SKKN Mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Phú

TỔ CHỨC THI THỬ Ở CÁC TRƯỜNG THPT

1. Xây dựng kế hoạch

Xác định được tầm quan trọng của thi thử, ngay từ đầu năm học, các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc đều dự kiến kế hoạch thi thử cho học sinh. Có trường mỗi tháng thi 01 lần, có trường hai tháng thi một lần. Ngoài những đợt thi của trường, trong nhiều năm Sở GD cũng tổ chức thi khảo sát chất lượng 02 lần/năm cho tất cả học sinh lớp 12. Kế hoạch thi thử phải đảm bảo được việc giảng dạy kiến thức mới ở trên lớp với thời gian ôn luyện của học sinh.

2. Ra đề

 Việc đánh giá kết quả của học sinh chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào đề thi. Về cấu trúc, đề thi phải bám sát đề thi THPT Quốc gia. Về tính chất, đề thi phải có tính phân loại tốt, không được quá khó, cũng không được quá dễ, đúng nội dung, chương trình. Ngoài ra, đề thi phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và có tính bảo mật. Để đề thi mang tính khách quan, nên chọn giáo viên dạy trái khối ra đề. Giáo viên ra đề phải là giáo viên có năng lực, phẩm chất tốt.

 Với trường THPT Trần Phú, giáo viên ra đề và thẩm định được Ban giám hiệu gửi thư mời riêng, không công bố để đảm bảo tính bảo mật, an toàn, khách quan của đề thi.

3. Coi thi

 Coi thi là một trong những khâu then chốt của bất kì một kì thi nào, trong đó có thi thử. Nếu coi thi nghiêm túc, kết quả sẽ phản ảnh chính xác quá trình học và dạy của giáo viên, học sinh. Ngược lại, tuy là thi thử nhưng hậu quả sẽ khôn lường nếu công tác tổ chức thi không nghiêm túc. Trước hết, nó sẽ cho ra một loạt kết quả “ảo” khiến học sinh cũng ảo tưởng về chính mình (về tâm lí, học sinh nào cũng thích điểm cao, kể cả bằng những việc làm tiêu cực). Nếu lấy điểm đó làm cơ sở định hướng nghề nghiệp sẽ dẫn đến đi sai đường, lạc lối và sẽ thất bại. Việc coi thi thiếu nghiêm túc sẽ khiến học sinh có những đánh giá sai trái, lệch lạc về thi cử, cả nhân cách của học sinh cũng bị ảnh hưởng. Có thể nói, cái giả trong thi cử sẽ dẫn đến cái giả về đạo đức và nhiều mối nguy hại khác. Vì thế, để thi thử đạt được nhiều mục tiêu, công tác coi thi cũng phải được tổ chức như thi thật. Làm càng giống thật bao nhiêu, kết quả sẽ như thật bấy nhiêu!

4. Chấm thi

 Chấm thi thực chất là đánh giá kết quả bài làm của học sinh thông qua điểm số. Đối với các môn trắc nghiệm khách quan, việc chấm thi tương đối đơn giản vì có nhiều trường đã chấm trên máy tính. Như vậy, học sinh chỉ cần tuân thủ đúng quy định bài thi trắc nghiệm về tô mã đề, số báo danh, tô đáp án sẽ ra kết quả chính xác (tất nhiên không có sự can thiệp tiêu cực của con người).

Riêng đối với môn Ngữ văn, việc thi theo hình thức tự luận vẫn phụ thuộc khá cao vào tính chủ quan của người chấm. Mặc dù đã có đáp án, hướng dẫn chấm cụ thể xong do đặc thù bộ môn, đó vẫn chỉ là những gợi ý cơ bản, việc thể hiện đáp án thông qua bài làm của học sinh vô cùng sáng tạo, phong phú. Để đánh giá tương đối chính xác, đều tay giữa các giám khảo, trước khi chấm, cần dành thời gian học, nắm vững yêu cầu của đáp án về hình thức, nội dung. Sau đó, tổ chức chấm chung, thảo luận các trường hợp có thể xảy ra. Thảo luận càng chi tiết, có sự thống nhất về quan điểm càng cao thì độ chính xác càng lớn. Vì vậy, ngay cả thi thử, giáo viên vẫn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc để mỗi bài làm thực sự là “một số phận”, “một cuộc đời”.

