SKKN Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” (Flipped classroom) vào dạy học Địa lí Lớp 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học Phổ thông

Cấu trúc của năng lực tự học

Cấu trúc NL quá trình tự học của HS dựa theo quy trình của nhóm tác giả

Griffin, Care và Harding (2015) Nguyễn Văn Biên được xây dựng gồm các bước sau:

Bước 1: Định nghĩa NLTH

Bước 2: Xác định các thành tố của NLTH

Năng lực tự học được nhận định thông qua một số biểu hiện sau:

- Xác định được mục tiêu học tập: Học sinh tự xác định nhiệm vụ học tập dựa trên

kết quả đạt được; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục được những khía

cạnh yếu kém.

- Lập kế hoạch và thực hiện cách học: Học sinh có khả năng đánh giá và điều chỉnh

được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn

tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụng thư

viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập

khác nhau; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho

việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặt được vấn đề học tập.

- Đánh giá và điều chỉnh việc học: Học sinh tự nhận ra và điều chỉnh được những

sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình,

rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh

cách học. Để tiện cho việc đánh giá, mỗi tiêu chí cần phân ra các mức độ khác

nhau để cụ thể hóa việc đánh giá.

Bước 3: Thiết lập chỉ số hành vi biểu hiện và xây dựng các mức độ chất lượng

Mức độ chất lượng dựa trên mức độ tự lực của học sinh, mức độ phức tạp và

mức độ hoàn thiện của hành vi. Các mức độ chất lượng được trình bày được dưới

dạng các tiêu chí. (Xem bảng mức độ biểu hiện P1- phụ lục)

