SKKN Xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua dạy học chủ đề kí Việt Nam hiện đại Lớp 12

Chương trình Ngữ văn 2018 được xây dựng theo 5 quan điểm sau:

Thứ nhất: Tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong chương trình tổng thể, xây dựng một chương trình chung cho cả 3 cấp học. Quan điểm này giúp cho việc xây dựng chương trình môn học Ngữ văn thống nhất với chương trình tổng thể, nhất quán với các môn học khác.

Thứ hai: Chương trình được xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học như: Kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn hiện đại; Thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam; Kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam và cập nhật xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung và chương trình môn Ngữ văn nói riêng. Cơ sở cuối cùng là phải căn cứ vào thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hóa Việt Nam.

Thứ ba: Lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học. Lần đầu tiên việc xây dựng chương trình môn học này được thống nhất cùng một hệ thống là kĩ năng giao tiếp. Trước đây chương trình được xây dựng tách rời ở ba cấp học, mỗi cấp học được xây dựng theo một tiêu chí riêng. Chương trình tiểu học xây dựng theo chủ đề, chủ điểm; chương trình trung học cơ sở xây dựng theo sáu kiểu văn bản còn chương trình trung học phổ thông xây dựng theo thể loại. Việc xây dựng chương trình thống nhất theo trục rèn luyện kĩ năng giao tiếp sẽ đảm bảo được việc tích hợp tốt hơn, thể hiện rõ đặc điểm của chương trình phát triển năng lực, không lấy việc trang bị kiến thức làm mục tiêu giáo dục.

Thứ tư: chương trình được xây dựng theo hướng mở. Tính chất mở của chương trình được thể hiện: Một là không quy định chi tiết về nội dung dạy học, các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói, nghe cho mỗi lớp, quy định khối kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản, tác phẩm có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc. Hai là những văn bản, tác phẩm được chương trình nêu lên trong phần cuối văn bản chỉ là sự gợi ý về ngữ liệu, minh họa về thể loại, kiểu loại văn bản. Ba là cho phép các tác giả sách giáo khoa chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nội dung dạy học cụ thể theo yêu cầu phát triển chương trình. Bốn là cho phép giáo viên được lựa chọn sách giáo khoa. Năm là việc đánh giá kết quả học tập cuối năm, cuối cấp không dựa vào các ngữ liệu đã học mà lấy yêu cầu cần đạt làm căn cứ để biên soạn đề kiểm tra, đánh giá.

Thứ năm chương trình cần đáp ứng yêu cầu kế thừa và đổi mới, phát triển. Chương trình nào cũng được xây dựng trên cơ sở kế thừa từ chương trình truyền thống tuy nhiên cũng cần đổi mới để đáp ứng sự thay đổi của khoa học và thực tiễn cuộc sống.

 

doc67 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua dạy học chủ đề kí Việt Nam hiện đại Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của NT đã được nhà văn huy động để nói được sắc nét nhất vẻ đẹp của ông lái đò.
Người lái đò sông Đà xứng đáng trở thành những tờ hoa, trang hoa trong sự nghiệp của Nguyễn Tuân
- Khẳng định ý nghĩa của hình tượng ông lái đò. Suy nghĩ, tình cảm gợi ra từ hình tượng.
2.0-2.5
- Hệ thống luận điểm tương đối phù hợp, rõ ràng, toàn diện, sâu sắc và được chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng.
- Hệ thống luận điểm được trình bày tương đối hợp lí, logic có sự liên kết chặt chẽ.
- Lí lẽ hợp lí, được trình bày thuyết phục sâu sắc.
1.0-1.5
- Luận điểm không rõ ràng hoặc chưa phù hợp, không được nêu rõ ràng bằng lí lẽ và dẫn chứng.
- Luận điểm được không được trình bày hợp lí, logic , thiếu sự liên kết chặt chẽ.
- Lí lẽ sơ sài chưa rõ ràng.
0
-Không nêu được luận điểm về vấn đề nghị luận.
-Hệ thống luận điểm không trình bày theo trình tự nhất định
-Chưa đưa ra được lí lẽ
Tiêu chí 3: Diễn đạt (2.0 điểm)
Điểm
Mô tả tiêu chí
Ghi chú
2,0
-Vốn từ ngữ phong phú; trong đó có từ hay, biểu cảm; kiểu câu đa dạng, các câu liên kết chặt chẽ.
-Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
0.5 - 1.5
-Vốn từ ngữ tương đối phong phú
-Không hoặc mắc 1 số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
0,25
Mắc khá nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
0
Mắc rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Tiêu chí 4: Trình bày (0.5)
Điểm
Mô tả tiêu chí
Ghi chú
0.5
- Chữ viết cẩn thận, rõ ràng; bài văn trình bày sạch sẽ; chỉ gạch xóa rất ít.
0,25
 Chữ viết rõ ràng; bài văn trình bày tương đối sạch sẽ; có 1 số chỗ gạch xóa .
0
Chữ viết không rõ ràng, khó đọc; bài văn trình bày chưa sạch sẽ
Tiêu chí 5: Sáng tạo (0.5)
Điểm
Mô tả tiêu chí
Ghi chú
0.5
Có quan điểm hay, cách nhìn mới và có chỗ diễn đạt độc đáo, sáng tạo.
0,25
 Có quan điểm mới hoặc có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo
0
Không có cái nhìn mới và không diễn đạt sáng tạo
Trên đây là thiết kế giáo án minh họa cho chủ đề dạy học kí Việt Nam hiện đại. Giáo án chỉ chú trọng vào minh họa cho việc xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá chứ không phải tập trung vào phương pháp dạy học. Chúng tôi đã nỗ lực cố gắng đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể một số công cụ dùng để kiểm tra đánh giá quá trình và đánh giá định kì. Tuy nhiên, thực tế việc dạy học, kiểm tra đánh giá của giáo viên còn phụ thuộc vào sự linh hoạt của người dạy và từng đối tượng học sinh cụ thể mà có thể lựa chọn một số công cụ nói trên vào giờ dạy của mình. 
Chương 3: THỰC NGHIỆM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Thử nghiệm một số bộ công cụ đã đề xuất để khẳng định tính khả thi, hiệu quả. Từ ý kiến, nhận xét của GV về các bộ công cụ chúng tôi sẽ có những đánh giá định tính; từ kết quả của HS sau khi làm các bài kiểm tra, chúng tôi sẽ có được những đánh giá định lượng. Thông qua việc xử lí, chúng tôi sẽ hoàn thiện dần và có những kết luận bước đầu để từng bước nâng cao chất lượng của các bộ công cụ đáp ứng với yêu cầu đổi mới đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
3.2. Các bước tiến hành thực nghiệm
Bước 1: Xây dựng kế hoạch thử nghiệm
Bao gồm các hoạt động cụ thể như làm việc với GV tham gia thử nghiệm, căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của GV để xác định cụ thể thời gian thử nghiệm, thăm dò tình hình dạy học chủ đề Kí Việt Nam hiện đại tại các trường thử nghiệm. Chúng tôi cũng đã trao đổi với GV và HS về mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức thử nghiệm; biên soạn các tài liệu phục vụ cho thử nghiệm. 
Bước 2: Tổ chức thử nghiệm 
Để hoạt động thử nghiệm đảm bảo tính khách quan, khoa học, chúng tôi đã đề nghị các GV tham gia thử nghiệm: nghiên cứu trước các công cụ ĐG sử dụng thử nghiệm, cung cấp cho họ ý đồ thiết kế công cụ ĐG; hướng dẫn và thống nhất cách thử nghiệm ở cả hai hình thức ĐG; 
Bước 3: Xử lí kết quả thử nghiệm các bộ công cụ 
Chúng tôi tiến hành xử lí ý kiến của GV thông qua việc thử nghiệm các bộ công cụ và kết quả làm bài kiểm tra của HS, bao gồm cả những phân tích định lượng và định tính để đánh giá độ tin cậy của các bộ công cụ đã đề xuất, từ đó rút ra được những kết luận cần thiết. 
3.3. Nội dung thực nghiệm
3.3.1. Chọn trường, lớp thực nghiệm
	Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Nghi Lộc 2 – nơi tôi đang công tác.
	Lớp tham gia thực nghiệm: lớp 12A2 và lớp 12A7
3.3.2. Giáo viên tham gia thực nghiệm
	Giáo viên tham gia thực nghiệm là giáo viên trực tiếp dạy bộ môn Ngữ văn tại các lớp được chọn thực nghiệm
3.3.3. Chuẩn bị bài thực nghiệm
3.4.3.1. Kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu bằng thang đánh giá
 THANG ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU
( Đánh giá thường xuyên)
- Mức độ 1: Thường xuyên gặp khó khăn, hầu hết không thực hiện được.
