SKKN Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Trung học Phổ thông qua một số bài giảng Địa lí Lớp 10

Khả năng vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận nhằm

phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Trung học phổ thông

Có thể khẳng định rằng, Địa lí là môn học có nhiều khả năng vận dụng có

hiệu quả kĩ thuật mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận nhằm phát triển phẩm chất,

năng lực cho học sinh Trung học phổ thông vì:

- Trước hết, xuất phát từ mục tiêu về kĩ năng, nội dung chương trình môn Địa

lí ở trong trường trung học phổ thông như:

+ Về kĩ năng: Môn Địa lí hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng thu thập,

xử lí và trình bày thông tin Địa lí; Kĩ năng vận dụng tri thức để tham gia giải quyết

những vấn đề của cuộc sống, phù hợp với khả năng của học sinh.6

+ Về thái độ: Góp phần bồi dưỡng cho học sinh có ý thức trách nhiệm và tích

cực tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo môi trường, nâng

cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.

+ Mặt khác, nội dung môn Địa lí còn cung cấp cho học sinh một số vấn đề

của thế giới đương đại, cả mặt tích cực cũng như tiêu cực, một số vấn đề về tự

nhiên và xã hội Việt Nam.

Thông qua những nội dung này, bồi dưỡng cho các em những phẩm chất chủ

yếu như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Đồng thời, hình

thành ở các em năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực

giải quyết vấn đề và sáng tạo và các năng lực đặc thù riêng của môn Địa lí.

- Mặt khác, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học phổ thông nói chung,

học sinh lớp 10 nói riêng: Theo sự phân chia của tâm lí học thì đây là lứa tuổi có

sự phat triển nhảy vọt cả thể chất và tinh thần, đặc biệt sự phát triển trí tuệ ngày

càng được nâng cao.

Năng lực quan sát của học sinh trung học phổ thông cũng nhạy bén hơn các

lứa tuổi khác.

Những đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và trình độ nhận thức chung của học

sinh trung học phổ thông nói trên cùng với mục tiêu dạy học bộ môn chính là cơ

sở cho chúng ta khẳng định rằng, Địa lí là môn học có nhiều khả năng vận dụng có

hiệu quả kĩ thuật mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận nhằm phát triển phẩm chất,

năng lực cho học sinh Trung học phổ thông.

