SKKN Vận dụng dạy học tích hợp vào một số nội dung Địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh
Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông hiện nay là “vận
dụng kiến thức vào thực tiễn” nhằm “phát triển khả năng sáng tạo, tự học , khuyến
khích học tập của học sinh”. Địa lí là một môn học quan trọng trong chương trình
giáo dục quốc dân, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học
Địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử
với môi trường tự nhiên, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, của
xu thế thời đại.
Việc liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học, trước
hết tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự
hứng thú, hăng say trong học tập.
Liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học góp phần
xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng
tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức
vào cuộc sống. Đồng thời giúp cho học sinh có được những hiểu biết về các vấn đề
kinh tế - xã hội của thế giới, của một số quốc gia và khu vực. Học sinh nắm được
những ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên hệ tự nhiên. Từ đó, học
sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn
đề môi trường, dân số, phòng chống thiên tai, bảo vệ các loài động vật, an toàn gia
thông
Dạy học tích hợp là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay
nhiều môn học. Dạy học tích hợp đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia
trong đó có Việt Nam. Tích hợp có tính thực tiễn sinh động cao, hấp dẫn đối với
học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học
các chủ đề tích hợp học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào
giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc,
nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển. Ngoài
ra, dạy học tích hợp giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội
dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không
có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng
hợp vào thực tiễn.
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại được quan tâm nghiên cứu
và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Khoa học sư phạm nhấn
mạnh dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các
tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ
năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích
hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến
thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau để đảm bảo
cho học sinh có thể huy động có hiệu quả kiến thức và năng lực của mình giải
quyết các tình huống.
ện y tế, mức sống được cải thiện nên tỉ lệ sinh cao, dân số tăng rất nhanh. - Các nước phát triển. - Nguyên nhân: có dân số già, tỉ lệ sinh thấp, dân số tăng chậm. Biểu hiện - Dân số thế giới tăng nhanh đặc biệt là nửa sau thế kỉ XX. - Các nước đang phát triển chiếm 80% dân số và trên 95% số dân tăng hằng năm của thế giới. Xu hướng chung của dân số thế giới đang già đi: - Tỉ lệ dưới 15 tuổi ngày càng thấp, trên 65 tuổi ngày càng cao. - Tuổi thọ trung bình dân số thế giới ngày càng tăng. Hệ quả - Tạo nguồn nhân lực lớn. - Gây nhiều sức ép về kinh tế- xã hội, thiếu việc làm, khó cải thiện chất lượng cuộc sống. - Thiếu nhân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế, tác động đến chất lượng cuộc sống Nội dung 2: Tìm hiểu vấn đề môi trường( 15 phút) a. Mục tiêu: - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; phân tích được ô nhiễm và hậu quả của ô nhiêm từng loại môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. b. Hình thức: Thảo luận nhóm: c. Tiến trình dạy học: 73 - Bước 1: GV trình chiếu một số tranh ảnh,video về môi trường, yêu cầu HS gọi ra được tên của các vấn đề môi trường qua tư liệu đó ghi lên bảng và sắp xếp thành nhóm như các chủ đề trong SGK. Ảnh nguồn Internet Sau đó GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, phát phiếu học tập số 2 và phân công nhiệm vụ cho các nhóm. + Nhóm 1-2: Tìm hiểu nội dung mục 1, SGK trang 14, nêu biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của tình trạng ô nhiễm không khí. + Nhóm 3-4: Tìm hiểu nội dung mục 2, SGK trang 14, nêu biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả tình trạng ô nhiễm nước ngọt, biển và đại