pdf53 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 4409 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” (Flipped classroom) vào dạy học Địa lí Lớp 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nội 
dung bài học, 
tìm và xem clip 
thí nghiệm và 
tóm tắt, ghi 
chép 51%-75% 
nội dung bài 
học 
Đọc sách giáo 
khoa, tài liệu 
liên quan nội 
dung bài học, 
tìm và xem clip 
thí nghiệm và 
tóm tắt, ghi 
chép 76%-
100% nội dung 
bài học 
4. Nhận ra được 
những mục tiêu 
chưa đạt được 
và có kế hoạch 
điều chỉnh 
Không nhận ra 
được những 
mục tiêu chưa 
đạt 
Nhận ra được 
những mục tiêu 
chưa đạt nhưng 
chưa có kế 
hoạch điều 
chỉnh 
Nhận ra được 
những mục tiêu 
chưa đạt và có 
kế hoạch điều 
chỉnh tương đối 
tốt 
Nhận ra được 
những mục tiêu 
chưa đạt và có 
kế hoạch điều 
chỉnh rất tốt 
5. Rút kinh 
nghiệm và điều 
chỉnh cách học 
Không rút được 
kinh nghiệm 
trong quá trình 
học tập 
Rút được kinh 
nghiệm trong 
quá trình học 
tập nhưng chưa 
đề ra được biện 
pháp điều chỉnh 
cách học 
Rút được kinh 
nghiệm trong 
quá trình học 
tập và đề ra 
được biện pháp 
điều chỉnh cách 
học nhưng chưa 
có hiệu quả 
Rút được kinh 
nghiệm trong 
quá trình học 
tập và đề ra 
biện pháp điều 
chỉnh cách học 
có hiệu quả. 
2.5.2. Một số công cụ hỗ trợ đánh giá năng lực tự học 
Để đánh giá một cách có hiệu quả NLTH, trong bài viết này chúng tôi đề 
42 
xuất công cụ đánh giá NLTH như sau: 
- Phiếu học tập P1: Trong phiếu học tập P1, HS cần trình bày mục tiêu bài học; các 
hoạt động định hướng để đạt được từng mục tiêu cụ thể; tóm tắt nội dung bài mới; 
nhận biết được những nội dung chưa chính xác và điều chỉnh; từ đó rút kinh nghiệm 
cho bài học sau. Thông qua đó, GV dễ dàng đánh giá được các biểu hiện 1, 2, 3, 4, 5 
của NLTH (Xem phụ lục P6) 
PHIẾU HỌC TẬP 
Emhãy sửdụng các tàiliệuhọc tập mà emcóđể: 
A. Xác định mục tiêu bài học và dự kiến các hoạt động để thực hiện 
mục tiêu. 
STT 
Mục tiêu bài học 
(Đánh giá biểu hiện số 1) 
Hoạt động dự kiến để thực hiện mục tiêu 
(Đánh giá biểu hiện số 2) 
1 
2 
3 
4 
5 
B. Soạn bài (trước khi lên lớp) và bổ sung, điều chỉnh nội dung bài học (ở trên lớp) 
Phần soạn bài 
(Đánh giá biểu hiện số 3) 
Phần bổ sung, điều chỉnh 
(Đánh giá biểu hiện số 4) 
→ Câu hỏi thắc mắc: (Em hãy nêu câu hỏi về những nội dung chưa rõ về bài học 
này). 
C. Phần rút kinh nghiệm (Đánh giá biểu hiện số 5 của NLTH) 
Câu 1: Sau bài học này em thấy mình chưa đạt mục tiêu nào của bài học? 
P1 
43 
Câu 2: Biện pháp khắc phục của em trong bài học tiếp theo để đạt được tất cả muc 
tiêu bài học? 
- Sổ tay ghi chép, hình ảnh, quản lí bài làm của HS trên phần mềm trắc nghiệm 
online, bảng tổng hợp đánh giá NLTH của học sinh: 
- Quy ước cách tính điểm và thang điểm đánh giá NLTH: 
Điểm trung bình Đánh giá NLTH của HS 
- Đánh giá qua bài kiểm tra 
Để đánh giá sản phẩm thông qua việc hoàn thành bài tập GV thực hiện các 
cách sau: 
+ Cách 1: Xây dựng đề thi trực tuyến 
Trong điều kiện lí tưởng nhất mà phương tiện cho phép, GV có thể xây dựng đề thi 
trực tuyến để đánh giá học sinh. 
Cách xây dựng như sau: 
Bước 1: Tải phần mềm Isping và cài đặt. 
Bước 2: Xây dựng bộ đề câu hỏi trên phần mềm. 
Bước 3: Xuất bộ đề đã xây dựng dưới dạng Web 
Bước 4: Đưa bộ đề lên trường học trực tuyến. 
Bước 5: Học sinh đăng nhập và thực hiện. 
Với cách thực hiện này, GV yêu cầu tất cả các HS tham gia cùng một lúc. 
Hình thức chủ yếu là trắc nghiệm với câu hỏi ngắn. Kết quả bài thi sẽ do hệ thống 