pdf54 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Trung học Phổ thông qua một số bài giảng Địa lí Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong Hệ Mặt 
Trời. 
- Các chuyển động của Trái Đất: Chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động 
39 
tịnh tiến xung quanh MT. 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của 
Trái Đất (22 phút) 
 1. Mục tiêu 
- Trình bày và giải thích được các hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất: 
hiện tượng luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng của các vật thể 
khi chuyển động. 
- Xác định được các múi giờ và sự lệch hướng của các vật thể khi chuyển 
động trên mặt đất. 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
- Hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật động não, phát vấn, đàm thoại. 
3. Phương tiện 
- Hệ thống câu hỏi thảo luận (để chuyển cho HS). 
- Quả địa cầu, đèn pin. 
4. Tiến trình hoạt động 
- Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS. 
+ GV chia lớp thành 3 nhóm (đã chia từ đầu tiết học). 
 + GV yêu cầu HS dựa vào SGK, quan sát quả địa cầu được chiếu sáng và 
kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau (câu hỏi được GV in sẵn và chuyển giao 
cho HS): 
+ Thời gian: 8 phút: 
Khi Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra những hệ quả nào? 
Tại sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau ở khắp mọi nơi trên Trái 
Đất? 
Giờ trên Trái Đất được phân chia như thế nào? 
Đường chuyển ngày quốc tế là kinh tuyến nào? Nguyên tắc chuyển ngày 
được quy định như thế nào? 
Lực nào làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất? Sự lệch 
hướng giữa 2 bán cầu Bắc và Nam khác nhau như thế nào? 
- Bước 2: HS nghiên cứu, thảo luận và thống nhất ý kiến hoàn thành yêu cầu 
của GV. 
- Bước 3: GV và HS lần lượt giải quyết các câu hỏi. 
- Bước 4: GV giảng thêm cho HS: 
40 
Vì sao phải chia Trái Đất thành 24 múi giờ? 
Cho HS làm bài tập vận dụng cách tính giờ. 
Hướng dẫn HS sử dụng đường chuyển ngày quốc tế. 
NỘI DUNG 
II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 
1. Sự luân phiên ngày, đêm 
- Do Trái Đất hình cầu nên sinh ra ngày, đêm. 
-Trái Đất tự quay quanh trục nên trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng luân phiên 
ngày đêm. 
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế 
 a. Giờ trên Trái Đất 
* Giờ địa phương 
Do Trái Đất hình cầu và tự quay nên mỗi thời điểm trên các kinh tuyến khác 
nhau sẽ nhìn thấy MT ở các độ cao khác nhau. Trên mỗi kinh tuyến sẽ có một 
giờ riêng gọi là giờ địa phương. 
* Giờ múi: Là giờ thống nhất trong từng múi lấy theo giờ của kinh tuyến giữa 
múi đó. 
* Giờ quốc tế (GMT): Là giờ của múi số 0 (lấy theo giờ của kinh tuyến gốc đi 
qua giữa múi đó). 
c. Đường chuyển ngày quốc tế 
- Là kinh tuyến 1800 
- Từ Tây sang Đông lùi lại một ngày lịch, từ Đông sang Tây cộng thêm một 
ngày lịch. 
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. 
- Do ảnh hưởng của lực Coriolis. 
- BCB lệch về bên phải, BCN lệch về bên trái. 
- Lực Coriolis tác động đến sự chuyển động của các khối khí, dòng biển, đường 
sông, đường bay 
C. Hoạt động luyện tập (6 phút) 
1. Mục tiêu 
Giúp HS củng cố kiến thức toàn bài 
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học 
- Sơ đồ tư duy. 
41 
 Hình thức: Nhóm. 
3. Phương tiện. 
- Hệ thống câu hỏi. 
4. Tiến trình hoạt động 
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS. 
Mỗi nhóm trong vòng 6 phút hoàn thành sơ đồ tư duy thể hiện nội dung tổng 
