SKKN Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử chương trình Lịch sử Lớp 10 - Cơ bản

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

 Một là, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn.

 Hai là, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.

 Ba là, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

 Bốn là, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải, đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

 

doc58 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử chương trình Lịch sử Lớp 10 - Cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa nhóm mình
Bước 4: Trong giờ học chính khóa: Học sinh học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Các nhóm báo cáo kết quả những nội dung thu thập được.
- Nhìn lại quá trình thực hiện dự án.
* Dạy học giải quyết vấn đề :
TIẾT 15 – BÀI 11:	
TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
A. MỤC TIÊU CỦA GIỜ HỌC
1. Về kiến thức
- Học sinh giải thích được những nguyên nhân và điều kiện dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV-đầu thế kỉ XVI. 
- Trình bày được những cuộc phát kiến địa lí lớn của người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha .
- Đánh giá được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đối với nhân loại
2. Về kĩ năng
- Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện.
- Kĩ năng sử dụng lược đồ, khai thác tranh ảnh.
3. Về thái độ, tư tưởng
- Có thái độ trân trọng dự dũng cảm của các nhà hàng hải và đấu tranh chống chế độ áp bức, bóc lột.
4. Về định hướng phát triển năng lực
- Năng lực phân tích, đánh giá, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực trình bày một nội dung lịch sử, năng lực tái hiện lịch sử
B. NỘI DUNG 
* Những cuộc phát kiến địa lí
* Phong trào văn hóa Phục Hưng
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- SGK, SGV, tư liệu có liên quan.
- Hệ thống tranh ảnh, lược đồ.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh
- SGK, tài liệu tham khảo.
- Sưu tầm tranh ảnh.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu
Nhằm tạo ra mâu thuẫn nhận thức giữa những kiến thức đã biết và chưa biết có liên quan đến bài học, từ đó yêu cầu học sinh phải xác định được nhiệm vụ học tập của bài học phải giải quyết, thông qua đó giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới lần lượt giải quyết được nhiệm vụ của bài học ở các hoạt động sau.
2. Phương thức
- GV chia cả lớp làm hai nhóm tìm hiểu với các yêu cầu sau:
 Hãy quan sát hình ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây : 
Hình 1:Tàu Caraven
 Hình 2: La bàn
	Hình 3: C.Cô-lôm-bô
- Hình 1 và hình 2 là những phương tiện thường dùng để làm gì?
- Từ hình ảnh trong Hình 1 và hình 2, em hãy suy luận về nghề nghiệp của người đàn ông trong hình 3. Theo em 3 hình này đề cập tới nội dung gì của lịch sử nhân loại? Em biết gì về nội dung đó?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
3. Gợi ý sản phẩm:
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV bắt đầu gợi mở nêu những nhiệm vụ của bài học mà các em phải tìm hiểu và dẫn dắt học sinh vào bài mới.
 B. TỔ CHỨC DẠY HỌC
I. Những cuộc phát kiến địa lí
1. Nguyên nhân và điều kiện
1.1. Mục tiêu:
- Xác định được nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí
1.2. Phương thức
GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin SGK trang 60, 61
- Nguyên nhân, tiền đề của các cuộc phát kiến?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, sau đó trao đổi, đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu về những nhiệm vụ học tập GV đặt ra.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
- Sau khi đàm thoại ở cặp đôi, GV gọi bất kì 1 -2 HS phát biểu ý kiến, các HS khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
1.3. Gợi ý sản phẩm
- Câu hỏi được GV chiếu lên phông chiếu hoặc ghi trên bảng.
- HS trả lời câu hỏi vào vở ghi và báo cáo kết quả hoạt động.
Nguyên nhân phát kiến địa lí
-Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu và thị trường cao
- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và ĐTH bị người Ả rập độc chiếm
Điều kiện phát kiến địa lí
- Khoa học kĩ thuật có nhiều bước tiến quan trọng.
2.Các cuộc phát kiến địa lí
2.1. Mục tiêu:
- Trình bày được 4 cuộc phát kiến lớn trên lược đồ.
