SKKN Vận dụng kiến thức thực tiễn vào hoạt động khởi động tạo hứng thú cho học sinh học tập tốt một số bài ở chương trình Hóa học Trung học Phổ thông

Thực trạng dạy học môn hóa học tại trường THPT Con Cuông.

Về phía giáo viên: Trước những định hướng đổi mới về dạy học phát huy tính tích

cực và sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên trường THPT Con Cuông nói chung

và giáo viên bộ môn Hóa học nói riêng đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy

học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em. Tuy

nhiên sự quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưa thực sự đi vào chiều sâu; đôi khi còn

qua loa, hình thức. Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn còn theo hình thức cũ:

nặng về lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài;

giáo viên còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm

hiểu kiến thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu

kiến thức. Hoạt động dạy học thực sự thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò

mò tìm hiểu của học sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết học để tạo nên hứng thú4

học tập cho học sinh trong suốt quá trình diễn ra tiết học. Tuy nhiên trên thực tế, cá

nhân tôi (ở các năm học trước) và hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch dạy học

thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết

kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo

lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án do đó tiết học tương đối khô

khan, thiên về lý thuyết và giảng giải mà thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh;

ngay từ bước vào bài học sinh đã có tâm lý thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung

và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm

vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.

Về phía học sinh: Trong những năm gần đây, hầu hết các em học sinh miền núi

chúng tôi thường chọn xét tuyển tổ hợp các môn KHXH để học và thi THPT Quốc

Gia; chính vì vậy lượng học sinh quan tâm học tổ hợp các môn KHTN (trong đó có

môn Hóa học) không nhiều. Cụ thể học sinh chọn theo học ban KHTN năm học 2020

- 2021: Khối 12 - 51/401; Khối 11 - 42/419; Khối 10 – 49/444. Tâm lý các em coi

đây là môn phụ, ít dành sự quan tâm đến việc học Hóa học cả trên lớp cũng như ở

nhà. Mặt khác, ở chương trình THCS các em không được học nhiều về Hóa học nên

hổng kiến thức, lên bậc THPT các em chán và bỏ bê luôn.

pdf43 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 2629 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức thực tiễn vào hoạt động khởi động tạo hứng thú cho học sinh học tập tốt một số bài ở chương trình Hóa học Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu hơn. 
Lợi ích: Dầu thực vật có thể giúp bạn 
hạ cholesterol xấu (LDL) trong máu, 
chúng cũng tốt cho tim mạch, ngăn 
ngừa các bệnh cao huyết áp, mỡ máu, 
tiểu đường, béo phì 
Cũng được xem là chất béo có khả 
năng cung cấp năng lượng nên mỡ 
động vật cũng giúp cung cấp 
cholesterol tốt (HDL), đặc biệt là tế 
bào thần kinh, giúp làm bền thành mao 
mạch, phòng ngừa tốt tình trạng xuất 
huyết não, đột quỵ... 
Tác hại: Trong quá trình chế biến và 
sử dụng dầu thực vật rất dễ bị oxy hóa 
ở nhiệt độ cao, chúng có thể sản sinh 
một lượng lớn các aldehyde. Đây là 
loại chất liên quan đến rất nhiều bệnh 
khác nhau. 
Ngược lại với dầu thực vật nếu sử dụng 
quá nhiều mỡ động vật chúng có thể 
làm tăng nhiều cholesterol xấu (LDL) 
trong máu dẫn đến một số bệnh như xơ 
vữa động mạch, tiểu đường, cao huyết 
áp, béo phì.... 
(Nguồn Bách Hóa Xanh) 
4. Mặc dù dầu thực vật (như dầu oliu) 
được quảng cáo là loại dầu tốt nhất để 
có thể tránh được các tình trạng bệnh 
xấu, nhưng thực tế đã chứng minh rằng 
31 
4. Nên sử dụng dầu thực vật hay mỡ 
động vật? 
- Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. 
mỡ động vật cũng không xấu như 
chúng ta thường nghĩ. Do vậy nếu bạn 
có sức khỏe bình thường thì không 
cần kiêng cữ mỡ động vật quá. 
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các 
chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ 
nên sử dụng dầu thực vật để chế biến 
salad hoặc nấu những món ăn không 
cần nhiệt độ quá cao, còn nếu chiên 
rán thì nên sử dụng bơ hoặc mỡ động 
vật. 
Nếu bạn là người đang ăn chay biết 
cách phối hợp khẩu phần ăn một cách 
hợp lý thì không cần mỡ động vật. 
Nếu bạn đang mắc một trong số bệnh 
như béo phì, máu nhiễm mỡ, xơ vữa 
động mạch, cao huyết áp, tiểu đường 
thì không nên dùng mỡ động vật. Tốt 
nhất nên sử dụng dầu thực vật kết hợp 
với chế độ ăn nhiều rau củ, quả...không 
nên ăn các đồ ăn chiên rán, bánh ngọt, 
thức ăn nhanh 
Việc lựa chọn dầu thực vật hay mỡ 
động vật còn tùy thuộc vào từng đối 
tượng. Mỗi chất béo đều tốt với cơ thể 
nếu biết sử dụng đúng cách. 
(Nguồn Bách Hóa Xanh) 
Sản phẩm học sinh cần đạt: HS biết vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết 
các vấn đề thực tiễn. Biết sưu tầm các tài liệu để ứng dụng vào cuộc sống. 
Hình thức đánh giá: học sinh chủ động thảo luận và hứng thú vận dụng kiến 
thức thực tiễn vào giải quyết vấn đề. 
Hoạt động 5: (2 phút) Tìm tòi, mở rộng 
HS về nhà tìm hiểu các kiến thức thực tiễn trong đời sống về tác dụng, cách sử dụng 
chất béo như: 
1. Tại sao không nên tái sử dụng dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao hoặc khi 
mỡ, dầu không còn trong, đã sử dụng nhiều lần, có màu đen, mùi khét? 
2. Người cao tuổi nên ăn dầu hay mỡ? 
32 
* Bài “Amin” lớp 12 
Tiết 12. BÀI 9. AMIN 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
Biết được: 
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức). 
- Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của 
amin. 
Hiểu được: 
 Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với 
brom trong nước. 
2. Kĩ năng: 
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo 
CTCT. 
- Quan sát mô hình, thí nghiệm,... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. 
- Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin. 
- Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương 
pháp hóa học. 
- Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho. 
3. Về thái độ: 
Rèn luyện tính chăm chỉ, sự tư duy logic, ý thức bảo vệ môi trường khi làm TN. 
 4. Định hướng năng lực được hình thành 
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. 
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 
- Năng lực thực hành hóa học. 
- Năng lực tính hóa hóa học. 
5. Phương pháp, hình thức, kỹ thuật dạy học 
- Sử dụng phương tiện trực quan (Mô hình cấu trúc, tranh ảnh, Máy chiếu,..). 
- Sử dụng câu hỏi bài tập. 
- Phương pháp động não. 
 II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
33 
 1. Chuẩn bị của GV: 
 Hệ thống câu hỏi và bài tập, máy tính, máy chiếu. 
 dd Metylamin, anilin, quì tím, HCl, ống nghiệm 
 2. Chuẩn bị của HS: 
Đọc và chuẩn bị bài ở nhà. 
Hoạt động 1: (8 phút) Hoạt động khởi động 
Mục tiêu: HS huy động các kiến thức thực tế và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu 
kiến thức mới. Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào hoạt động 
học tập. 
Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
GV lấy hiện tượng từ thực tế để tạo 
tình huống có vấn đề: 
1. Tại sao cá thường có mùi tanh? 
2. Trong đời sống thường ngày, để 
khử mùi tanh của cá ta dùng các chất 
nào? Tại sao? 
3. Tại sao hút thuốc lá lại có hại cho 
sức khỏe? 
Để giải quyết được các kiến thức 
thực tiễn đó chúng ta cùng nhau tìm 
hiểu bài “Amin” 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Lắng nghe, thắc mắc, hứng thú muốn tìm 
phương án giải quyết. 
Sản phẩm học sinh cần đạt: 
 Vận dụng kiến thức thực tiễn, đặt ra các câu hỏi, tò mò cần được giải quyết. 
Hình thức đánh giá: Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS 
thông qua thảo luận cặp để vào bài mới. 
Hoạt động 2 (18 phút): Hoạt động hình thành kiến thức 
Mục tiêu: HS trình bày được: 
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức). 
- Tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin. 
- Đặc điểm cấu tạo phân tử 
- Giải thích được: Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin 
34 
có phản ứng thế với brom trong nước. 
Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
HS thảo luận cặp, hoàn 
thành các câu hỏi sau 
GV chiếu CTCT của NH3 
và 4 amin khác, yêu cầu HS 
nghiên cứu kĩ cho biết mối 
liên quan giữa cấu tạo của 
NH3 và các amin đó. 
* GV yêu cầu HS nêu cách 
phân loại amin 
* GV lưu ý HS cách viết 
đồng phân amin 
GV: Quan sát quá trình 
thực hiện nhiệm vụ của 
HS có thể giúp đỡ HS khi 
cần thiết 
GV: Chiếu bảng 3.1 SGK 
I. Khái niệm, phân loại, danh pháp 
1. Khái niêm, phân loại 
NH3 C6H5NH2 CH3NH2 
CH3-NH-CH3 
 CH3-N-CH3 
 | 
 CH3 
Amin là những hợp chất hữu cơ được tạo ra khi 
thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hiđro trong phân 
tử NH3 bằng một hoặc nhiều gốc hiđrocacbon. 
Thí dụ: 
* HS trình bày cách phân loại và áp dụng phân loại 
các amin trong thí dụ đã nêu ở trên. 
Amin được phân loại theo 2 cách: 
- Theo loại gốc hiđrocacbon. 
- Theo bậc của amin. 
2. Danh pháp 
Sản phẩm học sinh cần đạt: 
 Biết được khái niệm phân loại, danh pháp của amin. 
 Viết được các đồng phân của amin. 
Hình thức đánh giá: 
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS thông qua thảo luận cặp 
để chốt kiến thức. 
CH
3
CH
2
CH
2
CH
2
NH
2
CH
3
CH
CH
3
CH
2
NH
2
Ñoàng phaân veà maïch cacbon
CH
3
CH
2
CH
2
NH
2
CH
3
CH
NH
2
CH
3
Ñoàng phaân veà vò trí nhoùm chöùc
CH
3
CH
2
NH
2
CH
3
NH CH
3
Ñoàng phaân veà baäc cuûa amin
35 
II. Tính chất vật lí 
Mục tiêu: HS trình bày được: 
 Tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin. 
Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
yêu cầu HS nghiên cứu SGK và 
Cho HS xem mẫu anilin, hãy nêu 
tính chất vật lí amin? 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS nghiên cứu, thảo luận 
* Báo cáo và thảo luận 
HS nghiên cứu SGK, cho biết các tính chất 
vật lí đặc trưng của amin và chất tiêu biểu 
là anilin. 
Sản phẩm học sinh cần đạt: 
 - Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin là những chất khí, mùi khai, 
khó chịu, tan nhiều trong nước. Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất 
lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. 
 - Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước và nặng hơn nước. 
 - Các amin đều rất độc. 
Hình thức đánh giá: Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS 
thông qua thảo luận cặp để chốt kiến thức. 
III. Cấu tạo và tính chất hoá học 
Mục tiêu: HS trình bày được: 
- Đặc điểm cấu tạo phân tử 
- Giải thích được: 
Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với 
brom trong nước. 
Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của GV 
GV yêu cầu HS phân tích CTCT của 
NH3 để rút ra cấu tạo của amin 
Hoạt động của HS 
1. Cấu tạo phân tử 
R-NH
2
R NH R
1
R N
R
2
R
1
Baäc I Baäc II Baäc III
36 
Dự đoán tính chất hóa học của amin 
GV cho HS làm Thí nghiệm 
CH3NH2 với HCl 
C6H5NH2 với dd Br2 
Nhận xét để rút ra kết luận 
Giải quyết vấn đề: Trong đời sống 
thường ngày, để khử mùi tanh của 
cá ta dùng các chất nào? Tại sao? 
 - Tuỳ thuộc vào số liên kết và nguyên tử 
N tạo ra với nguyên tử cacbon mà ta có 
amin bậc I, bậc II, bậc III. 
- Phân tử amin có nguyên tử nitơ tương tự 
trong phân tử NH3 nên các amin có tính 
bazơ. Ngoài ra amin còn có tính chất của 
gốc hiđrocacbon. 
2. Tính chất hoá học 
a. Tính bazơ 
 * Tác dụng với axit 
C6H5NH2 + HCl → [C6H5NH3]+Cl− 
 anilin phenylamoni clorua 
b. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin 
Sản phẩm học sinh cần đạt: HS viết các phản ứng chứng minh tính chất của 
amin. Vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết vấn đề thực tiễn. 
Hình thức đánh giá: học sinh chủ động thảo luận căp, nhận xét để hoàn thành kiến 
thức. 
Hoạt động 3: (5 phút) Hoạt động luyện tập 
Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập 
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học 
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
Tổ chức hoạt động: 
Giải quyết bài tập 1, 2, SGK 
Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ. 
NH
2
:
+ 3Br
2
NH
2
Br
Br
Br
+ 3HBr
(2,4,6-tribromanilin)
H
2
O
37 
- Vẽ sơ đồ tư duy bài Amin 
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh 
khi gặp khó khăn. 
+ Chuẩn bị lên báo cáo. 
* Báo cáo kết quả và thảo luận 
HS báo cáo sản phẩm, kết quả thực 
hiện nhiệm vụ. 
Sản phẩm học sinh cần đạt: HS giải các bài tập, tộng hợp kiến thức về amin. 
Hình thức đánh giá: học sinh chủ động thảo luận căp, nhận xét để hoàn thành 
kiến thức. 
Hoạt động 4: (10 phút) Hoạt động vận dụng 
Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề 
1. Tại sao cá thường có mùi tanh? 
Đó là vì trên da cá có tuyến niêm dịch tiết ra chất nhờn có mùi tanh. Chất nhờn trong 
cá chứa chất có gốc amin có mùi vị tanh. Mặt khác cá tanh do trong cá có 
trimetylamin (CH3)3N và đimetylamin (CH3)2NH và metyl amin CH3NH2 có mùi 
khó chịu. 
2. Tại sao hút thuốc lá lại có hại cho sức khỏe? 
38 
Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicotin cao. 
Không nên hút thuốc lá. Người ta đã thấy người lớn chết do dùng khoảng 15 – 20g 
thuốc lá dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại trực tràng. Trẻ con chỉ cần uống một 
vài gram sẽ tử vong. 
Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người Pháp Nicot (1530 
– 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp. Hàm lượng Nicotin trong các loại 
thuốc này thay đổi từ 2 – 10%. Một số loại thuốc lào tốt có thể chứa đến 16% Nicotin. 
Nicotin được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói 
và bớt mệt mỏi. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ thể, 
liều cao sẽ gây chết người. 
Các nguy cơ bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động và bị động 
a. Bệnh lý ở hệ hô hấp như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh 
quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản. viêm 
phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản. 
b. Bệnh lý hệ mạch máu: bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh 
thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não. 
c. Ung thư các cơ quan khác: ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, 
ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung. 
d. Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản: sinh non, băng huyết sau 
sinh, dễ sẩy thai ngẩu nhiên, gia tăng tần suất sinh ra thai nhi bị bất thường bẩm sinh. 
e. Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: những chứng minh gần đây cho thấy hút 
thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não. 
Hoạt động 5: (4 phút) Tìm tòi, mở rộng 
HS về nhà tìm hiểu các kiến thức thực tiễn trong đời sống về và trên internet, sách 
báo như: 
Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá? 
Cá tanh do trong cá có trimetylamin (CH3)3N và đimetylamin (CH3)2NH và metyl 
amin CH3NH2 là những chất có mùi khó ngửi. 
Khi chiên cá ta cho thêm một ít rượu có thể phá hủy được mùi tanh cá. Vì 
trimetylamin thường “lẫn trốn” trong cá nên người ta khó trục nó ra. Nhưng trong 
rượu có cồn, cồn có thể hòa tan trimetylamin nên có thể lôi được trimetylamin ra 
khỏi chổ ẩn. Khi chiên cá ở nhiệt độ cao cả trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên 
chỉ một lúc sau mùi tanh cá sẽ bay đi hết. 
Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác dụng thêm 
mùi thơm rất tốt. 
4.2.2. Khảo sát thực nghiệm kết quả sau khi áp dụng đề tài. 
Để khảo nghiệm tính khả thi của đề tài, tôi đã phối hợp cùng tổ chuyên môn tiến 
39 
hành lấy phiếu điều tra về hiệu quả thực tế đối với học sinh khi tôi thực hiện áp dụng 
đề tài. Phương pháp tiến hành lấy phiếu điều tra. 
* Khảo sát GV dự giờ các tiết dạy thể nghiệm của tôi: 10 GV trong tổ Tự Nhiên 
Trường THT Con Cuông. 
Kết quả khảo sát: Bảng 3 
TT Nội dung khảo sát Số GV khảo 
sát 
Tỉ lệ % 
1 Thực hiện hoạt động khởi động `10 100 
Có 10 100 
Không 0 0 
2 Nguồn gốc tiến hành hoạt động khởi động 10 100 
Từ nội dung bài học 10 100 
Từ tính chất có trong bài học 0 0 
Từ nội dung liên quan đến tên bài học 0 0 
Từ nguồn khác 0 0 
3 Mục tiêu của hoạt động khởi động 10 100 
Tạo hứng thú cho học sinh 10 100 
Kiểm tra kiến thức cũ của học sinh 0 0 
Tạo tình huống có vấn đề để vào bài 10 100 
4 Hình thức tổ chức các hoạt động khởi động 6 100 
Kiểm tra bài cũ 0 0 
Dẫn dắt 1 10 
Tổ chức thành các hoạt động 10 100 
Hình thức khác 0 0 
5 Người thực hiện hoạt động khởi động 10 100 
Giáo viên 0 0 
Học sinh 6 60 
Giáo viên và học sinh 4 40 
40 
6 Mức độ thu hút HS vào hoạt động khởi 
động 
10 100 
Mức độ cao 8 80 
Mức độ trung bình 2 20 
Mức độ thấp 0 0 
7 Hiệu quả của hoạt động khởi động 10 100 
Hiệu quả cao 8 80 
Hiệu quả trung bình 2 20 
Hiệu quả thấp 0 0 
* Khảo sát HS Trường THPT Con Cuông của 4 lớp khối 11 (11A1; 11A2; 11C3 và 
11D) và 4 lớp khối 12 (12A2; 12A4; 12C1 và 12C7) với tổng số 306 học sinh. Trong 
đó số HS theo học ở ban KHTN cụ thể như sau: 12A2 – 15/40; 12A4 – 01/31; 
12C1– 0/36; 12C7 – 0/36; 11A1– 22/44; 11A2 – 5/42; 11C3 – 0/35; 11D – 04/42. 
Kết quả khảo sát: Bảng 4 
TT Nội dung khảo sát Số HS được 
khảo sát 
Tỉ lệ % 
1 Em có yêu thích môn Hóa ọc không? 306 100 
Có 185 60,46 
Không 121 39,54 
2 Em có học bài và chuẩn bị bài trước khi 
đến lớp không? 
306 100 
Thường xuyên 198 64,71 
Rất ít 75 24,51 
Không 33 10,78 
3 Em có quan tâm đến khởi động tiết học 
không? 
306 100 
Rất quan tâm 166 54,25 
Thỉnh thoảng 122 39,87 
Không bao giờ 18 5,88 
41 
4 Hoạt động khởi động có giúp em định 
hướng được kiến thức mới cần tìm hiểu 
không? 
306 100 
Định hướng tốt 172 56,21 
Chưa rõ ràng 117 38,24 
Không 17 5,55 
5 Khi hoạt động khởi động đặt ra, em có chủ 
động tìm hiểu kiến thức để giải quyết vấn 
đề không? 
306 100 
Thường xuyên 172 56,21 
Rất ít 117 38,24 
Không 17 5,55 
6 Nếu hoạt động khởi động tạo cho em sự 
hứng thú, em có muốn tìm hiểu bài học để 
giải quyết vấn đề không? 
306 100 
Có 185 60,46 
Không 121 39,54 
7 Nếu hoạt động khởi động tạo cho em sự 
hứng thú, em có yêu thích và ham học môn 
Hóa học không? 
306 100 
Có 185 60,46 
Không 121 39,54 
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát GV đi dự giờ thấy, hầu hết GV sau khi đi dự giờ thì 
đều tán thành trong một tiết dạy phải thực hiện hoạt động khởi động. Hoạt động khởi 
động phải bắt nguồn từ nội dung bài học và mục tiêu là tạo hứng thú, tạo tình huống 
có vấn đề, kích thích sự tò mò khám phá kiến thức mới của học sinh. 
Về phía học sinh cho thấy các em thích học môn Hóa học hơn vì cảm thấy hoạt động 
học tập diễn ra nhẹ nhàng nhưng cuốn hút các em vào bài. Đặc biệt những em theo 
học ban KHXH mà vẫn mong đến tiết Hóa học để được khám phá kiến thức. 
42 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo 
dục về kiến thức – kỹ năng và hình thành những năng lực cần thiết cho học sinh 
trong thời đại mới. Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối 
hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình 
này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau 
khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học. Để thực hiện được điều đó 
thì vai trò của người giáo viên cần tiên phong đi đầu trong công tác đổi mới. Việc 
đổi mới không phải bắt đầu từ hoạt động học mà cần bắt đầu từ hoạt động dạy của 
người thầy. Hoạt động dạy- học lúc này chuyển từ việc lấy giáo viên hay học sinh 
làm trung tâm sang lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; tất cả các hoạt 
động tiến hành trong tiết học đều hướng tới mục tiêu là hoạt động học của học sinh, 
thông qua hoạt động học để học sinh tích cực và chủ động tiếp thu kiến thức – kỹ 
năng và hình thành phát triển năng lực. Để định hướng và tạo đà cho các hoạt động 
học tập, hình thành kiến thức trong mỗi tiết học thì việc khởi động là cần thiết và 
quan trọng, do đó đổi mới cần tiến hành trước tiên từ hoạt động khởi động. Qua quá 
trình nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các giải pháp đổi mới nhằm phát huy tính 
tích cực của học sinh trong các tiết học, tôi nhận thấy việc đổi mới hoạt động khởi 
động cần được quan tâm đầu tư đổi mới đúng mức để tiết học sôi nổi, hứng thú và 
tạo tâm lý tích cực cho học sinh ngay từ đầu mỗi tiết học. Với việc vận dụng kiến 
thức thực tiễn vào hoạt động khởi động trong giờ học Hóa học THPT, tôi đã tìm hiểu 
nghiên cứu các tài liệu qua các trang https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-
hay/phan-biet-dau-thuc-vat-va-mo-dong-vat-
1032863#:~:text=V%E1%BB%81%20th%C3%A0nh%20ph%E1%BA%A7n%3A,
ch%E1%BB%A9a%20nhi%E1%BB%81u%20vitamin%20A%2C%20D. 
 các hình ảnh thực tế trên mạng internet, bộ sách “10 vạn câu hỏi vì sao?” Hóa học 
đồng thời thu thập tài liệu từ các đồng nghiệp có uy tín cùng với quá trình nghiên 
cứu nghiêm túc, qua khảo nghiệm và thu thập kết quả, tôi nhận thấy: 
Đối với tập thể GV đi dự giờ đều thấy việc thực hiện ý tưởng của đề tài rất thiết 
thực và đem lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. 
Đối với bản thân tôi thấy một tiết học nó trở nên nhẹ nhàng, giúp HS vận dụng 
được kiến thức Hóa học vào đời sống hàng ngày nhiều hơn. Đề tài có hiệu quả 
thiết thực vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Hóa học, thu hút HS yêu 
thích bộ môn Hóa học hơn. 
2. Kiến nghị 
Qua quá trình nghiên cứu và đã áp dụng đề tài tôi nhận thấy: 
Đề tài mang lại hiệu quả cao, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát triển 
năng lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu của học sinh. Tuy nhiên tôi cũng đề xuất một 
43 
số kiến nghị rút ra như sau: 
+ Đề tài mới chỉ áp dụng trong phạm vi nhỏ chỉ ở trường THPT Con Cuông nên kết 
quả khảo sát độ chính xác có thể chưa cao. 
+ Các thí dụ lấy ra trong đề tài sát với nội dung nhưng chưa phong phú và đa dạng, 
chưa có thực nghiệm ở khối 10. 
+ Tổ chức hoạt động khởi động đang đơn thuần. 
Vì vậy, trước hết đề tài có thể áp dụng cho các trường THPT trên địa bàn huyện, để 
phát triển đề tài thì cần đa dạng hóa hình thức khởi động như vận dụng dạy học giải 
quyết vấn đề; vận dụng dạy học theo tình huống; vận dụng dạy học định hướng hành 
động tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ 
trợ dạy học. Mặt khác, cần tìm tòi kiến thức thực tiễn nhiều hơn nữa trong nhiều bài 
dạy Hóa học của chương trình THPT. 
Do thời gian khảo sát và áp dụng đề tài còn ngắn nên không thể tránh được sai sót. 
Kính mong quý thầy cô góp ý để đề tài ngày một hoàn thiện và áp dụng rộng rãi hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_kien_thuc_thuc_tien_vao_hoat_dong_khoi_dong_ta.pdf
Sáng Kiến Liên Quan