44 
kiểm tra và phản hồi cho HS, GV và HS sẽ biết kết quả ngay sau khi HS hoàn 
thành câu trả lời. Ðây là giải pháp ðể giảm thiểu thời gian chấm bài của GV và hạn 
chế tình trạng thiếu công bằng trong kiểm tra, đánh giá. 
+ Cách 2: GV giới thiệu trang điện tử thi trực tiếp trên mạng Internet. 
Để củng cố lại những kiến thức HS đã tiếp nhận, các em đăng nhập vào 
đường link sau: 
https://vndoc.com/test-trac-nghiem-dia-ly-10-bai-15-thuy-quyen-mot-so-nhan-to-
anh-huong-den-che-do-nuoc-song-mot-so-song-lon-tren-trai-dat-2195 
https://vndoc.com/test-trac-nghiem-dia-ly-10-bai-16-song-thuy-trieu-dong-bien-
219528 
Với cách đánh giá này HS sẽ chủ động về thời gian thực hiện và tự HS sẽ 
kiểm tra được kết quả bài thi. 
- Đánh giá quá trình: GV có thể dựa trên 3 căn cứ để đánh giá tính tích cực trong 
quá trình tham gia khóa học của HS: 
+ Thống kê của hệ thống về số lần đăng nhập, số bài viết HS tham gia trong 
khóa học; 
+ Chất lượng nội dung ý kiến mà HS tham gia đóng góp thảo luận; 
+ Báo cáo hoạt động của các nhóm trưởng về công tác làm việc nhóm. 
+ Cách 3: GV cho HS làm bài tập nhanh trên phiếu trả lời trắc nghiệm tại lớp. 
Để đánh giá chính xác, yêu cầu GV phải theo sát những hoạt động của HS 
và thống kê kết quả từng hoạt động một cách chi tiết và toàn diện. 
Với cách đánh giá HS trong dạy học theo mô hình đảo ngược chủ đề Thủy 
Quyển, chúng tôi xây dựng bộ đề thi trực tuyến (20 câu hỏi trắc nghiệm/bài học) 
trên Google Forms, HS đăng nhập và thực hiện bài tập. 
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfwgkNn5mctc6Pk7l14Bd8vBsMnz
qNSOrCyM1IeMzjT2qs-0A/viewform 
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfqgmPjLLR7sWnXUJH3xZ9wna8a
FWwWpdjlki6ZvPLDFzvYCw/viewform 
Bằng cách 3: Sau giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi có đánh giá kết quả học tập của 
HS bằng cách cho HS làm bài kiểm tra nhanh trong thời gian 10 phút với 20 câu 
hỏi trắc nghiệm.(Xem phụ lục P7) 
45 
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 
3.1.Thực nghiệm dạy học theo mô hình “lớp học đảo ngược” 
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm 
 Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm là nhằm kiểm chứng những nghiên cứu 
lí thuyết về việc thiết kế và tổ chức các bài học theo mô hình LHĐN trong dạy học 
địa lí lớp 10 - THPT nhằm phát triển NLTH cho HS. 
 Kết quả của thực nghiệm ở trường THPT sẽ chứng minh giá trị thực tiễn, 
tính khách quan và tính khoa học của các kết quả nghiên cứu lí thuyết mà đề tài đã 
đã xác lập được. 
3.1.2. Nội dung thực nghiệm 
 Kiểm tra, đối chứng đánh giá hiệu quả của việc thiết kế và tổ chức bài học 
theo mô hình LHĐN. 
 - Bài 15: Thủy Quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. 
Một số sông lớn trên trái đất 
 - Bài 16: Sóng, Thủy triều, Dòng biển 
 Đánh giá sự phát triển năng lực tự học của học sinh sau khi được học bằng 
mô hình lớp học đảo ngược. 
3.1.3. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 
 Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trong năm học 2020 – 2021 với các lớp 
ở 2 trường THPT Đô Lương 2, Đô Lương 3 cụ thể: 
3.1.4. Tiến hành thực nghiệm 
 Chúng tôi tiến hành TN qua 2 bài dạy (Bài 15, Bài 16) Địa lí 10. Ở lớp TN, 
ĐC đều do một GV dạy nhưng lớp TN dạy theo mô hình LHĐN mà đề tài đã trình 
bày. Còn lớp ĐC dạy theo kế hoạch truyền thống. 
 Tiến hành tổ chức cho HS làm bài kiểm tra15 phút sau mỗi tiết dạy để đánh 
giá khả năng lĩnh hội kiến thức và sự phát triển NLTH của HS. Đồng thời tiến 
hành đánh giá sự phát triển NLTH của HS qua bảng kiểm quan sát, phiếu học tập 
và phiếu hỏi HS. 
46 
3.1.5. Kết quả thực nghiệm 
3.1.5.1. Kết quả bài kiểm tra của HS 
 Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành cho HS làm bài kiểm tra ở 
cả 2 lớp TN và ĐC, kết quả điểm như sau: 
 Qua các bảng số liệu phân loại kết quả học tập cho thấy tại các lớp TN HS 
đạt điểm khá và giỏi nhiều hơn lớp ĐC. Số HS đạt điểm yếu, kém; trung bình của 
lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm. 
47 
3.1.5.2. Kết quả thông qua thống kê các biểu hiện của NLTH 
 Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đề nghị GV tham gia đánh 
giá NLTH của HS 2 lớp thực nghiệm tại thời điểm sau thực nghiệm và trước thực 
nghiệm, kết quả cụ thể được thể hiện qua các bảng sau: 
Biểu đồ 3.1: So sánh các biểu hiện NLTH trước và sau TN của nhóm TN 
 - Kết quả tự đánh giá của HS hai trường về năng lực tự học 
48 
3.1.6. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 
3.1.6.1. Kết quả định tính 
Qua quá trình giảng dạy và thực nghiệm ở trường THPT Đô Lương 2, Đô 
Lương 3, tỉnh Nghệ An kết hợp quá trình theo dõi các giờ học chúng tôi nhận thấy: 
Đối với các lớp thực nghiệm dạy học theo phương pháp đảo ngược: đa số 
đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập, các em tỏ ra rất hứng thú và tham gia 
hoạt động tích cực. Ngay cả những học sinh trong lớp truyền thống rất ít khi tham 
gia xây dựng bài cũng trở nên rất hứng thú đóng góp ý kiến. Không khí lớp học sôi 
nổi hơn, học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc. Nhờ đó phát huy được tính 
tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Không những vậy, các em còn rèn 
luyện được các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, 
kỹ năng hợp tác, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, 
kỹ năng giải quyết vấn đề... 
 Đối với lớp đối chứng có trình độ tương như lớp thực nghiệm đa số các em 
chủ yếu lắng nghe, không tỏ ra hứng thú trong quá trình học, ít tham gia xây dựng 
bài. Không khí học tập trong lớp trầm lắng. Học sinh không có hoặc có thì rất hạn 
chế các tri thức về khả năng giải quyết vấn đề, khả năng quan sát sự kiện cũng như 
không phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. 
Cảm nhận của em Nguyễn Bá Huy (lớp trưởng lớp10C1) sau khi được học: 
“Em rất thích bài học này, đó là sở trường của em. Chính em là người xung phong 
làm nhóm trưởng, tập hợp ý kiến của các bạn, đánh máy, gửi vào hộp thư cô trước 
tiết học. Bài học này em thấy dễ hiểu hơn với sự gợi ý tự học của cô giáo”. 
Cô Trần Thị Liên Thanh (GVG cấp tỉnh - Đô lương 3) dự giờ nhận xét: “Khác 
với tâm lý rụt rè, e ngại khi phát biểu trước lớp, trước một nhiệm vụ học tập như 
trước kia, HS nhóm TN tỏ ra chủ động, tích cực, tự lực và sáng tạo trong học tập hơn 
nhóm ĐC. Trong quá trình học tập, các em thường xuyên đặt ra các câu hỏi để hỏi 
bạn, hỏi GV, đề xuất các yêu cầu trước nhóm/lớp và mong được giải đáp” 
49 
3.1.6.1. Kết quả định lượng 
- Đánh giá qua bài kiểm tra của HS: Từ bảng số liệu kết quả chấm bài (bảng 
3.2,3.3,3.4) chúng tôi nhận thấy điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao 
hơn lớp đối chứng, số lần đạt điểm khá, giỏi của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC và 
số lần đạt điểm TB, yếu ít hơn. 
- Phân tích kết quả đánh giá sự phát triển năng lực tự học của học sinh qua 
bảng kiểm quan sát: 
Qua các tiêu chí chúng tôi đã đánh giá trong quá trình rèn luyện NLTH của 
HS cho thấy điểm trung bình của NLTH tại thời điểm TN đều cao hơn thời điểm 
trước TN (bảng 3.5). Điều đó chứng tỏ NLTH của HS ở các lớp TN có sự phát 
triển khi xét cụ thể từng biểu hiện, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự phát triển NLTH 
của HS có sự chuyển biến đáng kể, đặc biệt là biểu hiện 1,3,4. Cụ thể, biểu hiện 1, 3 
và 4 đã phát triển một cách rõ rệt từ mức trung bình lên mức khá (biểu hiện 1 tăng từ 
1,15 lên 2,05; biểu hiện 3 tăng từ 2,05 lên 2,53; biểu hiện 4 tăng từ 1,36 lên 1,81). Các 
biểu hiện còn lại đều tăng hơn so với thời điểm trước TN. 
Qua sự tự đánh giá của HS cho thấy HS cũng đã tự đánh giá được sự tiến bộ 
của mình, cũng nhận thấy việc tự học đã giúp cá nhân HS rèn luyện thêm nhiều kĩ 
năng mới vì thế có sự tăng mức độ rõ rệt về kết quả của các biểu hiện nhất là các 
biểu hiện 1,3,4. 
Qua việc đánh giá của cả GV và HS tự đánh giá cho thấy tiêu chí 2 và 5 mức 
độđạt được của HS vẫn chưa cao nhưng cũng cho thấy sự phát triển rõ rệt qua sự 
chênh lệch về mức độ giữa trước và sau TN. Qua đây cho thấy để tự lập ra một kế 
hoạch học tập và đánh giá bản thân các em cần phải rèn luyện thêm NLTH và 
nghiên cứu thêm kiến thức để phát triển hơn. 
Như vậy, qua kết quả TNSP đã khẳng định được tính hiệu quả, khả thi của 
việc sử dụng mô hình LHĐN trong việc phát triển NLTH cho HS Đô Lương 2 và 
Đô Lương 3. 
3.2. Kết luận thực nghiệm 
Kết quả thực nghiệm cho thấy việc vận dụng mô hình LHĐN vào giảng dạy 
Địa Lí 10 đã phát triển được cho HS NLTH. Trên cơ sở đó, GV có thể tham khảo 
và áp dụng cho HS trong toàn huyện Đô Lương và một số địa phương khác có cơ 
sở vật chất phù hợp. 
Tuy nhiên, để mô hình này phát huy hiệu quả thì GV cần phải xây dựng 
được nguồn tài liệu học tập phong phú, đa dạng nhằm kích thích động cơ tự học 
của HS; sử dụng quy trình dạy học hợp lí, linh hoạt; lưu ý về điều kiện sử dụng 
máy tính, điện thoại thông minh có kết nối internet của HS để quá trình học tập đạt 
hiệu quả tối ưu. 
50 
Phần III. Kết luận 
1. Kết luận 
 Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh vượt bậc như hiện nay 
đòi hỏi con người phải có NLTH, tự tìm tòi nghiên cứu mới có đủ khả năng cạnh 
tranh và không bị thụt lùi. Chính vì lẽ đó mà nhiệm vụ của ngành giáo dục là phải 
đào tạo ra những lực lượng lao động có NLTH, sáng tạo, thích nghi cao. Tự học là 
“chìa khóa vàng” giúp con người tồn tại và khẳng định bản thân. Trong phạm vi 
nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã đề xuất sử dụng mô hình lớp học đảo ngược hỗ 
trợ phát triển NLTH cho HS. Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của 
đề tài, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau: 
 - Xây dựng được quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm 
bồi dưỡng NLTH cho HS. 
 - Thiết kế được bộ công cụ đánh giá NLTH ứng dụng thực tế và hiệu quả 
mô hình đã đề ra. 
 - Dựa trên cấu trúc của NLTH và những biểu hiện hỗ trợ dạy - tự học mô 
hình lớp học đảo ngược chúng tôi đã xây dựng lớp học trên Ms Tearm, facebook 
nhóm. 
 - Thiết kế các tiến trình bồi dưỡng NLTH cho HS theo mô hình lớp học 
đảongược đã xây dựng. 
 - Triển khai dạy học thực nghiệm theo mô hình lớp học đảo ngược 
 Kết quả TNSP bước đầu đã khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của mô 
hình lớp học đảo ngược trong việc bồi dưỡng NLTH. Mô hình này đã tạo ra 
mộtmôi trường TH cá thể hóa, phù hợp với nhu cầu và nhịp độ học tập riêng ở mỗi 
người. Kiến thức HS tự thu nhận thông qua các hoạt động trở nên sâu sắc, bền 
vững, có hệ thống hơn. Nhờ hoạt động nhóm, HS được rèn luyện các kĩ năng cần 
thiết như tìm kiếm thông tin, hợp tác, phản biện, trình bày trước đám đông giúp HS 
phát triển thêm cả năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ. Mặt khác, HS cũng có 
nhiều chuyển biến về tinh thần học tập: hào hứng, tích cực, chủ động hơn nên 
kếtquả học tập cũng chất lượng hơn. HS được đào tạo thành những lực lượng đáp 
ứng các mục tiêu trong thời kì đổi mới, có khả năng thích ứng cao, có thể TH suốt 
đời. 
2. Ý nghĩa của đề tàiđối với hoạt động giáo dục 
2.1. Đối với học sinh 
Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh tại 
những lớp được lựa chọn thực nghiệm chúng tôi thấy việc sử dụng mô hình LHĐN 
trong dạy học Địa Lí có tác dụng tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh 
hơn là những tiết dạy bình thường, cụ thể như sau: 
51 
- Ở những lớp thực nghiệm số học sinh tham gia vào hoạt động học nhiều 
hơn so với lớp đối chứng. Không khí lớp học sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động, 
sáng tạo hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, các em được lôi cuốn vào nội 
dung bài học, chủ động thực hiện các nhiệm vụ giáo viên đã chuyển giao. Đây là 
điều mà ở những lớp đối chứng khó đạt được. 
- Các hoạt động học tập đã kích thích được tính tích cực, chủ động suy nghĩ, 
tìm tòi, sáng tạo của học sinh, phát huy NLTH. Các em không chỉ tiếp thu được 
những nội dung kiến thức cơ bản mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp, tự giải quyết 
vấn đề và vận dụng kiến thức một cách khoa học. Đây là yếu tố giúp bài học ở lớp 
thực nghiệm có kết quả tốt hơn so với lớp đối chứng. 
2.2. Về phía giáo viên 
Ngoài thăm dò ý kiến của học sinh, tôi còn tham khảo sự đóng góp ý kiến 
của giáo viên tại trường THPT nơi tôi công tác và trường THPT nơi tôi chọn thực 
nghiệm, thông qua việc dự giờ, đánh giá giờ dạy và nhận được những ý kiến phản 
hồi tương đối tích cực từ các đồng nghiệp, cho thấy rằng: 
- Đề tài có tác dụng rất lớn trong việc phát huy NLTH, tạo sức hấp dẫn, cuốn 
hút vào giờ học, học sinh cảm thấy hứng thú vì được tự mình khám phá những nội 
dung mới liên quan đến bài học. 
- Phát huy được NL tự chủ, tự học học sinh khi sử dụng phương pháp học 
tập mới. Với cách tiếp cận kiến thức mới mẻ này học sinh đã được phát huy sự 
sáng tạo của mình, thể hiện sự hiểu biết của bản thân đối với các vấn đề có liên 
quan đến bài học. 
- Thông qua mô hình LHĐN trong dạy học, học sinh được hóa thân thực sự 
các nhân vật trong các tình huống thực tiễn từ đó đã kích thích tư duy, nâng cao trí 
tưởng tượng, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh, giúp học sinh tự khẳng định 
bản thân trước tập thể, phát huy được năng lực sở trường của mình. 
Kết quả khảo sát này là một kênh thông tin quan trọng để bản thân tác giả và 
đồng nghiệp rút kinh nghiệm và phát huy nhiều hơn nữa trong việc vận dụng mô 
hình LHĐN vào dạy học. Với đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ được áp dụng 
thường xuyên vào việc giảng dạy bộ môn Địa lí của giáo viên tại trường THPT. 
3. Hướng phát triển của đề tài 
Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đề tài có thể phát triển không 
chỉ ở Địa lí 10 mà có thể áp dụng nhiều phần kiến thức Địa lí khác. Và có thể phát 
triển ở nhiều bộ môn để đổi mới phương pháp dạy học và phát triển năng lực tự 
chủ tự học cho học sinh. 
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi rút ra những kinh nghiệm sau: 
52 
- Phải có sự chuẩn bị chu đáo về ý tưởng, về xây dựng đề cương, tham khảo 
tài liệu có liên quan. 
- Đề tài được lựa chọn phải gắn liền với thực tiễn giảng dạy của giáo viên. 
- Để có một để tài chất lượng và vận dụng vào thực tiễn có hiệu quả thì giáo 
viên phải có sự đầu tư cho nội dung của đề tài. 
- Khi tiến hành thực nghiệm giáo viên nên mở rộng phạm vi áp dụng đối với 
nhiều đối tượng học sinh trong trường THPT nơi mình công tác và một số trường 
THPT trên địa bàn để thấy được hiệu quả giáo dục của đề tài khi vận dụng vào 
thực tiễn giảng dạy. 
- Bên cạnh đó, giáo viên nên lắng nghe ý kiến đóng góp của giáo viên bộ 
môn và học sinh để từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân, khắc phục những hạn 
chế để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. 
4. Đề xuất, kiến nghị 
+ Mô hình lớp học đảo ngược có thể sử dụng để giảng dạy nhiều nội dung chương 
trình Địa lí phổ thông vì vậy nên tiếp tục triển khai mô hình ở những nội dung kiến 
thức Địa lí khác. 
+ Cần xây dựng nền tảng CNTT và triển khai bồi dưỡng, nâng cao trình độ CNTT 
cho GV, tạo điều kiện để đáp ứng tốt hơn cho quá trình dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực như hiện nay. Bên cạnh đó, tự bản thân mỗi giáo viên cũng 
không ngừng nâng cao trình độ CNTT của mình. 
+ Việc tổ chức dạy học để bồi dưỡng NLTH và đánh giá sự phát triển NLTH của 
HS cần được tiếp tục triển khai nghiên cứu. 
 Trên đây là kết quả bước đầu mà chúng tôi đã nghiên cứu dạy học theo mô 
hình lớp học đảo ngược ở chương trình Địa lí 10. Bản thân chúng tôi là giáo viên 
dạy bộ môn Địa lí, nhưng là giáo viên nữ, nên trình độ CNTT, truyền thông cũng 
hạn chế. Việc chọn, chia sẻ cho học sinh video bài giảng có thể chưa hay. Rất 
mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. 
53 
Tài liệu tham khảo 
 [1] Nguyễn Chính (2016). Dạy học theo mô hình Flipped Classroom. Báo Tia 
sáng- Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 4/4/2016. 
 [3] Nguyễn Cảnh Toàn - Nguyễn Kỳ - Vũ Văn Tảo - Bùi Tường (2001). Quá trình 
dạy -tự học. NXB Giáo dục. 
[4] Nguyễn Văn Lợi (2016). Lớp học nghịch đảo - mô hình dạy học kết hợp trực 
tiếp và trực tuyến. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 43, tr 56-6. 
 [6] Lê Thị Minh Thanh (2016). Xây dựng mô hình lớp học đảo ngược ở trường 
đại học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 3, tr 20-27. 
[7] Lê Thị Phượng - Bùi Phương Anh (2017). Dạy học theo mô hình lớp học đảo 
ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. Tạp chí Quản lí giáo dục, tập 
9, số 10, tr 1-8. 
[8] Nguyễn Thanh Thủy (2016). Hình thành kĩ năng tự học cho sinh viên - Nhu 
cầu thiết yếu trong đào tạo ngành Sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học 
Đồng Nai, số 03, tr 10-16. 
 [2] Lê Thị Phượng & Bùi Phương Anh (2017). Dạy học theo mô hình lớp học đảo 
ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. Tạp chí Quản lý giáo dục, 
Học viện Quản lý Giáo dục, 10, 1-8. 
 [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). Công văn Triển khai công tác đào tạo từ ứng 
phó với dịch COVID-19. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_flipped_classroom_va.pdf
Sáng Kiến Liên Quan