SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh qua việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần Di truyềnsinh học Lớp 12

Cơ sở lí luận:

Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001- 2010 ( ban hành theo quyết định số 201/ 2001/ QĐ- TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ): ở mục 5.2 ghi rõ: “đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động: Thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập .”

Điều 24.2. Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Từ thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khiến mốiquan hệ thầy - trò trong nhà trường bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người thầy giáo không còn ở nghĩa nguyên thuỷ và đã bắt đầu dịch chuyển sang học sinh. Thầy giáo không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học trò tiếp nhận mà còn là sự phản ảnh trở lại của trò. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi học sinh có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì trường học phải là kênh duy nhất truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó, thầy giáo đóng vai trò là người hướng dẫn. Trên quan điểm như vậy, khoảng vài năm trở lại đây, trung tâm GDTX&DN Tam Đảo , tổ Sinh học đã khuyến khích mọi học sinh phải đọc trước sách giao khoa, nghiên cứu bài mới, phát phiếu học tập và hướng dẫn HS xây dựng phiếu học tập theo nội dung đã hướng dẫn trước khi đến lớp để có thể hình dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ phải tiếp thu và khắc sâu. Điều này góp phần giúp các em có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói một cách có hệ thống, tự tin khi trình bày trước tập thể, đồng thời cũng là cách để kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh , tạo cơ hội để các em tham gia cải tiến giờ dạy có chất lượng cao hơn.

Thiết kế và hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập là một hướng dạy học tạo môi trường học tập thân thiện, rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, là nổi bật vai trò trung tâm của học sinh trong một tiết học, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh trong việc tham gia xây dựng nội dung bài học theo từng bài, chương, ôn tập thi học kì và đặc biệt hơn nữa là phát huy được kĩ năng tóm tắc kiến thức, tư duy logic của học sinh.

 

docx29 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh qua việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần Di truyềnsinh học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng số lượng NST của 1 số loài.
 - Tranh vẽ các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST)
 - Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
 - Pht: Các dạng ĐB cấu trúc NST
Dạng ĐB
Khái niệm
Hậu quả và ý nghĩa
Ví dụ
1. Mất đoạn
2. Lặp đoạn
3. Đảo đoạn
4. Chuyển đoạn
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: - Đột biến gen là gì? đột biến gen được phát sinh như thế nào? hậu quả của đột biến gen
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: Vật chất di truyền ở virut và sinh vật nhân sơ là gì?
HS trả lời
GV: Hãy mô tả đại cương về NST ở sinh vật nhân thực? (vật chất cấu tạo, tính chất đặc trưng, trạng thái tồn tại trong tế bào xôma)
HS trả lời
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 5.1 sgk GV: Hãy mô tả cấu trúc hiển vi của NST? Sự khác nhau về hình thái NST ở tế bào chưa phân chia và khi tế bào ở kì giữa nguyên phân?
HS trả lời
GV: Tại sao ADN rất dài lại có thể xếp gọn trong nhân tế bào có kích thước khá nhỏ của tế bào?
HS trả lời: NST co xoắn cực đại
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 5.2 sgk
GV: Mô tả các cấp độ xoắn của NST?
HS trả lời
GV: Hãy nêu những biến đổi hình thái NST qua các kì phân bào?
HS: Dựa kt sh10 trả lời
GV: Dựa vào cấu trúc, hãy nêu chức năng của NST? Tại sao NST lại có được những chức năng đó?
HS trả lời
GV: Yêu cầu hs đọc thông tin mục II. sgk
GV: Đột biến cấu trúc NST là gì? Người ta phát hiện đột biến cấu trúc NST bằng cách nào?
HS trả lời
GV: Treo tranh giới thiệu các dạng đột biến cấu trúc NST. HS quan sát làm việc theo 4 nhóm và hoàn thành PHT.
HS: Hoạt động nhóm-> hoàn thành.
GV: Kẻ PHT lên bảng-> gọi đại diện các nhóm lên bảng chữa -> lớp theo dõi, bổ sung kt.
=> GV nhận xét, đánh giá, đáp án.
GV: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST dạng nào thì nguy hiểm nhất, dạng nào ít nguy hiểm nhất? Tại sao?
HS: Mất đoạn
GV: ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST đối với tiến hoá, chọn giống và nghiên cứu di truyền học?
