SKKN Xây dựng Chuyên đề “ Phương pháp học tập” để nâng cao kết quả học tập học sinh

1. Hoạt động học.

 Theo quan điểm dạy học hiện đại: Học phải là quá trình hình thành và phát triển của các dạng thức hành động xác định của người học, đó là sự thích ứng của chủ thể với tình huống học tập thích đáng thông qua sự đồng hoá (hiểu được, làm được) và sự điều tiết (có dự biến dổi về nhận thức của bản thân), qua đó người học phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách của bản thân.

2. Sự học

Là một hoạt động có ý thức của người học bao gồm một hệ thống các thành tố có quan hệ và tác động qua lại: Một bên là động cơ, mục đích, phương tiện, còn bên kia là hoạt động, hành động và thao tác.

Sự học nói chung là là sự thích ứng của người học đối với những tình huống thích đáng làm nảy sinh và phát triển ở người học những dạng thức hoạt động xác định, phát triển ở người học những năng lực thể chất, tinh thần và nhân cách của cá nhân. Sự học nói riêng, có chất lượng một tri thức khoa học mới phải là sự thích ứng của người học với những tình huống học tập thích đáng. Chính quá trình thích ứng này là hoạt động của người học xây dựng nên tri thức mới với tính cách là phương tiện tối ưu giải quyết tình huống mới. Đồng thời đó là quá trình làm phát triển các năng lực nhận thức, thực tiễn và nhân cách của người học.

3. Thực trạng dạy và học.

 Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện và đổi mới vô cùng nhanh chóng. Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới. Sự đổi mới giáo dục không chỉ đòi hỏi nhà trường trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở các em tính năng động, óc tư duy, sáng tạo và kỹ năng thực hành áp dụng, sáng tạo, tức là đào tạo người lao động không chỉ có kiến thức mà còn phải có năng lực giải quyết vấn đề, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo.

 Mặc dù thực tế sự đổi mới còn gặp nhiều khó khăn nhưng cần phải đổi mới giáo dục để phù hợp với sự phát triển của xã hội; sự phát triển của kinh tế; và đặc điểm sinh lý của người học.

 