hợp bài 5. 
HS hoàn thành xuất sắc nhất được 60 điểm, các nhóm tiếp theo lần lượt là 
40 và 20. 
- Bước 2: Giáo viên nhận xét, đánh giá sơ đồ mỗi nhóm. 
- Bước 3: Giáo viên tổng kết điểm, trao thưởng cho các nhóm. 
D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (1 phút) 
Giáo viên khuyến khích HS thực hiện các nhiệm vụ sau: 
Nhiệm vụ 1: Giải thích tại sao Mặt Trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía 
Tây? 
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các thông tin liên quan đến chuyển động của Trái Đất 
xung quanh Mặt Trời. 
Phụ lục 
42 
4.2.4. Kết quả thực nghiệm 
* Lần 1: 
Lớp Sĩ 
số 
Kết quả 
Điểm 8 trở lên Điểm 5 – 7 Điểm < 5 
Lớp 
thực 
nghiệm 
10A 43 34 79,1 % 9 20,9 % 0 0 % 
10A1 44 32 72,7 % 10 22,7 % 2 4,6 % 
 Tổng 87 66 75,9 % 19 21,8 % 2 2,3% 
Lớp 
đối 
chứng 
10D 45 6 13,3 % 20 44,5% 19 42,2 % 
10A5 43 5 11,6 % 22 51,2% 16 37,2 % 
 Tổng 88 11 12,5 % 42 47.7 % 35 39,8% 
* Lần 2: 
Lớp Sĩ 
số 
Kết quả 
Điểm 8 trở lên Điểm 5 – 7 Điểm < 5 
Lớp 
thực 
nghiệm 
10D 45 31 68,9 % 11 24,4 % 3 6,7 % 
10A5 43 28 65,1 % 11 25,6 % 4 9,3 % 
 Tổng 88 59 67,0 % 22 25,0 % 7 8,0% 
Lớp 
đối 
chứng 
10A 43 8 18,6 % 20 46,5 % 15 34,9 % 
10A1 44 6 13,6 % 19 43,2 % 19 43,2% 
 Tổng 87 14 16,1 % 39 44,8 % 34 39,13% 
* Tổng hợp kết quả: 
Lớp Sĩ 
số 
Kết quả 
Điểm 8 trở lên Điểm 5 - 7 Điểm < 5 
Lớp 
thực 
nghiệm 
(Hai 
lần) 
10A 43 34 79,1 % 9 20,9 % 0 0 % 
10A1 44 32 72,7 % 10 22,7 % 2 4,6 % 
10D 45 31 68,9 % 11 24,4 % 3 6,7 % 
10A5 43 28 65,1 % 11 25,6 % 4 9,3 % 
Tổng 175 125 71,4 % 41 23,4 % 9 5,2% 
43 
Lớp 
đối 
chứng 
(Hai 
lần) 
10D 45 6 13,3 % 20 44,5% 19 42,2 % 
10A5 43 5 11,6 % 22 51,2% 16 37,2 % 
10A 43 8 18,6 % 20 46,5 % 15 34,9 % 
10A1 44 6 13,6 % 19 43,2 % 19 43,2% 
 Tổng 175 25 14,3 % 81 46,3 % 69 39,4% 
Để kiểm tra lại mức độ hình thành các phẩm chât và năng lực cho học sinh 
sau khi đã sử dụng kĩ thuật dạy học các mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận vào dạy 
học, tôi tiến hành khảo sát, điều tra lại bằng phiếu học tập như đầu năm tôi đã làm 
trên 395 học sinh trường THPT Nguyễn Duy Trinh (43 học sinh lớp 10A, 44 học 
sinh lớp 10A1, 44 học sinh lớp 10A2, 44 học sinh lớp 10A3, 45 học sinh lớp 10A4, 
43 học sinh lớp 10A5, 45 học sinh lớp 10D, 44 học sinh lớp 10D1, 43 học sinh lớp 
10D3) (Phụ lục 3: Phiếu tổng hợp kết quả khảo sát điều tra về mức độ hình 
thành phẩm chất, năng lực của học sinh qua môn Địa lí. (Lần 2) - Mẫu số 3 và 
Phụ lục 4: Phiếu tổng hợp kết quả khảo sát điều tra về mức độ hình thành phẩm 
chất, năng lực của học sinh qua môn Địa lí. (Lần 2) - Mẫu số 4) 
Kết quả tổng hợp thu được như sau: 
* Về phẩm chất: 
- Yêu nước: 
+ Số học sinh nhận loại tốt: 380 em (Đạt tỷ lệ:96,2 %) 
+ Số học sinh nhận loại đạt trung bình: 15 em (Đạt tỷ lệ: 3,8 %) 
+ Số học sinh nhận loại yếu: không có (Đạt tỷ lệ: 0 %) 
- Nhân ái: 
+ Số học sinh nhận loại tốt: 362 em (Đạt tỷ lệ: 91,6 %) 
+ Số học sinh nhận loại đạt trung bình: 29 em (Đạt tỷ lệ: 7,4 %) 
+ Số học sinh nhận loại yếu: 4 em (Đạt tỷ lệ: 1,0 %) 
- Chăm chỉ: 
+ Số học sinh nhận loại tốt: 369 em (Đạt tỷ lệ: 93,4 %) 
+ Số học sinh nhận loại đạt trung bình: 23 em (Đạt tỷ lệ: 5,8 %) 
+ Số học sinh nhận loại yếu: 3 em (Đạt tỷ lệ: 0,8 %) 
- Trung thực: 
+ Số học sinh nhận loại tốt: 371 em (Đạt tỷ lệ: 93,9 %) 
+ Số học sinh nhận loại đạt trung bình: 21 em (Đạt tỷ lệ: 5,3 %) 
44 
+ Số học sinh nhận loại yếu: 3 em (Đạt tỷ lệ: 0,8%) 
- Trách nhiệm: 
+ Số học sinh nhận loại tốt: 377 em (Đạt tỷ lệ: 95,4 %) 
