SKKN Ướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 Trung học Phổ thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh

7.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn khi thực hiện sáng kiến

Ý nghĩa về mặt lý luận

Góp phần làm phong phú lý luận phương pháp giảng dạy môn Sinh học ở

trường phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của

người học.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Góp phần nâng cao chất chất lượng dạy học Sinh học 12 Trung học phổ

thông, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi học sinh giỏi lớp 12 tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Có tác dụng kích thích học sinh chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức.

Giúp HS tiếp cận các phương pháp nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo.

Phát huy tính tự giác, tự lực của học sinh trong học tập, phương pháp làm

việc khoa học.

7.7. Cơ sở lý luận và thực tiễn của sáng kiến

7.7.1. Các yêu cầu cần đạt của môn Sinh học 12 THPT

Sinh học 12 THPT không phải là một môn học dễ, bởi lượng kiến thức lý

thuyết, đồng thời xuất hiện nhiều dạng bài tập mới lạ và khó. Kì thi THPT Quốc

gia 2019, kiến thức trong đề bao phủ toàn bộ chương trình lớp 12 và cả chương

trình Sinh học 11, đây là một thử thách thực sự với các thí sinh dự thi THPT6

Quốc Gia, khiến nhiều học sinh cảm thấy lo lắng làm sao để học môn sinh học

7.7.1.1. Yêu cầu về kiến thức trong chương trình Sinh học 12 THPT

Môn Sinh học 12: Gồm 3 phần.