doc30 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng Chuyên đề “ Phương pháp học tập” để nâng cao kết quả học tập học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự tham gia thảo luận của các thành viên khác.
Học sinh nhóm 1 lên trình bày báo cáo bản Powpoin 
Đánh giá, thảo luận bài báo cáo của nhóm1 thông quan hệ thống câu hỏi.
Tự đánh giá theo quy tắc 3-2-1
Kết luận:
 Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp giúp học sinh được tham gia một cách tích cực, bày tỏ quan điểm, rèn luyện kỹ năng giải quyết khó khăn. Nhưng nhiều khi không tổ chức tốt sẽ gây ra sự ồn ào, mất trật tự cãi cọ, giận nhau mất đoàn kết.
Các bước trong thảo luận nhóm.
Bước chuẩn bị: 
Chuẩn bị kiến thức cơ bản, các dụng cụ hỗ 
Có sự phân chia về công việc cụ thể cho mỗi thành viên trong nhóm: điều hành, thư ký ghi chép trên giấy lớn/nhỏ, người báo cáo lại
Bước thực hiện:
Xác định được mục đích của câu hỏi thảo luận. 
Mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia, tích cực làm việc, đi đến thống nhất hoàn thành công việc. 
Hoạt động nhóm đạt hiệu quả khi có mục tiêu rõ ràng, cụ thể; tương tác đặt và trả lời câu hỏi đúng; Bầu không khí thuận lợi; Mọi thành viên trong nhóm hướng đến mục tiêu chung; Hoàn thành công việc đúng giờ. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách đặt và trả lời câu hỏi- 10 phút. 
Mục tiêu:
	Học sinh biết cách phân loại các câu hỏi và sử dụng các câu hỏi cũng như cách trả lời các câu hỏi một cách chính xác, ngắn gọn, khoa học, đúng nghĩa
Cách tiến hành hoạt động: 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. Đặt và trả lời câu hỏi
Mời học sinh nhóm 2 lên trình bày bào cáo.
Yêu cầu học sinh lắng nghe, phản hồi tích cực.
Nhận xét bài báo cáo của nhóm 2 và sự tham gia thảo luận của các thành viên khác.
Học sinh nhóm 2 lên trình bày báo cáo bản Powpoin 
Đánh giá, thảo luận bài báo cáo của nhóm 2 thông quan hệ thống câu hỏi.
Tự đánh giá theo quy tắc 3-2-1
Kết luận:
Trong tiết học việc đặt và trả lời câu hỏi đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Phân loại câu hỏi: 
Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi xác nhận lại thông tin, chứ không có tính gợi mở. 
Câu hỏi mở là câu hỏi để đào sâu thông tin, không có câu trả lời cố định, chúng kích thích sự suy nghĩ chúng kích thích suy nghĩ và mở ra những trao đổi hoặc tranh luận.
Câu hỏi đào sâu: Giúp khai thác thông tin, mở rộng, tìm hiểu bản chất của vấn đề. 
Câu hỏi giả định: là câu hỏi giúp thăm dò các khả năng và kiểm chứng các giả thuyết, giúp phát huy trí tưởng tượng. 
Câu hỏi xác định nguồn thông tin: giúp đánh giá mức độ tin cậy, trung thực của thông tin. 
Câu hỏi về sự đánh giá của cá nhân giúp đánh giá quan điểm, tình cảm suy nghĩ của cá nhân.
Một câu hỏi cũng có nhiều câu trả lời vì vậy người đặt câu hỏi phải tôn trọng người trả lời để họ được phát huy hết ý tưởng sáng tạo của mình. Cần phải chú ý lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác.
Hoạt động 3 Tìm hiểu về phương pháp thuyết trình- 10 phút. 
Mục tiêu:
Học sinh nêu được vai trò của phương pháp thuyết trình cũng như biết cách làm thế nào để thuyết trình đạt hiệu quả.
 Cách tiến hành hoạt động: 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
III.Phương pháp thuyết trình
Mời học sinh nhóm 3 lên trình bày bào cáo.
Yêu cầu học sinh lắng nghe, phản hồi tích cực.
Nhận xét bài báo cáo của nhóm 3 và sự tham gia thảo luận của các thành viên khác.
Học sinh nhóm 3 lên trình bày báo cáo bản Powpoin 
Đánh giá, thảo luận bài báo cáo của nhóm 3 thông quan hệ thống câu hỏi.
Tự đánh giá theo quy tắc 3-2-1
Kết luận:
Thuyết trình có thể coi là nghệ thuật làm thế nào để cuốn hút người nghe và truyền tải được nhiều nội dung đến người nghe.
Để bài thuyết trình thành công cần chú ý
	Phải xác định mục tiêu bài thuyết trình.
	Chuẩn bị trước mọi thứ: nội dung, ngôn ngữ hình thể
Truyền tải ngắn gọn súc tích
Trình bày nội dung sinh động.
Sử dụng ví dụ để giải thích quan điểm của bạn.
Hãy biết tạo cầu nối giữa người thuyết trình với người nghe ( giáo viên và các bạn học sinh) 
Câu hỏi tương tác.
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ.
1. Củng cố - 8 phút.
Giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh luyện tập kỹ năng đặt câu hỏi, thuyết trình và thảo luận nhóm bằng cách đưa ra tình huống:
	Mỗi nhóm học sinh sẽ có thời gian 5 phút để phỏng vấn một cô giáo sau đó có 2 phút để thảo luận nhóm xây dựng đề cương chuẩn bị cho bài thuyết trình về cô giáo mà nhóm phỏng vấn.
	2. Dặn dò – 2 phút.
Học sinh tiếp tục hoàn thành bài thuyết trình sẽ có thời gian 1 phút trình bày trong tiết học tiếp theo.
Bài 4. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÁO CÁO - ĐÓNG VAI - SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY 
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được các cách làm báo cáo; các bước thực hiện phương pháp đóng vai trong bài học.
Khái niệm bản đồ tư duy, cách vẽ bản đồ tư duy.
	2. Kỹ năng:
- Làm việc nhóm, thảo luận, quan sát, sử dụng máy tính.
3. Thái độ:
-Nghiêm túc, khoa học; Tích cực, chủ động.
II. CHUẨN BỊ.
Đồ dùng dạy học.
Học sinh. Giấy, bút mầu, bảng phụ
Giáo viên. Máy tính, phiếu trò chơi, phần thưởng
Phương pháp dạy học.
Trò chơi; KWL, lắng nghe và phản hồi tích cực; trạm góc 1-2-3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
Hoạt động1: Khởi động – 3 phút
Mục tiêu:
Giúp học sinh thay đổi trạng thái tạo hứng thú cho tiết học. 
Cách tiến hành hoạt động:
Giáo viên tổ chức trò chơi kết bạn mục đích để chia học sinh thành các nhóm nhẫu nhiên.
Thể lệ.
Cả lớp sẽ di chuyển theo vòng tròn quanh lớp theo một điệu nhạc và phải thực hiện các động tác của bài hát. Khi nghe câu lệnh của giáo viên “Kết bạn kết bạn”; Học sinh đồng thanh hỏi lại “Kết mấy kết mấy” giáo viê sẽ đưa ra một con số cụ thể khi đó học sinh phải tạo thành nhóm có đủ số lượng như giáo viên yêu câu nếu có HS nào không vào nhóm nào thì sẽ bị phạt.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về Phương pháp đóng vai- 10 phút. 
Mục tiêu:
Giúp học hiểu được vai trò và cách áp dụng phương pháp đóng vai trong các giờ học đạt kết quả ghi nhớ nội dung và tạo sự thoải mái vui vẻ.
 Cách tiến hành hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Phương pháp đóng vai
Yêu cầu học sinh tái hiện lại nội dung của buổi phóng vấn giữa cô giáo và học sinh trong tiết học hôm trước khi học sinh được giao nhiệm vụ đi phỏng vấn cô giáo.
Yêu cầu các nhóm ghi ra những lợi ích của phương pháp đóng vai.
Các hình thức thể hiện phương pháp đóng vai?
Các yêu cầu để phương pháp đóng vai có hiệu quả.
Nhận xét quá trình làm việc của học sinh.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ các học sinh khác quan sát ghi chép.
Thảo luận nhóm ghi câu trả lời và trình bày
Kết luận:
Đóng vai là phương pháp giáo viên, học sinh tổ chức cho học sinh thực hành làm thử một số cách ứng xử trong một tình huống vận dụng kiến thức thực tế vào bài học.
Phương pháp đóng vai không chỉ gây được hứng thú và sự chú ý cho người học; Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đông người; Giúp học sinh thực hành những kĩ năng các tình huống thực; Khích lệ thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng định trước. Góp phần nâng cao được hiệu quả giờ dạy, học bộ môn.
	Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống, tiểu phẩm để giới thiệu bài hay để tìm hiểu mục đặt vấn đề. 
Phương pháp đóng vai thực sự có hiệu quả học sinh cần nắm vững kiến thức bài học, thảo luận xây dựng kịch bản, thể hiện kịch bản; Đối với người xem cần chú ý lắng nghe tôn trọng người thể hiện và tham gia nhận xét đánh giá, rút ra bài học, tránh trường hợp không tôn trọng, mất trật tự trong quá trình thể hiện kịch bản.
Hoạt động 3: Sơ đồ tư duy- 15 phút. 
Mục tiêu:
Học sinh hiểu rõ ràng về khái niệm, mục tiêu, tác dụng và cách vẽ bản đồ tư duy
 Cách tiến hành hoạt động: 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II.Sơ đồ tư duy.
Sử dụng kỹ thuật KWL.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm suy nghĩ và nêu các từ, cụm từ có liên quan đến sơ đồ tư duy.
