SKKN Vận dụng đồ dùng dạy học tự làm để giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh ở trường Trung học Phổ thông

Môn học GDQP-AN có nhiều khái niệm trừu tượng, khái quát, phức tạp, có thể gây

khó khăn cho người học trong việc hiểu rõ bản chất của từng nội dung. Đồ dùng dạy học có

khả năng làm bộc lộ những thuộc tính của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa chúng, từ đó

đơn giản hóa, cụ thể hóa những khái niệm trừu tượng, phức tạp. Chính nhờ vậy, việc minh

họa bằng đồ dùng dạy học giúp việc giảng giải của giáo viên rõ ràng hơn, hiệu quả hơn, từ đó

học sinh hiểu bài dễ dàng, sâu sắc hơn.

Người xưa đã từng nói:

“Nếu tôi nghe, tôi sẽ quên

Nếu tôi thấy, tôi sẽ nhớ

Nếu tôi làm, tôi sẽ biết”.

Trong quá trình nhận thức, học sinh sử dụng các giác quan để tiếp nhận thông tin, từ

đó thực hiện quá trình tư duy để hình thành khái niệm khái quát. Càng sử dụng nhiều giác

quan thì xác suất thông tin được tiếp nhận càng cao. Chính vì vậy, ý nghĩa đầu tiên của việc

sử dụng đồ dùng dạy học là kết hợp sử dụng thị giác và thính giác để tiếp nhận thông tin. Bên4

cạnh đó, thông tin được tiếp nhận thông qua cả hai kênh (hình và tiếng) có khả năng giúp não

hình thành cùng một lúc hai loại biểu tượng, biểu tượng hình ảnh và biểu tượng ngôn từ, từ

đó giúp người học nhớ tốt hơn (theo Paivio, 1986).

Theo quan niệm thông thường, môn GDQP-AN là môn học khô khan, khó phù hợp

với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh. Mặt khác, học sinh cũng chưa ý thức nhiều về vai

trò, ý nghĩa của môn học. Chính vì vậy, bản thân môn GDQP-AN rất khó thu hút sự chú ý và

tạo hứng thú ở học sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học môn

GDQP-AN có thể cải thiện được tình trạng này. Với hình ảnh sinh động, màu sắc, chuyển

động hấp dẫn , đồ dùng dạy học có khả năng thu hút và duy trì chú ý của học sinh vào nội

dung bài học. Bên cạnh đó, tính sinh động, hấp dẫn của đồ dùng dạy học giúp tăng hứng thú

của học sinh đối với nội dung môn học và với hoạt động học tập môn GDQP-AN. Cả việc

tăng cường chú ý và hứng thú học tập đều tác động làm nâng cao hiệu quả hoạt động nhận

thức, chất lượng hoạt động học.

Ngoài ra, đồ dùng dạy học còn giúp người học phát triển khả năng quan sát, phân tích,

tổng hợp các hiện tượng để rút ra kết luận, đó đều là những thành phần quan trọng góp phần

phát triển năng lực trí tuệ của học sinh.

Với giáo viên, đồ dùng dạy học có thể là phương tiện dạy học, nguồn tri thức bổ sung,

hỗ trợ giáo viên trong quá trình điều khiển hoạt động học tập trên lớp, hướng dẫn học sinh tự

học ở nhà cũng như việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Thấy được việc sử dụng đồ dùng dạy học vô cùng phù hợp và đạt được hiệu quả cao

trong quá trình giảng dạy. Bản thân cũng được hiểu rõ thế nào là “đồ dùng dạy học”, thế nào

là “tư liệu trực quan” nên tôi mạnh dạn xây dựng kế hoạch, chủ động tự làm những đồ dùng

dạy dạy đặc thù ở bộ môn GDQP-AN đồng thời áp dụng ngay trên từng khối, lớp học. Vậy

thế nào “đồ dùng dạy học” và “đồ dùng dạy học” làm đổi mới phương pháp dạy học như thế

nào?

pdf36 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng đồ dùng dạy học tự làm để giảng dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng - an ninh ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học”, GV cần 
phải hợp tác sâu sát với HS bằng các biện pháp: cho các em chuẩn bị nội dung bài học ở nhà, 
29 
đọc kĩ nội dung tiết học thực hành, tìm thông tin tư liệu trên sách báo, thảo luận nhóm trả lời 
câu hỏi 
Thông qua kiểm tra đánh giá kết quả của HS, giáo viên so sánh giữa hai cách dạy có sử 
dụng đồ dùng dạy học và tự làm và không trang bị đồ dùng dạy học để điều chỉnh cho phù 
hợp. 
3.3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên về việc sử dụng đồ dùng dạy học trong 
dạy học môn GDQP – AN ở các trường THPT 
Một số giáo viên môn GDQP.AN các trường THPT sử dụng đồ dùng dạy học ít thường 
xuyên và khá nghèo nàn về chủng loại. Việc nâng cao nhận thức của giáo viên về việc sử 
dụng đồ dùng dạy học trong dạy học môn GDQP – AN nhằm góp phần tăng tần suất sử dụng 
đồ dùng dạy học, đa dạng hóa chủng loại đồ dùng dạy học tương ứng với những mục đích sử 
dụng khác nhau trong dạy học môn học này. 
Chính vì vậy, khi thực hiện biện pháp này cần tập trung vào những nội dung chủ yếu 
sau: 
- Giới thiệu tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học GDQP – 
AN. Cần lưu ý giáo viên về vai trò của đồ dùng dạy học trong việc mở rộng tri thức, hỗ trợ 
học sinh hiểu các khái niệm QP – AN trừu tượng, những qui trình thao tác phức tạp, tăng 
cường khả năng chú ý, trí nhớ, tư duy của người học, tạo hứng thú, thái độ học tập tích cực, 
cũng như phát triển khả năng thực hành, khả năng tự kiểm soát, tự điều khiển, tự điều chỉnh 
trong quá trình học. 
- Giới thiệu các loại đồ dùng dạy học có thể sử dụng được vào việc dạy học GDQP – 
AN. Cần lưu ý đến tính đa dạng về chủng loại của các đồ dùng dạy học và nhấn mạnh những 
đồ dùng dạy học có khả năng đem lại hiệu quả cao nhưng hiện tại đang còn ít được giáo viên 
sử dụng, như Phim tư liệu về QP-AN, phim 3D về hoạt động của các loại vũ khí bộ binh. 
- Giúp giáo viên hiểu rõ các mục đích sử dụng khác nhau đối với các loại đồ dùng dạy 
học khác nhau. Trong đó, giới thiệu cho giáo viên các mục đích khác nhau khi sử dụng đồ 
dùng dạy học, như giới thiệu lý thuyết, ôn tập lý thuyết, hướng dẫn thực hành, luyện tập thực 
hành Bên cạnh đó, giúp giáo viên hiểu rằng mỗi loại đồ dùng dạy học sẽ phù hợp hơn với 
những mục đích nhất định. 
Có thể lồng ghép những nội dung này trong các khóa đào tạo giáo viên GDQP cho 
các trường THPT, đặc biệt là trong học phần phương pháp dạy học bộ môn và các học phần 
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Bên cạnh đó, có thể đưa những nội dung này vào các chương 
trình bồi dưỡng giáo viên, họp tổ chuyên môn, họp hội đồng bộ môn. Cũng có thể thông qua 
việc yêu cầu giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học ở các trường phổ thông, sau đó giáo viên tự 
nhận thức, tự đánh giá và tự rút ra bài học về vai trò, hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy 
học trong dạy học môn GDQP – AN. 
3.3.2 Đảm bảo điều kiện về đồ dùng dạy học cho việc giảng dạy học môn GDQP – 
AN ở các trường THPT 
30 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giáo viên ít sử dụng đồ dùng dạy học để giảng dạy 
môn QPAN. Nguyên nhân khiến giáo viên ít sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học môn 
GDQP – AN ở các trường THPT là điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị chưa có khả năng đáp 
ứng yêu cầu. Chính vì vậy, đảm bảo điều kiện này là một trong những yêu cầu hàng đầu. Các 
trường cần quan tâm đến việc đầu tư trang bị máy tính, máy chiếu (projector), thiết lập và 
nâng cấp đường truyền internet, những thiết bị cơ sở để trình chiếu ảnh, mô hình, mô phỏng, 
phim. 
Bên cạnh đó, các trường cần có kế hoạch tổ chức các cuộc thi sáng tạo đồ dùng dạy 
học cấp trường (trong đó có bộ môn GDQP-AN) hằng năm để đa dạng thêm đồ dùng dạy 
học phục vụ giảng dạy. 
Bên cạnh đó, các trường cần động viên giáo viên sưu tầm và tự làm các đồ dùng dạy 
học có thể sử dụng vào dạy học GDQP – AN như tranh, ảnh, bản đồ, phim, chia sẻ tư liệu 
với các giáo viên trong và ngoài trường. Ngoài ra, lãnh đạo các trường cần có những quy 
định chặt chẽ để thúc đẩy giáo viên tích cực sử dụng các thiết bị, các đồ dùng dạy học trong 
dạy học GDQP – AN, tránh tình trạng mua sắm, trang bị máy móc, thiết bị, phương tiện dạy 
học nhưng tần suất sử dụng quá ít. 
3.3.3. Nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học môn GDQP – 
AN ở các trường THPT 
Đồ dùng dạy học chỉ có thể phát huy được những vai trò quan trọng trong dạy học như 
đã trình bày trong phần cơ sở lý luận khi được sử dụng một cách hiệu quả. Chính vì vậy, 
nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học GDQP – AN ở các trường 
THPT là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực trạng đã chỉ ra rằng không có công 
thức chung cho việc sử dụng các loại đồ dùng dạy học khác nhau vào những tình huống, mục 
đích khác nhau. Bởi vậy, người sử dụng đồ dùng dạy học cần biết lựa chọn đồ dùng dạy học 
phù hợp cho mục đích dạy học cụ thể, trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Bên cạnh 
đó, cần tăng cường sử dụng một cách đa dạng về chủng loại đồ dùng dạy học và phong phú về 
mục đích của hành động học tập. Ngoài ra, giáo viên cần phát triển kỹ năng sử dụng đồ dùng 
dạy học, cũng như kỹ năng tự phản hồi, tự kiểm soát, tự điều khiển, tự điều chỉnh trong quá 
trình sử dụng đồ dùng dạy học. Sự đánh giá của đồng nghiệp, học sinh về hiệu quả của việc sử 
dụng đồ dùng dạy học trong dạy học là cần thiết nhưng sự tự đánh giá của mỗi giáo viên về 
hiệu quả sử dụng của bản thân càng quan trọng hơn. 
Cụ thể hơn, với việc đa dạng hóa mục đích sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao 
hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học GDQP – AN ở các trường THPT, chúng tôi 
đề xuất có thể sử dụng đồ dùng dạy học để hướng dẫn học sinh sử dụng các loại đồ dùng dạy 
học để khai thác kiến thức mới; giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học để giải thích, minh họa 
những khái niệm, các cấu tạo, hành động phức tạp; giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trong 
quá trình tổ chức thảo luận nhóm, ôn tập kiến thức 
31 
Nhằm tăng hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học GDQP – AN, giáo viên 
cần lưu ý phát triển tư duy, tưởng tượng của học sinh bên cạnh việc phát triển khả năng hiểu 
khái niệm, khả năng quan sát đối tượng. Nói cách khác, không chỉ tận dụng ưu thế trực quan 
cụ thể của đồ dùng dạy học mà còn cần sử dụng chúng làm cơ sở phát triển nhận thức lý tính 
của người học. Điều này có thể thực hiện được thông qua việc kết hợp sử dụng đồ dùng dạy 
học với các phương pháp khác có ưu thế trong việc phát triển tư duy, tưởng tượng, như đàm 
thoại gợi mở với các câu hỏi phân tích, so sánh tìm ra các mối quan hệ giữa các đối tượng, 
nêu và giải quyết vấn đề. 
IV- Hiệu quả đạt được: Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến; Lợi 
ích thu được khi sáng kiến áp dụng:.......(số liệu cụ thể kèm theo căn cứ, cơ sở để xác định, 
đánh giá). 
1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến 
1.1. Trước khi thực hiện sáng kiến 
Trong những năm trước đó, Bộ GD&ĐT đã cung cấp rất nhiều trang thiết bị dạy học ở 
môn GDQP-AN về các trường THPT nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy ở bộ môn. Tuy 
nhiên việc cung cấp thiết bị dạy học trên cũng không thể đủ với so với từng nội dung kiến 
thức bài học. Việc sử dụng chúng trong dạy học, đặc biệt là ở các trường THPT còn khá 
nghèo nàn, đơn giản, dẫn đến hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học môn 
GDQP-AN chưa cao. Vì lẽ đó, giáo viên không thể phân tích sâu nội dung cần giảng dạy trên 
lớp. Đặc thù hơn, trong các giờ thực hành nếu như không có các trang thiết bị hoặc đồ dùng 
dạy học thì giáo viên chỉ phân tích động tác một cách qua loa, nên học sinh chỉ hiểu một 
phần của động tác, có thể học sinh sẽ dễ bị quên khi giáo viên giảng dạy xong. 
Giáo viên giảng dạy bộ môn chưa thật sự chủ động trong việc khai thác, tìm kiếm và tự 
làm những đồ dùng dạy học để hỗ trợ thêm vào nội dung bài giảng, nên gây cho học sinh 
cảm giác nhàm chán, mất đi hứng thú, thậm chí không tích cực trong học tập. 
Mặt khác, khi không có đủ đồ dùng để dạy giáo viên chỉ dừng lại ở chổ cung cấp sự 
kiện nhớ tốt hoặc học thuộc lòng hoặc chỉ là nguồn kiến thức duy nhất để các em nhớ máy 
móc; HS làm việc một mình; ghi chép tóm tắt; bài giảng chỉ dừng lại ở câu hỏi; không gắn lí 
thuyết với thực hành, giờ thực hành trở nên thụ động. Từ đó dẫn đến kết quả kiểm tra đánh 
giá đạt mức thấp. 
1.2. Sau khi áp dụng sáng kiến 
Qua nhiều năm tự làm đồ dùng dạy học và áp dụng vào các tiết dạy môn QPAN, tôi 
thấy hiệu quả mang lại từ đồ dùng dạy học rất lớn: 
Thứ nhất, đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học. Đồ dùng dạy 
học đặc biệt là các đồ dùng dạy học có ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin 
và truyền thông là công cụ giúp cho GV tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS. 
Thứ hai, khi sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học giúp giảm lí thuyết, tăng thời gian tự 
học, tự nghiên cứu, kích thích tính chủ động, tích cực, sáng tạo, và tăng cường độ làm việc 
32 
của cả GV và HS trong suốt giờ học. Nhờ vậy không khí giờ học trở nên sôi nổi, hứng thú 
học tập bộ môn được nâng lên. 
Thứ ba, giúp giảm lối học truyền thống theo lối truyền thụ 1 chiều, phát huy tính tích 
cực, tự giác trong hoạt động học tập, nghiên cứu. Giúp người học chủ động sáng tạo trong 
tiếp cận tri thức và trình bày những tri thức đã được lĩnh hội. 
Thứ tư, giúp GV truyền thụ tốt hơn những kiến thức khoa học mà trước đây khó giải 
thích khi sử dụng PPDH truyền thống. Giúp HS hình thành những tri thức lí thuyết, kĩ năng, 
kĩ xảo thực hành. 
2. Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng 
Nhìn chung, các bài giảng có sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí giáo viên sẽ truyền thụ 
hết kiến thức cho các em học sinh, vận dụng đồ dùng dạy học để kiểm tra đánh giá, thực 
hành, luyện tậpTrong 1 tiết học, đồ dùng dạy học có thể sử dụng được tất cả các giai đoạn 
khác nhau của tiến trình bài học. Tiết kiệm được thời gian do không phải mô tả và học sinh 
phải hình dung (nếu không có học cụ thì phải dạy chay). Nó là phương tiện trực quan giúp 
học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo tốt nhất. rèn luyện thói quen lao động có khoa học: cách 
lắp đặt, tháo lắp một khẩu súngmột cách khoa học hợp lí, tiếm kiệm được thời gian, cách 
sử dụng, khai thác thông tin, xử lí thông tin để tìm kết quả mong muốnTừ những thực tế đó 
mang lại, qua các năm áp dụng có hiệu quả cao đã cho thấy kết quả học tập của học sinh 
như sau: 
Năm học 2014-2015 
Khối 
Số 
HS 
Giỏi ( 8-10) Khá (6.5-7.9) TB ( 5.0-6.4) Yếu ( 3.5-4.9) Kém (< 3.5 ) 
 SL % SL % SL % SL % SL % 
10 408 408 100% 0 0 0 0 0 0 0 0 
11 412 420 100% 0 0 0 0 0 0 0 0 
12 399 416 100% 0 0 0 0 0 0 0 0 
Tổng 1.219 1.219 100% 0 0 0 0 0 0 0 0 
Năm học 2015-2016 
Khối 
Số 
HS 
Giỏi ( 8-10) Khá ( 6.5-7.9) TB ( 5.0-6.4) Yếu ( 3.5-4.9) Kém (< 3.5 ) 
 SL % SL % SL % SL % SL % 
10 412 412 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 
11 400 382 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 
12 406 406 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 
Tổng 1.218 1.218 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 
Năm học 2016-2017 
Khối 
Số 
HS 
Giỏi ( 8-10) Khá ( 6.5-7.9) TB ( 5.0-6.4) Yếu ( 3.5-4.9) Kém (< 3.5) 
SL % SL % SL % SL % SL % 
10 408 408 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 
11 403 403 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 
33 
12 396 382 92,93% 14 7,07% 0 0 0 0 0 0 
Tổng 1.207 1.200 98,84% 14 1,49% 0 0 0 0 0 0 
Năm học 2017-2018 
Khối 
Số 
HS 
Giỏi ( 8-10) Khá ( 6.5-7.9) TB ( 5.0-6.4) Yếu ( 3.5-4.9) Kém (< 3.5) 
SL % SL % SL % SL % SL % 
10 416 416 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 
11 399 399 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 
12 396 396 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 
Tổng 1.211 1.211 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 
HKI năm học 2018-2019 
Khối 
Số 
HS 
Giỏi ( 8-10) Khá ( 6.5-7.9) TB ( 5.0-6.4) Yếu ( 3.5-4.9) Kém (< 3.5) 
SL % SL % SL % SL % SL % 
11 428 428 99.30% 03 0.7% 0 0 0 0 0 0 
12 195 195 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 
Tổng 623 623 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 
Bảng 3: Bảng xếp loại đánh giá kết quả học tập của học sinh 
Trên đây là kết quả đạt được trong quá trình áp dụng đồ dùng dạy học và những đồ 
dùng dạy học tự làm. Qua số liệu từ các năm học cho thấy, việc “áp dụng đồ dùng dạy học” 
đặc biệt là những đồ dùng dạy học tự làm đã nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên 
và kết quả học tập ở học sinh. Hầu hết các năm học tỉ lệ học sinh đạt loại Giỏi đều chiếm gần 
100%. 
 Qua kết quả nhiều năm vận dụng đồ dùng dạy học và giảng dạy bộ môn QPAN, các em 
có tiến bộ hơn, kiến thức bộ môn QPAN học sinh nắm sâu rộng hơn, cách trình bày thảo luận 
về nội dung ngày một sâu rộng hơn, học sinh chú trọng vào môn học, giờ lên lớp môn QPAN 
gây được hứng thú trong giờ học, kể cả tiết dạy của giáo viên. 
V. Mức độ ảnh hưởng 
1. Khả năng áp dụng giải pháp 
- Các đồ dùng dạy học trong đề tài dễ làm và dễ áp dụng, giá thành cho mỗi sản phẩm 
đồ dùng không cao. Giáo viên vận dụng, áp dụng ở tất cả các trường, từng lớp, từng đối 
tượng học sinh cụ thể. 
- Việc tổ chức thực hiện cũng có thể diễn ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như: thảo 
luận nhóm, viết chủ đề, tranh luận vấn đề, làm dự án... 
- Nói chung, đề tài có thể dễ dàng áp dụng rộng rãi trong quá trình giảng. 
2. Lĩnh vực: bộ môn GDQP-AN trong lĩnh vực sáng tạo cải tiến đồ dùng dạy học. 
3. Địa chỉ áp dụng sáng kiến 
- Đầu tiên đề tài được áp dụng trong bộ môn GD.QPAN ở trường THPT chuyên Thoại 
Ngọc Hầu. Nếu đề tài được nghiệm thu, khả năng áp dụng được hầu hết các trường THPT. 
Bởi tính dễ áp dụng và dễ thực hiện của đề tài sẽ đem lại cho giáo viên giảng dạy áp dụng và 
34 
sáng tạo nhiều phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh. Qua đó, người giáo viên khi 
đứng lớp sẽ trao đổi kiến thức chuyên môn từ phía học sinh và ngược lại. 
4. Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó: điều kiện cơ sở vật chất 
Để áp dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong bộ môn GDQP – AN ở các trường THPT, 
từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn học này, cần phải đảm bảo các điều kiện như sau: 
4.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 
Các Sở GD&ĐT cần quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học bộ 
môn GDQP – AN cho các trường THPT, trong đó bao gồm cả các đồ dùng dạy học và các 
thiết bị cần thiết để sử dụng các đồ dùng dạy học trong dạy học GDQP-AN. Để làm tốt điều 
này, bên cạnh việc phân bổ kinh phí, Sở giáo dục cần có những công văn, thúc đẩy và hướng 
dẫn các trường THPT trong việc tiếp cận các loại đồ dùng dạy học, các nguồn cung cấp đồ 
dùng dạy học có chất lượng. Bên cạnh đó, Sở giáo dục cũng cần thúc đẩy và hỗ trợ các 
trường trong hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về việc sử dụng đồ dùng dạy học vào 
giảng dạy GDQP-AN cũng như thúc đẩy giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trong thực hành 
dạy học. 
4.2. Đối với các trường THPT 
Các trường, một mặt, cần thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ, của Sở GD&ĐT đối với 
hoạt động dạy học môn GDQP-AN ở THPT nói chung và việc sử dụng đồ dùng dạy học 
trong dạy học môn học này nói riêng. Mặt khác, các trường cần có mối liên hệ chặt chẽ với 
Sở GD&ĐT để tiếp cận thông tin, nguồn tài chính và các nguồn lực khác cần thiết cho việc 
tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất và bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao khả năng sử 
dụng đồ dùng dạy học trong dạy học môn GDQP-AN. Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường cần 
động viên, khuyến khích, thúc đẩy và tạo điều kiện cho giáo viên trong việc sưu tầm, bảo 
quản và sử dụng đồ dùng dạy học làm TLTQ trong dạy học. 
2.3. Đối với giáo viên dạy môn GDQP-AN 
Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học làm TLTQ trong dạy học, vai trò 
của giáo viên dạy học môn GDQP-AN là đặc biệt quan trọng. Vì vậy, giáo viên phải hiểu rõ 
tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học môn GDQP-AN, các loại đồ 
dùng dạy học với những đặc điểm riêng, mục đích sử dụng của từng loại và cách thức sử 
dụng chúng một cách hiệu quả. Để có được điều đó, bên cạnh việc tham dự các khóa đào tạo, 
bồi dưỡng, giáo viên cần tự tìm hiểu qua sách báo, tài liệu. Giáo viên cũng cần trao đổi với 
đồng nghiệp, học sinh để nhận được những ý kiến phản hồi và tự đánh giá về cách thức sử 
dụng và tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học GDQP-AN. 
Không thể thụ động chờ đợi sự cung cấp đồ dùng dạy học từ Sở GD&ĐT, trường 
THPT, giáo viên cần chủ động trong việc tìm kiếm, lựa chọn, sưu tầm và sử dụng các loại đồ 
dùng dạy học có tính hiệu quả cao. Bên cạnh đó, giáo viên cần tận dụng cơ sở vật chất, thiết 
bị, đồ dùng dạy học đã được trang cấp để phục vụ cho hoạt động dạy học. 
35 
 2.4. Đối với học sinh THPT 
Học sinh cần hiểu rõ vai trò quan trọng của đồ dùng dạy học trong học môn GDQP-AN, 
những mục đích sử dụng khác nhau. Bên cạnh việc quan sát đồ dùng dạy học được giáo viên 
sử dụng trên lớp, học sinh cần sử dụng đồ dùng dạy học vào hoạt động tự học, ôn tập, thực 
hành ở nhà. Học sinh cũng cần tích cực tham gia cùng giáo viên trong quá trình sử dụng đồ 
dùng dạy học trong dạy học để có thể tăng hiệu quả sử dụng, khai thác triệt để thế mạnh của 
đồ dùng dạy học. 
VI- Kết luận 
- Tóm lại, Đồ dùng dạy học có thể đơn giản hay phức tạp, nhưng qua sử dụng nó phải 
có kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mĩ quan, sư phạm an toàn và giá cả hợp lí, 
tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết phải là đồ dùng đắc tiền. 
- Việc trang bị đồ dùng dạy học lại phụ thuộc vào nhiều công tác quản lí, góp phần 
nâng cao chất lượng dạy và học trong bộ môn QPAN. 
- Theo quan điểm lí luận dạy học hiện đại đồ dùng dạy học là một trong 6 thành tố 
chủ yếu của quá trình dạy học: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học, 
giáo viên và học sinh. 
- Đồ dùng dạy học chịu sự chi phố của nội dung chương trình và phương pháp dạy 
học. Mỗi loại hình thiết bị dạy học khi đưa vào sử dụng cần được cân nhắc, lựa chọn để đáp 
ứng được nội dung chương trình, phương pháp dạy học, đồng thời cũng phải thỏa mãn các 
yêu cầu về khoa học sư phạm, kinh tế thẩm mĩ và an toàn cho giáo viên và học sinh nhằm đạt 
kết quả mong muốn. 
Để đào tạo ra những con người toàn diện thì nội dung chương trình dạy học phải đáp 
ứng yêu cầu như: giúp HS lĩnh hội tri thức lí thuyết, hình thành năng lực thực hành, tự 
nghiên cứu cho học sinh, ...Muốn đtạ được yêu cầu đó thì một trong các biện pháp quản lí 
quan trọng là tăng cường trang bị, bảo quản và đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng đồ 
dùng dạy học. 
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất ba biện pháp chủ yếu 
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học tự làm trong dạy học GDQP-
AN ở các trường THPT. Các biện pháp tập trung sự tác động vào nhận thức, thái độ và kỹ 
năng của giáo viên, học sinh và vào điều kiện vật chất của các tư liệu trực quan. Bên cạnh 
những đề xuất chung về biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học 
GDQP – AN, tôi cũng đã có những hướng dẫn cụ thể về các loại đồ dùng dạy học khác nhau, 
trong đó bao gồm khả năng sử dụng vào những bài học trong chương trình GDQP-AN ở 
trường THPT. 
 Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Module 20: Sử dụng các thiết bị dạy học ở Trung Học Phổ Thông – Ngô Quang Sơn. 
2. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
tạo. 
3. Tài liệu tập huấn: dạy học tích hợp liên môn – Vụ giáo dục trung học. 
4. Thượng tá Nguyễn Mạnh tiến: thực trạng và giải pháp sử dụng tư liệu trực quan trong dạy 
học môn Giáo dục Quốc phòng ở các trường Trung học Phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế, 
Quảng Trị và Quảng Bình, năm 2012. 
5. Sách Giáo khoa Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh – lớp 10 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt 
Nam. 
6. Sách Giáo khoa Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh – lớp 11- Nhà xuất bản Giáo dục Việt 
Nam. 
7. Sách Giáo khoa Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh – lớp 12- Nhà xuất bản Giáo dục Việt 
Nam 
8. Sách giáo viên Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh – lớp 10 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt 
Nam. 
9. Sách giáo viên Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh – lớp 11 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt 
Nam. 
10. Sách giáo viên Giáo dục Quốc Phòng – An Ninh – lớp 12 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt 
Nam. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_do_dung_day_hoc_tu_lam_de_giang_day_bo_mon_gia.pdf
Sáng Kiến Liên Quan