SKKN Ứng dụng một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10C10 trường Trung học Phổ thông Trung An năm học 2017 – 2018

Thực trạng vấn đề:

 Trong những cuộc thi TDTT do Sở Giáo dục tổ chức, có thể nói môn chạy ngắn là một trong những môn mà trường luôn có thành tích khá thấp so với những trường khác. Thực trạng thành tích chạy ngắn trong kiểm tra thành tích cuối năm và thi đấu Hội khỏe phù đổng cấp trường, Sở Giáo dục của Trường THPT Trung An còn rất hạn chế, nhất là thành tích chạy ngắn. Một phần do môn chạy ngắn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, một phần do tố chất thể lực và ý thức luyện tập của học sinh chưa cao nên dẫn tới kết quả không được tốt trong các cuộc thi TDTT.

 Nhận xét về tình hình dạy và học môn chạy ngắn: Ở lớp 10 môn chạy ngắn được tiến hành giảng dạy trong 9 tuần của học kỳ 1 và được phân bổ trong 18 tiết. Trong một tiết học 45 phút có 3 môn học là chạy ngắn, bài thể dục và chạy bền. Thời lượng để học 3 môn này chỉ chiếm khoảng 32 - 36 phút. Do vậy lượng vận động chưa cao nên chưa phát huy hết khả năng của học sinh.

Việc lựa chọn và áp những bài tập thể lực chưa hợp lý củng ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao thành tích chạy ngắn của các em học sinh

 