pdf36 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 Trung học Phổ thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tồn tại và phát triển. 
D. tập hợp các nhân tố thuận lợi cho phép loài đó tồn tại. 
Câu 8. Giới hạn sinh thái của 4 loài A, B, C, D lần lượt là: 10 - 38,50C, 10,6 - 
320C, 5 - 440C, 8 - 320C, loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là 
A. C và A. B. B và A. C. C và D. D. C và B. 
Câu 9. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm 
A. đất, nước, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật có 
tác động đến sinh vật. 
B. đất, nước, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố hoá học của môi trường 
xung quanh sinh vật. 
C. tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật có tác 
động đến sinh vật. 
D. đất, nước, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh 
sinh vật có tác động đến sinh vật. 
Câu 10. Giới hạn sinh thái là 
A. khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực 
hiện các chức năng sống tốt nhất. 
B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh 
vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. 
C. khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh 
vật. 
D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh 
vật có thể tồn tại và phát triển ổn định nhất thời. 
ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG 
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Đáp án A C B A D A A D C B 
7.10. Khả năng áp dụng của sáng kiến 
7.10.1. Quá trình áp dụng thử nghiệm sáng kiến 
Tôi đã đưa sáng kiến vào dạy và học thử nghiệm Sinh học 12. Cụ thể, 
năm học 2019 -2020 tôi áp dụng dạy và học thử nghiệm tại lớp 12A3 và sử dụng 
lớp 12A4 làm đối chứng 
- Đặc điểm đối tượng thử nghiệm SKKN: 
26 
12A3, 12A4: HS thuộc lớp ban A và A1, có tư chất và khả năng tiếp thu 
kiến thức từ Trung bình khá trở lên 
7.10.2. Kết quả áp dụng thử nghiệm sáng kiến 
7.10.2.1. Kiến thức học sinh đạt được khi áp dụng thử nghiệm sáng kiến 
Học kì 1, năm học 2019 – 2010, tôi đã thu được kết quả cả năm của 2 
lớp 12A3 và 12A4. Tại lớp 12A3 trước khi thử nghiệm tôi đánh giá khả năng 
tư duy của 2 lớp tương đương nhau, nhưng kết quả học tập học kì 1 ở lớp 
12A3, môn Sinh học đã cho thấy học sinh được hướng dẫn học môn Sinh học 
12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh có kết quả 
học tập cao hơn hẳn lớp 12A4. 
Bảng 1. Tổng hợp kết quả thử nghiệm sáng kiến kinh nghiệm 
Lớp Sĩ số Kết quả học kì 1, năm học 2019 – 2020 
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
12A3 
(thực nghiệm) 
40 21 
52,5% 
18 
45% 
1 
0,25% 
0 
0,00% 
0 
0,00% 
12A4 
(Đối chứng) 
38 3 
7,9% 
28 
73,6% 
7 
18,42% 
0 
0,00% 
0 
0,00% 
Qua kết quả thể hiện ở bảng 1, lớp 12A3, học kỳ I năm học 2019- 2020 có 
số lượng học sinh giỏi, khá tiếp tục tăng cao hơn hẳn so với lớp 12A4 là do 
12A3, môn Sinh học, học sinh được GV hướng dẫn học môn Sinh học theo định 
hướng phát triển năng lực tự học để thu nhận kiến thức mới và củng cố ôn tập 
kiến thức đã học nên khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn. Qua bảng 1 cũng cho 
thấy lớp học theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh để thu 
nhận kiến thức mới và củng cố ôn tập kiến thức đã học có kết quả tốt hơn dạy 
học truyền thống. 
7.10.2.1. Kỹ năng HS đã đạt được khi áp dụng thử nghiệm sáng kiến 
Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa (SGK), tài liệu tham khảo 
Học sinh độc lập tiếp nhận tri thức từ SGK nhằm rèn kỹ năng, kỹ xảo đọc 
sách và tra cứu sách cho học sinh. SGK là nguồn tri thức quan trọng cho học 
sinh, là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trên lớp. Như vậy, SGK không 
chỉ là công cụ của trò mà là cả của thầy, không chỉ sử dụng ở nhà mà còn được 
sử dụng đắc lực trên lớp, không chỉ để ôn tập mà còn để tiếp thu tri thức mới. 
Kỹ năng quan sát, mô tả các kiến thức, hiện tượng Sinh học thông qua đồ 
dùng dạy học: HS được rèn các kỹ năng sử dụng mô hình, biểu bảng, tranh vẽ, 
ảnh chụp, sơ đồ, biểu đồ clip, hiện tượng thực tế để thu nhận kiến thức mới) 
Kỹ năng phân tích và thu nhận kiến thức 
27 