2.2. Phương thức
GV giao nhiệm vụ cho 2 nhóm
Nhóm 1: Hành trình của người Bồ Đào Nha: quan sát hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi: 
Những cuộc phát kiến điạ lí lớn thế kỉ XV-XVI
 Hoàng tử Đi-a-xơ Va-x côđơ Ga-ma
Câu hỏi:
-Trình bày phát kiến địa lí của Đi-a-xơ và Va-x cô đơ-Ga ma và đánh giá công lao của họ.
- Hãy nhận xét về hướng đi phát kiến địa lí và kết quả của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha.
Nhóm 2: Hành trình của người Tây Ban Nha: quan sát hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi: 
Những cuộc phát kiến điạ lí lớn thế kỉ XV-XVIF. Ma gien lan
 C. Cô-lôm-bô F.Ma-gien-lan
Câu hỏi:
- Trình bày phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô , F.Ma-gien-lan và đánh giá công lao của họ.
- Hãy nhận xét về hướng đi phát kiến địa lí và kết quả của các nhà hàng hải Tây Ban Nha.
Hai nhóm làm việc sau đó báo cáo kết quả. Giáo viên nhận xét và chốt ý
2.3. Gợi ý sản phẩm
- Nhóm 1: Các cuộc phát kiến của người Bồ Đào Nha
+ 1487 B. Đi-a-xơ đi vòng qua cực nam châu Phi . Mũi đó được đặt tên mũi Bão Tố sau được đổi tên là mũi Hảo Vọng
+1497 Va-xcô đơ Ga-ma Vòng qua châu Phi đến vùng Ca-li-cút (Ấn
 Độ)
+ Kết quả: tìm ra con đường biển đến Châu Phi, đến Ấn Độ
+ Hướng đi: đi theo hướng Nam và Tây Nam
Nhóm 2: Các cuộc phát kiến của người Tây Ban Nha
+ Tháng 8/1492, C.Cô lôm bô dẫn đầu một đoàn thủy thủ đi về hướng tây,đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay (phát hiện ra châu Mĩ nhưng lại lầm tưởng là Ấn Độ)
+ 1519-1521, Ph. Ma-gien-lan đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển
+ Kết quả: tìm ra một châu lục mới, đại đương mới, khẳng định trái đất hình cầu
+ hướng đi: đi theo hướng tây
3. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
3.1. Mục tiêu:
Hiểu và đánh giá được những tác động tích cực và tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại
3.2. Phương thức
 GV tổ chức cho học sinh đọc thông tin trong SGKvà xem các hình ảnh minh họa sau đó trả lời câu hỏi:
- Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. 
- Theo em tác động nào quan trọng nhất? Vì sao?
3.3. Gợi ý sản phẩm:
- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.
-  Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.
-  Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.
II. Phong trào Văn hóa Phục hưng
1. Mục tiêu
Trình bày được hoàn cảnh ra đời, những thành tựu, nội dung và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng.
2. Phương thức
 Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 28 SGK, hãy trả lời các câu hỏi:
- Nguyên nhân dẫn đến Phong trào Văn hóa Phục hưng?
- Nêu những thành tựu của Phong trào Văn hóa Phục hưng?
- Nhận xét những hiểu biết của em về Bức họa La-Giô-công của Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
- Nhận xét về những thành tựu đó?
- Ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục hưng?
Bức họa La-Giô-công của Lê-ô-na đơ Vanh-xi
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, sau đó trao đổi, đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu về những nhiệm vụ học tập GV đặt ra.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
- Sau khi đàm thoại ở cặp đôi, GV gọi bất kì 1 -2 HS phát biểu ý kiến, các HS khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
3. Gợi ý sản phẩm
- Câu hỏi được GV chiếu lên phông chiếu hoặc ghi trên bảng.
- HS trả lời câu hỏi vào vở ghi và báo cáo kết quả hoạt động.
- Sản phẩm là đoạn ghi chép của HS trong vở ghi.
- GV nhận xét, chốt ý (nếu cần thiết).
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI và Phong trào Văn hóa Phục hưng.
2. Phương thức: 
GV lựa chọn một trong hai hình thức sau:
1.1. GV gọi học sinh làm bài tập trắc nghiệm tại chỗ 
Câu 1: Ý nào sau đây không nằm trong mục đích của các cuộc phát kiến địa lí?
A. Tìm nguồn nguyên liệu, vàng bạc từ các nước phương Đông.
B. Tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa ở các nước phương Đông.
C. Tìm con đường giao lưu buôn bán với các nước phương Đông.
D. Tìm những vùng đất mới ở châu Phi và châu Mĩ.
Câu 2: Cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?
A. Đường bộ. 	B. Đường biển.
C. Đường sông.	D. Đường hàng không.
Câu 3: Lĩnh vực nào thể hiện sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật vào thế kỉ XV ở các nước Tây Âu?
A. Sự hiểu biết về địa lí và đại dương.
B. Sự hiểu biết về địa lí, đại dương và kĩ thuật sử dụng la bàn.
C. Sự hiểu biết về thiên văn học và lịch pháp.
D. Sự hiểu biết về địa lí và thiên văn học.
Câu 4: Những nước nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV?
A. Anh, Pháp.	B. Anh, Tây Ban Nha.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.	D. Italia, Bồ Đào Nha.
Câu 5: Vào năm 1415, nhiều đoàn thám hiểm người Bồ Đào Nha đi dọc theo bờ biển châu lục nào?
A. Châu Âu.	B. Châu Á.	C. Châu Phi.	D. Châu Mĩ.
Câu 6:Tháng 8 – 1492, C. Cô-lôm-bô, đã
A. đến được Ấn Độ.	B. đến đến cực Nam châu Phi.
C. tìm ra châu Mĩ.	D. đi vòng quanh thế giới.
Câu 7: Tháng 7 – 1497, Va-xcô đơ Ga–ma đã 
A. tìm ra mũi Hảo Vọng.	B. Bđến được Ấn Độ.
C. phát hiện ra châu Mĩ.	D. đi vòng qua cực Nam châu Phi.
Câu 8: Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đã
A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi.
B. dẫn đầu đoàn thủy thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.
C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.
D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
Câu 9:Đâu không phải là hệ quả của cuộc phát kiến địa lí?
A. Khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.
B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
D. Thúc đẩy kinh tế, văn hóa ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ phát triển.
Câu 10:Hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí là
A. chứng minh những lí giải về Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng của giáo hội Kitô là thiếu cơ sở khoa học.
B. thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
C. làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
D. tạo nên sự giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới.
Câu 11: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Tăng lữ, quý tộc.	B. Nông dân, quý tộc.
C. Thương nhân, quý tộc.	D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.
Câu 12:Sau các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, người nông nô như thế nào?
A. Được hưởng thành quả to lớn do phát kiến mang lại.
B. Được no ấm do của cải xã hội ngày càng nhiều.
C. Bị thất nghiệp và bán sức lao động cho tư sản.
D. Bị biến thành những người nô lệ.
Câu 13: Phát kiến địa lí được xem như là một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực nào?
A. Địa lí.	B. Khoa học hàng hải.
C. Giao thông đường biển.	D. Giao thông và tri thức.
Câu 14:Phát kiến địa lí đã đem lại cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà chúng cướp được ở đâu?
A. Ấn Độ.	B. Châu Mĩ.
C. Châu Phi.	D. Châu Á, Châu Phi, Châu
D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG 
 1. Mục tiêu:
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. 
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
 Em hiểu thế nào về 2 câu nói sau:
- Theo cách nói của Mác: Thời Phục hưng đã sản sinh ra những bộ óc vĩ đại, những tư tưởng lớn và ông ví họ như những người “ khổng lồ” của nhân loại.
- Newton cũng từng nói về những thiên tài đi trước: “ Tôi không gì tài giỏi cả, chỉ là tôi đang đứng trên vai của những người khổng lồ”:
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu nguyên nhân và tiền đề các cuộc phát kiến địa lí.