docx9 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10C10 trường Trung học Phổ thông Trung An năm học 2017 – 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ.
1. Tên sáng kiến: “ ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ LỰC NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY NGẮN CHO HỌC SINH LỚP 10C10 TRƯỜNG THPT TRUNG AN NĂM HỌC 2017 – 2018 ”
2. Quyết định: Công nhận sáng kiến của Trường THPT Trung An (số 28/QĐ-THPTTA ngày 02 tháng 04 năm 2018).
3. Tác giả sáng kiến:
Số
TT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ,
đơn vị công tác
Trình độ chuyên môn
1
Võ Công Minh
10/12/1989
Giáo viên
Trường THPT Trung An
ĐH TDTT
4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: Năm học 2017 - 2018
5. Nội dung sáng kiến:
5.1 Lý do chọn đề tài:
Các bài tập của Điền kinh đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển thể lực toàn diện cho học sinh. Nội dung giảng dạy Điền kinh ở THPT bao gồm các môn chạy cự ly ngắn, nhảy cao, chạy bền và nhảy xa. Thực trạng thành tích các môn này trong kiểm tra thành tích cuối năm và thi đấu Hội khỏe phù đổng (HKPĐ) cấp trường, thành phố của Trường THPT Trung An – xã Trung An – huyện Cờ Đỏ - Tp Cần Thơ còn rất hạn chế, nhất là thành tích chạy nhanh. 
Nhiều năm nay, chúng tôi muốn có những cải tiến cụ thể để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Điền kinh của trường. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu tham khảo nhiều tài liệu có liên quan để lựa chọn ra những bài tập đáp ứng đúng với việc tập luyện kỹ thuật và phát triển thể lực đặc thù cho môn chạy ngắn. Trên cơ sở này, từng bước nâng cao thành tích môn chạy ngắn trong giảng dạy. Sau đó, chọn và huấn luyện những học sinh có năng khiếu về chạy ngắn để thành lập đội tuyển Điền kinh thi đấu cho trường trong những năm tới. Từ những lý do trên, tôi tiến hành chọn đề tài: 
 “Ứng dụng một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10C10 Trường THPT Trung An”.
5.2 Thực trạng vấn đề:
 Trong những cuộc thi TDTT do Sở Giáo dục tổ chức, có thể nói môn chạy ngắn là một trong những môn mà trường luôn có thành tích khá thấp so với những trường khác. Thực trạng thành tích chạy ngắn trong kiểm tra thành tích cuối năm và thi đấu Hội khỏe phù đổng cấp trường, Sở Giáo dục của Trường THPT Trung An còn rất hạn chế, nhất là thành tích chạy ngắn. Một phần do môn chạy ngắn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, một phần do tố chất thể lực và ý thức luyện tập của học sinh chưa cao nên dẫn tới kết quả không được tốt trong các cuộc thi TDTT.
 Nhận xét về tình hình dạy và học môn chạy ngắn: Ở lớp 10 môn chạy ngắn được tiến hành giảng dạy trong 9 tuần của học kỳ 1 và được phân bổ trong 18 tiết. Trong một tiết học 45 phút có 3 môn học là chạy ngắn, bài thể dục và chạy bền. Thời lượng để học 3 môn này chỉ chiếm khoảng 32 - 36 phút. Do vậy lượng vận động chưa cao nên chưa phát huy hết khả năng của học sinh.
Việc lựa chọn và áp những bài tập thể lực chưa hợp lý củng ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao thành tích chạy ngắn của các em học sinh 
 a. Thuận lợi: Giáo viên luôn ý thức quan tâm, chăm chút học sinh trong từng tiết học. Với mỗi tiết học, giáo viên đã nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để lựa chọn và tổ chức những hình thức tập luyện sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên luôn động viên khuyến khích, khơi gợi ở học sinh trí tưởng tượng, óc sáng tạo nhằm kích thích được sự tìm tòi ham học hỏi ở học sinh, hình thành thói quen học tập tốt môn Thể dục.
Học sinh THPT đang bước vào thời kỳ dậy thì nên cơ thể các em phát triển với tốc độ rất nhanh cả về hình thái, tố chất thể lực cũng như chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể..
b. Khó khăn: Phụ huynh, học sinh và một số ngoại cảnh khác tác động đã làm cho các em có một suy nghĩ, một cái nhìn khác đối với bộ môn, các em còn coi nhẹ các nội dung của môn học thể dục đặc biệt là môn chạy ngắn.
 Ngoài ra Tài liệu hướng dẫn gần như không có. Đặc biệt là tình trạng học sinh không đáp ứng được yêu cầu về lượng vận động ngày càng tăng do ý thức kém của các em trong tập luyện thể dục thể thao ở trường cũng như ở nhà.
 Từ những vần đề trên có thể thấy việc ý thức rèn luyện các bài tập thể lực của đại đa số học sinh là rất kém, các em thường không có tinh thần cố gắng quyết tâm, hoặc khi tập luyện thì chỉ vận động sơ xài, đôi khi không đúng tần số và biên độ động tác, chỉ cần gặp một khó khăn là sẵn sàng bỏ luyện tập.
5.3 Các biện pháp thực hiện: 
Bước 1: Kiểm tra thành tích chạy ngắn của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:
Tôi tiến hành chọn:
+ Nhóm thực nghiệm: Chọn ngẫu nhiên 30 học sinh lớp 10C10. 
+ Nhóm đối chứng: Chọn ngẫu nhiên 30 học sinh lớp 10C9
Số lượng nam nữ điều nhau.
Sau đó tôi tiến hành kiểm tra thành tích chạy ngắn trước khi áp dụng sang kiến đối với lớp thực nghiệm 10C10 và lớp đối chứng 10C9 Trường THPT Trung An.
Cách thức tiến hành kiểm tra thành tích:
- Kiểm tra mỗi lượt 3 học sinh 
- Mỗi học sinh thực hiện 1 lần lấy thành tích 
 - Thực hiện chạy ngắn theo luật điền kinh.
 	Loại đạt: Thực hiện đúng 3 giai đoạn kĩ thuật và thành tích đạt 11,8 giây nam, 13 giây nữ. Có một vài sai sót nhỏ về kĩ thuật, thành tích đạt 11,9 – 12,5 giây nam, 13,1 – 14,6 giây nữ. Thực hiện sai 1 trong 3 giai đoạn kĩ thuật và thành tích đạt 13,8 giây nam, 15,6 giây nữ.