HS đã được rèn các kỹ năng như: Xác định mục tiêu, tìm và lựa chọn 
thông tin nhằm đạt mục tiêu thu nhận kiến thức mới theo hướng phát triển kỹ 
năng tự học. 
- Kỹ năng tái hiện nhanh kiến thức: Vì kiến thức được HS tiếp thu một cách 
chủ động, tích cực cho nên HS hiểu bản chất vấn đề vì vậy khi cần tái hiện kiến 
thức sẽ nhanh hơn dạy học bằng phương pháp truyền thống. Qua quan sát HS 
trong thực nghiệm, tôi nhận thấy khi sử dụng sơ đồ câm (không chú thích bằng 
chữ), các tranh ảnh, video clip bị chỉnh sửa gây ra sai hoặc không hoàn chỉnh 
kiến thức, thì học sinh tái hiện nhanh chóng kiến thức sai hoặc thiếu, điều này 
giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức rất hiệu quả. 
Qua kết quả thu được về kiến thức và kỹ năng HS đã đạt được khi áp 
dụng thử nghiệm sáng kiến, có thể khẳng định giờ học theo định hướng phát 
triển năng lực tự học HS có thể hiểu, ghi nhớ, vận dụng kiến thức dễ dàng và 
hiệu quả học tập cao rõ rệt so với dạy học truyền thống. HS tích cực và chủ động 
tiếp thu kiến thức với mọi đối tượng học sinh, nhưng tác dụng tốt nhất với đối 
tượng học sinh có khả năng tiếp thu kiến thức từ trung bình trở lên. 
Sau khi thu được kết quả, tôi nhận thấy ở những bài dạy theo định hướng phát 
triển năng lực tự học, học sinh tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tốt, Tuy nhiên vẫn 
còn 1 bộ phận nhỏ HS chưa tích cực và chủ động trong các hoạt động học, đòi 
hỏi GV phải sát sao tích cực phát vấn và thảo luận với những học sinh này thì 
mới hạn chế được nhược điểm. 
Cùng một bài học, các tiết dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy giờ học sôi nổi, 
học sinh hào hứng tự tiếp thu kiến thức hoặc thảo luận nhóm để tìm ra kiến thức 
một cách tích cực. Ngược lại các giờ học theo phương pháp truyền thống, giờ 
học thường trầm, học sinh bị động tiếp thu kiến thức, hoạt động chính của học 
sinh là nghe và ghi nên học sinh dễ cảm nhận sự nhàm chán, không hứng thú với 
môn học. 
Tôi nhận thấy, trong giờ dạy và học Sinh học THPT theo định hướng 
phát triển năng lực tự học của học sinh như đã trình bày trong SKKN, với sự hỗ 
trợ của các thiết bị công nghệ thông tin, mạng internet như mô hình, tranh vẽ, 
máy chiếu, phim, ảnh động, giáo án điện tử... Đã phát huy hiệu quả cao giúp 
người giáo viên thuận lợi trong truyền đạt kiến thức cho học sinh. Học sinh 
hứng thú với môn học vì vậy say sưa tìm hiểu kiến thức, kích thích tư duy so 
sánh, phân tích, tổng hợp, khả năng khái quát hóa của học sinh được rèn luyện 
thường xuyên, kích thích học sinh trở thành những người năng động, tự lập 
trong tương lai. 
7.10.3. Khả năng sáng kiến có thể áp dụng cho những đối tượng khác 
Sáng kiến có thể áp dụng cho dạy và học các môn khoa học tự nhiên THPT. 
7.11. Điểm mới của sáng kiến 
28 
Tôi nhận thấy sáng kiến kinh nghiệm của tôi có những điểm mới sau: 
Qua thực nghiệm sư phạm, đã rút ra được các bước dạy học đối với giáo 
viên dạy môn Sinh học 12 Trung học phổ thông, xây dựng được các bước trong 
hoạt động hướng dẫn học sinh thu nhận kiến thức thông qua hướng dẫn học sinh 
học theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh có kết quả tốt 
Qua thực nghiệm sư phạm, đã rút ra được các bước chi tiết hướng dẫn học 
sinh tự học theo hướng phát triển năng lực tự học của HS THPT của cá nhân tôi. 
Thiết kế được một bài dạy minh họa môn Sinh học 12 THPT theo định 
hướng phát triển năng lực tự học của học sinh có kết quả tốt. 
Như vậy sáng kiến “Hướng dẫn học môn Sinh học 12 THPT theo định 
hướng phát triển năng lực tự học của học sinh” đã khắc phục được nhược điểm 
của phương pháp dạy học truyền thống, phát huy được ưu điểm của phương 
pháp học môn Sinh học 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học 
của học sinh có kết quả tốt. 
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT 
(Không). 
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
Dạy và học môn Sinh học 12 THPT. 
Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, phần mềm Microsoft PowerPoint, 
mạng Internet. 
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 
Khi áp dụng sáng kiến “Hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 Trung học 