dương. + Nhóm 5-6: Tìm hiểu nội dung mục 3, SGK trang 15, nêu biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả tình trạng suy giảm đa dạng sinh học. Bước 2: HS nhận nhiệm vụ ghi kết quả ra giấy nháp. Bước 3: HS trao đổi, GV quan sát giúp đỡ, HS đại diện nhóm trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức và nhấn mạnh tính nghiêm trọng của các vấn đề về môi trường trên phạm vi thế giới. Nội dung chốt: Một số vấn đề môi trường toàn cầu Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp 74 Biến đổi khí hậu toàn cầu - Trái đất nóng lên - Mưa axit. - Khí CO2 tăng- > hiệu ứng nhà kính - Chủ yếu từ ngành sản xuất điện và các ngành CN sử dụng than đốt. - Băng tan - Mực nước biển tăng-> ngập 1 số vùng đất thấp. - ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt, sản xuất. - Cắt giảm lượng CO2, NO2, SO2, CH4 troóngản xuất và sinh hoạt. Suy giảm tầng ô dôn Tầng ôdôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn. Hoạt động CN, sinh hoạt -> 1 lượng khí thải lớn trong khí quyển. ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa màng, sinh vật thuỷ sinh. Cắt giảm lượng CFCs trong sản xuất và sinh hoạt. Ô nhiễm nguồn nước ngọt,biển và đại dương - Ô nhiễm nghiệm trọng nguồn nước ngọt. - Ô nhiễm biển - Chất thải CN, NN và sinh hoạt - Việc vận chuyển dầu và các sản phẩn từ dầu - Thiếu nguồn nước sạch - ảnh hưởng đến sức khoẻ - ảnh hưởng đến SV thuỷ sinh - Tăng cường xây dựng các nhà máy xử kí chất thải. - Đảm bảo an toang hàng hải Suy giảm đa dạng sinh học Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Khai thác thiên nhiên quá mức. - Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu,... - Mất cân bằng sinh thái - Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các trung tâm sinh vật, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên. Bước 5: GV đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường? Bước 6: HS nhận nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp. GV quan sát giúp đỡ. Bước 7: HS trả lời,HS khác nhận xét bổ sung. Bước 8: GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức: Nội dung chốt: Môi trường tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người, vì thế, bảo vệ môi trường tự nhiên chính là bảo vệ môi trường sống của con người. 75 Nội dung 3: Tìm hiểu một số vấn đề khác( 8 phút) a. Mục tiêu: Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình và chống nguy cơ chiến tranh b. Hình thức: Cả lớp c. Tiến trình dạy học: Bước 1: GV trình chiếu một số hình ảnh về các vấn đề xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố. Yêu cầu HS quan sát và kết hợp kiến thức trong mục III, SGK trang 14 chỉ ra được các vấn đề liên quan, phân tích ảnh hưởng của nó tới hòa bình và phát triển của nhân loại. Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp. Bước 3: HS trao đổi, GV quan sát giúp đỡ, gọi một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung,chuẩn kiến thức. Nội dung chốt: - Các vấn đề: xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, - Ảnh hưởng: gây mất ổn định xã hội, thiệt hại về người và của, nguy cơ dẫn đến chiến tranh. Hoạt đông 3: Luyện tập( 3 phút): a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu thêm kiến thức bài học. b. Hình thức: Cả lớp c. Tiến trình hoạt động: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Dựa vào nội dung kiến thức bài học, hãy: Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải ‘‘ tư duy toàn cầu, hành động địa phương”. Bước 2: HS nhận nhiệm vụ ghi kết quả ra giấy nháp. Bước 3: HS trao đổi, GV quan sát giúp đỡ, gọi một HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. Nội dung chốt: - Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu chứ không phải tại một số quốc gia hay một khu vực nào trên trái đất. - Hành động địa phương vì: Sự biến đổi, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên trái đất, không giống nhau về 76 mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên trái đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có biện pháp cụ thể khác nhau. Hoạt động 4: Vận dụng( 2 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học, video, tranh ảnh để liên hệ với thực tế địa phương. b. Hình thức: Cá nhân. c. Tiến trình hoạt động: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số