Sau khi kết thúc cột K, GV hỏi HS ngoài những điều đã biết đó các em còn muốn biết điều gì về bản đồ tư duy và ghi vào cột W.
Sau khi giáo viên cung cấp thông tin về bàn đồ tư duy yêu cầu HS điền những gì đã học trong giờ vào cột L và chia sẻ, thảo luận.
Chốt lại kiến thức.
Ghi các từ vào cột K như: ghi chép, ý tưởng, ý chính
Thảo luận nhóm ghi những điều muốn biết vào cột W: như cách vẽ bản đồ tư duy.
Ghi nội dung đã học vào cột L đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
Kết luận:
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng mầu sắc và hình ảnh để đào sâu ý tưởng, tóm tắt ý chính của nội dung, hệ thống hóa kiến thức nhờ sự nối giữa các nhánh, các ý tưởng có thể được bao quát trên phạm vi sâu rộng.
Bạn có thể sử dụng bản đồ tư duy để ghi bài, để củng cố kiến thức và hiệu quả tốt nhất của nó là sử dụng để ôn tập hệ thống kiến thức. 
Được xem như một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh củabộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn. Có thể coi sơ đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não" là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng , đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự, nhất là trong lĩnh vực giáo dục . 
Cách vẽ sơ đồ tư duy.
Nội dung chính được đặt ở vị trí trung tâm nhớ chọn từ khóa cho nội dung đó.
Với mỗi ý quan trọng bạn vẽ một đường xuất phát từ vị trí trung tâm.
Từ mỗi ý quan trọng lại vẽ thêm những nhánh mới bổ sung cho ý đó, từ các nhánh này tiếp tục các nội dung bổ sung cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất 	
Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó.
Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý.
Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất.
Chú ý lựa chọn các từ khóa ngắn gọn và dùng nhiều hình ảnh để thay thể cho các từ, cần tô mầu trang trí giúp cho sơ đồ tư duy trở nên sinh động phong phú sẽ dễ nhớ hơn.
 	Cũng có thể sử dụng các phần mềm iMindMap hỗ trợ cho quá trình vẽ sơ đồ tư duy.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về phương pháp làm báo cáo- 7 phút. 
Mục tiêu:
Học sinh biết được các loại báo cáo và cách làm báo cáo đạt hiệu quả trong học tập.
Cách tiến hành hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
III.Cách làm báo cáo
Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm và kể tên các loại báo cáo.
Giáo viên chốt lại kiến thức
HS làm việc nhóm, cử đại diện trình bày
Kết luận:
Có nhiều cách làm báo cáo nhhuw chuẩn bị nội dung ra giấy, sử dụng sơ đồ, và hiệu quả nhất có lẽ là bạn sử dụng Power Poin bạn có thể chủ động tạo nên bộ khung hoàn hảo cho bài thuyết trình của mình với hệ thống hình ảnh, clip biểu số bảng thống kê số liệu minh, bên cạnh đó các sile được trình bày khoa học và ấn tượng sẽ giúp ngươi họa giúp người nghe dễ theo dõi.
	Nhưng nếu không chú ý thì chúng ta sẽ bị phụ thuộc vào nó vì vậy bạn cần chú ý những điều sau:
Nội dung phải trình bày một cách logic, giữ vững kết cấu , thống nhất xuyên suốt bài trình bày, hạn chế ngắt quãn trong các slide. Giúp ích người đọc tiếp thu một cách nhất quán và dễ dàng
Hiểu biết về chủ đề: Người trình bày cần có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đang trình bày hơn là chỉ trình chiếu như máy
 Đồ họa, bố cục trình bày: Cần có tiêu đề trong slide, mỗi chủ đề nên chỉ trong 1 slide. Người thuyết trình cần sử dụng các biểu đồ, các hình ảnh, video,... để mô tả nội dung hơn là sử dụng chữ đơn thuần. 
Chú ý về số lượng sile khoảng 10, cỡ chữ 30, lựa chọn phon mầu nền cần nhất quán chọn chữ màu tối trên nền sáng hoặc ngược lại; Tránh slide với chữ màu xanh lá cây và màu nền đỏ (hay chữ màu đỏ trên nền màu xanh lá cây), vì rất nhiều người bị mù màu với sự kết hợp này. Nói chung tránh chọn màu nền đỏ vì đây là loại màu “high energy” dễ làm cho mắt bị mệt và khó theo dõi.
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ.
1. Củng cố - 8 phút
	Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm theo sở thích vào các góc: Góc 1 Đóng vai; Góc 2: Sơ đồ tư duy, Góc 3: Power Poin.
	Học sinh chọn một nội dung trong chương trình học và trình bày nội dung đó theo góc của mình.
2. Dặn dò – 2 phút.
Vận dụng các kiến thức đã được học vào trong các giờ học trên lớp để đạt kết quả cao trong học tập.
Chương 3- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Đối tượng: 
Trong thời gian thực hiện đề tài từ năm 2018-2019 được thực hiện với hai lớp thí nghiệm là 11E, và 12A4 và hai lớp đối chứng là 11A và 12A5. Ở lớp thí nghiệm và đối chứng ở khối 11 là có năng lực, mức độ nhất thức như nhau, còn ở khối 12 lớp 12A4 sĩ số ít hơn và năng lực nhận thức cũng như ý thức của học sinh kém hơn lớp 12A5. 
2. Nội dung kiểm tra.
Dựa vào kết quả học tập cuối năm của học sinh (trong phụ lục).
3. Kết quả.
Sau khi tiến hành đưa nội dung về phương pháp học tập hiệu quả trong học tập giảng dạy trong giờ sinh hoạt tôi căn cứ vào kết quả học tập của học sinh ở hai lớp thí nghiệm và hai lớp đối chứng thu được kết như sau.
Bảng 1. Bảng thống kê kết quả học tập của học sinh năm học 2017- 2018; 2018- 2019.
Xếp loại học lực
Năm học 2017-2018
Năm học 2018-2019
Lớp đối chứng
Lớp thí nghiệm
Lớp đối chứng
Lớp thí nghiệm
10A
11A5
10E
11A4
11A
12A5
11E
12A4
ĐTB
6.9
6.5
6.9
6.1
7.1
7.2
7.3
6.9
TB
0 
11
1
12
0 
0 
0 
0 
Khá
19
9
18
10
16
29
13
19
Giỏi
2
2
3
0
5
3
9
3
Từ bảng số liệu trên tôi vẽ đồ thị 1 và đồ thị 2
Đồ thị 1. Điểm trung bình năm học 2017-2018; 2018- 2019 của học sinh
Đồ thị 2. Kết quả xếp loại học lực của học sinh năm học 2017- 2018; 2018- 2019.
Qua kết quả đó tôi nhận thấy điểm trung bình của các lớp thí nghiệm tăng 9,2% còn lớp đối chứng tăng 7,4%, 
Không chỉ vậy khi so sánh với sự tiến bộ của chính học sinh tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh thông qua điểm trung bình tăng hơn so với khi chưa được tìm hiểu về phương pháp học tập cụ thể lớp 10E lên lớp 11E tăng 5,8% còn lớp 11A4 lên lớp 12A4 tăng 13%.
Bên cạnh đó chất lượng xếp loại HS cũng tăng, HS giỏi toàn diện lớp 10E lên 11E tăng 20%, lớp 11A4 lên lớp 12A4 tăng 30%.
Không chỉ thế tôi nhận thấy sau khi được trang bị các kỹ năng, phương pháp học tập các bạn học sinh hào hứng, tích cực hơn trong các tiết học giúp học tăng hái chủ động năng động sáng tạo hơn đặc biệt việc ghi nhớ kiến thức cũng trở lên nhẹ nhàng, giờ học trở lên vui vẻ hơn.
7. 2. Khả năng áp dụng áp dụng của sáng kiến.
	Sáng kiến khi được áp dụng sẽ mang lại hiệu quả sau:
Về mặt lý luận: Tăng cường bổ sung làm phong phú thêm các phương pháp học tập mới cho học sinh.
Về mặt thực tiễn: Phát huy được khả năng tự học, năng lực, kỹ năng của học sinh đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
8. Những thông tin cần bảo mật.
 Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
9.1. Đối với các cấp lãnh đạo:
	Cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.
	Tăng cường trang bị các thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học như: máy tính, máy quay phim, chụp ảnh
9.2. Đối với giáo viên
	Không những trau dồi chuyên môn nghiệp vụ làm chủ các phương pháp dạy học, áp dụng linh hoạt để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh từ đó sẽ phát huy được năng lực cho HS.
9.3.Đối với học sinh
	Cần tích cực chủ động áp dụng các phương pháp học tập hiệu quả trong việc lĩnh hội và làm chủ kiến thức, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
10. Đánh giá lợi ích thu được.
10.1. Theo ý kiến tác giả:
	Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao không chỉ về điểm số mà còn làm thay đổi thái độ học tập phát huy năng lực của học sinh.
10.2. Theo ý kiến của tổ chuyên môn:
	Sáng kiến thực hiện tốt được mục tiêu đổi mới của giáo dục, bên cạnh việc trang bị kiến thức sáng kiến còn giúp học sinh phát triển toàn diện, có khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả.
	Cần phát huy và mở rộng xây dựng nhiều các phương pháp học tập cho học sinh.
11. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến.