 	Loại chưa đạt: Thực hiện sai 2 giai đoạn kĩ thuật, không tính thành tích. Thực hiện sai 3 giai đoạn kĩ thuật.
* Kết quả kiểm tra nội dung chạy ngắn đối với lớp 10C10 (thực nghiệm) năm học 2017-2018 trước khi áp dụng sáng kiến:
Nhóm thực nghiệm
LỚP
TỔNG SỐ
XẾP LOẠI
ĐẠT
Tỉ lệ
(%)
CHƯA ĐẠT
Tỉ lệ
(%)
10C10
30 HS
21
70 %
9
30 %
* Kết quả kiểm tra nội dung chạy ngắn đối với lớp 10C9 (đối chứng) năm học 2017-2018 trước khi áp dụng sáng kiến:
Nhóm đối chứng
LỚP
TỔNG SỐ
XẾP LOẠI
ĐẠT
Tỉ lệ
(%)
CHƯA ĐẠT
Tỉ lệ
(%)
10C9
30 HS
20 
66,7 %
10
33,3 %
Bước 2: Lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10C10:
 Trên cơ sở đánh giá năng lực của học sinh, đồng thời qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn công tác giảng dạy tôi đã lựa chọn được một số bài tập trong giảng dạy kĩ thuật chạy ngắn:
Chạy bước nhỏ 20m.
Chạy đạp sau 30m.
Chạy nâng cao đùi 30m.
Chạy 30m tốc độ cao.
Chạy 30m xuất phát cao.
Chạy 30m xuất phát thấp.
Chạy biến tốc 30m.
Tại chỗ vịn tường, cây nâng cao đùi liên tục.
Trò chơi vận động: “Người thừa thứ 3”, “Chạy đuổi”,”Chạy tiếp sức chuyển vật”
 *Hình ảnh minh họa một số động tác:
Hình 1: Chạy bước nhỏ
Hình 2: Chạy đạp sau
Hình 3: Chạy nâng cao đùi
Hình 4: Chạy tốc độ cao
Hình 5: Chạy Xuất phát cao
Hình 6: Chạy Xuất phát thấp
Hình 7: Tại chổ vịn tường, nâng cao đùi liên tục
Bước 3: Ứng dụng các bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích chạy ngắn cho học sinh lớp 10C10 : 
 Sau khi nghiên cứu thực trạng, chọn lựa bài tập, tôi tiến hành soạn thảo chương trình ứng dụng cụ thể như sau: 
+ Lập tiến trình biểu theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo năm học 2017 – 2018. 
+ Soạn giáo án cho nhóm thực nghiệm (Lớp 10C10) theo chương trình của tiến trình biểu. 
+ Ứng dụng vào chương trình giảng dạy. Tiến hành giảng dạy dựa theo tiến trình biểu, giáo án đã soạn và các bài tập đã được lựa chọn trên nhóm thực nghiệm (mỗi tuần 2 tiết).
Bước 4: Kiểm tra đánh giá hiệu quả áp dụng của sáng :
 * Kết quả so sánh trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
 + Sau khi đã hoàn thành chương trình giảng dạy hết nội dung chạy ngắn, tôi đã kiểm tra thành tích của các em lớp 10C10 . Kết quả thu được so với đầu năm rất khả quan 30/30 học sinh đạt yêu cầu, không có học sinh nào chưa đạt.
Nhóm thực nghiệm
 ( Có áp dụng bài tập bổ trợ)
LỚP
TỔNG SỐ
XẾP LOẠI
ĐẠT
Tỉ lệ(%)
CHƯA ĐẠT
Tỉ lệ(%)
10C10
30 HS
30
100 %
0
0 %
(Đầu năm là: 21)
(Đầu năm là: 70 %)
(Đầu năm là: 9)
(Đầu năm là:30 %)
 + Còn kết quả học tập của học sinh lớp 10C9 (nhóm đối chứng) không có áp dụng một số bài tập bổ trợ, kết quả so với đầu năm không cao, tổng số 30 học sinh mà chỉ có 25 học sinh đạt và còn lại 05 học sinh chưa đạt yêu cầu
Nhóm đối chứng
 ( Không áp dụng bài tập bổ trợ )
LỚP
TỔNG SỐ
XẾP LOẠI
ĐẠT
Tỉ lệ (%)
CHƯA ĐẠT
Tỉ lệ(%)
10C9
30 HS
25
83,3 %
5
16,7 %
(Đầu năm là: 20)
(Đầu năm là: 66,7 %)
(Đầu năm là: 10)
(Đầu năm là:33,3 %)
Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy kết quả học tập của học sinh lớp 10C10 so với kết quả của lớp 10C9 năm học 2017 – 2018 là có sự tiến bộ rõ ràng, không có học sinh chưa đạt yêu cầu, điều cần chú ý là kết quả của từng lớp hoàn toàn phụ thuộc tương ứng vào tiêu chuẩn quy định thành tích của giáo viên.
6. Tính hiệu quả:
	Qua việc ứng dụng các bài tập thể lực đã nêu trong đề tài, thì tôi thấy thành tích chạy ngắn của học sinh tăng lên rõ rệt:
Nhóm thực nghiệm
 ( Có áp dụng bài tập bổ trợ)
LỚP
TỔNG SỐ
XẾP LOẠI
ĐẠT
Tỉ lệ(%)
CHƯA ĐẠT
Tỉ lệ(%)
10C10
30 HS
30
100 %
0
0 %
(Đầu năm là: 21)
(Đầu năm là: 70 %)
(Đầu năm là: 9)
(Đầu năm là:30 %)
Với phương pháp áp dụng những bài tập có tính thực tiễn, tính tư duy, tính logic, khoa học như trên, tôi đã tạo được không khí sôi nổi, thoái mái, hứng thú cho học sinh trong giờ học, đồng thời mang lại hiệu quả giảng dạy tốt hơn.
Đề tài này đã góp phần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên. Ngoài ra phương pháp này còn tạo nhiều hứng thú và khả năng tập trung tìm hiểu bài hơn của học sinh, giúp các em yêu thích tiết học thể dục hơn.
Hơn thế nữa, đề tài giúp tăng cường nhận thức trong đội ngũ cán bộ giáo viên để họ hiểu được mục đích, mục tiêu, ý nghĩa, kết quả cải tiến phương pháp học tập, chất lượng giáo dục góp phần định hướng các hoạt động xã hội; Giúp học sinh có sức khỏe và có nhiều kĩ năng hơn trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.
7. Phạm vi ảnh hưởng:
Sáng kiến này không những áp dụng cho việc giảng dạy ở học sinh lớp 10 mà còn có thể áp dụng cho học sinh lớp 11, lớp 12 và cả những học sinh tham gia đội tuyển Điền kinh của trường. 
Hầu hết giáo viên giảng dạy môn thể dục ở trường THPT Trung An và các trường THPT (có điều kiện giống như trường THPT Trung An) đều có thể áp dụng đề tài này một cách dễ dàng nhằm làm cho tiết học thể dục sinh động hơn, học sinh hứng thú hơn, các em được tập luyện nhiều hơn và đạt kết quả tốt hơn.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Cần Thơ ngày 27tháng 03 năm 2018
Người mô tả sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)
	 Võ Công Minh

File đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_mot_so_bai_tap_the_luc_nham_nang_cao_thanh_tic.docx
Sáng Kiến Liên Quan