Liên hệ: Con người đã gây ĐB cấu trúc NST và SD ĐB như thế nào?
HS: Con người chủ động tạo ra các dạng Đb phục vụ lợi ích của mình-> loại bỏ gen xấu,tăng biểu hiện gen quý.
I. Hình thái và cấu trúc NST
1. Hình thái: 
a. Ở sinh vật nhân sơ:
- Ở vi khuẩn NST là phân tử ADN dạng vòng, không liên kết với prôtêin.
- Ở một số virút NST là ADN trần, một số là ARN
b. Ở sinh vật nhân thực:
- NST Được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm ADN và prôtêin histon
- Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái, cấu trúc
- Trong tế bào xôma NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng
- Có 2 loại NST: thường và giới tính
* Cấu trúc hiển vi của NST:
- Quan sát rõ nhất ở KG của nguyên phân
- Kì giữa nguyên phân có cấu trúc kép gồm 2 crômatit gắn với nhau ở tâm động. NST có dạng hình que, hạt, chữ V...
* Cấu trúc siêu hiển vi của NST:
Thành phần: ADN và Histon
Các mức cấu trúc:
- Sợi cơ bản (mức xoắn 1) có đường kính 11nm
- Sợi chất nhiễm sắc (mức xoắn 2) có đường kính 30nm
- Crômatit (mức xoắn 3) có đường kính 300nm
Mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu: Tâm động, đầu mút, trình tự khởi đầu nhân đôi ADN
3. Chức năng của NST:
- Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt TTDT
- Điều hoà hoạt động các gen
- Giúp tế bào phân chia đều VCDT cho các tế bào con trong quá trình phân bào
II. Đột biến cấu trúc NST
1. Khái niệm:
- Là những biến đổi trong cấu trúc NST, có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST 
- Phát hiện đột biến cấu trúc NST bằng quan sát tế bào học và nhuộm băng.
- Nguyên nhân: do các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học... 
2. Các dạng đột biến cấu trúc NST: a. Mất đoạn:
b. Lặp đoạn: 
c. Đảo đoạn: 
d. Chuyển đoạn: 
III. ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST
1. Đối với tiến hoá và chọn giống:
- Tham gia vào q.trình hình thành loài mới
- Tổ hợp các gen tốt để tạo giống mới 
2. Đối với nghiên cứu di truyền học:
- Xác định vị trí của gen
4. CỦNG CỐ BÀI HỌC: Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
- Hậu quả di truyền của lặp đoạn là:
	a. tăng cường độ biểu hiện của tính trạng
	b. tăng cường sức sống cho toàn bộ cơ thể sinh vật
	c. làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
	d. có thể tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
- Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?
	a. Chuyển đoạn nhỏ	b. Mất đoạn
	c. Lặp đoạn	d. Đảo đoạn
5. DẶN DÒ: 
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
- Đọc bài mới trước khi tới lớp.
6. PHỤ LỤC:	 Đáp án phiếu học tập
Dạng ĐB
Khái niệm
Hậu quả
Ví dụ
Mất đoạn
- NST bị mất 1 đoạn ® giảm số lượng gen, mất cân bằng gen.
- Thường gây chết hoặc giảm sức sống.
- Người: Mất đoạn NST 22 gây ung thư máu
Lặp đoạn
- Một đoạn NST bị lặp lại 1 lần hay nhiều lần ® tăng số lượng gen.
- Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
- Ruồi giấm: Lặp đoạn gây hiện tượng mắt lồi ® mắt dẹt
Đảo đoạn
- Một đoạn NST bị đứt ra, quay ngược 1800 và gắn vào NST ® thay đổi trình tự gen.
- Có thể ảnh hưởng đến sức sống
- Ruồi giấm: 12 dạng đảo đoạn liên quan đến khả năng thích ứng T0.
Chuyển đoạn
- Sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng.
- Chuyển đoạn lớn: gây chết hoặc giảm khả năng sinh sản. 
- Hội chứng đao: bệnh nhân có 3 NST số 21 nhưng 1 NST 21 chuyển đoạn sát nhập vào NST số 14 nên bộ NST = 46 
* Giáo án 2:
TIẾT 8- BÀI 8: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Sau khi học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
 - Chỉ ra được phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen
 - Giải thích được một số khái niệm cơ bản làm cơ sở nghiên cứu các quy luật di truyền
 - Giải thích được khái niệm lai một cặp tính trạng, tính trạng trội, tính trạng lặn, trội không hoàn toàn
 - Giải thích kết quả thí nghiệm của Međen bằng thuyết NST.