loài động vật ở nước ta hiện nay có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lai rất ít. - Sưu tầm các tài liệu liên quan đến các vấn đề môi trường toàn cầu. Bước 2: HS nhận nhiệm vụ ghi kết quả ra giấy nháp. Bước 3: HS trao đổi, GV quan sát giúp đỡ, gọi một HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. V. Phụ lục : Phiếu học tập 1: Bùng nổ dân số Già hóa dân số Đặc điểm phân bố và nguyên nhân Biểu hiện Hệ quả Phiếu học tập 2 :Dựa vào SGK và hiểu biết của bản thân, trao đổi và hoàn thành phiếu học tập sau: Một số vấn đề môi trường toàn cầu Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Biến đổi khí hậu toàn cầu Suy giảm tầng ô dôn Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương 77 Suy giảm đa dạng sinh học Ví dụ 3 (Địa lí 12 - Cơ bản): Tiết PPCT 2 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ - Mục tích hợp 2. Phạm vi lãnh thổ b. Vùng biển - Nội dung tích hợp Theo công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982, vùng biển nước ta bao gồm : nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa Giáo viên dẫn dắt vấn đề: Ngày 2/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Trung Quốc đã vi phạm điều gì? Sau khi đưa ra căn cứ, giáo viên kết luận: Lãnh thổ Việt Nam là thiêng liêng, được Hiến pháp Việt Nam quy định, được thế giới công nhận. Mỗi công dân Việt Nam trong đó có các em học sinh đều có trách nhiệm hiểu rõ, hiểu đúng về phạm vi lãnh thổ của nước ta, đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ quyền lợi của quốc gia, tham gia vào các chương trình đóng góp xây dựng biển đảo. Đồng thời các em cần thấy có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến cơ sở pháp luật, khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông đối với cộng đồng, có những việc làm thiết thực góp phần bảo vệ, gìn giữ môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển với các quốc gia trong khu vực, tích cực tham gia đóng góp viết bài dự thi, ủng hộ, vẽ tranh tuyên truyền... Tiết PPCT 15 Bài 14. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. - Mục tích hợp 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng a. Tài nguyên rừng 78 - Nội dung tích hợp Luật bảo vệ và phát triển rừng. Điều 12: Những hành vi bị nghiêm cấm (16 hành vi) GV lấy ví dụ về một số hành vi bị nghiêm cấm Khai thác rừng trái phép Đặt bẫy thú trái phép Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng, người bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việt Nam là một đất nước có ¾ diện tích là đồi núi, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai, vai trò của rừng và bảo vệ rừng ở nước ta là đặc biệt quan trọng. Là học sinh các em phải thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên rừng theo qui định của pháp luật. Tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi sai trái trong khai thác sử dụng tài nguyên rừng . - Mục tích hợp 79 b. Đa dạng sinh học - Nội dung tích hợp Luật bảo vệ đa dạng sinh học - Điều 7: Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học. GV lấy ví dụ về một số hành vi bị nghiêm cấm: Khai thác các bộ phận trên cơ thể động vật trái phép Mua bán, vận chuyển trái phép động vật 80 Nuôi nhốt động vật trái phép GV kết luận: Từ hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học hiện nay, mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm tham gia bảo vệ đa dạng sinh học như không đánh bắt trái phép các loài động vật hoang dã, không tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường xung quanh, tuyên truyền cho gia đình, người thân cùng thực hiện. - Mục tích hợp 2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất - Nội dung tích hợp Luật đất đai - Điều 11: Nguyên tắc sử dụng đất 1. Đúng quy hoạch, đúng mục đích sử dụng. 2. Tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. - Điều 15: Nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, hủy hoại đất. 81 Sử dụng nhiều hóa chất gây ô nhiếm môi trường đất Trong quá trình sử dung đất chúng ta phải sử dụng đất đúng mục đích, chăm bón, bảo vệ độ phì nhiêu cho đất và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định thu hồi đất khi có yêu cầu. Tiết PPCT 16 Bài 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI - Mục tích hợp 3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường - Nội dung tích hợp Luật bảo vệ môi trường Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm ( 16 hành vi) Luật phòng chống thiên tai Điều 12. Các hành vi bị cấm Đổ rác thải gây ô nhiễm môi trường biển 82 Việt Nam là một trong những quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Thời tiết ở nước ta những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, không theo quy luật, khó phòng tránh. Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy mỗi chúng ta cần thực hiện nghiêm túc, đồng thời tuyên truyền gia đình, cộng đồng thực hiện đúng những quy định trong luật bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. 83 VI. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC THỰC NGHIỆM 1.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi của đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. 1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm Trong phạm vi thời gian và khả năng tiến hành thực nghiệm, tôi tập trung nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Vận dụng tích hợp vào một số nội dung Địa lí trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn vào một số bài học cụ thể. - Sau bài học, tiến hành bài kiểm tra ngắn 10’ theo định hướng hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Rút ra các kết luận và đánh giá tính khả thi của đề tài. 2. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM 2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy. Tôi đã chọn 4 lớp: 2 lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm để dạy. Cả bốn lớp này đều được dạy cùng một bài: Bài 3 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh 11A5 37 11D3 38 11A7 35 11D5 35 Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm - Các lớp thực nghiệm: Sử dụng dạy học theo hướng tích hợp - Các lớp đối chứng: Sử dụng chủ yếu các phương pháp dạy học truyền thống 2. Kết quả thực nghiệm Sau khi dạy Bài 3 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu, tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra ngắn (thời gian 10 phút) ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả như sau: 84 Lớp Sĩ số Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 11A5 37 0 0 0 0 0 0 0 10 20 6 1 11A7 35 0 0 0 0 0 0 0 14 15 5 1 Đối chứng 11D3 38 0 0 0 0 0 5 10 13 8 2 0 11D5 35 0 0 0 0 0 3 12 15 4 1 0 Bảng 2: Điểm lớp thực nghiệm và đối chứng Xếp loại Lớp hực nghiệm (11A5, 11A7) Lớp đối chứng (11D3, 11D5) Tổng % Tổng % Giỏi (9-10 điểm) 13 18,1 3 4,1 Khá (7-8 điểm) 69 81,9 40 54,8 Trung bình (5-6 điểm) 0 0,0 30 41,1 Yếu (<5 điểm) 0 0.0 0 0,0 Bảng 3: Tổng hợp kết quả thực nghiệm 3 . Nhận xét kết quả thực nghiệm Trước tiên, tôi muốn nói về sự chuyển biến phong cách học tập của học sinh khi các em tiếp nhận một sự trải nghiệm đầy thú vị trong chính lớp học của mình. Các em học tập sôi nổi hơn, thảo luận nhiều hơn, hăng hái phát biểu hơn và chú ý vào bài giảng, nhất là những em học sinh không quan tâm nhiều đến bộ môn Địa lí. Kết quả kiểm tra đã chứng minh rằng, ở các lớp thực nghiệm 100% số học sinh đạt tỉ lệ điểm khá và giỏi cao hơn nhiều so với tỉ lệ này ở các lớp đối chứng 85 PHẦN BA: KẾT LUẬN 1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua kết quả thực nghiệm của đề tài nêu trên phần nào cho chúng ta thấy việc vân dụng kiến thức tích hợp trong dạy học nói chung và trong dạy học Địa lí nói riêng có ý nghĩa to lớn trong dạy học. Nó không những mang lại cảm hứng cho học sinh, kích thích học sinh làm việc mà còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, làm cho học sinh yêu thích môn Địa lí hơn. Ngoài ra, học sinh có thể rèn luyện khả năng tự học, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức hơn, hiểu thêm về các môn khoa học có liên quan, qua đó học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn như vấn đề môi trường, an toàn giao thông Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến tích hợp vào trong dạy học Địa lí trung học phổ thông là cơ sở để thiết kế quy trình tích hợp vào trong môn học, vừa giúp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, vừa làm thay đổi nhận thức, thái độ của học sinh cho sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Đã xây dựng được địa chỉ tích hợp trong một số nội dung môn Địa lí trung học phổ thông. Đã thiết kế được một số giáo án minh họa tiến trình dạy học tích hợp vào một số nội dung môn Địa lí trung học phổ thông nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 2. KẾT LUẬN Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến giáo dục về môi trường, giáo dục về pháp luật, an toàn giao thông...