 Không những thế, chấm thi không phải chỉ là ghi nhận bài làm bằng điểm số mà còn phải giúp học sinh hiểu được những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm. Chắc chắn những lời nhận xét của thầy cô trong bài làm sẽ mất nhiều thời gian, giảm tốc độ chấm; song lại có giá trị lớn. Không chỉ ở chỗ học sinh cảm nhận được cái tâm của người thầy mà còn giúp học sinh hoàn thiện kiến thức, kĩ năng. Những lời nhận xét hay, độc đáo còn tạo động lực cho sự phấn đấu, vươn lên của học trò. Và có thể những lời nhận xét ấy sẽ theo học trò suốt cả cuộc đời dù chỉ là những lần thi thử.

 

docx43 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh vẫn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong tư duy, triển khai ý. Cụ thể:
- Về hình thức: Đoạn văn được quy ước từ chữ viết hoa, lùi vào một chữ đầu dòng; các câu trong đoạn có sự liên kết chặt chẽ bằng các phép kết, cùng hướng về một chủ đề chung. Đảm bảo dung lượng theo gợi ý (khoảng 200 chữ, tương đương khoảng 20 dòng trong giấy thi).
- Về nội dung, khi luyện viết đoạn văn, cần triển khai theo các thao tác sau:
	1) Luyện viết mở đoạn: Mở đoạn cần ngắn gọn, khoảng 1 đến 2 câu và nêu được đúng vấn đề. Để học sinh tư duy nhanh, chính xác, gv cần làm mẫu cho học sinh nhiều cách mở bài từ trực tiếp đến gián tiếp. Tuy nhiên, để mở đoạn hay, giáo viên có thể tập hợp cho học sinh những câu danh ngôn theo từng chủ đề để học sinh vận dụng. Với cách mở bài này, học sinh có thể được điểm sáng tạo. 
Ví dụ: Chủ đề về sáng tạo:
	+ “Tôi yêu những người mở đường thất bại. Tôi càng yêu những người thất bại nhưng vẫn dám mở đường” (Văn Cao).
	+ “Sự sáng tạo đòi hỏi phải có can đảm để buông tay khỏi những điều chắc chắn” . (E Fromm). 
	+ “Không có sáng tạo, không thể có niềm vui thật sự, không có sự sáng tạo nào lại gắn liền với sợ hãi, với đau khổ, với lương tâm cắn rứt và với nỗi xấu hổ ngượng ngùng”.
	2) Luyện viết thân đoạn: Để thân đoạn viết đúng vấn đề trọng tâm, bài làm cần đảm bảo các ý: giải thích, phân tích, bình luận vấn đề, mở rộng (phản đề, phê phán, bài học). 
	- Luyện viết giải thích: Có thể giải thích bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nêu nội hàm khái niệm của từ. Để phần giải thích sâu sắc, có thể kết hợp các cách giải thích, đồng thời, học sinh phải có vốn trường từ vựng phong phú, không nên giải thích một vấn đề bằng một từ sẽ không có sức thuyết phục. 
Ví dụ, khi viết đoạn văn về sức mạnh của ý chí, học sinh có thể giải thích: “Ý chí” là nghị lực, tinh thần bền bỉ, kiên cường, không khuất phục, đầu hàng trước mọi khó khăn, gian khổ, thử thách, 
- Luyện viết phân tích, bình luận vấn đề: Để bình luận tốt, học sinh cần bàn luận trên nhiều phương diện: Ví dụ, khi có ý chí, khi không có ý chí. Ngoài lí lẽ, cần kết hợp cả dẫn chứng ngắn gọn, giàu sức thuyết phục. 
- Luyện viết mở rộng: Phần mở rộng, không nằm trong yêu cầu của đáp án, song trên thực tế, nếu không có phần này, đoạn văn không thể hiện được cách nhìn nhận, đánh giá trên nhiều mặt của vấn đề. Trao đổi với các giáo viên khi tham gia công tác chấm thi THPT Quốc gia, đây cũng là một phần được xem như sáng tạo của người viết. Vì vậy, nếu đoạn có ý này sẽ giúp các em có điểm số tốt hơn trong bài làm. 
3.1.3. Luyện viết bài nghị luận văn học