- Mức độ 2: Nhiều lúc gặp khó khăn nhưng vẫn có thể thực hiện được
- Mức độ 3: Đôi lúc gặp khó khăn nhưng hầu hết thực hiện được 1 cách dễ dàng.
- Mức độ 4: Rất ít gặp khó khăn, thường xuyên thực hiện được 1 cách dễ dàng
I. Đọc hiểu ngôn từ
4
3
2
1
A. Hiểu hết các từ ngữ trong văn bản, hình dung được tổng quan về văn bản (đề tài, hình tượng, cái tôi tác giả)
4
3
2
1
B. Ý nghĩa của các hình ảnh so sánh, liên tưởng
II. Đọc hiểu hình tượng
4
3
2
1
A. Xác định các hình tượng chính và tái hiện đầy đủ thông về hình tượng ( Sông Đà, người lái đò, sông Hương)
4
3
2
1
B. Sắp xếp các thông tin về hình tượng theo hệ thống để hình dung tái hiện lại được tổng thể về hình tượng (các vẻ đẹp, thủy trình dòng chảy, mối quan hệ của hình tượng với lịch sử, âm nhạc, thi ca). Xác định được các chi tiết /hình ảnh tiêu biểu về nhân vật.
. 4
3
2
1
C. Phân tích để chỉ ra được vẻ đẹp của nhân vật ông lái đò Sông Đà
4
3
2
1
D. Phân tích nghệ thuật xây dựng hình tượng
4
3
2
1
E.So sánh, liên hệ giữa các hình tượng (hình tượng Sông Đà với sông Hương )
4
3
2
1
F. Rút ra ý nghĩa của hình tượng và tư tưởng chủ đề của văn bản qua hình tượng .
4
3
2
1
G.Đánh giá đóng góp của nhà văn thông qua xây dựng hình tượng và thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
IV. Đọc hiểu cái tôi của nhà văn
4
3
2
1
A.Xác định được đặc điểm, biểu hiện của cái tôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện trong hai tác phẩm.
4
3
2
1
B.Phân tích được cái tôi tài hoa, uyên bác, độc đáo của các tác giả.
4
3
2
1
C.Đánh giá đóng góp của cái tôi trong việc tạo nên chất thơ và sức hấp dẫn của tác phẩm kí.
3.4.3.2. Đánh giá năng lực thuyết trình của học sinh bằng Rubrics
Thuyết trình: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương trong lòng thành phố Huế.
Tiêu chí
8- 10
6- 8
2- 4
2
Nội dung
Điểm:..
Thể hiện sự hiểu biết rất phong phú và đầy đủ về đề tài.
Thể hiện hiểu biết khá tốt về đề tài.
Thể hiện sự hiểu biết tốt về một vài phần của đề tài.
Có vẻ không am hiểu đề tài lắm.
Ngôn ngữ cơ thể 
Điểm:.
Đứng thẳng, tỏ ra thoải mái và tự tin. Giao tiếp bằng mắt với tất cả người nghe trong phòng.
Đứng thẳng và có giao tiếp bằng mắt với người nghe trong phòng.
Thỉnh thoảng đứng thẳng và có giao tiếp bằng mắt với người nghe trong phòng.
Tỏ ra vụng về và không nhìn vào người nghe khi thuyết trình.
Sự chuẩn bị
Điểm:.
Chuẩn bị rất cẩn thận và rõ ràng, có sự luyện tập từ trước.
Dường như sự chuẩn bị là khá tốt nhưng có thể vẫn cần luyện tập kĩ hơn.
Có chuẩn bị từ trước nhưng rxo ràng là chưa luyện tập.
Hầu như không chuẩn bị gì cho bài thuyết trình của mình.
Hợp tác
Điểm:.
- Các thành viên có sự phân công công việc rõ ràng.
- Có thái độ vui vẻ và tự nhiên với nhau trong thời gian thuyết trình.
Các thành viên có sự phân công công việc nhưng dường như vẫn chưa thống nhất lắm, còn vụng về, phải nhắc nhở nhau trong lúc thuyết trình.
-Thái độ của các thành viên khá tốt, vui vẻ.
Các thành viên có sự phân công công việc nhưng chưa thống nhất còn phải nhắc nhở nhau trong lúc thuyết trình.