+ Số học sinh nhận loại đạt trung bình: 13 em (Đạt tỷ lệ: 3,3 %) 
+ Số học sinh nhận loại yếu: 5 em (Đạt tỷ lệ: 1,3 %) 
* Về năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ, tự học: 
+ Số học sinh nhận loại tốt: 374 em (Đạt tỷ lệ: 94,7 %) 
+ Số học sinh nhận loại đạt trung bình: 17 em (Đạt tỷ lệ: 4,3 %) 
+ Số học sinh nhận loại yếu: 4 em (Đạt tỷ lệ: 1,0 %) 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
+ Số học sinh nhận loại tốt: 380 em (Đạt tỷ lệ: 96,2 %) 
+ Số học sinh nhận loại đạt trung bình: 12 em (Đạt tỷ lệ: 3,0 %) 
+ Số học sinh nhận loại yếu: 3 em (Đạt tỷ lệ: 0,8 %) 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 
+ Số học sinh nhận loại tốt: 365 em (Đạt tỷ lệ: 92,4 %) 
+ Số học sinh nhận loại đạt trung bình: 25 em (Đạt tỷ lệ: 6,3 %) 
+ Số học sinh nhận loại yếu: 5 em (Đạt tỷ lệ: 1,3 %) 
* Về năng lực đặc thù Địa lí: 
- Năng lực nhận thức về Địa lí: 
+ Số học sinh nhận loại tốt: 374 em (Đạt tỷ lệ: 94,7%) 
+ Số học sinh nhận loại đạt trung bình: 18 em (Đạt tỷ lệ: 4,6 %) 
+ Số học sinh nhận loại yếu: 3 em (Đạt tỷ lệ: 0,8 %) 
- Năng lực tìm hiểu về Địa lí: 
+ Số học sinh nhận loại tốt: 371 em (Đạt tỷ lệ: 93,9 %) 
+ Số học sinh nhận loại đạt trung bình: 19 em (Đạt tỷ lệ: 4,8 %) 
+ Số học sinh nhận loại yếu: 5 em (Đạt tỷ lệ: 1,3 %) 
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
+ Số học sinh nhận loại tốt: 367 em (Đạt tỷ lệ: 92,9 %) 
+ Số học sinh nhận loại đạt trung bình: 23 em (Đạt tỷ lệ: 5,8 %) 
+ Số học sinh nhận loại yếu: 5 em (Đạt tỷ lệ: 1,3 %) 
45 
Qua thực nghiệm, ta thấy rõ hiệu quả của việc sử dụng kĩ thuật dạy học “các 
mảnh ghép” và kĩ thuật tranh luận nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học 
sinh trung học phổ thông trong môn Địa lí. 
Trước khi thực hiện đề tài, qua kiểm tra thì số lượng các bài kiểm tra đạt từ 8 
điểm trở lên rất thấp, chỉ đạt 25/175 bài kiểm tra (đạt tỉ lệ 14,3%), đặc biệt số 
lượng học sinh dưới 5 điểm còn nhiều, 69/175 bài kiểm tra (chiếm tới 39,4%). Đa 
số học sinh còn nhận thức mơ hồ về các phẩm chất khác như chăm chỉ, trung thực 
và trách nhiệm. Các em học sinh còn thiếu các năng lực chung như: năng lực tự 
chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 
Các năng lực đặc thù Địa lí cũng hạn chế như: năng lực nhận thức về Địa lí, năng 
lực tìm hiểu về Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 
Tuy nhiên, sau khi thực hiện đề tài, ta thấy có sự thay đổi rất rõ rệt. Tỉ lệ bài 
khá giỏi chiếm phần lớn với 125/175 bài kiểm tra đạt điểm giỏi trở lên (đạt tỉ lệ 
71,4%), số lượng bài dưới 5 điểm chỉ còn 9/175 bài kiểm tra (đạt tỉ lệ 5,2%). Học 
sinh đã phát huy tối đa các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và 
trách nhiệm. Biết tìm tòi, sáng tạo và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế một 
cách chủ động. 
Ngoài ra, khi quan sát học sinh ở các lớp trong các tiết dự giờ cũng thấy rõ sự 
khác biệt giữa các lớp này. Lớp thực nghiệm, mức độ hoạt động tích cực của học 
sinh trong giờ học biểu hiện khá rõ, không khí học tập sôi nổi, học sinh thực sự 
cuốn hút vào các hoạt động học tập. Lớp đối chứng, giáo viên chủ yếu đưa ra hệ 
thống câu hỏi theo dạng vấn đáp với nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Học 
sinh thụ động ngồi nghe và rất ít có ý kiến xây dựng bài nên giảm tính sôi nổi trong 
các giờ học. Kết quả đáng ghi nhận hơn là một thời gian ngắn tổ chức thực 
nghiệm, nhưng phần lớn học sinh đã mạnh dạn hơn rất nhiều, kể cả những em rụt 
rè nhất trong lớp. Các em đã thể hiện sự tự tin khi được trình bày ý tưởng của cá 
nhân trước bạn bè, thầy cô; Trình bày suy nghĩ , ý tưởng của cá nhân; Biết cách 
ứng xử, giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo, tạo sự thân thiện để công việc đạt hiểu 
quả.v.v 
46 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
Dạy học và giáo dục nói chung đều cần đảm bảo cho học sinh phát triển theo 
một quá trình biện chứng từ nhận thức đến tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến 
thức vào thực tiễn. 
Cũng như các môn học khác, môn Địa lí góp phần hình thành và phát triển ở 
học sinh các phẩm chất chủ yếu, phù hợp với môn học, cấp học như phẩm chất 
yêu nước, sống trung thực, có trách nhiệm, lòng nhân ái biết yêu thương, cảm 
thông và chia sẻ.Giúp học sinh hình thành các năng lực tự chủ, giao tiếp, hợp 
tác, biết giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. 
Phẩm chất và năng lực chỉ được hình thành một cách toàn diện qua hoạt động, 
nếu không hoạt động, chỉ đơn thuần nghe giảng một chiều một cách thụ động thì 
không thể hình thành được các phẩm chât và năng lực. Do vậy, nguyên tắc dạy 
học phát triển phẩm chât và năng lực là giáo viên phải tổ chức cho học sinh hoạt 
động tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo. 
Công cụ để tổ chức hoạt động học tập của học sinh chính là phương pháp, kĩ 
thuật, phương tiện dạy học. 
Nội dung môn Địa lí có tính tổng hợp cao, thích hợp cho việc sử dụng nhiều 
phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau. Và trong số đó thì kĩ thuật dạy học các 
mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận là hai kĩ thuật dạy học mạng lại hiệu quả rõ rệt 
nhất trong dạy học nói chung và Địa lí nói riêng. Đây là hai kĩ thuật dạy học phù 
hợp với xu hướng dạy học hiện nay, phù hợp với mục tiêu phát triển phẩm chất, 
năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, kĩ thuật dạy học là một 
phần của phương pháp dạy học, do đó khi sử dụng các kĩ thuật dạy học này giáo 
viên nên phối hợp với các kĩ thuật, phương pháp dạy học khác nhau sẽ mang lại 
tính hiệu quả cao nhất. 
2. Ý nghĩa của đề tài 
- Trước hết, đối với Trường Trung học phổ thông Nguyễn Duy Trinh: Đề tài 
này có thể dùng làm chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt chuyên môn 
của nhóm Địa lí. 
 - Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong việc dạy 
học hiện nay, nhằm đáp ứng được tinh thần đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy 
học tích cực. 
 - Có thể cho học sinh nghiên cứu để tự hình thành kỹ năng, phương pháp học 
tập môn địa lí cũng như môn học khác trong suốt quá trình học tập . 
 - Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực nghiệm của đề tài có thể đóng 
góp cho ngành những giải pháp tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, 
đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. 
Cuối cùng. chúng tôi hi vọng rằng, với đề tài này, các bạn đồng nghiệp sẽ có 
một số thay đổi trong việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, từ đó nâng cao 
chất lương dạy và học. 
47 
3. Bài học kinh nghiệm 
- Khi sử dụng kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép” và kĩ thuật tranh luận nhằm 
phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phải căn cứ vào đối tượng học sinh và 
chương trình sách giáo khoa . 
- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi ý kiến, bàn bạc tập thể giữa giáo 
viên dạy các lớp để thống nhất nội dung, phương pháp và kĩ thuật dạy học mang lại 
hiệu quả cao. 
- Để đạt được mục tiêu giáo dục cao trong các tiết dạy, giáo viên phải biết sử 
dụng phối hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và phù hợp. 
4. Những ý kiến đề xuất 
Để nâng cao hơn nữa chất lượng đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học và 
góp phần hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh trong các môn học nói 
chung và Địa lí nói riêng, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: 
* Đối với Sở GD & ĐT: 
- Hướng dẫn giáo viên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát 
triển phẩm chất và năng lực cho học sinh đạt hiệu quả tối ưu nhất. 
- Trong các đợt chuyên đề cần tiếp tục tăng cường thêm thời gian học tập, chú 
trọng vào việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học, nhất là các phương pháp 
dạy học hiện đại trong những bài dạy cụ thể, đặc biệt là những liên quan nhiều kiến 
thức thực tế. Dành nhiều thời gian cho các giáo viên tham gia tập huấn có thời gian 
bàn bạc góp ý kiến và rút được kinh nghiệm cho mình. 
* Đối với các Trường THPT: 
- Khuyến khích giáo viên soạn giáo án theo phương pháp dạy học tích cực 
môn Địa lí để phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh một cách hiệu quả 
hơn. 
- Tạo mọi điều kiện về đồ dùng dạy học để giáo viên sử dụng mang lại hiệu 
quả cho tiết dạy. 
- Tăng cường tổ chức các tiết dạy đánh giá trong các nhóm, tổ để đúc rút kinh 
nghiệm và xem đó là một tiêu chí để đánh giá giáo viên. 
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân các tác giả trong việc vận dụng 
kĩ thuật các mảnh ghép và kĩ thuật tranh luận nhằm phát triển phẩm chất, năng lực 
cho học sinh trung học phổ thông qua một số bài giảng Địa lí lớp 10. Mặc dù đã có 
những kết quả mang tính khả thi nhưng do thời lượng nghiên cứu có hạn và còn 
thiếu nhiều kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tài, do đó không tránh khỏi 
những khó khăn, hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của ban giám khảo và các 
đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 
48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng "Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng 
tích cực" Nxb Đại học Sư phạm. 
2."Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông", Nxb Giáo 
dục, Bộ giáo dục Đào tạo. 
3. "Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học". Nhà xuất bản 
Đại học sư phạm. 
4. Tìm hiểu chương trình môn Địa lí (2019). (Trong chương trình giáo dục phổ 
thông 2018) - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
5. Chương trình ETEP- Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên cốt cán (2020): 
“Modull 2- Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, 
năng lực học sinh Trung học phổ thông - môn Địa lí” 
6. Nguyễn Minh Tuệ “Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí lớp 10” 
Nxb Đại học Sư phạm. 
7. Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ “Dạy và học phát triển năng lực Địa lí trung 
học phổ thông” Nxb Đại học Sư phạm. 
8. Một số công trình khoa học nghiên cứu về kĩ thuật dạy học tích cực như các luận 
văn, các sáng kiến kinh nghiệm. 
9. ''Sách giáo viên Địa lý 10'', Nxb Giáo dục. 
10. ''Sách giáo khoa Địa lý 10'', Nxb Giáo dục. 
 PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 
Phiếu tổng hợp kết quả khảo sát điều tra về mức độ hình thành phẩm chất, 
năng lực của học sinh qua môn Địa lí. (Lần 1) - Mẫu số 1 
- Em hãy đánh dấu X vào ô lựa chọn tương ứng .- Phiếu khảo sát gồm 1 trang 