	Nghị luận văn học là phần quan trọng trong đề thi THPT Quốc gia: điểm số cao (5,0 điểm), dung lượng kiến thức nhiều (toàn bộ phần văn học Việt Nam lớp 12), đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng, phương pháp, khả năng cảm thụ, tư duy sáng tạo. Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn lại có nhiều thay đổi qua các năm. Để ôn luyện đạt hiệu quả, cần phối hợp nhiều giải pháp.
3.1.3.1. Dạy chắc kiến thức cơ bản
	Người xưa có câu “có bột mới gột nên hồ”. Một nhà bác học cũng cho rằng: “Anh chỉ có thể nói rõ ràng một vấn đề khi anh thực sự hiểu nó”. Như vậy, kiến thức cơ bản được xem như nền tảng cho sự phát triển tư duy, khả năng vận dụng linh hoạt trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nếu không có kiến thức cơ bản, phương pháp, kĩ năng cũng trở nên vô nghĩa. Vì vậy, ở mỗi bài dạy, giáo viên cần xác định chính xác, đầy đủ các đơn vị kiến thức cần đạt và hướng dẫn học sinh tiếp nhận, nắm vững các nội dung đó. 
Tuy nhiên, với đặc thù bộ môn vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, không phải học sinh nào cũng có thể nhớ hết nội dung của các bài học. Để học sinh nhớ chắc, nhớ lâu, dễ vận dụng, giáo viên cần khuyến khích học sinh sơ đồ hóa bài học theo sáng tạo của riêng từng em, không nên gò bó theo một khuôn mẫu sẽ khiến bài học đơn điệu, tẻ nhạt. 
Ví dụ: Sơ đồ tư duy bài “Sóng” (Xuân Quỳnh), HS có thể vẽ theo các cách sau: 
Cách 1:
	 (nguồn internet) 
Cách 2: 
 (nguồn internet)
Cách 3:
	 (nguồn internet) 
Với cách vẽ như vậy, mỗi bài học sẽ là một công trình sáng tạo của học sinh: từ tiếp nhận văn bản, câu chữ, qua tư duy, trí tưởng tượng của học sinh, kiến thức sẽ được truyền tải độc đáo, hấp dẫn, khắc sâu trong tâm trí. Các em có thể quên những lời phân tích, bình luận dù rất hay của người khác nhưng sẽ không quên những gì mình đã trải nghiệm, lắng kết. 
3.1.3.2. Ôn luyện kiến thức nâng cao
Trong đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia, ngoài phần cảm nhận còn có nội dung nâng cao nhằm phân loại học sinh. Đây là phần kiến thức tương đối khó với học sinh nếu không được ôn tập, chuẩn bị kĩ. Song phân tích kĩ cách hỏi của đề, thực chất phần nâng cao vẫn hoàn toàn bám sát vào kiến thức cơ bản. 
Ví dụ: 
Năm 2015, đề ra một đoạn trích trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và yêu cầu cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài, từ đó bình luận ngắn gọn về cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” thì cách nhìn con người, cuộc sống đa diện từ hiện tượng đến bản chất, hình thức đến nội dung, bên ngoài đến bên trong và nhìn đời bằng đôi mắt nước mắt, đôi mắt tình thương thì đó là những vấn đề rất trọng tâm của bài học mà giáo viên không thể bỏ qua. 
Năm 2019, đề yêu cầu cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn văn mở đầu bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ đó nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Phần nâng cao này cũng không nằm ngoài những yêu cầu của bài học. Khi dạy hình tượng sông Hương, giáo viên buộc phải rút ra cách nhìn mang tính phát hiện (cách nhìn mới mẻ) rất riêng của nhà văn, vì kí không có cái mới sẽ không thể hấp dẫn người đọc. Đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm hiểu về tận nguồn cội sông Hương, chứ không mải mê nhìn ngắm gương mặt kinh thành với vẻ đẹp êm đềm, dịu dàng, thơ mộng như các nhà văn, nhà thơ khác. Nhà văn còn nhìn con sông ở vẻ đẹp chiều sâu văn hóa, lịch sử chứ không chỉ nhìn ở vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên. Ngoài ra, Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn nhìn dòng sông bằng cái tôi hướng nội, mê đắm, tài hoa được tổng hợp trên vốn tri thức phong phú về địa lí, lịch sử, triết học,  
	Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy, muốn học sinh làm tốt phần nâng cao, giáo viên phải tự mình tổng hợp kiến thức, xác định được kiến thức nâng cao của từng bài. Dù đề hỏi cách nào thì cũng chỉ xoay quanh cái trục tri thức ấy mà thôi. 
	Dưới đây là gợi ý về kiến thức nâng cao ở một số bài:
	* Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 
	- Nhận xét về phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh
	- Nhận xét về tấm lòng của người viết.
	- Lí giải vì sao “Tuyên ngôn Độc lập” là áng văn chính luận có sức lay động lòng người. 
	* Tây Tiến của Quang Dũng:
	- Nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng của hình tượng người lính
	- Nhận xét về vẻ đẹp ngôn ngữ của bài thơ “Tây Tiến”
	- Nhận xét về bức tranh thiên nhiên Tây Bắc
	- Nhận xét về cái tôi trữ tình của nhà thơ
	* Việt Bắc của Tố Hữu:
	- Nhận xét về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
	- Nhận xét về tính dân tộc trong Việt Bắc
	- Nhận xét về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống, con người ở chiến khu Việt Bắc. 
	* Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm:
	- Nhận xét về tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong chương thơ. 
	- Nhận xét về việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian. 
	* Sóng – Xuân Quỳnh 
	- Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ.
	- Nhận xét về mối liên hệ giữa hình tượng “sóng” và “em”. 
	- Nhận xét về âm điệu của bài thơ. 
	* Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân 
	- Nhận xét về cái tôi của Nguyễn Tuân
	- Nhận xét về phong cách của Nguyễn Tuân
	- Nhận xét về sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. 
	* Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
	- Nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm
	- Nhận xét về giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm
	- Nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Mị
	- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng của nhà văn.
	3.1.3.3. Ôn luyện kĩ những dạng đề theo định hướng mới
	Để giáo viên, học sinh chủ động trong quá trình ôn luyện, trong 3 năm trở lại đây, Bộ GD&ĐT đã công bố đề minh họa. Đây là những gợi ý mang tính định hướng cần thiết cho dạy và học. Bên cạnh việc ôn luyện các dạng đề cũ, giáo viên cần dành thời gian thỏa đáng ôn luyện những dạng đề mới để khi thi chính thức học sinh không bỡ ngỡ. Để việc ôn hiệu quả, giáo viên phải xây dựng được nhiều đề mới trên tinh thần bám sát đề bài đã công bố. 
	Ví dụ, năm 2019, Bộ công bố đề minh họa về cảm nhận hai chi tiết về cách ăn của người đàn bà trong “Vợ nhặt” (Kim Lân) từ đó, nhận xét về sự thay đổi của người đàn bà. Từ gợi ý này, giáo viên có thể xây dựng đề ở cả tác phẩm văn xuôi và thơ:
	Ví dụ:
	1) Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn đã nhiều lần miêu tả tâm trạng của Mị, có lúc: “Bây giờ Mị nghĩ mình cũng là con trâu, con ngựa nhà thống lí”; nhưng lại có lúc “Mị còn trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Từ cảm nhận nhân vật Mị trong hai chi tiết trên hãy nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Mị. 
 	2) Trong chương thơ “Đất Nước” (Ngữ văn 12, tập 1), Nguyễn Khoa Điềm có nhiều cảm nhận về đất nước:
Có lúc:
	Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Có khi:
	Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Để rồi:
	Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
	Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
	Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
	Từ cảm nhận những câu thơ trên, hãy chỉ ra những phát hiện sâu sắc, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. 
Trong đoạn trích Việt Bắc, Tố Hữu đã nhiều lần miêu tả tâm trạng của người đi:
	Có khi là niềm xúc động tha thiết:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay 
	Có khi là nỗi nhớ thiên nhiên:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Có khi là nỗi nhớ cuộc sống ở chiến khu Việt Bắc:
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
	Có khi là nỗi nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
	Anh/Chị hãy cảm nhận tâm trạng của người đi trong những dòng thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu. 
	Việc xây dựng được hệ thống đề mới vừa giúp ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng ở nhiều góc độ, vừa giúp học sinh chủ động trong mọi tình huống. Khi đã xây dựng được hệ thống đề, đáp án bám sát chuẩn, giáo viên tổ chức ôn luyện cho học sinh từng phần bằng cách làm đi làm lại nhiều lần trở thành thuần thục, giúp các em tự tin, vững vàng khi bước vào kì thi chính thức. 
3.1.3.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, chấm chữa bài
	Dạy học mà không kiểm tra không khác gì ném đá xuống đại dương. Thầy cứ dạy, trò cứ học và rồi không biết việc học sẽ đi về đâu. Vì thế, kiểm tra là một phần tất yếu của ôn luyện. Nhờ kiểm tra mà giáo viên nhận được hồi đáp từ học trò, nhận ra được kiến thức, kĩ năng nào học sinh học sinh còn yếu để tìm cách lấp chỗ hổng, tránh để xảy ra nguy cơ đáng tiếc. 
	Việc kiểm tra phải được lên kế hoạch cụ thể, tuyệt đối tránh ngẫu hứng để việc học trở thành ý thức thường xuyên của học sinh. Kết hợp đa dạng các hình thức kiểm tra cũng là cách làm sinh động hóa các bài học ôn vốn khá nặng nề, áp lực: Có thể kiểm tra nhanh một vài học sinh bất kì; có thể kiểm tra bằng hình thức viết; tranh luận, phản biện giữa các nhóm; thay việc giáo viên kiểm tra bằng việc học sinh tự kiểm tra, 
Ngoài kiểm tra, đánh giá cũng là một nghệ thuật. Đánh giá không chỉ thể hiện bằng điểm số mà bằng những lời nhận xét mang tính động viên, khích lệ cũng tạo động lực cho học sinh phấn đấu. Vì vậy, đừng tiếc lời khen thành thực, đừng thiếu tinh tế khi nói lời chê. Bất kì ai trong chúng ta đều chỉ nỗ lực hành động khi được động viên, đánh giá tích cực. Đó không chỉ là nghệ thuật sư phạm mà còn là nghệ thuật tâm hồn của những người thầy đứng trên bục giảng. 
4. Kết quả đạt được
	Áp dụng những giải pháp trên trong công tác giảng dạy, kết quả môn Ngữ văn thi THPT Quốc gia của trường THPT Trần Phú luôn ở trong tốp cao khối THPT của tỉnh. Năm 2017, điểm trung bình môn Ngữ văn là 6,23, xếp thứ 4. Năm 2019, điểm trung bình đạt 6,73, xếp thứ 4. Như vậy, kết quả môn Ngữ văn của trường THPT Trần Phú có sự tiến bộ rõ rệt. 
	Cá nhân tôi cũng đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận trong bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như thi THPT Quốc gia.
