SKKN Một số nguyên tắc và phương pháp dạy - học văn bản kí qua hai tác phẩm “Người lái đò sông đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trong chương trình Ngữ văn 12 THPT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh huyện miền núi Quỳ Châu

1. Người dạy

Khi tiếp cận với văn bản ký đa số giáo viên cảm đều có cảm nhận đây là những tác phẩm dung lượng kiến thức lớn khô khan và khó tìm ra phương pháp để giúp học sinh lĩnh hội được tác phẩm. Vì thế khi dạy thường đối phó, qua loa “dạy cho xong”. Chính vì thế mà các văn bản ký dù có nội dung phong phú, sâu sắc mang tính thời đại cũng dần dần bị xem nhẹ. Có thể nói rằng việc giáo viên giúp học sinh chiếm lĩnh được các giá trị của tác phẩm văn học đã khó, thì việc dạy đọc- hiểu văn bản ký lại càng khó hơn. Thực tế ở vùng miền núi hiện nay khi đối mặt với loại văn bản này trong chương trình đa số giáo viên chỉ chuyên tâm vào việc cung cấp những kiến thức mình hiểu được từ văn bản cho học sinh, không bám vào cách dạy đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại cho học sinh. Đặc biệt khi dạy chuyên đề hoặc thao giảng giáo viên ít khi chọn các tác phẩm này để thể hiện, điều đó cũng chứng tỏ người dạy không mặn mà, không có cảm tình với văn bản ký. Đó là một tồn tại chung trong việc dạy các tác phẩm ký ở trường THPT hiện nay

2. Đối với người học

Về phía học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá tác phẩm bởi việc đọc-hiểu văn bản ký luôn là vấn đề khó khăn đối với học sinh. Cách viết của hai tác giả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường rất tài hoa uyên bác có sự kết hợp giữa chất trí tuệ và chất trữ tình,tác giả vận dụng linh hoạt kiên thức của nhiều nghành khoa học nên học sinh cảm thấy khó. Đa số học sinh đều thụ động khi tiếp nhận văn bản, thầy cung cấp nội dung gì thì trò lĩnh hội nội dung ấy. Đó cũng là một tồn tại trong cách dạy học truyền thống hiện nay.

3. Đối với vùng đặc thù miền núi

Để thực hiện được chương trình có hiệu quả ngoài vốn hiểu biết sâu rộng và phương pháp truyền đạt của giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào trình độ nhận thức, hiểu biết của học sinh. Trên thực tế việc tiếp nhận văn bản ký đối với học sinh vùng trung tâm thành phố, vùng đồng bằng có thể dễ dàng. Bản thân học sinh là những đối tượng vừa yếu,vừa thiếu nhận thức nên việc tìm ra một “chìa khoá” để mở được cánh cửa đến với thế giới văn chương là hết sức cần thiết. Thực tế nhiều trường miền núi trình độ học sinh đang ở “dưới chuẩn”, nên khi tiếp xúc và lĩnh hội những giá trị của văn bản ký lại càng gặp khó khăn hơn.

Lượng thời gian dành cho loại văn bản này quá ít so với nội dung văn bản yêu cầu. Phần lớn giáo viên cùng với học sinh phải “ chạy đua” với thời gian. Giáo viên không thể cắt nghĩa tỉ mỉ hay lí giải những thuật ngữ khó hiểu một cách thấu đáo cho các em. Sách giáo khoa có chú thích nhưng không phải từ nào cũng đọc và hiểu được. Do bị khống chế thời lượng lên lớp nên các đơn vị bài học không được khám phá một cách đầy đủ và có chiều sâu.

Đối chiếu lại vai trò, chức năng của văn bản ký mà SGK lựa chọn tôi cho rằng không còn cách nào khác là giáo viên phải trăn trở, tìm cách tiếp cận loại văn bản này một cách tốt nhất và làm sao để học sinh có hứng thú, yêu thích văn . Là người tâm huyết với nghề lại là người con vùng núi Quỳ Châu , bản thân tôi luôn suy ngẫm và trăn trở nhiều đến đối tượng học sinh của mình. (Trường THPT Quỳ Châu, nơi tôi công tác có đến gần 80% học sinh người dân tộc thiểu số và học sinh vùng sâu, vùng xa). Vì vậy mà tôi cố gắng đưa ra những phương án cụ thể, nhằm tháo gỡ những bế tắc trong cách dạy học hiện nay ở các trường miền núi để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. Một trong những cách ấy đó là những nguyên tắc và phương pháp dạy học văn bản ký dựa ttheo đặc trưng thi pháp thể loại để học sinh nắm bắt một cách chủ động và hiệu quả hơn.

 

doc38 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số nguyên tắc và phương pháp dạy - học văn bản kí qua hai tác phẩm “Người lái đò sông đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trong chương trình Ngữ văn 12 THPT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh huyện miền núi Quỳ Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác biệt trong đối tượng mà Nguyễn Tuân hướng đến trong tùy bút người lái đò Sông Đà và chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm,Đặt câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện
Nhóm 1,2: Sự hung bạo của sông Đà được Nguyễn Tuân khai thác trên những phương diện nào? Chỉ ra cách phát hiện độc đáo và hấp dẫn của Nguyễn Tuân? Từ đó thấy được điều gì trong phong cách Nguyễn Tuân khi miêu tả sông Đà hung bạo?
Nhóm 3,4:Sông Đà trữ tình được Nguyễn Tuân phát hiện trên những phương diện nào? Chọn những câu văn anh chị ấn tượng nhất để cảm nhận? Nhận xét cách miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân?
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu thảo luận 5 phút sau đó cho đại diện lên trình bày trên bảng phụ.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời
Giáo viên nhận xét cho điểm và sửa lỗi
Ngoài ra để học sinh nhớ được nội dung bài học giáo viên có thể sử dụng phương pháp bản đồ tư duy phác họa lại hình tượng con sông Đà bằng sơ đồ
Nhận xét về phong cách nguyễn tuân qua miêu tả Hình tượng Sông Đà: Giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở( Nhận xét ngôn từ,câu văn,hình ảnh..)
-Tài hoa,uyên bác vận dụng kiến thức của nhiều nghành khoa học để miêu tả
-Câu văn dài ngắn đan xen linh hoạt ngôn ngữ có sức gợi hình gợi cảm
-Phát hiện cái đẹp ở mức tuyệt đỉnh và tuyệt đích.
Giáo viên dẫn dắt: Hình tượng người lái đò tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động trong cuộc sống mới.
Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp,gợi tìm và đặt câu hỏi cho học sinh:
Những chi tiết nào giới thiệu về ông lái đò?
Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và đặt câu hỏi:
Nhóm 1,2: Tìm những chi tiết chứng tỏ ông Đò là người nắm vững quy luật của thác đá ? Từ đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
Nhóm 3,4: Phân tích cuộc vượt thác của ông đò qua ba trùng vi thạch trận? Tìm những câu văn tiêu biểu thể hiện cách miêu tả độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân?
Học sinh nhóm trao đổi khoảng 5 đến 7 phút sau đó các nhóm treo bảng phụ trình bày. Các nhóm khác trao đổi bổ sung và chốt ý.
Giáo viên nhận xét các nhóm và bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời.
Giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở và dẫn dắt để học sinh chốt ý khái quát ý nghĩa hình tượng ông lái đò.
Giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở và đặt câu hỏi:
Nhận xét cách miêu tả của Nguyễn Tuân qua những câu văn từ ngữ tiêu biểu để thấy nghệ thuật miêu tả của tác giả? Tác giả đã sử dụng kiến thức của những nghành khoa học nào để miêu tả?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân(Sử dụng phương pháp gợi mở vấn đáp thuyết trình )
 Bài tập 1: Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ của bài học.
Cho học sinh chuẩn bị 5 phút vẽ vào tờ giấy A3 sau đó lên thuyết trình.
Bài tập 2:Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về một hình ảnh mà em ấn tượng về con sông Đà.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
2.Tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
- Đối tượng hướng đến: Con người lao động trong công cuộc xây dựng xã hội mới,khao khát hòa nhịp với cuộc đời và con người khác với trước cách mạng con người chỉ muốn xê dịch cho khuây cảm giác thiếu quê hương.
-Cảm hứng chủ đạo:
Ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước,Ca ngợi con người lao động bình dị trên quê hương.
II.Đọc hiểu văn bản:
1.Hình tượng con sông Đà:
a.Con sông Đà Hung Bạo:	
- Các cụm chi tiết:
+ Vách đá:
+Quãng mặt ghềnh hatloong:
+Quãng Tà Mường Vát Phía sơn La:
+Âm thanh:
+Thạch trận trên sông Đà:
b.Sông Đà thơ mộng trữ tình:
- Điểm nhìn từ trên cao nhìn xuống:
+Hình dáng
+Màu nước
- Điểm nhìn từ giữa lòng Sông Đà:
+Màu nắng: Màu kí ức của hoài niệm(Học sinh lấy dẫn chứng)
+Màu nước: Giống như một trò chơi con trẻ
- Điểm nhìn từ bờ bãi sông Đà:
+Vẻ đẹp trầm mặc,cổ tích
+Vẻ đẹp tươi mới và đầy sức sống
*Nhận xét chung: Sông Đà mang dáng vẻ của người tình nhân-Thi nhân-Cố nhân
2.Hình tượng người lái đò sông Đà:
a.Vẻ đẹp ngoại hình:	
b.Vẻ đẹp phẩm chất:
- Nắm vững quy luật của thác đá.
- Thông minh tài trí dũng cảm.
- Tài hoa,nghệ sĩ.
- Khiêm tốn bình dị.
Ý nghĩa:
-Tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động tây bắc “ Chất vàng mười của con người Tây Bắc”
-Thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo Nguyễn Tuân phát hiện đối tượng ở phương diện cái đẹp.
-Hình tượng: Tiếp cận đối tượng về phương diện cái đẹp.
-Ngôn từ biến hóa linh hoạt,sử dụng kiến thức của nhiều nghành khoa học.
-Câu văn dài ngắn đan xen.
III. Hoạt động thực hành
IV.Củng cố luyện tập
2.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
yêu cầu cần đạt
Sử dụng phương pháp vấn đáp,sử dụng đồ dùng dạy học trực quan.Giáo viên chiếu một đoạn phóng sự về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và đặt câu hỏi:
- Dựa vào sách giáo khoa và tư liệu cung cấp em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
- Hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- Nhan đề ai đã đặt tên cho dòng sông có ý nghĩa gì?
- Giáo viên cho học sinh nghe một đoạn trong bài hát “Dòng sông ai đã đặt tên” và đặt câu hỏi khi nghe bài hát ấn tượng của em về dòng sông Hương như thế nào?
Giáo viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề,thảo luận nhóm,hình ảnh trực quan.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm phân công nhiệm vụ:
+Nhóm 1,2: Tìm hiểu đoạn văn “Trong những dòng sôngbát ngát tiếng gà”
+Nhóm 3,4:Tìm hiểu đoạn văn “Từ đây như tìm đúng đường vềVới quê hương xứ sở”
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Đoạn văn trên miêu tả dòng chảy của sông Hương ở vị trí và thời điểm nào?
Sông Hương hiện lên thế nào qua ngòi bút miêu tả của tác giả? Em hãy tái hiện lại vẻ đẹp của sông Hương bằng lời văn của mình?
Giáo viên đưa thêm một số câu hỏi gợi ý:
- Ở thượng nguồn tác giả ví sông Hương với những hình ảnh nào? Qua đó em thấy sông Hương mang vẻ đẹp ra sao?
-Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan cho học sinh quan sát bản đồ và đặt câu hỏi: Hoàng phủ Ngọc Tường đã miêu tả hành trình sông Hương khi về đến thành phố Huế như thế nào?
Từ đó nêu nhận xét của em về sông Hương?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp lịc sử,thi ca,văn hóa của dòng sông Hương: Sử dụng Phương pháp vấn đáp:
-Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường Sông Hương gắn với những sự kiện lịch sử nào của đất nước ta?
- Dưới góc nhìn thi ca Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nhận xét “Dòng sông ấy không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của người nghệ sĩ”.Tác giả đã chứng minh điều ấy như thế nào? Em có đồng ý không?
- Dòng sông Hương gắn với nét văn hóa nào của xứ Huế? Em có cảm nhận như thế nào về nhã nhạc cung đình Huế trên mặt nước sông Hương?
*Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu lối hành văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường(Sử dụng phương pháp nêu vấn đề và thảo luận nhóm)
-Lối hành văn mê đắm tài hoa của tác giả được thể hiện ở cách sử dụng từ ngữ độc đáo? Em hãy chọn những câu văn tiêu biểu để chứng minh điều đó?
- Theo em những biện pháp nào được tác giả sử dụng? Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật đó?
- Qua tác phẩm em hiểu thêm được điều gì về tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả?
*Hướng dẫn học sinh đọc hiểu thể loại kí:
-Từ việc đọc hiểu hai văn bản “Người lái đò Sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” Hãy nêu những nét khái quát về thể kí?
Giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở -Thảo luận theo cặp đôi để hướng dẫn học sinh:
Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về một hình ảnh mà em ấn tượng trong bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Học sinh chuẩn bị sau đó trình bày.Học sinh khác trao đổi thảo luận và hoàn chỉnh. 
Học sinh sưu tầm thêm một số tư liệu tranh ảnh nói về dòng Sông Hương.
Chọn một đề bài viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
I.Tiểu dẫn:
-Tác giả:
+Phong cách :Phong cách uyên bác lối hành văn uyển chuyển,mê đắm và tài hoa.
-Tác phẩm:
+Hoàn cảnh ra đời:
+Cảm nhận chung về tác phẩm:
II. Hình tượng con sông Hương:
1.Góc nhìn địa lí:
a.Sông Hương ở vùng thượng nguồn
b.Sông Hương chảy vào thành phố:
- Sông Hương ở vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố.
-Sông Hương chảy vào thành phố.
c.Sông Hương rời khỏi thành phố.
2.Góc nhìn lịch sử:
- Sông Hương là nhân chứng lịch sử đã góp sức mình qua các khởi nghĩa dân tộc
+Từ thời trung đại: Nó giải phóng kinh thành kinh thành Phú Xuân với người anh hùng Nguyễn Huệ
+Thời kì kháng chiến chống pháp và chống Mỹ.
3.Góc nhìn Văn hóa-thi ca
- Sông Hương đã xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm thi ca.
+Trong thơ Tản Đà,Tố Hữu
- Sông Hương là hiện thân của nền âm nhạc cung đình Huế
III.Cái tôi của tác giả:
-Cái tôi tài hoa,vốn hiểu biết phong phú
-Cái tôi tinh tế dạt dào cảm xúc,hướng nội.
-Tình yêu sự gắn bó sâu sắc với xứ Huế.(Học sinh chọn dẫn chứng làm sáng tỏ)
IV.Luyện tập-vận dụng:
V.Mở rộng:
Năm học 2018 - 2019 khi chưa vận dụng phương pháp này vào dạy hai bài “Người lái đò Sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” áp dụng cho các lớp 12A1 và 12C2 kết quả kiểm tra đạt được như sau:
Lớp
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
12A1
25/41=60%
22/41=53%
18/41= 43%
12/41=29%
12C2
22/32=68%
19/32=59%
15/32=46%
10/32=31%
Năm học 2019-2020 khi vận dụng phương pháp này vào giảng dạy hai bài nói trên cho các lớp 12C7 và 12C4, kết quả kiểm tra cùng đề năm trước đạt được như sau:
Lớp
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
12C7
35/40=87%
32/40=80%
26/40= 65%
22/40=55%
12C4
36/39=89%
32/39=82%
28/39=71%
25/39=64%
Như vậy, trên cùng một đơn vị nội dung kiến thức được kiểm tra cho đối tượng học sinh có trình độ tương đương, ta thấy khi áp dụng cách thức này vào dạy học đã đem lại hiệu quả nhất định.
C. KẾT LUẬN
I. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Khả năng ứng dụng
- Đề tài được sử dụng rộng rãi, thường xuyên trong dạy học văn bản kí ở lớp 12 
- Đề tài được sử dụng làm tư liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập của học sinh. Đề tài nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về thể loại kí, qua đó rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu văn bản, kỹ năng tự học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá cho học sinh.
- Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã có những tiết dạy thực nghiệm trên nhiều đơn vị lớp của các năm học. Việc áp dụng cách thức này vào dạy học đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Đề tài này mang tính chất gợi mở, định hướng về cách thức tìm hiểu, khám phá nội dung bài học theo một hệ thống luận điểm logic chặt chẽ. Giúp cho giáo viên cũng như học sinh có một cái nhìn thấu đáo, dễ hiểu trong quá trình giảng dạy và học tập. Đặc biệt với môi trường dạy và học ở miền núi hiện nay, đề tài này cũng góp phần thay đổi suy nghĩ, nhận thức cho cả giáo viên và học sinh khi tiếp xúc với các văn bản kí trong chương trình. Mô hình này cũng được anh em đồng nghiệp lựa chọn giảng dạy trong nhiều năm qua. Chúng tôi nghĩ rằng việc “phát kiến” ra một hướng đi mới luôn có ý nghĩa trong hoạt động dạy học.
	2. Mức độ vận dụng
	 Đề tài được triển khai cho các đối tượng học sinh lớp 12 ở các huyện miền núi Nghệ An từ trung bình, khá, giỏi, bởi vì đề tài được thể hiện có tính chất phân cấp từ dễ đến khó, từ chuẩn kiến thức - kĩ năng đến mở rộng, nâng cao. Các đơn vị kiến thức - kĩ năng, các câu hỏi có tính chất mở rộng, đòi hỏi cao dần theo trình tự giảng dạy. Vì thế đồng thời trong một bài học các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau đều chủ động trong quá trình học tập.
	 3. Đánh giá hiệu quả của đề tài
- Đề tài được nghiên cứu kết hợp hài hòa giữa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học đổi mới nên phát huy được sự năng động, sáng tạo, tích cực của cả giáo viên và học sinh. Các bài dạy được tổ chức theo một hệ thống lập luận khoa học, với mạch lập luận bằng các luận điểm, luận cứ rõ ràng, những dẫn chứng sát thực rất thuận lợi cho việc truyền thụ và tiếp nhận văn bản.
- Đề tài nghiên cứu chú trọng vào việc hình thành năng lực đọc- hiểu các văn bản theo đặc trưng thể loại, do đó giáo viên và học sinh có thể chủ động tìm hiểu, khám phá những giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của từng văn bản. Từ đó hình thành kỹ năng tư duy, khái quát về cách đọc văn bản kí nói chung. Qua bài học này giáo viên và học sinh sẽ nhận thức được kiểu bài, dạng bài. Đó chính là nền tảng, là cơ sở để tiếp nhận được các văn bản khác cùng thể loại.
- Mỗi bài học được chúng tôi định hướng, gợi mở vấn đề về cách thức sẽ giúp ích cho giáo viên và học sinh rèn luyện tư duy, thao tác lập luận. Đó là cơ hội tốt giúp người dạy và người học nâng cao khả năng lập luận trước những vấn đề đặt ra của văn học và cuộc sống.
- Nắm được phương pháp và kỹ năng dạy- học kiểu bài này sẽ tạo được tâm thế chủ động, tự tin, niềm đam mê khi tiếp cận với các dạng văn bản kí trong chương trình. Đề tài cũng hướng đến việc tiết kiệm thời gian cho người dạy và người học.
	II. MỘT SỐ KẾT LUẬN
	1. Những nội dung chính của đề tài
	Qua nhiều năm tìm tòi nghiên cứu và khảo sát quá trình giảng dạy của các đồng nghiệp và quá trình học văn bản kí của học sinh trong phạm vi tỉnh Nghệ An. Ở đề tài này tôi đề xuất một hướng tiếp cận mới mẻ:“ Một số nguyên tắc và phương pháp dạy - học văn bản kí qua hai tác phẩm “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trong chương trình Ngữ văn 12 THPT nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh ở huyện miền núi Quỳ Châu”. Ở hướng tiếp cận này tôi đề xuất một số phương pháp cụ thể như:
- Xây dựng những nguyên tắc cơ bản trong dạy - học các văn bản kí .
- Đề xuất một số phương pháp, biện pháp dạy học các văn bản kí nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
	2. Tính mới mẻ của đề tài
	- Qua khảo sát các đồng nghiệp và tìm hiểu lịch sử vấn đề thì chưa có cá nhân, tập thể nào đề cập đến đề tài này. Như thế tôi kết luận đề tài này là hoàn toàn mới mẻ trong nghiên cứu và giảng dạy văn học hiện nay.
	3. Tính khoa học
	- Đề tài SKKN của tôi được trình bày, lí giải vấn đề một cách sáng rõ, mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Các khái niệm được trích dẫn chính xác, phù hợp với nội dung của đề tài. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng quy chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo có tính thuyết phục cao.
	- Đề tài nghiên cứu của tôi phù hợp với tình hình đổi mới phương pháp dạy - học Ngữ văn bậc THPT hiện nay. Nó phù hợp với thành tựu khoa học giáo dục được Đảng và nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai.
	- Giải pháp sáng kiến tôi đưa ra có khả năng áp dụng trong một phạm vi rộng và dễ thực thi cho các nhà trường THPT hiện nay. Đề tài đã được triển khai, kiểm nghiệm trong ba năm học vừa qua.
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
	1. Với các cấp quản lí giáo dục
	Trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay, việc dạy - học không chỉ trang bị cho các em kiến thức, mà còn có nhiệm vụ trang bị cho các em kĩ năng sống, văn hóa ứng xử Bên cạch các môn học khác nhau, với nhiều phương pháp khác nhau, việc áp dụng “Một số nguyên tắc và phương pháp dạy - học văn bản kí qua hai tác phẩm “Người lái đò sông Đà” và “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”trong chương trình Ngữ văn 12 THPT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh huyện miền núi Quỳ Châu” là một hướng đi đúng và cần thiết. 
	2. Với giáo viên khi thực hiện đề tài:
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần được trang bị thêm những kiến thức về đặc trưng thể loại qua mỗi văn bản kí cũng như các phương pháp dạy - học cụ thể trong từng trích đoạn. Từ đó, người dạy phải hết sức linh hoạt, có sự lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Dạy học văn bản kí xuất phát từ những nguyên tắc và phương pháp cơ bản là hướng tiếp cận độc đáo, sẽ luôn tạo được nhu cầu, hứng thú, thẩm mỹ cho học sinh. Trong quá trình dạy - học, học sinh vừa được trang bị những kiến thức về thể loại kí, trên cơ sở đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm trang bị cho các em kĩ năng sống. 
Tôi đã áp dụng phương pháp dạy - học này ở các lớp 12C2, 12A1, 12C6 trong năm học 2018 - 2019. Và 12C4, 12C7, 12D, trong năm 2019 - 2020. Các đồng nghiệp trong tổ Văn trường THPT Quỳ Châu và tổ Văn trường THPT Quế Phong và một số trường ở huyện miền núi Nghệ An như Kì Sơn, Tương Dương,  đều tán thành và áp dụng thành công đề tài này.
	3. Với học sinh khi học và vận dụng:
 Đề tài “Một số nguyên tắc và phương pháp dạy - học văn bản kí qua hai tác phẩm “Người lái đò sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông”trong chương trình ngữ văn 12 THPT nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh huyện miền núi Quỳ Châu ” sẽ khiến cho bài học không khô khan, nhàm chán mà nó luôn tạo được nhu cầu, hứng thú, thẩm mỹ cho học sinh. Tạo bầu không khí dân chủ trong lớp học, kích thích sự tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài, và sẽ tạo ra nhiều mới mẻ trong nhận thức của các em. Vì thế trong quá trình tiếp nhận các em cần chủ động đưa ra các ý kiến, quan điểm của mình bổ sung và tự hoàn thiện kiến thức cho bản thân. Từ tự phát đến tự giác, từ kiến thức bên ngoài được chuyển hóa vào đời sống tâm hồn của học sinh đó chính là mục đích cao nhất của tôi khi thực hiện đề tài này.
	                                                      *
                                                    *   * 
 Một trong những yêu cầu đầu tiên để đọc - hiểu văn bản kí là phải xác lập được những nguyên tắc cơ bản. Bởi lẽ, so với nhiều thể loại văn học khác, văn bản kí có những đặc điểm riêng. Từ nhận thức đó, chúng tôi đã xác lập được những nguyên tắc cơ bản cho việc đọc - hiểu văn bản kí nói chung và những văn bản kí trong Ngữ văn 12 nói riêng. Việc bám sát các nguyên tắc cơ bản đó sẽ giúp người dạy, người học tránh được lối suy diễn, áp đặt, khiên cưỡng, lựa chọn cho mình được hướng đi phù hợp để khám phá các lớp giá trị phong phú, đa dạng, nhiều tầng bậc trong các văn bản kí. 
 Trên cơ sở đề tài đã xác định được những nguyên tắc cơ bản để đọc - hiểu văn bản kí, từ đó thiết kế giáo án thể nghiệm. Chúng tôi quan niệm rằng, việc thiết kế các giáo án thể nghiệm chỉ nhằm mục đích cụ thể hóa những lý thuyết đã được trình bày, khái quát ở phần một trước đó. Tuyệt nhiên ở đây không phải là những giáo án mẫu. Bởi lẽ, từ lý thuyết tiếp nhận, nguyên tắc phân tích đến việc hướng dẫn học đọc - hiểu văn bản là một quá trình. Ở đó, tính năng động sáng tạo, vốn tri thức, kinh nghiệm và tài năng sư phạm của giáo viên luôn đóng vai trò quan trọng. Hiệu quả của mỗi giờ đọc - hiểu văn bản văn học phụ thuộc nhiều vào những yếu tố đó. Từ cách nhìn nhận ấy, giáo án thể nghiệm mà chúng tôi trình bày trong đề tài chỉ có ý nghĩa tham khảo, là một trong những hướng khai triển, tổ chức giờ đọc - hiểu văn bản kí . 
 Như đã nêu ở trên, hiểu văn bản kí đã khó, làm cho học sinh hiểu được càng khó hơn. Ý thức rõ điều này, bản thân tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và thực sự đã mang lại trong quá trình giảng dạy. Tôi đã trực tiếp trao đổi nội dung của đề tài này với nhiều đồng nghiệp và nhận được nhiều phản hồi đồng quan điểm. Đề tài được hội đồng khoa học Trường THPT Quỳ Châu đánh giá cao, có khả năng vận dụng hiệu quả trong giảng dạy các văn bản kí trong chương trình Ngữ văn 12. Tuy vậy, không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong bạn bè, đồng nghiệp và hội đồng khoa học cấp tỉnh góp ý, bổ sung, phản biện để bản thân tôi tiếp tục hoàn thành đề tài này.
           Xin chân thành cảm ơn!
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Viết Chữ (2004), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
Hoàng Minh Đạo (2010), Một số vấn đề dạy - học văn học dân gian trong nhà trường, Nxb Nghệ An.
Trần Thanh Đạm (chủ biên, 1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại, Nxb Giáo dục.
Nguyễn Văn Hạnh (1996), “Tiếp cận sử thi Ramayana từ những đặc trưng thể loại”, Văn học nước ngoài, (2).
Lê Thị Hường chủ biên (NXB GD 2008),Chuyên đề dạy học ngữ văn 12 tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
6 . Hoàng Dục Chủ biên(NXBGD 2008),Chuyên đề dạy học ngữ văn 12 tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”
7 . Đỗ Kim Hồi chủ biên(NXBGD 2010),Bồi Dưỡng Ngữ văn 12
8. Đặc trưng của dạy học tích cực(WWW.giaoduc.edu.vn)
9. Một số phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực(WWW.sch.vn)
10. Phan Trọng Luận chủ biên(NXBĐHSP,2010),dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn lớp 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_nguyen_tac_va_phuong_phap_day_hoc_van_ban_ki_qua.doc
Sáng Kiến Liên Quan