Thái độ giữa các thành viên không vui vẻ, tỏ ra miễn cưỡng.
Chỉ có một vài người trong nhóm làm việc, các thành viên còn lại không tham gia vào bài thuyết trình.
Thái độ giữa các thành viên không vui vẻ, tỏ ra miễn cưỡng.
PHẦN 3 : KẾT LUẬN 
1. Kết luận chung
Xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua dạy học chủ đề Kí Việt Nam hiện đại lớp 12 là một vấn đề đang được nhiều giáo viên quan tâm. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông, cùng với việc nghiên cứu tài liệu và dự giờ các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu. Đề tài Xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua dạy học chủ đề Kí Việt Nam hiện đại lớp 12 được triển khai qua các phần như sau: 	
 1. Thiết kế bộ công cụ kiểm tra đánh giá
 2. Định hướng sử dụng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh
 2.1. Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá
 2.2. Xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc, viết, nói nghe trong chủ đề kí Việt Nam hiện đại.
2. Đóng góp của đề tài
2.1. Tính mới
	 Xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua dạy học chủ đề Kí Việt Nam hiện đại lớp 12 là một vấn đề khá mới mẻ, số lượng công trình, bài viết, tài liệu bàn về vấn đề này chưa nhiều. Vì thế việc đưa ra những định hướng chung về mặt phương pháp và việc thiết kế các bộ công cụ đánh giá năng lực là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, nó giúp giáo viên có thể thực hiện tốt chương trình Ngữ văn 2018.
2.2. Tính khoa học 
	 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc. Các luận cứ có cơ sở khoa học vững chắc khách quan, trình bày có hệ thống. Các khái niệm được trích dẫn chính xác, phù hợp với nội dung của đề tài. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.
	 Đề tài phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, phát triển được các năng lực cho học sinh.
 Đề tài đã được bản thân và đồng nghiệp áp dụng trong 2 năm và thu được những kết quả tích cực.
2.3. Tính hiệu quả
	 Bản thân tôi đã trực tiếp thể nghiệm tại trường THPT Nghi Lộc 2 qua 2 năm: 2019 – 2020; 2020 – 2021. Qua các giờ dạy, tôi nhận thấy học sinh chú ý hơn, giờ học đã phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, đồng thời phát triển cho học sinh các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn như đọc, viết, nói – nghe.
 Để kiểm tra mức độ phát triển năng lực của học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát ở 2 lớp 12A2 ( lớp không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm) và lớp 12A7 ( lớp áp dụng sáng kiến kinh nghiệm) trong năm học 2020 - 2021 ở trường THPT Nghi Lộc 2. Kết quả thu được như sau:
Kết quả tổng hợp
12A2
%
12C3
%
Số học sinh đọc hiểu các thông tin khái quát của văn bản
20/33
60,6%
32/35
91,4%
Số học sinh đọc hiểu được giá trị, ý nghĩa của văn bản.
15/33
45,4%
23/35
65,7%
Số học sinh biết đọc mở rộng, liên hệ vận dụng vào thực tiễn
10/33
30%
25/35
71,4%
Số học sinh có kĩ năng đọc các văn bản ngoài chương trình cùng thể loại
5/33
15%
25/35
65,7%
Số học sinh có kĩ năng viết đoạn văn, bài văn.
15/33
45,4%
32/35
91,4%
Số học sinh có kĩ năng trình bày vấn đề, nghe và phản biện vấn đề.
10/33
30%
31/35
88,6%
3. Một số kiến nghị đề xuất
3.1. Với các cấp quản lí giáo dục
	 - Cần đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn, nắm bắt kịp thời bộ công cụ kiểm tra đánh giá hiện đại để có sự định hướng, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. 
	 - Cần triển khai các hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
3.2. Với giáo viên
	 - Cần nhận thức được vai trò, sự cần thiết của việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
	 - Có niềm đam mê đối với nghề nghiệp, có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học.
 * *
 *
 Như đã nêu ở trên, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đã khó, thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá để phát triển năng lực cần thiết cho các em trong môn Ngữ văn càng khó hơn. Ý thức rõ điều này, bản thân tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và thực sự đã mang lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Tôi đã trực tiếp trao đổi nội dung của đề tài này với nhiều đồng nghiệp và nhận được nhiều phản hồi đồng quan điểm. Đề tài được hội đồng khoa học Trường THPT Nghi Lộc 2 đánh giá cao, có khả năng vận dụng hiệu quả trong giảng dạy chủ đề kí việt Nam hiện đại nói riêng và chương trình Ngữ văn nói chung. Tuy vậy, đề tài không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong bạn bè, đồng nghiệp và Hội đồng khoa học cấp tỉnh góp ý, bổ sung, phản biện để bản thân tôi tiếp tục hoàn thành đề tài này.
           Xin chân thành cảm ơn!
 Nghi Lộc, ngày 25 tháng 3 năm 2021 
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Lưu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Ngữ Văn mới 2. Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể 
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn, NXB Giáo dục Việt Nam 
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn (Lưu hành nội bộ).
5. Đỗ Ngọc Thống, Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực”, NXB Giáo dục.
6. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên ) (2008), Sách giáo khoa ngữ văn 12, (tập 1), Nxb Giáo dục.
7. Sái Công Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, Lê Đức Ngọc, “ Giáo trình kiểm tra đánh giá trong dạy học”, NXB Giáo dục.
8. Phương Lựu (2002), Lí Luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 
9. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2011), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12 nâng cao, Nxb Giáo dục Việt Nam.
10. Nguyễn Kim Phong ( chủ biên) (2009), Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục Việt Nam.
11. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2009), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 12, Nxb Đại học Sư phạm.
12. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục.
13. Trần Thị Kim Dung (2019), Xây dựng một số công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 9 trong môn Ngữ văn.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 
 Phiếu học tập số 1
K
Điều tôi đã biết về các tác phẩm kí Việt Nam hiện đại.
W
Điều tôi muốn biết về tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
L
Điều tôi đã học được về tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
H
Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
.
..
.
...
.
.
Phụ lục 2
Phiếu học tập số 2
Tác giả
Cuộc đời: ..
..
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: 
Xuất xứ:
.
Sự nghiệp:
Thể loại:
Nội dung:
Phụ lục 3
 Phiếu học tập số 3
Các phương diện
Chi tiết, hình ảnh
Thủ pháp nghệ thuật
Tác dụng
Đá Sông Đà
.
..
.
Mặt ghềnh Hát Loóng
..
..
..
..
.
Hút nước
..
..
..
..
.
Thác nước
..
..
..
..
.
Phụ lục 4
 Phiếu học tập số 4
Hình ảnh
Nghệ thuật
Từ trên cao
..
.
..
Từ trong rừng đi ra
..
..
Từ giữa sông
.
.
..
Phụ lục 5
Phiếu học tập số 5 
Thác dữ Sông Đà
Người lái đò
Vòng vây
Bố trí trận địa
Cách vượt thác
1
..
.
..
2
..
.
..
.
3
..
.
..
..
Phụ lục 6
Phiếu học tập số 6
 Tiêu chí
Thủy trình 
sông Hương
Từ ngữ, hình ảnh
Biện pháp nghệ thuật
Tác dụng
Sông Hương ở thượng nguồn
.
..
Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
.
..
Sông Hương trong lòng thành phố Huế
.
..
Sông Hương trước khi từ biệt Huế
.
..
Phụ lục 7
Phiếu học tập số 7
1. Kể tên các phương thức biểu đạt đã học 
2. Vì sao trong bài văn, đoạn văn nghị luận cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt ? 
3. Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, chúng ta cần chú ý điều gì? ...............................................................................................
4. Nhắc lại các thao tác lập luận đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác.
5. Trình bày các bước viết một đoạn văn, bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hóa tinh thần của con người có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận  
.
Phụ lục 8:
XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CỦA HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN
Để có những thông tin từ thực tiễn của các nhà trường về thực trạng đánh giá năng lực đọc hiểu trong môn Ngữ văn ở THCS, xin quý Thầy/Cô vui lòng trả lời các câu hỏi trong phiếu bằng cách đánh dấu (V) vào ô , hoặc khoanh tròn vào số thích hợp hoặc ghi ý kiến trả lời cho câu hỏi mở. 
Những thông tin thu được qua phiếu hỏi chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu, không sử dụng để đánh giá cá nhân/tập thể có cá nhân tham gia trả lời.
NỘI DUNG XIN Ý KIẾN
1. Xin thầy/cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: 
a) Trường của Thầy/Cô thuộc: Thành thị ; Nông thôn ; Vùng sâu/xa 
 Công lập Tư thục 
b) Số năm kinh nghiệm dạy học của Thầy/Cô:  năm 
c) Trong 2 năm gần đây, Thầy/Cô đã tham gia Tập huấn về đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS như thế nào? Xin ghi thông tin vào bảng.