Đưa nội dung dạy học tích hợp vào trong nhà trường phổ thông là một nhiệm vụ cấp bách, phù hợp với mục tiêu đổi mới dạy học hiện nay. Trong dạy học Địa lí, giáo viên cần biết vận dụng kiến thức tích hợp có ở nhiều nguồn khác nhau vì chúng ta đã biết địa lí là môn khoa học hết sức đặc biệt, nó vừa thuộc khoa học tự nhiên vừa là môn khoa học xã hội. Để phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học địa lí có hiệu quả cao nhất giáo viên cần biết tăng cường phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học. Bên cạnh đó, giáo viên phải không ngừng tự học, tự nghiên cứu nhiều các môn học khác, cần phải nghiên cứu chương trình sách giáo khoa các môn học có liên quan đến Địa lí để có kế hoạch sử dụng kiến thức liên môn sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trên đây là kết quả tìm tòi, suy nghĩ, học hỏi và quá trình thể hiện của tôi thực sự đã mang lại hiệu quả đáng kể trong dạy học. Vẫn còn nhiều điều cần khai thác sâu hơn chắc chắn ta sẽ tìm được nhiều vấn đề thú vị mà tôi chưa làm được trong phạm vi đề tài này. Với tư tưởng luôn học hỏi cầu tiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục và mong muốn góp sức cho sự nghiệp giáo dục. Chúng tôi sẽ tiếp tục 86 nghiên cứu tiếp và rất mong được đón nhận những góp ý bổ ích của Quí vị Giám khảo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài càng phong phú và hữu ích hơn. Xin chân thành cảm ơn! Quỳnh Lưu, ngày 20 tháng 03 năm 2019 Người viết Võ Thị Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Hữu Châu, Vũ Quốc Chung, Vũ Thị Sơn. Phương pháp, phương tiện kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học trong Nhà trường. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2004. [2]. Địa lí 10, Lê Thông (Tổng chủ biên) NXB Giáo dục, 2008. [3]. Địa lí 11, Lê Thông (Tổng chủ biên) NXB Giáo dục, 2008. [4]. Địa lí 12, Lê Thông (Tổng chủ biên) NXB Giáo dục, 2008. [5]. Tổng cục Dạy nghề (2011), Tài liệu tập huấn phương pháp biên soạn, tổ chức giảng dạy và đánh giá bài giảng tích hợp [6]. Từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary (2010), p. 798 [7]. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. [8]. Sách giáo khoa các môn: Toán, Vật lí, hóa học, sinh học, Văn, GDCD, Lịch sử. [9]. Chuẩn kiến thức kĩ năng địa li 10. 87 [10]. Bộ Giáo dục và đào tạo: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Địa lý 10, 11, 12, NXB Giáo dục, 1- 2010 [11]. Vũ Quốc Lịch, Phạm Ngọc Yến: Thiết kế bài dạy Địa lý 10 , NXB HN, 7- 2009 [12]. Đỗ Anh Dũng, Trần Ngọc Điệp, Nguyễn Trọng Đức: Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lý 10, NXBGD, 8- 2011 [13]. Nhiều tác giả: Tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, NXBHN, 6- 2012 [14]. Đặng Văn Đức (chủ biên): Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực, NXB ĐHSPHN, 4- 1996 [15]. Sách giáo khoa GDCD, Lịch sử, Sinh học 10,12 chương trình chuẩn - Bộ GDĐT- NXB Giáo dục. [16]. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy về dân số và môi trường Bộ Giáo dục & Đào tạo 1995 (Quỹ dân số Liên Hợp Quốc - Dự án VIE/94/P01 Hà Nội 1995). [17]. Dân số và phát triển Nguyễn Đình Cả (chủ biên) Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 1997. [18]. Dân số - Tài nguyên - Môi trường, Nguyễn Dược (Chủ biên) Trường ĐHSP I Hà Nội, 1997. [19]. Bộ Tài nguyên và Môi trường “Được tiếp cận nước sạch phải là một quyền của con người”, ngày 25/05/2012. w.w.w.monre.gov.vn/v35. [20]. Tuổi trẻ online: Chết vì nước bẩn nhiều hơn vì bom đạn, ngày 25/05/2012. [21]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet. [22]. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí trung học phổ thông Hà Nội -2012. [23]. website Thuvienphapluat.vn [24]. Báo giáo dục thời đại chuyên đề môi trường- Bộ GD& ĐT. [25]. Thiên nhiên Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục- Năm 2002 - Lê Bá Thảo. [26]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet.
File đính kèm:
- video_39.pdf