Phổ Thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh” giúp hoạt 
động dạy và học của giáo viên và học sinh có hiệu quả cao hơn. Qua thực tế 
giảng dạy tôi nhận thấy khi áp dụng sáng kiến trong giảng dạy Sinh học tại lớp 
12A3), 12A4, quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh có những ích lợi 
sau: 
Đối với giáo viên: 
Giúp giáo viên tương tác tốt với công nghệ thông tin và truyền thông khi 
giảng bài trên lớp. 
Khuyến khích sáng tạo và linh hoạt, giáo viên có thể vẽ và giải thích rõ 
ràng những thông tin đưa ra. 
Giáo viên có thể lưu và in ra những gì đã trình bày, bao gồm cả những lưu 
ý đã được đưa thêm trong quá trình giảng bài, hạn chế phải nhắc lại, ôn lại nhiều 
lần. 
Tạo hứng thú cho giáo viên thay đổi phương pháp sư phạm và sử dụng 
công nghệ thông tin nhiều hơn, khuyến khích nâng cao chuyên môn. 
29 
Qua quá trình thực hiện, tôi thấy việc hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 
Trung Học Phổ Thông theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh 
đã mang lại những kết quả khả quan, đã làm thay đổi nhận thức của giáo viên về 
đổi mới phương pháp trong giảng dạy, kích thích học sinh hứng thú học tập. Đặc 
biệt việc HS ứng dụng công nghệ thông tin trong tự học đã nâng cao một bước 
cơ bản chất lượng học tập của học sinh. Tạo ra một môi trường giáo dục mang 
tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc trò chép” mà học sinh 
được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý 
quá trình học tập, tự rèn luyện của bản thân. 
Đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục là một trong 
những mục tiêu quan trọng hiện nay của ngành giáo dục. Việc hướng dẫn HS tự 
học trong dạy và học Sinh học 12, nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy 
học là một công việc lâu dài, khó khăn, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật 
chất, năng lực của đội ngũ giáo viên. Nhưng với khả năng sư phạm vốn có cộng 
thêm tự bồi dưỡng về kiến thức tin học, tôi và các đồng nghiệp đã có thể thiết kế 
các bài giảng điện tử và hướng dẫn HS phát huy vai trò của hoạt động tự học của 
HS, để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp 
giảng dạy. 
Đối với học sinh 
Qua quan sát, đánh giá HS trong các giờ học tôi nhận thấy HS có được 
những lợi ích sau: 
HS Tích cực, tự giác và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Trong 
các tiết dạy theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh, học sinh 
học sôi nổi, hứng thú hơn. 
Đa số học sinh đã vận dụng được lý thuyết vào thực hành, nhớ và khắc 
sâu được kiến thức. 
Nâng cao hứng thú và động lực học tập. 
Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển 
kỹ năng xã hội và con người. 
Học sinh cũng có thể xử lý và nắm bắt được nhiều thông tin thông qua bài 
giảng rõ ràng, hiệu quả và linh hoạt. 
Giúp học sinh trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp. 
Học sinh có thể tiếp cận với công nghệ thông tin, điều này giúp những HS 
chưa biết sử dụng máy tính có thể tự học. 
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về việc “dạy học môn sinh 
học 12 theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh” góp phần đổi 
mới phương pháp giảng dạy, rất mong những ý kiến đóng góp của thầy cô và 
các bạn đồng nghiệp. 
30 
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của đối 
tượng được áp dụng (học sinh) 
Kết thúc thời gian thử nghiệm sáng kiến kinh nghiệm, tôi cho học sinh tự 
đánh giá hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm qua phiếu điều tra tại lớp 12A3 . Kết 
quả thể hiện ở bảng 2. 
Bảng 2. Tổng hợp kết quả phiếu điều tra hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 
BIÊN BẢN TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA 
Tiêu chí Nội dung đánh giá Kết quả 
4.1 Kiến thức được ghi nhớ có hệ thống, dễ nhớ. 40/40 (100%) 
4.1 Kiến thức ghi nhớ dàn trải 0 (0,00%) 
4.1 Sự ghi nhớ kiến thức không có gì thay đổi 0 (0,00%) 
4.2 Thời gian để ghi nhớ kiến thức bài học ngắn 39/40 (97,5%) 
4.2 Thời gian để ghi nhớ kiến thức bài học lâu 0 (0,00%) 
4.2 Thời gian để ghi nhớ kiến thức bài học 