Nội dung
Nguyên nhân phát kiến địa lí
Điều kiện phát kiến địa lí
Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về hành trình phát kiến địa lí của B.Đi-a- xơ
Hoàn thành bảng thống kê sau:
Tên nhà hàng hải
Thời gian
Kết quả
B.Đi-a- xơ
Tại sao đoàn thám hiểm của B.Đi-a- xơ đến được cực Nam của châu Phi rồi lại quay trở về Bồ Đào Nha?
Phiếu học tập số 3: Tìm hiểu về hành trình phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô
Hoàn thành bảng thống kê sau:
Tên nhà hàng hải
Thời gian
Kết quả
C.Cô-lôm-bô
C.Cô-lôm-bô là người đã tìm ra châu Mĩ nhưng tại sao châu Mĩ lại không mang tên ông mà lại mang tên là America ?
Phiếu học tập số 4: Tìm hiểu về hành trình phát kiến địa lí của Va-xcô đơ Ga-ma
Hoàn thành bảng thống kê sau:
Tên nhà hàng hải
Thời gian
Kết quả
Va-xcô đơ Ga-ma
Cuộc thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma có ý nghĩa như thế nào với người Bồ Đào Nha 
Phiếu học tập số 5: Tìm hiểu về hành trình phát kiến địa lí của Ph.Ma-gien-lan
Hoàn thành bảng thống kê sau:
Tên nhà hàng hải
Thời gian
Kết quả
Ph.Ma-gien-lan
Cuộc thám hiểm của Ph.Ma-gien-lan có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Phiếu học tập số 6: Hoàn thành niên biểu về các cuộc phát kiến địa lí theo mẫu:
Thời gian
Người tiến hành phát kiến
Quốc gia
Hướng đi
Kết quả
PHIẾU NHẬN XÉT CÁC NHÓM TRÌNH BÀY THEO KĨ THUẬT “3 LẦN 3”
- 3 lời khen cho nhóm trình bày:
............................................................................................................................................................................................................................................................
.....
- 3 điều chưa hài lòng về nhóm trình bày:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- 3 đề nghị cải tiến:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Kĩ thuật dạy học 3 lần 3
Khi các nhóm tiến hành báo cáo kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của nhóm mình, giáo viên phát phiếu theo kĩ thuật 3 lần 3 yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe để rút ra nhận xét: 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt và 3 đề nghị cải tiến với nhóm trình bày.
*Kĩ thuật KWL
 Giáo viên đưa ra bảng KWL, yêu cầu học sinh điền vào cột K những điều đã biết, cột W- những điều muốn biết về nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc phát kiến địa lí, giáo viên sẽ đánh giá được quá trình làm việc nhóm của học sinh ở nhà, kiến thức các em tìm hiểu được, và những mong muốn tìm hiểu kiến thức của các em ở bài học là gì. Kết thúc bài học, giáo viên phát lại phiếu và yêu cầu học sinh điền vào bảng mục L, những điều đã học được, hoạt động này thay cho phần củng cố, qua đó giáo viên sẽ kiểm tra được xem học sinh đã nắm được kiến thức như thế nào. 
7.1.3.2. Đánh giá kết quả 
	Để kiểm tra kết quả của học sinh, chúng tôi tiến hành kiểm tra bài kiểm tra 15 phút ở 4 lớp 10A, 10B, 10C 10D, tổng số 120 học sinh. Kết quả đạt được như sau:
Tổng số học sinh
Loại giỏi (9- 10 điểm )
Loại Khá(7-8 điểm)
Loại TB
(5 – 6 điểm)
Loại yếu
( 3-4 điểm)
120
25 HS
(21%)
65 HS
(54%) 
 30 HS
(25%)
0 HS
0%
100% học sinh trình bày được các kiến thức liên môn theo yêu cầu dự án đề ra. 
Qua kết quả thực nghiệm chứng tỏ phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học lịch sử theo phương pháp dự án đã kích thích hứng thú học tập, phát triển các năng lực của học sinh trong học tập Lịch sử. 
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
 Những giải pháp này đã áp dụng tại trường Phổ thông DTNT cấp 2,3 Tỉnh, trong 3 năm mang lại kết quả cao, học sinh các lớp đều yêu thích môn Lịch sử, hiểu rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của môn Lịch sử. Thành tích của giáo viên và học sinh tăng theo từng năm góp phần tô đẹp thêm trang sử truyền thống của nhà trường
 Những giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả giáo viên dạy Lịch sử nói riêng và giáo viên các môn nói chung, ở toàn cấp học 10, 11, 12, và các trường THPT, Trung tâm GDTX. 
8. Những thông tin cần được bảo mật :
 Không 
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 Để sáng kiến được áp dụng có hiệu quả và rộng rãi cần có thời gian cho giáo viên và học sinh thực hành, khoảng 2 tiết / tuần đối với học sinh lớp 10. Sau 4 tuần liên tiếp, học sinh có thể tự chủ động thực hiện nghiên cứu, áp dụng theo sự hướng dẫn của giáo viên.
 Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, nhiệt tình, sáng tạo.
 Ngoài ra, để áp dụng hiệu quả sáng kiến cần có điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy học : máy tính, máy chiếu, kho học liệu phong phú, khai thác mạng Internet, các phần mềm hỗ trợ- mindmap, máy chụp ảnh có chế độ quay phim
10. Đánh giá lợi ích:
 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
 Sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử chương trình Lịch sử lớp 10 - Cơ bản” được nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm từ năm học 2018-2019. Sáng kiến được các giáo viên bộ môn Lịch sử áp dụng ở toàn cấp một cách tích cực và sáng tạo bắt đầu từ năm học 2018-2019. Kết quả cho thấy chất lượng học sinh môn Lịch sử không ngừng được nâng cao. Học sinh yêu thích, hứng thú với môn học, kết quả học tập cũng như thi học sinh giỏi, không ngừng tăng cao. 
10.1.1. Kết quả:
 * Kết quả thi khảo sát (kiểm tra học kì ) theo đề của Sở GD&ĐT môn Lịch sử trước và sau khi áp dụng sáng kiến như sau: 
Lớp 10A
Lớp 10B
Trước
Sau thực hiện
Trước
Sau thực hiện
Giỏi
5
15,1 %
10
30,3 %
01
3.0 %
5
15.2 %
Khá
15
45,4 %
21
63.6 %
10
30.3 %
19
57.6 %
Trung bình
10
30,3 %
2
6,1 %
17
51.5 %
8
24.2 %
Yếu
3
9,2 %
0
5
15.2 %
1
3.0 %
Kém
0
0
0
0
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
 Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào đạo môn Lịch sử cuả học sinh THPT, giúp học sinh hứng thú và yêu thích môn Lịch sử, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò của môn Lịch sử trong trường phổ thông. 
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Lớp 10A 
Trường PT DTNT Cấp 2-3 Vĩnh Phúc
Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
2
Lớp 10B 
Trường PT DTNT Cấp 2-3 Vĩnh Phúc
Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
3
Lớp 10 C 
Trường PT DTNT Cấp 2-3 Vĩnh Phúc
Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
4
Lớp 10 D 
Trường PT DTNT Cấp 2-3 Vĩnh Phúc
Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
5
Nhóm chuyên môn Lịch sử
Trường PT DTNT Cấp 2-3 Vĩnh Phúc
Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
VĩnhYên, ngày tháng 3 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị
Vĩnh Yên, ngày tháng 03 năm 2020
Tác giả sáng kiến
Vũ Thị Trâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình lịch sử thế giới cổ trung đại. (Nhà xuất bản giáo dục)
Tư liệu dạy học lịch sử lớp 10. (Nhà xuất bản giáo dục)
Sách giáo viên, sách giáo khoa lịch sử lớp 10. (Nhà xuất bản giáo dục)
Tài liệu hướng dẫn sử dụng kênh hình sách giáo khoa lịch sử lớp10 (Nhà xuất bản giáo dục)
Lịch sử văn minh thế giới. (Nhà xuất bản giáo dục) 
Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông. (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội)

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mot_so_phuong_phap_va_ki_thuat_day_hoc_tich_cu.doc
Sáng Kiến Liên Quan