TT Các tiêu chí 
Mức độ 
Tốt Trung bình Yếu 
Số 
lượng 
(HS) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
(HS) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
(HS) 
Tỷ lệ 
(%) 
A. PHẨM CHẤT 
1 Yêu nước 
2 Nhân ái 
3 Chăm chỉ 
4 Trung thực 
5 Trách nhiệm 
B. NĂNG LỰC CHUNG 
6 Năng lực tự chủ, tự 
học 
7 Năng lực giao tiếp và 
hợp tác 
8 Năng lực giải quyết 
vấn đề và sáng tạo 
C. NĂNG LỰC ĐẶC THÙ ĐỊA LÍ 
9 Năng lực nhận thức về 
Địa lí 
10 Năng lực tìm hiểu về 
Địa lí 
11 Năng lực vận dụng 
kiến thức, kĩ năng đã 
học 
 Phụ lục 2 
Phiếu tổng hợp kết quả khảo sát điều tra về mức độ hình thành phẩm chất, 
năng lực của học sinh qua môn Địa lí. (Lần 1)- Mẫu số 2 
- Em hãy đánh dấu X vào ô lựa chọn tương ứng .- Phiếu khảo sát gồm 1 trang 
TT Các tiêu chí 
Mức độ 
Tốt Trung bình Yếu 
Số 
lượng 
(HS) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
(HS) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
(HS) 
Tỷ lệ 
(%) 
A. PHẨM CHẤT 
1 Yêu nước 350 88,6 45 11,4 0 0 
2 Nhân ái 92 23,3 128 32,4 175 44,3 
3 Chăm chỉ 35 8,9 149 37,7 211 53,4 
4 Trung thực 76 19,2 139 35,2 180 45,6 
5 Trách nhiệm 37 9,4 173 43,8 185 46,8 
B. NĂNG LỰC CHUNG 
6 Năng lực tự chủ, 
tự học 
45 11,4 76 19,2 274 69,4 
7 Năng lực giao 
tiếp và hợp tác 
36 9,1 92 23,3 267 67,6 
8 Năng lực giải 
quyết vấn đề và 
sáng tạo 
21 5,3 35 8,9 339 85,8 
C. NĂNG LỰC ĐẶC THÙ ĐỊA LÍ 
9 Năng lực nhận 
thức về Địa lí 
111 28,1 157 39,7 127 32,2 
10 Năng lực tìm 
hiểu về Địa lí 
27 6,8 124 31,4 244 61,8 
11 Năng lực vận 
dụng kiến thức, 
kĩ năng đã học 
18 4,6 132 33,4 245 62,0 
 Phụ lục 3 
Phiếu tổng hợp kết quả khảo sát điều tra về mức độ hình thành phẩm chất, 
năng lực của học sinh qua môn Địa lí. (Lần 2) - Mẫu số 3 
- Em hãy đánh dấu X vào ô lựa chọn tương ứng .- Phiếu khảo sát gồm 1 trang 
TT Các tiêu chí 
Mức độ 
Tốt Trung bình Yếu 
Số 
lượng 
(HS) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
(HS) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
(HS) 
Tỷ lệ 
(%) 
A. PHẨM CHẤT 
1 Yêu nước 
2 Nhân ái 
3 Chăm chỉ 
4 Trung thực 
5 Trách nhiệm 
B. NĂNG LỰC CHUNG 
6 Năng lực tự chủ, tự 
học 
7 Năng lực giao tiếp và 
hợp tác 
8 Năng lực giải quyết 
vấn đề và sáng tạo 
C. NĂNG LỰC ĐẶC THÙ ĐỊA LÍ 
9 Năng lực nhận thức về 
Địa lí 
10 Năng lực tìm hiểu về 
Địa lí 
11 Năng lực vận dụng 
kiến thức, kĩ năng đã 
học 
 Phụ lục 4 
Phiếu tổng hợp kết quả khảo sát điều tra về mức độ hình thành phẩm chất, 
năng lực của học sinh qua môn Địa lí. (Lần 2) - Mẫu số 4 
- Em hãy đánh dấu X vào ô lựa chọn tương ứng .- Phiếu khảo sát gồm 1 trang 
TT Các tiêu chí 
Mức độ 
Tốt Trung bình Yếu 
Số 
lượng 
(HS) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
(HS) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
(HS) 
Tỷ lệ 
(%) 
A. PHẨM CHẤT 
1 Yêu nước 380 96,2 15 3,8 0 0 
2 Nhân ái 362 91,6 29 7,4 4 1,0 
3 Chăm chỉ 369 93,4 23 5,8 3 0,8 
4 Trung thực 371 93,9 21 5,3 3 0,8 
5 Trách nhiệm 377 95,4 13 3,3 5 1,3 
B. NĂNG LỰC CHUNG 
6 Năng lực tự chủ, 
tự học 
374 94,7 17 4,3 4 1,0 
7 Năng lực giao 
tiếp và hợp tác 
380 96,2 12 3,0 3 0,8 
8 Năng lực giải 
quyết vấn đề và 
sáng tạo 
365 92,4 25 6,3 5 1,3 
C. NĂNG LỰC ĐẶC THÙ ĐỊA LÍ 
9 Năng lực nhận 
thức về Địa lí 
374 94,7 18 4,6 3 0,8 
10 Năng lực tìm 
hiểu về Địa lí 
371 93,9 19 4,8 5 1,3 
11 Năng lực vận 
dụng kiến thức, 
kĩ năng đã học 
367 92,9 23 5,8 5 1,3 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_ki_thuat_cac_manh_ghep_va_ki_thuat_tranh_luan.pdf
Sáng Kiến Liên Quan