không có sự thay đổi 
1/40 (0,25%) 
4.3 Nhanh chóng và dễ dàng tìm ra kiến thức 
liên quan để vận dụng. 
38/40 (95,0%) 
4.3 Khó tìm ra kiến thức liên quan để vận dụng 0 (0,00%) 
4.3 Khả năng vận dụng kiến thức không thay đổi 
so với trước 
2/40 (5,0 %) 
4.4 Rút ngắn thời gian tự học của học sinh 0/40 (0%) 
4.4 Kéo dài thời gian tự học của học sinh 40/40 (100,00%) 
4.4 Không có sự thay đổi về thời gian tự học so 
với trước khi áp dụng SKKN 
0/44 (0,0%) 
4.5 Sau khi hết thời gian dạy và học thử 
nghiệm, em muốn tiếp học thử nghiệm 
44/44 (100%) 
4.5 Sau khi hết thời gian dạy và học thử 
nghiệm, em không muốn tiếp học thử 
nghiệm 
0 (0,00%) 
Qua phiếu tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm (dành 
cho học sinh), đã minh chứng hiệu quả của sáng kiến như đã trình bày trên. 
Thời gian ghi nhớ kiến thức bài học lâu. 
Nhanh chóng và dễ dàng tìm ra kiến thức liên quan, tái hiện nhanh kiến thức 
để vận dụng vào làm các bài kiểm tra và trả lời các vấn đề Sinh học trong cuộc 
sống có liên quan. 
Rút ngắn thời gian tự học của học sinh. 
Sau khi hết thời gian dạy và học thử nghiệm, học sinh có thể tiếp tục học theo 
định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. 
11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP 
DỤNG THỬ 
 Trần thị Hồng Thuý- Giáo viên Sinh học- Trường THPT Xuân Hoà. 
31 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Anghen, F. (1995), Phép biện chứng của tự nhiên (Vũ Văn Điền, Trần 
Bình Việt dịch), Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 
2. Nguyễn Như Ất (2002), “Tìm hiểu chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 
2010”, Báo Giáo dục và thời đại, số 23 (390). 
3. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh 
học (Phần đại cương), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
4. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998), Lý luận dạy học Sinh học 
(Phần đại cương), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
5. Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thuỷ (2006), Bài giảng về một số vấn đề về 
phương pháp dạy học sinh học, Hà Nội. 
6. Nguyễn Hữu Chí (1996), “Suy nghĩ về dạy học lấy học sinh làm trung 
tâm”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (2), pp7-8. 
7. Nguyến Thành Đạt (Tổng biên tập), Sinh học 11 (2015). Nhà xuất bản 
giáo dục 
8. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Sinh học 11 sách giáo viên ( 2012). 
Nhà xuất bản giáo dục. 
9. Đào Thị Minh Hải (2003), Rèn luyện kỹ năng phân tích nội dung và định 
nghĩa các khái niệm cho học sinh trong dạy học chương III: nguyên nhân 
và cơ chế tiến hóa, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư 
phạm Hà Nội. 
10. Thủ tướng Chính phủ (2014). Đề án đào tạo giảng viên, giảng viên giáo 
dục quốc phòng và an ninh cho các trường trung hoc̣ phổ thông, trung cấp 
chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng 
11. Trần Bá Hoành (1996), Kỹ thuật dạy học sinh học, Nhà xuất bản Giáo dục, 
Hà Nội. 
12. Trần Bá Hoành (2002), Đại cương phương pháp dạy học Sinh học, Nhà 
xuất bản Giáo dục. 
13. Trần Bá Hoành (Chủ biên), Trịnh Nguyên Giao (2007), Giáo trình đại 
cương phương pháp dạy học Sinh học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà 
Nội. 
14. Đặng Thành Hưng (1994), Các biện pháp phát huy tính tích cực của học 
sinh trong giờ lên lớp, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội. 
15. Ngô Văn Hưng (chủ biên) (2010), “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, 
kỹ năng môn sinh học lớp 10). Nhà xuất bản giáo dục. 
32 
PHỤ LỤC 
PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
(Dành cho đối tượng được áp dụng thử nghiệm – học sinh) 
1. Tên SKKN: “Hướng dẫn HS học môn Sinh học 12 Trung học Phổ Thông theo 
định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh.” 
2. Tác giả SKKN: Trần Thị Hồng Thuý 
3. Người đánh giá: 
4. Nội dung đánh giá: 
Em vui lòng cho biết nhận xét của mình về hiệu quả của phương pháp hướng 
dẫn HS tự học trong dạy học Sinh học 12 theo hướng phát triển năng lực tự học 
mà bản thân em đã được áp dụng ở năm học 2019-2020 (học kì I) với những 
nội dung sau: 