Trong ôn thi THPT Quốc gia, năm học 2017-2018, tôi dạy lớp 12N, lớp số 4 của ban D (tổng số 5 lớp). Khảo sát ban đầu điểm trung bình đạt 5,4. Kết quả thi chính thức đạt 7,31, tương đương lớp chọn 1 (7,34); trong đó có 3 học sinh đạt 8,75 (Nguyễn Thu Hường, Lê Thị Khánh Linh, Đỗ Thu Phương). Năm 2018 – 2019, tôi dạy lớp 12H, lớp được tuyển chọn chất lượng đầu vào cùng lớp 12I, khảo sát ban đầu trung bình đạt 6,5. Kết quả thi chính thức đạt 7,73; trong đó có học sinh đạt 9,0 điểm (Phùng Thị Yến). Kết quả này được minh chứng trên Bảng số liệu phần trên. 
Trong bồi dưỡng học sinh giỏi, năm 2017-2018, số lượng đạt giải 100%. 
- Giải Nhất: 01 (Nguyễn Thu Hường) 
- Nhì: 01 (Đỗ Thu Phương) 
- Ba: 02 (Phùng Thị Hảo, Vũ Thảo Linh) 
Năm 2018 – 2019 có 06 học sinh đạt giải vòng tỉnh dành cho HS THPT: 
- Nhì: 02 (Nguyễn Thị Thu Thủy, Dương Mai Hương) 
- Ba: 01 (Nguyễn Khánh Linh)
- Khuyến khích: 04 (Phạm Thu Cúc, Phùng Thị Yến, Lê Thùy Trang)
	Có 03 học sinh đạt giải kì thi HS Giỏi vòng tỉnh dành cho học sinh Chuyên (Phạm Thu Cúc, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Khánh Chi). 
 PHẦN BỐN
KẾT LUẬN
	Mặc dù không phải là kì thi được quy định mang tính bắt buộc trong chương trình, song thi thử là sự chuẩn bị không thể thiếu của mỗi nhà trường THPT khi bước vào kì thi THPT Quốc gia. Bởi nó giúp học sinh trưởng thành về nhiều phương diện, từ kiến thức, kĩ năng, khả năng tư duy sáng tạo cho đến bản lĩnh, tâm lí trước áp lực thi cử. Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng trong định hướng nghề nghiệp, đánh giá chất lượng dạy và học của mỗi nhà trường. Kết quả thi thử và thi thật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mặc dù có chênh lên hoặc xuống nhưng độ dao động không cao, chứng tỏ thi thử là một thước đo tương đối chính xác kết quả của thi thật. Sẽ là bất ngờ, đột xuất nếu thi thử và thi thật có khoảng cách quá xa như hai giá trị ở hai đầu cực âm dương bỗng tiệm cận nhau trong gang tấc. 
	Với ý nghĩa đó, việc chuẩn hóa các lần thi thử là vô cùng cần thiết. Nó dự báo tương đối chính xác kết quả của kì thi chính thức. Từ đó, đặt ra vấn đề về công tác giảng dạy, ôn thi của mỗi nhà trường. Nhà trường cần chỉ đạo giáo viên, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch ôn thi thật khoa học, nội dung chương trình bám sát thực tế đổi mới, khuyến khích tư duy sáng tạo, có nhiều giải pháp đột phá để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy. 
	“Thành công trong chuẩn bị là chuẩn bị thành công”. Câu nói đó luôn vẹn nguyên giá trị khi áp dụng vào thực tế giảng dạy. Nếu thi thử được chuẩn bị thật tốt thì chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong thi thật. Mọi việc làm chỉ có ý nghĩa khi được thực hiện bằng tâm huyết, tài năng, trí tuệ, khoa học và minh bạch. Làm được như thế, phụ huynh, giáo viên và học sinh mới nhận được giá trị thực của mỗi lần thi thử, rút ngắn được khoảng cách để thi thử mãi mãi không chỉ là để thử! 
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Sau phản ánh của dư luận về một số học sinh thuộc các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La có điểm thi thử chênh lệch nhiều với thi THPT Quốc gia, tôi đã tự tổng hợp số liệu điểm thi thử của toàn bộ học sinh lớp 12 ban KHXH của trường THPT Trần Phú qua các lần thi, đối chiếu, so sánh với kết quả thi chính thức thì thấy kết quả thi thử tương đương với kết quả thi chính thức. Ví dụ, lớp 12N tôi trực tiếp giảng dạy, kết quả lần thi thử cuối được 7,35 thì kết quả thi chính thức được 7,34. Lớp 12K, kết quả thi thử là 7,45, kết quả thi chính thức là 7,56. Để đảm bảo tính khách quan, trung thực, tôi tiếp tục tổng hợp số liệu trong thi THPT Quốc gia năm 2019 và cho kết quả tương đương. Như vậy, từ kết quả của quá trình khảo sát, nghiên cứu trên, sáng kiến này có thể được áp dụng trong quá trình ôn luyện, khảo sát việc dạy, học của giáo viên và học sinh. Nếu kết quả thi thử thấp, nhất định phải có giải pháp nâng cao cao chất lượng. Nếu kết quả thi thử cao đột biến, bất thường, có thể rà soát lại cách ra đề, coi thi, chấm thi, ý thức học và làm bài của học sinh. Khi các khâu đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, cần tiếp tục duy trì các biện pháp nhằm giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng. 
Ngoài ra, tham khảo sáng kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong tỉnh, tôi thấy có rất nhiều sáng kiến đầu tư, tâm huyết, có bề dày tích lũy kiến thức, kinh nghiệm nhưng chỉ tập trung vào nội dung chuyên môn, chưa thấy đề cập đến các giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia. Hi vọng, những kinh nghiệm cá nhân sẽ là những gợi ý để đồng nghiệp có thể áp dụng hiệu quả. 
Như vậy, giáo viên THPT giảng dạy môn Ngữ văn có thể tham khảo, áp dụng các giải pháp trên trong ôn luyện. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân tìm hiểu mối quan hệ giữa thi thử và thi chính thức một cách khoa học đều có thể tham khảo sáng kiến này. 
8. Những thông tin cần được bảo mật: Tất cả các số liệu trên đều được công khai trên các trang Web của nhà trường, các trang thông báo điểm THPT Quốc gia của Bộ GD&ĐT nên không có thông tin cần bảo mật.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Có thể áp dụng trong điều kiện dạy học bình thường ở các trường THPT.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
	Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn; 100% học sinh đủ điều kiện xét tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường Đại học. 
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
	Sau khi tham khảo, góp ý, áp dụng vào giảng dạy, sáng kiến kinh nghiệm: “Mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Phú” được đồng nghiệp đánh giá:
	- Chọn được đề tài hay, rất sát với thực tế.
	- Không nặng về lí thuyết, thể hiện đúng bản chất của một sáng kiến kinh nghiệm (tổng kết kinh nghiệm thực tiễn). 
	- Đưa ra nhiều giải pháp hay, dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với nhiều đối tượng giảng dạy. 
	- Sáng kiến không chỉ có hiệu quả đối với việc tổ chức ôn luyện của người dạy mà còn hướng về các hoạt động cụ thể của người học, lấy người học làm trung tâm, phát huy tư duy, phẩm chất toàn diện của người học; bám sát định hướng đổi mới.
	- Việc áp dụng sáng kiến đem lại nhiều lợi ích: tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia. 
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Cao Thị Phương Lan 
Trường THPT Trần Phú
Ngữ văn 
2
Nguyễn Thị Phương Thúy 
Trường THPT Trần Phú
Ngữ văn 
3
Nguyễn Thị Yên 
Trường THPT Trần Phú 
Ngữ văn 
4
Lê Ngọc Lan
Trường THPT Trần Phú 
Ngữ văn 
5
Lê Minh Hạnh
Trường THPT Ngô Gia Tự
Ngữ văn
6
Đỗ Thu Hà
Trường THPT Ngô Gia Tự 
Ngữ văn 
Vĩnh Yên, ngày.....tháng 02 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Yên, ngày.....tháng 02 năm 2020 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Yên, ngày 24 tháng 02 năm 2020 
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trần Thị Minh Yến

File đính kèm:

  • docxskkn_moi_quan_he_giua_thi_thu_voi_thi_chinh_thuc_va_mot_so_g.docx
Sáng Kiến Liên Quan