STT
Tên tổ chức
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng
1
Trường THPT DTNT Tỉnh Vĩnh Phúc.
Phương Đồng Tâm – TP Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Khối 10
Đổi mới phương pháp dạy học.
Vĩnh yên., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh yên ngày 20.2.2020 
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Dương Thị Vĩnh Thạch
Phụ lục 1.
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH.
1.Ý thức, thái độ học tập của bản thân: 
A.Lười học 	B.Bình thường 	C. Hăng say, tích cực
2. Nguyên nhân làm cho bạn không hứng thú học tập:
a. Do GV: 
A. PPDH không phù hợp	B. Chưa tâm huyết, quan tâm tới HS	 
C. Không thường xuyên kiểm tra, rèn luyện HS
b. Do bản thân: 
A. Còn lười không muốn học	
B. Thích học nhưng chưa có phương pháp học hiệu quả
C. Chưa xác định mục đích học tập rõ ràng, học không biết để làm gì
 Do các nguyên nhân khác: 
A. Còn quá ham chơi các hoạt động khác (thể thao, game.)
B. Do phong trào học tập của lớp trầm nên giảm hứng thú học tập
C. Bị yếu tố gia đình chi phối	
D. Bị tình cảm khác giới chi phối
E. Vì lí do sức khỏe	
F. Có tư tưởng không muốn học
G. Có tư tưởng học cũng không tiến bộ hơn. 
Nguyên nhân khác.......................................................................................
3. Trong học tập khi gặp vấn đề khó khăn bạn sẽ làm gì để vượt qua
A. Trao đổi với giáo viên 	B. Trao đổi với các bạn 	C. Tự tìm hiểu
Ý kiến khác ... 
4. Để lĩnh hội kiến thức mới bạn thường làm gì
A. Cố gắng lắng nghe ý kiến của giáo viên	C. Trao đổi với các bạn 
B. Tự tìm hiểu qua sách báo và các nguồn tài liệu
Ý kiến khác ...
5. Bạn mong muốn được tiếp thu kiến thức theo kiểu nào
A. Giáo viên giảng bài học sinh tiếp thu
B. Giáo viên nêu vấn đề, học sinh tự tìm hiểu rồi lĩnh hội kiến thức
C. Học sinh tự tìm hiểu nêu vấn đề cho giáo viên giải đáp.
Ý kiến khác ..
6. Bạn đã từng nghe đến phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu bài học
A. không 	B. có.
7. Thầy cô giáo có sử dụng phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu bài học trong quá trình dạy học trên lớp bạn không
A. Chưa	 	B. Thỉnh thoảng	C. Thường xuyên
8. Khi học theo phương pháp nghiên cứu bài học bạn thấy như thế nào
A. Không hiệu quả	B. Bình thường	C. Rất thú vị
Ý kiến khác
9.Bạn có hoàn thành công việc của mình trong giờ học không
 A. không	B. có 
Lý do..
10. Theo bạn có cần trang bị cho học sinh những phương pháp học tập hiệu quả không 
A. không	B. có 
Lý do
Kết quả thống kê điều tra về quá trình học tập của học sinh.
Câu hỏi
Câu trả lời
A
B
C
D
E
F
1
23
55
19
2a
61
16
20
2b
19
53
25
2c
34
27
12
7
10
7
3
21
44
32
4
43
30
24
5
23
40
24
6
4
93
7
0
81
16
8
16
41
40
9
61
36
10
2
95
PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH HỌC SINH VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TRONG CÁC GIỜ HỌC.
Ảnh 1. Kế hoạch học tập của học sinh.
Ảnh 2. Học sinh thuyết trình trong giờ học.
Ảnh 3. Học sinh đóng vai trong trong giờ học
Ảnh 4. Học sinh vẽ sơ đồ tư duy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adam Khoo, Dịch giả Trần Đăng Khoa, Uông Xuân Vy, 2012, Tôi tài giỏi bạn cũng thế, NXB Phụ Nữ, Hà Nội
2.Jack Canfield, Dịch giả Trần Đăng Khoa, Uông Xuân Vy, 2012, Bí quyết Teen thành công, NXB Phụ Nữ, Hà Nội.
3. Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên) - Đỗ Hương Trà, 2017 Dạy và học tích cực, NXB ĐH Sư Phạm, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Cường, 2010, Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở THPT, Bộ GD ĐT, Hà Nội.
5. Bộ giáo dục và đào tạo ( 2014) Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên trung học phổ thông xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
6. Nghị Quyết TW 8 khóa X.
7. Nghị Quyết ĐH XII của Đảng.
8. Website:	 https://123doc.org
 	https://sites.google.com.
	https://tinmeovat.com.
	https://www.careerlink.vn

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_chuyen_de_phuong_phap_hoc_tap_de_nang_cao_ket.doc
Sáng Kiến Liên Quan