng khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 760mmHg và nhiệt độ 00C).
A. 35.92 ml 	B. 43.38 ml	C. 36.82 ml	D. 35.00 ml
Câu 4: Không khí bị ô nhiễm không do khí nào dưới đây:
A. Các oxit như: , , , 
B. , , 
C. Các hợp chất hữu cơ: ete, benzen,...
D. Bụi không khí trong quá trình sản xuất là hoạt động của con người
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất hóa học của oxi:
A. Oxi có tính oxi hóa mạnh
B. Trong hầu hết các hợp chất oxi đều có số oxi hóa là -2
C. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi nên ozon tác dụng được với Ag còn oxi thì không.
D. Oxi tác dụng được với nhiều phi kim trừ nhóm halogen
Câu 6:Một trong những chất gây suy giảm tầng ozon là CFC. Chất này có chủ yếu thoát ra từ? 
A. Máy vi tính 	B. Tủ lạnh, máy điều hòa
C. Quạt điện, nồi cơm điện	D. Máy giặt, máy sấy tóc
Câu 7: Sau những cơn mưa giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn do nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch, và sự tạo thành của phân tử nào sau đây: 
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 8: Khi ở trên cao, ozon là người bảo vệ cho sự sống trên Trái Đất do nó hấp thụ nhiệt của Mặt Trời và truyền cho tầng bình lưu để tầng bình lưu trao đổi nhiệt với tầng đối lưu, giữ ấm Trái Đất và đặc biệt nó hấp thụ tia tử ngoại từ bức xạ Mặt Trời thì khi ở gần mặt đất. Vậy ozon có tác dụng gì?
A. Có tác dụng làm không khí trong lành hơn vì vậy nồng độ ozon càng cao càng tốt.
B. Có nồng độ càng cao càng tốt do nó có tác dụng diệt khuẩn không khí nhờ ozon có tính oxi hóa mạnh.
C. Chỉ có tác dụng hấp thụ nhiệt.
D. Sẽ là mối đe dọa nếu tiếp xúc kéo dài với ozon có nồng độ lớn.
Câu 9: Khi máy photocopy hoạt làm việc, thường xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp. Và khi sử dụng máy photocopy chúng ta cần chú ý đến việc thông gió cho phòng máy. Trong quá trình máy làm việc đã sinh ra hợp chất nào sau đây?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 10: Như ta đã biết, ở các bệnh viện hay các bệnh viện dưỡng lão người ta hay trồng nhiều thông. Do trong nhựa thông chứa nhiều anken, bị oxi không khí oxi hóa thành hợp chất có liên kết peoxit (chứa liên kết O–O). Các hợp chất này không bền phân hủy tạo thành một chất. Đặc biệt nếu người bị mắc bệnh lao được điều dưỡng trong rừng thông, với nồng độ chất này khoảng 0,1ppm thì có thể khỏi bệnh. Hợp chất đó là
A. Hidropeoxit ()	B. C. Hơi nước	D. 
 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2
Câu 1: Người ta sản xuất axit sunfuric từ quặng pirit sắt (). Nếu dùng 200 tấn quặng pirit có lẫn 20% tạp chất thì sản xuất được bao nhiêu tấn dung dịch 98%. Biết hiệu suất chung của cả quá trình là 15%?
A. 39,2	B. 40	C. 42,4	D. 38,6
Câu 2: Khí bị lẫn hơi nước, chất nào sau đây có thể tách nước khỏi 
A. 	B. 	C. 	 D. đặc
Câu 3: Khi bạn bị bệnh đau dạ dày cần phải chụp X-quang. Trước khi chụp phim thì bác sĩ thường cho bạn ăn một thứ thức ăn ở dạng hồ trắng. Thành phần chủ yếu của thức ăn đó là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh nên nó tác dụng được với giải phóng khí 
B. Khi pha loãng axit đặc phải rót từ từ axit vào nước
C. Axit sunfuric có tính oxi hóa và tính háo nước mạnh nên thận trọng khi tiếp xúc với axit sunfuric
D. kết tủa trắng, không tan trong axit
Câu 5: Mưa axit là hiện tượng nước mưa có chứa hàm lượng axit cao hơn bình thường. Mưa axit ảnh hưởng xấu đến đất đai, cây trồng, các công trình xây dựng. Nguyên nhân của mưa axit là do hoạt động sản xuất công nghiệp, từ phương tiện giao thông quá trình phun trào núi lửa, cháy rừng...sản sinh ra khí nào sau đây:
A. , , B. , , C. , , 	 D. , , 
Câu 6: Quá trình sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp trải qua 3giai đoạn: Sản xuất lưu huỳnh dioxit; Sản xuất lưu huỳnh trioxit và Hấp thụ bằng . là một oxit axit, tan vô hạn trong nước tạo thành axit . Tại sao không dùng nước hấp thụ mà dùng đặc?
A .Vì phản ứng hấp thụ bằng nước xảy ra rất mãnh liệt, thu được ở dạng hơi hay còn gọi là mù axit nên rất khó thu hồi và vận chuyển.
B. Nước làm loãng axit C. Tiết kiệm nước D. Cả A và C
Câu 7: Người ta pha loãng 100g axit 98% bằng cách rót từ từ axit vào nước thành dung dịch axit sunfuric 28%. Hỏi người ta đã dùng bao nhiêu g nước?
A. 250	B. 300	C. 320	D. 280
Câu 8: Trong chương trình công nghệ lớp 7, các em đã được tìm hiểu về đất chua, đất kiềm và đất trung tính. Trong đó, đất chua là đất có chứa nhiều chất có tính axit nên đất chua là đất có độ pH <6.5 Ở những vùng có quặng pirit đất thường bị chua. Có thể giải thích hiện tượng trên như thế nào:
A 2 +7 +2 → 2+ 2
B. 4 + 11 2 + 8
 + → 
C. 4 + 112 + 8
 + 3 → 2
D. 4 + 11 2 + 8
2 + → 2
 + → 
Câu 9: Bột nở có công thức . Khi nướng bánh mỳ hoặc hấp bánh bao thì bột nở phân hủy thành cách chất khí: , và hơi nước thoát ra nên làm cho bánh có nhiều lỗ rỗng, xốp và nở. Khi cho nhỏ H2SO4 đặc vào đường saccarozo, thì đường trắng chuyển thành màu đen, tiếp theo phần cacbon bị đẩy và trào ra ngoài cốc. Chất đẩy cacbon ra khỏi mặt cốc là:
A. và 	B. và 
C. và 	D. và 
Câu 10: Các nguyên tắc vận tải bằng đường xe lửa axit sunfuric đậm đặc đựng trong các toa thùng bằng thép yêu cầu một cách nghiêm ngặt phải đóng kín ngay tức khắc vòi thoát sau khi tháo axit ra khỏi toa thùng. Tại sao sau khi tháo axit rồi mà khóa chặt ngay vòi lại thì toa thùng không bị hư hỏng, còn nếu cứ để mở thì sẽ không dùng được toa thùng nữa?
A. Do trong không khí có oxi sẽ phản ứng với Fe của toa thùng
B. Nếu không khóa chặt thì axit có thể bị thất thoát, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
C. Do trong không khí có hơi ẩm. Nếu không đóng kín lại thì hơi ẩm xâm nhập sẽ làm loãng axit. Khi đó axit loãng sẽ phản ứng với toa xe.
D. Đảm bảo axit trong toa tinh khiết, không bị lẫn tạp chất từ không khí
 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
B
C
A
B
C
B
D
D
A
B
ĐỀ SỐ 2
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
B
C
B
A
C
A
D
A
B
C

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_he_thong_bai_tap_tich_hop_cac_mon_khoa_hoc_tu.docx
Sáng Kiến Liên Quan