 - Cơ sở TB học của quy luật phân li
2. Kĩ năng: 
 - Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic và khả năng vận dung kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề của sinh học
3. Thái độ: 
 - Giáo dục quan điểm khoa học, giải thích được một số hiện tượng diễn ra trong tự nhiên
4. Phát triển năng lực:
 - Năng lực tự học
 - năng lực giải quyết vấn đề và sang tạo
 - Năng lực hợp tác
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Hình vẽ 8.2 SGK phóng to 
 - Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo.
 - PHT : PHT Số 1 
Quy trình thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm
PHT Số 2 
Giải thích kết quả
(Hình thành giả thuyết)
Kiểm định giả thuyết
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: Giới thiệu qua về Men Đen.
( Say mê khoa học,ông là người đặt nền móng cho đi truyền học, DTH ra đời 1865.)
GV: Giới thiệu về một số khái niệm và kí hiệu thường dùng trong di truyền.
1. Kiểu gen: Toàn bộ gen của cơ thể sinh vật 
2. kiểu hình: tính trạng và đặc tính của cơ thể.
3. Cặp tính trạng tương phản.
4. Alen: trạng thái khác nhau cùng 1 gen, 1 gen có 2 alen. A. Vàng, a. Xanh
Cặp alen: 2 alen giống hoặc khác nhau thuộc 1 gen trên cặp NST tương đồng. AA, Aa...
5. Thể đồng hợp: AA, AABB, aaBB..
6. Thể dị hợp: Aa, AaBb...
7. Kí hiệu: P: Thế hệ cha mẹ
 G: giao tử, F: Thế hệ con
F1: Đời con bố mẹ thuần chủng
F2: đời con F1
Fb,a : thế hệ con phép lai phân tích
GV. Cho HS ng/c SGK trả lời câu hỏi lệnh.
HS trả lời: - Dựa vào tỉ lệ KH F1, F2.
- Có lai kiểm tra kết quả.
GV. Từ phương pháp ng/c của MenĐen-> hình thành giả thiết khoa họcvà tìm ra quy luật di truyền.
GV. Yêu cầu HS đọc mục I sgk và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
Quy trình thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm
HS. Thu nhận kiến thức từ SGK, thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành PHT-> đại diện các nhóm báo cáo, lớp bổ sung.
GV. Nét độc đáo trong thí nghiệm của Menđen? 
HS: - Menđen đã biết cách tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau dùng như những dòng đối chứng.
- Biết phân tích kết quả của mỗi cây lai về từng tính trạng riêng biệt qua nhiều thế hệ
- Lặp lại thí nghiệm nhiều lần để tăng độ chính xác.
- Tiến hành lai thuận nghịch để tìm hiểu vai trò của bố mẹ trong sự di truyền tính trạng.
- Lựa chọn đối tượng ng/cứu thích hợp.
GV. yêu cấu hs đọc nội dung mục II sgk
Kết hợp quan sát bảng 8 thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2:
Giải thích kết quả
Kiểm định giả thuyết
 HS. Thu nhận kiến thức từ SGK, thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành PHT-> đại diện các nhóm báo cáo, lớp bổ sung.
* GV: Theo em Menđen đã thực hiện phép lai như thế nào để kiểm nghiệm lại giả thuyết của mình?
HS: Bằng phép lai phân tích lai cây dị hợp với cây đồng hợp tử aa.
GV. Ví dụ: A: đỏ, a: trắng
P Đỏ Aa x trắng aa
Gp A, a a
Fb Aa : aa ( 1 đỏ: 1 trắng)
GV. Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li theo thuật ngữ của DT học hiện đại?
HS trả lời 
GV.Cho hs quan sát hình 8.2 trong SGK phóng to
- Hình vẽ thể hiện điều gì?( phân li NST)
- Vị trí alen A so với alen a trên NST?( // )
- Sự phân li của NST và phân li của các gen trên đó như thế nào?( đồng đều)
HS. trả lời
I. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen
1. Tạo các dòng thuần chủng có các kiểu hình tương phản bằng cách cho tự thụ qua nhiều thế hệ.
2. Lai các dòng thuần chủng khác biệt về 1 hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở F1, F2, F3.
3. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả.
4. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết.
II. Hình thành giả thuyết
1. Nội dung giả thuyết: 
- Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định. Trong tế bào nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau.
- Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.
- Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.
2. Kiểm tra giả thuyết:
Bằng phép lai phân tích (lai kiểm nghiệm) đều cho tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 1: 1 như dự đoán của Menđen.
3. Nội dung của quy luật:
Mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con 1 cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của 1 cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia.
III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li:
- Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, các gen nằm trên các NST.
- Khi giảm phân tạo giao tử, các NST tương đồng phân li đồng đều về giao tử, kéo theo sự phân li đồng đều của các alen tương ứng và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh dẫn đến sự phân ly và tổ hợp của cặp alen tương ứng.
4. CỦNG CỐ BÀI HỌC:
 1. Nếu bố mẹ đem lai không thuần chủng, các alen của một gen không có quan hệ trội lặn hoàn toàn (đồng trội ) thì quy luật phân li của Menden con đúng nữa hay không?
 2. Cần làm gì để biết chính xác KG của một cá thể có kiểu hình trội?
5. DẶN DÒ:
 - Trả lời các câu hỏi trong SGK
 - Đọc bài mới trước khi tới lớp.
6. PHẦN PHỤ LỤC: Đáp án PHT
 Phiếu học tập số 1
Quy trình thí nghiệm
Tạo ra các dòng thuần có các kiểu hình tương phản (hoa đỏ- hoa trắng)
Lai các dòng thuần với nhau để tạo ra đời con F1
Cho các cây lai F1 tự thụ phấn với nhau để toạ ra đời con F2
Cho từng cây F2 tự thụ phấn để tạo ra đời con F3
Kết quả thí nghiệm
F1: 100% Cây hoa đỏ
F2: ¾ số cây hoa đỏ: ¼ cây hoa trắng (3 trội : 1 lặn )
F3 : ¼ cây hoa đỏ F2 cho F3 gồm toàn cây hoa đỏ 
 2/3 cây hoa đỏ F2 cho F3 tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng
 tất cả các cây hoa trắng ở F2 cho F3 gồm toàn cây hoa trắng
Phiếu học tập số 2
Giải thích kết quả
(Hình thành giả thuyết)
- Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định ( cặp alen): 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. 
- Các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại ở cơ thể con một cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau, khi giảm phân chúng phân li đồng đều về các giao tử.
Kiểm định giả thuyết
- Nếu giả thuyết nêu trên là đúng thì cây dị hợp tử Aa khi giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.
- Có thể kiểm tra điều này bằng phép lai phân tích.
IV. Kết quả đạt được:
1. Về mặt kiến thức:
Các em đã nắm được những kiến thức tối thiểu của chương trình dành cho học sinh. học sinh không chỉ tiếp thu được kiến thức mà được tự bộc lộ suy nghĩ của mình một cách độc lập. Tự làm việc để nêu lên những phán đoán của mình. Các em tích cực hoạt động trong quá trình lĩnh hội kiến thức nắm vững kiến thức và nhớ lâu hơn. 
Gây hứng thú cho học sinh khi học tập, giúp học sinh mở rộng và nâng cao nhận thức về vấn đề đang học.
Kết quả học lực:
Năm học
Xếp loại học lực
Giỏi + Khá
Trung bình
Yếu
 2014- 2015
20 %
80 %
0
2015- 2016
24,2
75,8
0
2. Kỹ năng:
Xây dựng phương pháp học tập khoa học, hiện đại, có hiệu quả cao
Giúp học sinh có hứng thú học tập, có phương pháp tự học và rèn luyện tính tự học ở học sinh và tự điều khiển quá trình nhận thức của mình.
Thông qua việc thiết kế phiếu  học tập và hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập, giáo viên đã tạo ra một hệ thống  đối tác trong hoạt động dạy học, giúp tiết học thân thiện, thoải mái.
 HS vừa chủ động  tham gia hệ thống hóa  kiến thức cũ, đồng thời  tự mình đã hình thành kĩ năng tóm tắc kiến thức, kĩ năng tự duy, kĩ năng làm việc theo nhóm, phát huy được vài trò của cá nhân trong hiệu quả nhóm  và hơn thế nữa giáo viên đã góp phần hình thành phong cách làm việc năng động sáng tạo và chủ động. 