4.1. Sau khi được hướng dẫn học theo định hướng phát triển năng lực tự học của HS, 
em nhận thấy 
 Kiến thức được ghi nhớ có hệ thống, dễ nhớ. 
 Kiến thức ghi nhớ dàn trải 
 Sự ghi nhớ kiến thức không có gì thay đổi so với trước khi học thử 
nghiệm 
4.2. Thời gian ghi nhớ kiến thức bài học 
 Thời gian ghi nhớ kiến thức bài học ngắn 
 Thời gian ghi nhớ kiến thức bài học lâu 
 Thời gian ghi nhớ kiến thức bài học không có sự thay đổi so với trước khi 
áp dụng SKKN 
4.3. Hiệu quả vận dụng kiến thức vào trong các bài kiểm tra và thực tế cuộc sống 
 Nhanh chóng và dễ dàng tìm ra kiến thức liên quan để vận dụng. 
 Khó tìm ra kiến thức liên quan để vận dụng 
 Khả năng vận dụng kiến thức không thay đổi so với trước 
4.4. Thời gian tự học theo định hướng phát triển năng lực tự học của HS 
 Rút ngắn thời gian tự học của học sinh 
 Kéo dài thời gian tự học của học sinh 
 Không có sự thay đổi về thời gian tự học so với trước khi áp dụng SKKN 
4.5. Sau khi hết thời gian dạy và học thử nghiệm, em có tiếp tục học theo định hướng 
phát triển năng lực tự học của HS nữa không? 
 Sau khi hết thời gian dạy và học thử nghiệm, em muốn tiếp học theo 
phương pháp đã thử nghiệm 
 Sau khi hết thời gian dạy và học thử nghiệm, em không muốn tiếp học theo 
phương pháp đã thử nghiệm 
 Người đánh giá 
33 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
1. Lời giới thiệu 1 
2. Tên sáng kiến 3 
3. Tác giả sáng kiến 3 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 
3 
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 
4 
7. Mô tả bản chất của sáng kiến 
4 
7.1. Mục đích nghiên cứu sáng kiến 4 
7.2. Nhiệm vụ nghiên cứu sáng kiến 4 
7.3. Đối tượng và khách thể sáng kiến nghiên cứu 4 
7.4. Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến 5 
7.5. Phương pháp nghiên cứu của sáng kiến 5 
7.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn khi thực hiện sáng kiến 6 
7.7. Cơ sở lý luận và thực tiễn của sáng kiến 6 
7.7.1. Các yêu cầu cần đạt của môn Sinh học 12 THPT 6 
7.7.1.1. Yêu cầu về kiến thức trong chương trình Sinh học 12 
THPT 
7 
7.7.1.2. Yêu cầu về kĩ năng trong chương trình Sinh học 12 THPT 8 
7.7.1.3. Yêu cầu về năng lực cần phát triển trong chương trình Sinh 
học 12 THPT 
9 
7.7.2. Những đặc điểm về điều kiện giảng dạy của giáo viên và học 
tập của học sinh 
9 
7.7.2.1. Thuận lợi 9 
7.7.3.2. Khó khăn 10 
7.8. Những kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học môn Sinh học 12 
THPT theo định hướng phát triển năng lực tự học của học sinh. 
10 
34 
7.8.1. Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp 10 
7.8.1.1. Chuẩn bị của giáo viên trước giờ học 10 
7.8.1.2. Chuẩn bị của học sinh trước giờ học 11 
7.8.2. Hoạt động trên lớp 12 
7.8.2.1. Hoạt động trên lớp của giáo viên 12 
7.8.2.1. Hoạt động trên lớp của học sinh 12 
7.9. Thiết kế giáo án minh họa 13 
7.10. Khả năng áp dụng của sáng kiến 26 
7.10.1. Quá trình áp dụng thử nghiệm sáng kiến 26 
7.10.2. Kết quả áp dụng thử nghiệm sáng kiến 26 
7.10.2.1. Kiến thức học sinh đạt được khi áp dụng thử nghiệm 
sáng kiến 
26 
7.10.2.1. Kỹ năng HS đã đạt được khi áp dụng thử nghiệm sáng 
kiến 
27 
7.10.3. Khả năng sáng kiến có thể áp dụng cho những đối tượng 
khác 
28 
7.11. Điểm mới của sáng kiến 28 
8. Những thông tin cần được bảo mật 28 
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 28 
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 29 
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến 
của tác giả 
29 
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến 
của đối tượng được áp dụng (học sinh) 
30 
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử 31 
Tài liệu tham khảo 32 
Phụ lục 33 
35 
...., ngày.....tháng......năm...... 
Thủ trưởng đơn vị/ 
Chính quyền địa phương 
(Ký tên, đóng dấu) 
ngày.....tháng......năm...... 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ 
(Ký tên, đóng dấu) 
Xuân Hòa, ngày 15 tháng 02 năm 2020 
Tác giả sáng kiến 
(Ký, ghi rõ họ tên) 
Trần Thị Hồng Thúy 

File đính kèm:

  • pdfskkn_uong_dan_hoc_sinh_hoc_mon_sinh_hoc_12_trung_hoc_pho_tho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan