SKKN Nâng cao hiệu quả của thao tác lập luận so sánh qua giờ đọc - hiểu văn bản văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12

Thực trạng việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong giờ đọc- hiểu văn bản văn học của giáo viên hiện nay

Việc vận dụng thao tác lập luận so sánh khi rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh không còn là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, việc vận dụng thao tác này vào quá trình đọc- hiểu một tác phẩm văn học ở nhiều trường phổ thông vẫn chưa được chú ý đến.

Hiện nay, ở nhiều trường phổ thông, tình trạng học sinh (đặc biệt học sinh theo học khối A và B) thờ ơ, lãnh đạm với môn Văn đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều tác phẩm rất đặc sắc nhưng vẫn không thu hút được các em. Thậm chí, bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đặc sắc như vậy nhưng vẫn có những em học sinh (thậm chí học sinh khối D) không thích nên không đọc lần nào. Trong chương trình Ngữ văn 12 (chương trình cơ bản), “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) là một bài thơ hay và khó. Cái khó này có lẽ bắt nguồn từ nhiều lí do: chính tác giả Thanh Thảo cũng là một cái tên khá “lạ” đối với học sinh; Phê đê ri cô Garxia Lorca – nghệ sĩ, chiến sĩ ưu tú của đất nước Tây Ban Nha xa xôi cũng khiến các em khó đồng cảm; cuối cùng, thể thơ tự do, mang xu hướng tượng trưng, siêu thực với rất nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, ẩn dụ khiến các em càng khó tiếp cận hơn. Với những sáng tác như vậy, nếu người dạy không cung cấp cho học sinh những thông tin cần thiết về con người, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật của Thanh Thảo cũng như Lorca; không so sánh với nghệ thuật miêu tả tiếng đàn Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, nghệ thuật miêu tả tiếng đàn người kĩ nữ của Bạch Cư Dị trong “Tì bà hành” thì không thể nhận thấy sự độc đáo, khác biệt. Trong sự liên tưởng của Nguyễn Du, Bạch Cư Dị, tiếng đàn là phương tiện biểu hiện nỗi lòng, còn trong liên tưởng của Thanh Thảo, bản thân tiếng đàn là một sự sống , một sinh thể cũng bị tổn thương và “chảy máu” như chính con người. Đây cũng là một cách liên tưởng rất tự nhiên và tất yếu từ thực tế cuộc đời Lorca (bị bắn chết tàn bạo rồi ném xác xuống giếng). Song quan trọng hơn, cách liên tưởng ấy của Thanh Thảo cho thấy một quan niệm của nhà thơ về nghệ thuật: nghệ thuật (tiếng đàn của Lorca) phản ánh cuộc sống và khi hấp thụ vào mình cái phong phú của cuộc sống thì bản thân nó cũng trở thành một sinh thể có sự sống, có linh hồn.

 Rõ ràng tác phẩm văn học dù có hay đến đâu nhưng người GV không có phương pháp giúp HS tiếp cận đúng thì giá trị của tác phẩm đó sẽ mãi chỉ nằm trên trang giấy mà không thể nào chạm đến trái tim của người học. Chính vì vậy, những giáo viên dạy Văn chúng tôi rất trăn trở, luôn mong muốn tìm ra một phương cách nào đó để thu hút các em, mong các em tự nguyện đồng cảm với nhà văn, với thầy cô trong mỗi giờ đọc- hiểu.

 Để tạo hứng thú cho học sinh khi học văn, giúp các em có cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn về một tác phẩm văn học, người dạy rất cần sử dụng thao tác lập luận so sánh trong giờ đọc- hiểu văn bản văn học. Với sự kết hợp thao tác lập luận này với các thao tác còn lại, học sinh không chỉ thấy được nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm, mà quan trọng hơn, học sinh còn thấy được nét riêng biệt, sự độc đáo của nhà thơ, nhà văn trong việc nhận thức và phản ánh cuộc sống. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ biết sử dụng hợp lí và thành thạo thao tác lập luận so sánh trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận.

 

doc50 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả của thao tác lập luận so sánh qua giờ đọc - hiểu văn bản văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những quả đồi thấp hơn như chín mươi chín con voi quây quần hướng về núi Hi Cương. 
- Núi Bút non Nghiên : Là núi có hình cây bút và nghiên mực ở Quảng Ngãi 
 - Những con rồng ...dòng sông xanh thẳm: là truyền thuyết về sông Cửu Long với 9 cửa sông đổ ra biển trên 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu 
- Con cóc, con gà...: Là tên của một trong vô số hòn núi nổi lên trên mặt biển có hình con coc, con gà,... ở Vịnh Hạ Long 
- Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm: Là tên những người có công với dân, với nước đãn thành những sơn danh, địa danh ở Nam bộ: 
+ Bà Đen: Tên ngọn núi Bà Đen ở Tây Ninh 
+ Bà Điểm : Tên một đia danh ở Hóc Môn - thành phố HCM- HS liên hệ, phát hiện các danh lam, thắng cảnh.
*GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt (cách dùng đại từ, phép điệp, động từ) hướng dẫn học sinh tìm hiểu nét mới về tư tưởng Đất Nước nhân dân
- Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc: Họ giữ ... Họ truyền ...Họ gánh ...Họ đắp đập ?
- HS trả lời.
 + Một mặt tiếp tục thể hiện sự khám phá mới mẻ, độc đáo của nhà thơ về Đất Nước trong bề rộng không gian địa lí và tầng sâu của những truyền thống văn hoá, tạo nên sự thống nhất trong cách thể hiện Đất Nước 
- Mặt khác còn khẳng định nhân dân chính là lực lượng đông đảo vừa kiến tạo bảo tồn, lưu giữ truyền thống giàu tình nghĩa, giàu tình yêu thương, cần cù lao động- đó là những giá trị văn hoá tinh thần cao quý của Đất Nước. 
*GV Tích hợp kiến thức Làm văn (thao tác lập luận so sánh) hướng dẫn học sinh tìm hiểu nét mới về tư tưởng Đất Nước nhân dân.
*GV đặt ra vấn đề so sánh: Khi nói về chủ nhân của Đất Nước,quan điểm của Nguyễn Khoa Điềm có gì khác so với tác giả của Nam quốc sơn hà (thời Lý) và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)?
Gợi ý: 
 Khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của Đất Nước, tác giả không nhắc tới các vị vua (như Nam quốc sơn hà), cũng không điểm tên các triều đại cùng bao nhân vật anh hùng trong sử sách (như Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo đã nhắc đến: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần,).
Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh đến những con người vô danh – họ là Nhân dân. Chính Nhân dân đã sáng tạo ra không gian địa lí, làm nên chiều dài lịch sử và sáng tạo ra bề dày văn hóa cho Đất Nước. Đây là tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm.
-Chỉ ra các bài ca dao được vận dụng trong 4 câu thơ: 
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
[]
Đi trả thù mà không sợ dài lâu. 
Tích hợp kiến thức văn hoá dân gian, nhất là ca dao (tham khảo chú thích trong SGK).
- Phân tích nội dung, nghệ thuật 4 câu thơ cuối.
HS trả lời:
Nhiều yếu tố ngoại lai đã được Việt hoá để góp phần xây đắp nên nền văn hoá Việt Nam (Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu / Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát) và văn hoá Việt Nam luôn có sự thống nhất trong sự đa dạng (Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thẩc / Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi).
2. Phần 2: tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước.
a. Đất nước do nhân dân sáng tạo ra : Tác giả cảm nhận Đất Nước qua những danh lam thắng cảnh gắn với cuộc sống tính cách số phận của nhân dân. (Từ không gian địa lí)
 - Tình nghĩa thuỷ chung thắm thiết (núi Vọng Phu, hòn Trống Mái)
+ Vợ nhớ chồng ànúi Vọng Phu
+ Vợ chồng yêu nhau àhòn Trống Mái
- Sức mạnh bất khuất (Truyền thuyết Thánh Gióng) : Gót ngựa Thánh Gióngà Ao đầm để lại 
- Cội nguồn thiêng liêng (hướng về đất Tổ Hùng Vương): Chín mươi chín con voi àdựng đất tổ Hùng Vương 
- Truyền thống hiếu học (Cách cảm nhận về núi Bút non Nghiên) 
- Hình ảnh đất nước tươi đẹp (Cách nhìn dân dã về núi con Cóc, con Gà, dòng sông Cửu Long)
=> Đất Nước hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng. 
à Cảnh quan thiên nhiên gắn liền với đời sống, tâm hồn, lịch sử dân tộc. 
- Từ đó, tác giả đi đến một kết luận mang tính khái quát:
“ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
 Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.”
à Theo tác giả: Những thắng cảnh đẹp, những địa danh nổi tiếng khắp mọi miền của đất nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh. 
- Nghệ thuật liệt kê, điệp từ đã khẳng định nhân dân là đối tượng quan trọng nhất tạo nên dáng hình đất nước
b. Đất nước là do nhân dân chiến đấu và bảo vệ : Nhìn vào bốn nghìn năm ĐN mà nhấn mạnh đến những con người vô danh (Từ thời gian lịch sử)
- Họ đã sống và đã chết / giản dị và bình tâm  
- Họ đã làm nên đất nước => Họ chính là nhân dân, những người anh hùng vô danh , bình dị 
- Đại từ “Họ” đặt đầu câu + nhiều động từ “giữ, truyền, gánh” 
à Vai trò của nhân dân trong việc giữ gìn và lưu truyền văn hoá qua các thế hệ.
c. Đất nước là do nhân dân gìn giữ và lưu truyền: (Từ chiều sâu văn hóa)
- Nhân dân đã gìn giữ và lưu truyền cho thế hệ sau mọi giá trị tinh thần và vật chất => Nhân dân chính là người làm nên đất nước
=>Đất nước là của nhân dân, của ca dao thần thoại
=> Đây là một định nghĩa giản dị mà độc đáo. 
- Đóng góp của nhân dân: Tác giả chọn 3 dẫn chứng để nói về truyền thống của nhân dân:
+ Lãng mạn, chung thủy say đắm trong tình yêu. (Yêu em từ thuở trong nôi . )
+ Quý trọng tình nghĩa (Biết quý công...) 
+ Quyết liệt trong căm thù và sẵn sàng chiến đấu (Biết trồng tre ...) 
=> Sự phát hiện thú vị, cái nhìn mới mẻ và độc đáo của tác giả về Đất Nước trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới: Muôn vàn vẻ đẹp của Đất Nước đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân , của những con người vô danh , bình dị. Khẳng định đất nước của nhân dân.
- Kết thúc đoạn thơ là hình ảnh dòng sông với những điệu hò:
“Ơi những dòng sông bắt nước từ đâu
[]
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
à Đoạn kết như muốn kéo dài thêm giai điệu ngân nga với nhìêu cung bậc của bản trường ca về Đất Nước.
Tháo tác 3: Hướng dẫn HS tổng kết
Nhóm 4: Trình bày thành công nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?
- Cách cảm nhận về đất nước có gì mới mẻ?
- Về ngôn ngữ, đoạn thơ chủ yếu khai thác chất liệu nào?
 Em hãy nêu chủ đề của đoạn trích?
III. Tổng kết:
1/ Nghệ thuật : 
 - Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
- Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.	
2/ Ý nghĩa văn bản:
	Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ mà anh/chị thích nhất trong chương V Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Một số đề bài so sánh luyện tập:
Đề bài 01: Viết về đề tài đất nước là một trong những cảm hứng chủ đạo của thơ ca giai đoạn 1945- 1975. Hãy so sánh hình tượng trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm để làm nổi bật cảm hứng chung và sự sáng tạo của mỗi nhà thơ.( Phụ lục 3 )
Đề bài 02: Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.”
 ( Việt Bắc - Tố Hữu)
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
 (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
 ? Trong đoạn trích Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
 “Em ơi em đất nước là máu xương của mình
                          Phải biết gắn bó và san sẻ
                          Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
                          Làm nên đất nước muôn đời”
Sau khi học xong chương V Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm , hãy viết đoạn văn 200 chữ để trả lời câu hỏi: Ta cần làm gì cho đất nước hôm nay? 
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tìm đọc các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Vẽ sơ đồ tư duy( Phụ lục 4)
- Tìm đọc các chương khác trong trường ca Mặt dường khát vọng NKĐ. Cảm nhận những đóng góp của nhà thơ.
3.4.2. Kiểm tra sau tiết dạy
* Hình thức tổ chức: Tự luận, kiểm tra theo từng lớp.
* Thời gian: Bài làm ở nhà
* Khung ma trận:
Nội dung
Mức độ cần đạt
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nghị luận văn học
Học sinh nhận diện đề bài thuộc kiểu bài nghị luận văn học, có sử dụng thao tác lập luận so sánh; viết đúng bố cục bài văn nghị luận văn học.
Học sinh thông hiểu được vị trí, nắm được các , đơn vị kiến thức về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích thơ/chi tiết truyện.
Vận dụng được các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh) để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để chỉ ra được những điểm đặc sắc của các tác phẩm; chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa các hiện tượng văn học, liên hệ bản thân.
Mức điểm
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
*Đề kiểm tra cụ thể và thang điểm chấm:
Đề bài 1: (Kiểm tra ở 12A1,12A2 và 12B2,12B4)
Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong đoạn thơ sau:
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
[]
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
 (Trích đoạn trích Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng– Nguyễn Khoa Điềm)
Từ đó liên hệ với quan niệm Đất Nước trong các tác phẩm viết về đề tài đất nước mà anh (chị) đã học hoặc đã biết.
Đáp án và thang điểm ( Phụ lục 5 )
3.5. Thu thập, xử lí kết quả thực nghiệm
 Sau khi kết thúc các tiết dạy thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra nhận thức của HS nhằm so sánh mức độ nhận thức giữa hai lớp thực nghiệm và hai đối chứng. Quá trình làm bài của HS được giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác và khách quan.
 Tôi sử dụng thang điểm 10 để đánh giá như sau:
Giỏi: điểm 8 – 10
Khá: điểm 7 – dưới 8
Trung bình: điểm 5 – dưới 7
Yếu kém: điểm dưới 5
Qua quá trình chấm bài của HS, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng đánh giá kết quả bài viết kiểm tra:
Nhóm
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm 
trung bình
Điểm yếu
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Cặp 1
TN 
(32 HS)
12
37,5
13
40,62
7
21,88
0
0
ĐC
(32 HS)
2
6,25
11
34,38
17
53,12
2
6,25
Cặp 2
TN
(33 HS)
5
15,15
16
48,48
11
33,33
1
3,04
ĐC
(30 HS)
3
10
10
33,33
13
43,34
4
13,33
	Bảng tổng hợp kết quả của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng :
Điểm TB
Điểm giỏi (%)
Điểm khá (%)
Điểm trung bình (%)
Điểm yếu (%)
Thực nghiệm
26,15
44,61
27,69
1,55
Đối chứng
8,06
 33,87
48,39
9,68
Phân tích kết quả thực nghiệm
Về phía học sinh: Qua quá trình dạy học thực nghiệm và tổng hợp kết quả làm bài kiểm tra của 4 lớp (2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng),tôi nhận thấy như sau: có sự chênh lệch về điểm giữa hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm, tỉ lệ điểm giỏi và điểm khá cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể: tỉ lệ điểm giỏi, điểm khá ở lớp thực nghiệm chiếm 26,15% và 44,61%; trong khi ở lớp đối chứng, các tỉ lệ này lần lượt là 8,06% và 33,87%. Phổ điểm ở mức trung bình của lớp đối chứng cao hơn chiếm 48,39%, trong khi lớp thực nghiệm là 27,69%;. Hơn nữa, điểm yếu kém ở lớp thực nghiệm có tỉ lệ rất thấp là 1,55%, trong khi tỉ lệ điểm yếu kém ở lớp đối chứng chiếm 9,68%.
Từ kết quả trên cho thấy: sau khi được tham gia đọc - hiểu các văn bản văn học có sử dụng thao tác lập luận so sánh, kĩ năng sử dụng thao tác so sánh của học sinh có sự thay đổi rõ nét. Các em đã nhận thức rõ được vai trò và sự cần thiết của việc sử dụng thao tác này trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận. Có không ít những bài viết có lập luận chặt chẽ, biết tổng hợp kiến thức suy nghĩ sâu sắc, thể hiện kiến thức về tác giả và tác phẩm rất vững. Các em đã biết so sánh phong cách nghệ thuật của các tác giả với những lời bình sắc nét, tạo chiều sâu cho bài viết nghị luận.
Về phía giáo viên
Phần lớn các giáo viên áp dụng phương pháp này đều thống nhất cao và đồng thuận ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN 
1.1. Quá trình nghiên cứu:
 Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các bước: lý do chọn đề tài; Đối tượng nghiên cứu của đề tài; Khảo sát thực trạng sử dụng thao tác lập luận so sánh qua giờ đọc hiểu văn bản văn học trên địa bàn công tác; Tìm kiếm tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài; Cung cấp tư liệu để học sinh nghiên cứu; Thực nghiệm sư phạm ở lớp thực nghiệm; Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài... Và tôi thấy việc nâng cao hiệu quả của thao tác lập luận so sánh qua giờ đọc hiểu văn bản văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn12 sẽ mở ra những cơ hội học tập linh hoạt, tích cực, hiệu quả cho người học, tăng hứng thú và phát triển được năng lực đọc hiểu; đồng thời, đòi hỏi người dạy cũng cần “toàn năng” hơn để tận dụng tối đa các hình thức, các phương tiện, kĩ thuật vào việc dạy học .
1.2. Kết quả nghiên cứu:
1.2.1. Tính mới của đề tài
Đề tài đã đưa ra được những giải pháp dạy học mang tính mới mẻ, sáng tạo. Các giải pháp đưa ra đã được triển khai, kiểm nghiệm trong năm học vừa qua, mang lại sự phấn khởi, hứng thú cho giáo viên và học sinh. Đề tài không chỉ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức – kĩ năng về việc vận dụng thao tác lập luận so sánh trong giờ đọc hiểu nói riêng mà còn rất thiết thực trong quá trình các em làm bài kiểm tra, bài thi. Đề tài đáp ứng được quan điểm, yêu cầu, tình hình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, thi cử theo yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo đề ra. Vận dụng đề tài vào thực tiễn dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trên cơ sở những tài liệu cũ, cách làm cũ.
1.2.2. Tính khoa học
Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học bộ môn, quan điểm tư tưởng. Các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, đúng qui định. Nội dung của đề tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng qui chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo, có tính thuyết phục cao.
 1.2.3. Tính hiệu quả
 Hiệu quả kinh tế
Sau khi áp dụng sáng kiến bản thân chúng tôi cho rằng đó là phương pháp tốt giúp các em hiểu sâu sắc tác phẩm văn học trong giờ đọc hiểu
- Thành công của đề tài giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường
- Giúp các em có phương pháp học khoa học, có hứng thú với môn học.
- Học sinh phát huy được tính tư duy, sáng tạo, hứng thú và tích cực học tập; nắm chắc kiến thức bài học, chủ động hơn trong việc tự học, tự nghiên cứu.
- Các em có thói quen cẩn thận, sáng tạo trong học tập, biết ứng dụng để làm các dạng bài tương tự như đọc hiểu, nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học, các dạng bài nghị luận văn học như phân tích, cảm nhận, bình luận, so sánh trong các chuyên đề khác.
Sáng kiến kinh nghiệm trên của tôi đã được chia sẻ với các thầy cô dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường nơi chúng tôi công tác qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Các thầy cô cũng đã từng bước áp dụng vào các lớp dạy của mình, không chỉ trong quá trình dạy bài mới mà còn áp dụng vào ôn tập để củng cố, khắc sâu kiến thức về tác giả và tác phẩm cho HS, đem lại những hiệu quả tích cực. Cụ thể, trong kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2020 vừa qua, chất lượng thi môn Ngữ văn của HS nhà trường tăng lên rõ rệt so với các năm học trước: tổng cả trường có trên 300 HS khối 12 tham dự kì thi, xếp thứ 31 toàn Sở, tăng 8 bậc so với kì thi THPT Quốc gia năm 2019. Rất nhiều các em HS giành điểm giỏi môn Ngữ văn (điểm 8, điểm 9). Đây là một niềm vui lớn với các thầy cô dạy môn Ngữ văn tại trường THPT... , nơi có chất lượng đầu vào của HS thuộc loại thấp trong tỉnh.
 Hiệu quả xã hội
Sáng kiến kinh nghiệm do tôi đề xuất đem lại hiệu quả xã hội rất to lớn trong đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và các kĩ năng cho người học. Áp dụng đề tài này vào quá trình dạy học đọc hiểu văn bản văn học không chỉ chương trình Ngữ văn 12 mà có thể áp dụng cho tất cả các khối sẽ giúp HS rèn luyện được năng lực tổng hợp kiến thức, khắc sâu hơn kiến thức về tác giả, tác phẩm; nhận ra những đóng góp riêng của từng tác giả... Không chỉ vậy, vận dụng đề tài còn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ và năng lực tự học thông qua việc so sánh những hiện tượng văn học ngay trong tiết học, HS phải đưa ra câu trả lời nhanh cho câu hỏi so sánh mà không có nhiều thời gian tìm tài liệu như giao bài về nhà. 
2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Để vận dụng phương pháp này có hiệu quả, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
 Với các cấp quản lí giáo dục
 Sở Giáo dục và Đào tạo nên định kỳ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kĩ năng về đổi mới phương pháp dạy học dưới hình thức các chuyên đề cụ thể cho GV của các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
 Đối với các trường trung học phổ thông
Đầu tư trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và học sinh ứng dụng các mô hình đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả.
	Đối với giáo viên:
	Mỗi thầy, cô giáo cần tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng để có kiến rộng về văn học sử, tác phẩm văn học, phong cách nghệ thuật của các tác giả. Người dạy cần quan sát thật kĩ để phát hiện ra ưu điểm cũng như hạn chế của học sinh, trên cơ sở đó, kịp thời điều chỉnh để tăng thêm sự thú vị cho bài học. Mặt khác, người dạy cũng cần cập nhật thường xuyên những yêu cầu đổi mới của Bộ GD&ĐT trong việc ra đề và kiểm tra đánh giá bộ môn qua các phương tiện thông tin đại chúng để giờ học trở nên thiết thực hơn. Xu hướng ra đề của Bộ GD&ĐT qua các năm đều có sự thay đổi nhưng suy cho đến cùng để có thể giành được điểm cao thì các em HS phải nắm vững được các đơn vị kiến thức, bài viết nghị luận văn học của các em phải có tìm tòi thật sâu, do đó không thể thiếu việc so sánh giữa các hiện tượng văn học. Vì vậy, việc rèn luyện thao tác lập luận so sánh cho học sinh ngay trong giờ đọc hiểu văn bản văn học sẽ luôn là việc làm cần thiết.
	Đối với học sinh:
HS có niềm say mê đối với văn chương; tích cực, chủ động đọc và soạn bài, tìm hiểu tất cả những vấn đề liên quan tới bài học đã được thầy cô giao nhiệm vụ từ cuối tiết học trước. HS cần có thói quen tìm hiểu về văn học đương đại qua các phương tiện thông tin đại chúng và Internet. Người học cũng cần cập nhật thường xuyên những yêu cầu đổi mới của Bộ GD&ĐT trong việc ra đề và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thị Kim Nhung, Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường trung học theo hướng tích hợp và tích cực, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
2. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt , NXB Giáo dục, 2001
3. Hữu Đạt , Phong cách học Tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học SP Hà Nội, 2010.
4. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, 2004.
5. Nguyễn Duy Bình, Dạy văn dạy cái hay cái đẹp, NXB Giáo dục,1983.
6. Đỗ Ngọc Thống (2002), Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở trung học cơ sở, NXB Giáo dục. 
7. Trần Bá Hoành, Bàn tiếp về dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 49/ 2005, tr.22 – 27.
8. Trần Bá Hoành, Những vấn đề cơ bản về dạy và học tích cực, Thế giới trong ta, PB4, tháng 9 – 2006, tr. 4 – 6.
9. Đỗ Thị Phương Thảo, Dạy học theo hướng tương tác để người học tự hình thành kiến thức mới, Tạp chí Giáo dục, số 271/ 2011, tr 21- 24.
10. Tạ Quang Thuấn, Tính tích cực chủ động của người học trong học tập dưới tiếp cận chức năng ngôn ngữ trong tương tác lời nói, Tạp chí Giáo dục, số 233/ 2010, tr 10- 12. Trần Văn Thành, Tổ chức môi trường học tập tương tác trong dạy học dự án nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở Phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 261/ 2011, tr 29- 31.
13. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục.
14. Một số tài liệu tham khảo trên Internet.
...

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_cua_thao_tac_lap_luan_so_sanh_qua_gio.doc
Sáng Kiến Liên Quan