Các em đã mạnh dạn phát biểu ý kiến, biết cách tính toán. Đặc biệt, các em đã bỏ qua được mặc cảm tự ti, biết trao đổi với giáo viên những chỗ mình chưa hiểu, hứng thú hơn với môn học, tiết học sôi  nổi hơn, mức độ hiểu bài sâu hơn, Đặc biệt  hình thành cho học sinh kĩ năng  nhạy bén, linh động, chủ động trong phát biểu, xây dựng, tranh luận trong tiết học, giúp học sinh có khả năng  thích ứng nhanh với thực tế cuộc sống sau khi ra trường. 
3. Thái độ tình cảm:
Qua các tiết dạy tiến hành như trên học sinh học rất tập trung và hứng thú, tham gia ý kiến sôi nổi. Học sinh tự mình độc lập suy nghĩ làm việc và bộc lộ suy nghĩ của mình qua trao đổi nhóm hoặc tranh luận trước lớp.
Gây hứng thú cho học sinh khi học tập, giúp học sinh mở rộng và nâng cao nhận thức về vấn đề đang học.
Làm cho học sinh có động cơ học tập đúng đắn, chủ động tích cực sáng tạo trong quá trình học tập đồng thời hình thành thái độ phê phán trong học tập, thái độ bảo vệ ý kiến của mình.
Sinh học 12 (ban cơ bản) nói chung và phần Di Truyền học của sinh học 12 (ban cơ bản) nói riêng sẽ củng cố và nâng cao thế giới quan khoa học, làm cho học sinh khám phá các sinh vật xung quanh và khám phá bản thân....; 
Bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý thiên nhiên, môi trường, có ý thức lao động sản suất, bảo vệ thiên nhiên, tránh xa tệ nạn xã hội và sửa các thói hư, tật xấu của bản thân.
V. Bài học kinh nghiệm:
Muốn tích cực hóa hoạt động học tập của HS thông qua các phiếu học tập  và đạt được hiệu quả mong muốn, theo tôi cần phải:
- Phiếu  học tập không  nhất thiết phải cứng nhắc theo một khuôn mẫu, có thể là hệ thống câu hỏi, bảng biểu, điền thông tin so sánh dưới dạng bài tập trắc nghiệm, bài tập giải mã ô chữ hoặc bản đồ tư duy
-  Thiết kế phiếu học tập khoa học, nổi bật  kiến thức trọng tâm.
-  Phân công cụ thể và định hướng hoạt động cho từng nhóm học sinh
-  Hệ thống câu hỏi phải chính xác, khoa học, phù hợp nội dung ôn tập.
- GV có thể phát phiếu học tập cho HS trước hoặc sau và ngay trong tiết dạy  tùy theo yêu cầu  kiến thức của từng bài dạy.
-  Có sử hỗ trợ của công nghệ thông tin (máy vi tính, bộ trình chiếu)
-  GV phải tự học, tự bồi dưỡng để nắm vững được một số phần mềm nhằm phục vụ cho giảng dạy . 
PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
    Sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng các phiếu học tập trong tiết dạy hiện nay là một trong những nội dung đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Thông qua việc thiết kế phiếu  học tập và hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập, giáo viên đã tạo ra một hệ thống  đối tác trong hoạt động dạy học, giúp tiết học thân thiện, thoải mái. Hs vừa chủ động  tham gia hệ thống hóa  kiến thức cũ, đồng thời  tự mình đã hình thành kĩ năng tóm tắc kiến thức, kĩ năng tự duy, kĩ năng làm việc theo nhóm, phát huy được vài trò của cá nhân trong hiệu quả nhóm  và hơn thế nữa giáo viên đã góp phần hình thành phong cách làm việc năng động sáng tạo, chủ động hòa nhập  cho thế hệ trẻ trong tương lai.                                
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài này của chúng tôi đã thu được những kết quả sau đây:
- Bước đầu hệ thống hoá cơ sở lý luận về sử dụng PHT nhằm phát huy năng lực độc lập, tính tích cực của học sinh trong dạy Sinh học .
- Phân tích nội dung chương trình SGK Sinh học 12 chúng tôi đã xác định được những nội dung kiến thức có thể sử dụng PHT để dạy Sinh học 12.
- Xác định qui trình hoàn thành PHT nhằm phát huy năng lực độc lập trong dạy học Sinh học 12
- Đề xuất biện pháp sử dụng PHT trong khâu hình thành kiến thức mới, khâu củng cố, hoàn thiện và ôn tập kiến thức.
- Như vậy bằng việc hoàn thành PHT, học sinh tự đánh giá được hoạt động tích cực, tạo được hứng thú trong giờ học, kích thích tư duy của học sinh. Khi dùng PHT giáo viên có thể kiểm soát đánh giá được trình độ của học sinh và từ đó có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với đối tượng và tăng hiệu quả dạy học.
2. Kiến nghị:
Trong khi thực hiện giải pháp này tôi có gặp một số khó khăn cho Giáo viên cũng như học sinh. Vì vậy tôi có một số kiến nghị sau:
	- Cần phối hợp giữa GVBM, GVCN, Nhà trường và cha mẹ học sinh để kịp thời vận động các em bỏ tiết để các em đi học đều đặn hơn.
- Không những chỉ bộ môn Sinh học mà các môn học khác, các giáo viên nên chú trọng sâu hơn vấn đề chuẩn bị nội dung, phương pháp và hình thức phụ đạo cho học sinh có tính khơi gợi sự hứng thú để học sinh có thể nắm bắt theo kịp kiến thức các môn học. 
- Cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các biện pháp sử dụng PHT để phát huy năng lực độc lập đã được biên soạn trong SGK sinh học 12, bao gồm cả những hoạt động mà học sinh cần thực hiện trên lớp dưới sự định hướng của giáo viên cũng như các hoạt động mà học sinh phải tự lực hoàn thành ở nhà để nâng cao hơn nữa tính tích cực, chủ động học tập, nâng cao kết quả học tập môn sinh học 12 THPT.
- Giáo viên cần tăng cường đầu tư vào tiết dạy một cách công phu và chu đáo hơn, đặc biệt nghiên cứu biên soạn các loại phiếu học tập có chất lượng phù hợp với từng bài từng chương cụ thể.
- Cần đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bộ môn, đồ dùng trực quan có chất lượng, đặc biệt có đủ máy chiếu thuận lợi cho việc sử dụng phiếu học tập.
- Giáo viên dạy học sinh học nói chung và sinh học 12 nói riêng cần có sự nghiên cứu, đổi mới PPDH theo những định hướng của chương trình mới để tổ chức bài học với các hoạt động học tập có sử dụng PHT để phát huy năng lực độc lập của học sinh trên lớp một cách có hiệu quả góp phần phát huy tối ưu chất lượng dạy học sinh học 12.
- Cần tiếp tục triển khai thực nghiệm việc sử dụng PHT để phát huy năng lực độc lập trên nhiều đối tượng học sinh khác nhau ở phạm vi rộng hơn để có thêm những thông tin phong phú về chất lượng PHT nhằm đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các PHT nêu trên.
 - Để tìm được các biện pháp thích hợp hợp lí, đòi hỏi người giáo viên phải chịu khó tìm tòi, sáng tạo tổ chức các hoạt động dạy học. Bản thân tuy đã cố gắng nhưng mới chỉ nêu được một vài biện pháp và đã thực hiện trong quá trình dạy học. Chắc hẳn vẫn còn nhiều biện pháp hay hơn, mang tính khả thi, nhưng bản thân chưa nghĩ ra được. Rất mong các đồng nghiệp chia sẻ, quan tâm để giảng dạy ở bộ môn sinh học ngày càng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 	 Tam Đảo, Ngày 17 / 02 /2017	 	 Người viết
 La Thị Hạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học Lớp 12 CTC và NC - NXB GD 
2. Sách Bài tập sinh học Lớp 12 CTC và NC - NXB GD 
3. Sách giáo viên sinh học 12 CTC và NC - NXB GD 
4. Sách hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn sinh học.
5. http:/ www. Violet.com.vn
6. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
7. Trần Bá Hoành (1996) "Kỹ thuật dạy học sinh học" NXB GDHN.
8. Trần Bá Hoành - Trịnh Nguyên Giao (2000) "Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn sinh học" NXB GDHN.

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_qua_viec_su_dung_ph.docx
Sáng Kiến Liên Quan