Số lần tham gia
Đơn vị tổ chức
(Bộ, Sở, Phòng, Trường)
Nhận xét hiệu quả các đợt tập huấn
2. Theo Thầy/Cô khi thực hiện đánh giá năng lực của học sinh, những yếu tố sau đây là thuận lợi hay khó khăn với nhà trường?
STT
Các yếu tố
Thuận lợi
Khó khăn
1
GV có nhận thức đúng về các yêu cầu của đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
2
GV hiểu bản chất của việc đánh giá năng lực đặc thù của môn Ngữ văn
3
GV có cách tiếp cận khoa học về kiểm tra đánh giá năng lực học sinh
4
GV biết vận dụng những kiến thức về đánh giá để thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực học sinh.
5
GV luôn coi trọng đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 Những yếu tố khác (xin ghi rõ là yếu tố nào, thuận lợi hay khó khăn)? 
3. Cá nhân Thầy/Cô khi tự đánh giá mức độ nhận thức đạt được của mình về các vấn đề liên quan đến đánh giá năng lực của học sinh (Mỗi yếu tố chỉ khoanh tròn vào một số, với 1: Rất tốt; 2: Khá tốt; 3: Trung bình; 4: Chưa đạt) 
STT
Yếu tố
Các mức độ
1
GV có nhận thức đúng về các yêu cầu của đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
1 2 3 4
2
GV hiểu bản chất của việc đánh giá năng lực đặc thù của môn Ngữ văn
1 2 3 4
3
GV có cách tiếp cận khoa học về kiểm tra đánh giá năng lực học sinh
1 2 3 4
4
GV biết vận dụng những kiến thức về đánh giá để thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực học sinh.
1 2 3 4
4. Theo Thầy/Cô, những yêu cầu sau đây cần thiết ở mức độ nào đối với việc thực hiện đánh giá năng lực của học sinh (Mỗi yêu cầu chỉ khoanh tròn vào một số, với 1: Rất cần thiết; 2: Cần thiết; 3: Ít cần thiết; 4: Không cần thiết) 
STT
Những yêu cầu
Các mức độ
1
Xác định đúng mục đích đánh giá
1 2 3 4
2
Thực hiện đúng quy trình đánh giá
1 2 3 4
3
Đa dạng các bộ công cụ khi đánh giá
1 2 3 4
4
Biết cách thiết kế các bộ công cụ đánh giá
1 2 3 4
5
Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng tăng cường tính ứng dụng thực tiễn
1 2 3 4
Những yêu cầu khác (xin ghi rõ là yêu cầu gì và mức độ cần thiết): 
5. Thầy/Cô thường sử dụng các loại công cụ nào để đánh giá năng lực của học sinh trong môn Ngữ văn? Mỗi loại công cụ chỉ khoanh tròn vào một số, với 1: Thường xuyên; 2: Khá thường xuyên; 3: Ít khi; 4: Chưa sử dụng) 
STT
Các loại công cụ
Các mức độ
1
Câu hỏi, bài tập
1 2 3 4
2
Đề kiểm tra
1 2 3 4
3
Rubrics
1 2 3 4
4
Bảng kiểm
1 2 3 4
5
Thang đo
1 2 3 4
6
Sản phẩm học tập
 2 3 4
6. Xin Thầy/Cô cho biết từ 2 đến ba lí do mà bản thân ít khi sử dụng, hoặc chưa từng sử dụng một/một số bộ công cụ ở bảng trên (câu 5).
7. Theo Thầy/cô trong thực tế hiện nay việc xử lí kết quả đánh giá năng lực để đưa ra những phản hồi nhằm cải thiện kết quả học tập của HS hoặc để GV điều chỉnh phương pháp dạy học được chú trọng ở mức độ nào? 
A. Rất chú trọng 
B. Khá chú trọng 
C. Ít chú trọng 
D. Chưa được chú trọng 
8. Thầy/Cô có đề xuất gì với cơ quan quản lí các cấp nhằm nâng cao hiệu quả của nhiệm vụ đánh giá năng lực của học sinh THPT trong môn Ngữ văn?
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của quý Thầy/Cô!

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_bo_cong_cu_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan