SKKN Tổ chức tình huống và định hướng hành động học tập tích cực, tự lực của HS trong quá trình dạy học chương CƯĐT Vật lí lớp 11 THPT
- Khi hỏi về nguồn gốc TBTN sử dụng khi dạy vật lí ở trường phổ thông: Có
91,7% ý kiến trả lời sử dụng các TBTN có sẵn trong phòng TN; có 5,0% ý kiến trả lời
sử dụng các TBTN trong phòng TN nhưng có sự chỉnh sửa thêm; Không có GV nào
khẳng định sử dụng TBTN do mình và HS cùng làm.
- Khi hỏi về việc cải tiến và hoàn thiện một TBTN đã có trong phòng TN thì
gặp những khó khăn gì: Có 58,3% ý kiến cho rằng khó khăn tìm cách cải tiến có hiệu
quả hơn; có 86,7% ý kiến cho rằng mất nhiều thời gian và tốn kém; có 25,0% ý kiến
cho rằng khó tìm ra cách cải tiến có hiệu quả hơn; Ý kiến khác có GV khẳng định
việc cải tiến TBTN không phải nhiệm vụ của GV, có ý kiến xác định việc cải tiến
TBTN phải được nghiên cứu rất công phu mới có thể đem lại hiệu quả tốt,
- Khi hỏi về những ngần ngại của GV đối với giờ dạy có dùng TN có: 78,3% ý
kiến cho rằng mất công chuẩn bị; 55% ý kiến cho rằng sợ không thành công; 68,3% ý
kiến cho rằng sợ phải thay đổi hình thức tổ chức giờ dạy; có một số ý kiến cho rằng
nếu sử dụng TN sẽ dạy không hết bài vì TN mất nhiều thời gian. Ý kiến khác: Vài ý
kiến cho rằng để tiến hành được các TN trong giờ học vật lí thì phải dạy vật lí trong
phòng có sẵn các TBTN, không thể mang từ phòng TN đến phòng học hay phải có trợ
lí chuẩn bị sẵn TN, đảm bảo TN thành công và phải thu dọn sau khi học, GV không
đủ thời gian để cả chuẩn bị, tiến hành TN, trả lại TBTN.
- Khi thăm dò ý kiến đánh giá về chất lượng các TBTN về CƯĐT đã có ở
phòng TN có: 33,3% ý kiến cho rằng rất hoàn thiện, có 28,3% ý kiến cho rằng số TN
tiến hành được ít, có 75% ý kiến cho rằng các hiện tượng xuất hiện chưa rõ, 80% ý
kiến cho rằng thuần túy là TN biểu diễn. Ý kiến khác: cần bổ sung thêm các TBTN
thực tập, TBTN về dòng điện Fu-cô chưa đầy đủ cần bổ sung.
- Khi hỏi về sự cần thiết phải nghiên cứu và cải tiến các TBTN về CƯĐT đã có
hay không thì hầu hết các ý kiến cho rằng rất cần thiết vì chương này có nhiều TN
phải được tiến hành trong khi dạy. Hỏi rằng, khi dạy các kiến thức trong chương
CƯĐT việc sử dụng hợp lí các TN sẽ giúp tổ chức được các quá trình dạy học. HS
phát huy được tích tích cực, sáng tạo thì đa số GV được hỏi nhất trí.
- Đặc biệt, khi hỏi có khi nào anh (chị) lên kế hoạch giao cho HS nhiệm vụ tự
chế tạo các dụng cụ TN theo nhóm, theo tổ, tứng cá nhân và sau đó có hướng dẫn HS
tiến hành TN với các dụng cụ TN đã chuẩn bị chưa? Thì tất cả các GV đều trả lời
chưa bao giờ làm.
hận rất hào hứng biểu thức Φ = B.Sn và suy ra được Φ = BS cosα. Đa số HS lúng túng vì chưa quen đến cách đặt Việc chỉ ra sự tương đương về mặt dẫn điện của khối vật dẫn đặc và khung dây dẫn kín, nhiều HS đã biết dựa vào định nghĩa về dòng điện được xác định sự tương đương đó (Trả lời câu hỏi H7.2). GV đưa ra vấn đề: Nếu khi Φ qua khối vật dẫn đặc biến thiên thì trong khối vật dẫn có xuất hiện DĐCƯ không? (H7.3) (Trong đợt TNSP vòng 2, đã có 1 HS ở trường THPT Lê Lợi, xuất sắc nêu câu hỏi trước khi GV đặt vấn đề và GV phải xác nhận câu hỏi đó chính là vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu). Tiếp nhận vấn đề, lớp thảo luận và HS đưa ra dự đoán. Khi GV nêu câu hỏi H7.3 về các hệ quả suy ra từ dự đoán thì HS đưa ra hiệu ứng làm nóng khối vật dẫn ngay, rất ít HS nêu ra hiệu ứng lực. Khi có gợi ý của GV hiệu ứng lực mới được nêu ra. GV nêu câu hỏi H7.5, rất nhiều HS xung phong trả lời và HS dễ dàng nêu được hai cách làm biến thiên Φ qua khối vật dẫn đặc là đặt khối vật dẫn trong từ trường biến thiên và khối vật dẫn chuyển động trong từ trường. Khi yêu cầu HS thiết kế các phương án TN kiểm tra các hệ quả thì: một số HS đề xuất “cho tấm kim loại chuyển động quay trong từ trường”; một số HS khác lại đề xuất “cho tấm nam châm chuyển động qua lại trên bề mặt khối kim loại, mặt kim loại, mặt kim loại sẽ nóng lên”; có những HS sáng tạo đã đề xuất “đặt một khối kim loại nằm trong từ trường biến thiên theo thời gian và hiệu ứng lực của dòng điện Fu-cô có thể gây ra chuyển động kéo theo”. Đa số HS đều nêu được các phương án thí nghiệm kiểm tra hệ quả nhưng khi yêu cầu thiết kế các phương án đó thì HS gặp lúng túng, thấy khó khăn (mặc dù các em rất say sưa). Để tránh mất thời gian GV nên giới thiệu TN 3.1a, TN3.2a, TN3.3a được giới thiệu các phương án TN đó HS đã nhanh chóng ghi chép lại và sẵn sáng lắp ghép và tiến hành các TN (trong các TNSP vòng 1 HS trường Tân Kỳ đã đề xuất một giải pháp TN rất sáng tạo và chúng tôi đã nghiên cứu chế tạo lại được như TN3.2a và 3.2b). Việc phân chia nhiệm vụ theo từng nhóm được các nhóm tiếp nhận và triển khai thực hiện nhanh chóng các nhóm phải báo cáo kết quả quan sát được thì có rất nhiều HS xin được báo cáo. Các TN có hiệu ứng xảy ra rõ ràng nên HS rất phấn khởi, các em tham gia phân tích và giải thích hiện tượng một cách tích cực. Đặc biệt, có HS xuất sắc đã nêu được một cách khái quát các hiệu ứng của dòng điện Fu-cô. Sau một số tiến trình dạy học, chúng tôi nhận thức thấy tinh thần học tập của HS rất hào hứng, các em thể hiện hiểu biết được bản chất của hiện tượng, càng về sau HS càng tiến bộ hơn khi đề xuất giả thuyết, đưa ra lập luận, tiến hành các TN, báo cáo các kết quả TN quan sát được, sử dụng ngôn ngữ chính xác, rõ ràng mạch lạc hơn. Trang 127 3.3.3.8. Tiến trình dạy học kiến thức về các giải pháp làm giảm tác dụng có hại của dòng điện Fu-cô Trả lời câu hỏi H8.1 nhiều HS đã nêu được một số trường hợp có hại của dòng điện Fu-cô gây ra như: vỏ máy động cơ điện, máy phát điện, vỏ máy biến thế nóng lên gây tổn hao năng lượng thậm chí gây cháy. Lực hãm Fu-cô làm giảm tốc độ quay của máy làm cho máy hoạt động có hiệu suất thấp. Khi đặt vấn đề “làm cách nào để làm giảm tác dụng có hại của dòng điện Fu-cô” HS rất tích cực đưa ra ý kiến, nhưng nhiều giải pháp sai lầm được đề xuất như: thay khối kim loại bằng vật không dẫn điện, cho khối kim loại chuyển động rất chậm trong từ trường, đặt khối kim loại trong từ trường biến thiên chậm hoặc từ trường không biến thiên. GV phải gợi ý: Muốn làm giảm tác dụng của dòng điện Fu-cô thì phải làm giảm cường độ dòng điện Fu-cô tức là làm tăng điện trở của khối vật dẫn. Không có HS nào đưa ra được lập luận trên và khi nghe GV gợi ý như vậy các em thấy lập luận rất đúng, họ thán phụ và thấy tiếc. Tiếp theo, GV yêu cầu HS nhớ lại “cấu tạo lõi sắt của máy biến thế mà HS đã được học ở lớp 9 hay quan sát được trong thực tế”. Nhiều HS đã đề xuất được giải pháp làm tăng điện trở của vật dẫn bằng cách: Xẻ rãnh, khoét lỗ khối kim loại hay thya đổi khối kim loại đặc bằng khối kim loại được ghép bởi nhiều lá kim loại cách điện với nhau. Dựa vào các TN 3.1a, TN 3.2a, TN 3.3a đã tiến hành, HS đề xuất ngay được các phương án TN như: TN 3.1b, TN 3.2b, TN 3.3b. Các nhóm được giao nhiệm vụ lắp ghép tiến hành các TN và báo cáo các kết quả quan sát được chính xác rõ ràng và nhanh nhẹn. Trong quá trình dạy học bài này HS rất hứng thú và tham gia học tập một cách rất tích cực, nhiều ý kiến sáng tạo được nêu ra. Khả năng khái quát vấn đề rất tốt HS đã nêu ra được giải pháp chung làm giảm tác dụng của dòng điện Fu-cô. Cuối cùng, khi GV nêu nhiệm vụ: Yêu cầu HS về nhà tìm kiếm, xây dựng các TN mô tả nguyên tắc các ứng dụng kỹ thuật của dòng điện Fu-cô trong đời sống và kĩ thuật thì các em sẵn sàng nhận nhiệm vụ với thái độ rất hào hứng và tin tưởng sẽ làm được. Nhiều HS cho rằng các TN đã được làm ở trên chúng em có thể chế tạo được. 3.3.3.9. Tiến trình dạy học kiến thức về hiện tượng tự cảm Quá trình TNSP cho thấy, càng về sau thì trước giờ học vật lí HS rất hào hứng và sẵn sàng chờ đến giờ học. Khi GV đưa ra yêu cầu H9.1 thì HS trả lời được ngay, yêu cầu H9.2 HS cũng đưa ra dự đoán khi I chạy qua một ống dây biến đổi, thì trong ống dây sẽ xuất hiện SĐĐCƯ. - Vấn đề cần nghiên cứu “H9.3” được đặt ra HS hào hứng tiếp nhận vấn đề, khi yếu cầu H9.4 đưa ra các em tập trung thảo luận chung ngay. Mặc dù chưa hoàn chỉnh Trang 128 nhưng HS đề xuất được phương án TN như hình 2.45 là rất sáng tạo, Hình 2.46 được phát triển từ hình 2.45 cũng là bước phát triển quan trọng đối với HS. Từ sơ đồ TN H2.46 thành sơ đồ TN H2.47 và sơ đồ để đưa ra giải pháp. Nhiều HS đã đưa ra lập luận sức sảo chỉ có những HS xuất sắc mới đưa ra được (tuy nhiên nhiều HS đã đọc SGK trước nhưng việc đưa ra lập luận tại sao đưa ra phương án TN như sơ đồ đó thì không giải thích được mà chỉ có những HS thực sự tham gia quá trình lập luận này mới có thể giải thích được) phương án TN như sơ đồ hình 2.47. Đối với phương án TN khi ngắt mạch GV phải hướng dẫn để HS tiến hành theo sơ đồ H. 2.48. - Khi GV phân chia các nhóm tiến hành các phương án TN được các em đón nhận rất hào hứng. Nhưng khi lắp ghép các bộ phận TN trên sơ đồ mạch in vẫn phải có suy nghĩ thật sự mới lắp mạch được chính xác. - Nhờ thao tác TN đơn giản nên HS có thể tự tiến hành lại TN nhiều lần để quan sát kĩ được hiện tượng. Khi ngắt mạch các em đã phát hiện được sự lóe sáng của đèn trước khi tắt. Có HS đã dự đoán là suất điện động trong mạch khi đó rất lớn. Nhóm khác tiến hành TN với đèn Neon (70V) đã kiểm nghiệm điều đó. - Việc tiến hành TN với dao động kí điện tử để HS được quan sát hình ảnh về sự xuất hiện và biến đổi của dòng điện tự cảm trên màn hình dao động kí làm cho các em rất thích. - Các quá trình TN cũng cho thấy, nếu HS đã được nghiên cứu về sự xuất hiện hiện tượng tự cảm lúc đóng, ngắt mạch bằng việc tiến hành các TN thì đến khi HS tự đọc về hệ số tự cảm, biểu thức xác định suất điện động tự cảm của cuộn dây đều được các em vui vẻ, tự tin nhận nhiệm vụ. Kết quả các em tự đọc nhưng nắm bắt rất chắc kiến thức. 3.3.3.10. Tiến trình dạy học các ứng dụng kĩ thuật của cảm ứng điện từ - Liệu HS chưa được tiếp cận nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật vật lí trước đó thì khi chia lớp thành các nhóm và các yêu cầu từng nhóm nghiên cứu và các ứng dụng kĩ thuật của CƯĐT, HS sẽ rất bỡ ngỡ và thường lo sợ không thực hiện được. Vì vậy, trong quá trình dạy trên lớp, ngoài việc xây dựng các nội dung kiến thức (trong đó HS được tiến hành các TN) thì GV cần nêu thêm về các ứng kĩ thuật của các kiến thức vừa được học đối với TBKT trong thực tế. - Quá trình TNSP cho thấy nếu HS đã tham gia đề xuất phương án TN, tiến hành TN trong quá trình học, giúp các em làm quen với thiết kế phương án TN, việc xây dựng và sử dụng TBTN thì khi được giao nhiệm vụ tìm kiếm nghên cứu các ứng dụng kĩ thuật của các kiến thức vừa học HS sẽ sẵn sáng nhận nhiệm vụ với thái độ hào hứng và tự tin mình sẽ làm được. - Trong đợt TNSP vòng 1 chúng tôi giao cho các nhóm HS tìm kiếm các ứng dụng kĩ thuật của CƯĐT một cách chung chung thì các nhóm cũng chỉ ra được một số ứng Trang 129 dụng kĩ thuật của CƯĐT như: máy biến áp, máy phát điện, động cơ điện, đàn ghi ta điện, tốc kế xe máy, micrô, loa điện động, nam châm điện, phan điện từ, lò nung kim lọai, Nhưng đến các bước: Thiết kế, chế tạo, tiến hành TN, giải thích nguyên lí hoạt động của TN hay TBKT thực thì HS gặp bế tắc. Chỉ có một số ít nhóm thực hiện thành công một ứng dụng đơn giản như: mô hình máy biến áp, phanh điện từ. Đối với các ứng dụng kĩ thuật không yêu cầu các em chế tạo thì khi quan sát cấu tạo và hoạt động của các TBKT thực các em thấy khó nhận ra sự liên hệ giữa kiến thức CƯĐT với nguyên lí hoạt động của TBKT thực đó. - Trong đợt TNSP vòng 2 để định hướng nghiên cứu về các ứng dụng kĩ thuật cho các em chúng tôi đã soạn 6 nội dung nghiên cứu về ứng dụng kĩ thuật của CƯĐT thành các phiếu học tập. Mỗi nhóm học tập được giao nhiệm vụ bằng phiếu in sẵn, sau khi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm bằng phiếu học tập (in sẵn như ở phụ lục), trong đó nói rõ các nhiệm vụ phải làm, kế hoạch về thời gian đối với mỗi nhóm (chỉ rõ cách thức nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật theo con đường 1 hay con đường 2). Sáu ứng dụng kĩ thuật phổ biến quan trọng và hiện đại của CƯĐT được chúng tôi lựa chọn, HS đều có thể tìm hiểu, nghiên cứu được. Mặt khác, thông qua phiếu học tập, GV theo dõi kiểm tra, bổ sung thêm kiến thức cho các em trong quá trình họ thực hiện nên HS rất hòa hứng và cố gắng thực hiện nhiệm vụ, khi gặp khó khăn HS đã mạnh dạn hỏi GV ngay. Đa số các nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ của nhóm mình các báo cáo các nhóm làm khá tốt, trình bày báo cáo rất mạch lạc rõ ràng. Trong quá trình tổ chức buổi học ngoài giờ về các ứng dụng của CƯĐT đã đạt được những kết quả rất tốt. Các nhóm đều tiến hành các TN mô tả nguyên tắc cấu tạo và nguyên lí hoạt động của 6 ứng dụng KT thành công, cuối buổi học có bản báo cáo đầy đủ, rõ ràng. Điều đó, chứng tỏ các em đã tham gia học tập thực sự. Quá trình góp ý, phản biện kết quả nghiên cứu giữa các nhóm với nhau diễn ra rất sôi nổi, các nhóm đều cố gắng thể hiện khả năng vượt trội của nhóm mình. - Đặc biệt, khi được quan sát và tiến hành các TN mô tả các ứng dụng kĩ thuật mà GV đã chuẩn bị, HS rất thú vị, thán phục. Các hiện tượng xảy ra rõ ràng làm cho các em say sưa quan sát, hiểu và giải thích hiện tượng một cách nhanh chóng chính xác và rất say sưa. Nhiều em có ý định về chế tạo lại với mục đích khám phá thêm, mục đích làm đồ chơi cho em nhỏ, Sau khi nghiên cứu thành công 6 ứng dụng kĩ thuật nói trên GV còn giới thiệu mở rộng thêm một loạt ứng dụng kĩ thuật khác của CƯĐT. Sau buổi học này, tất cả HS đều thấy yêu thích môn vật lí hơn, thấy kiến thức vật lí thực sự quan trọng trong thực tế. Các em rất muốn được GV dạy các kiến thức vật lí khác như dạy về chương CƯĐT. Trang 130 3.3.4. Đánh giá định lượng về hiệu quả của các tiến trình dạy học các kiến thức đã soạn thảo đối với việc nâng cao chất lượng kiến thức của HS. Chúng tôi đã soạn thảo bài kiểm tra tự luận với mục đích đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức và kĩ năng của HS. Nội dung các bài kiểm tra bao gồm các kiến thức cơ bản mà HS phải nắm vững và phải vận dụng được. Thông qua kết quả kiểm tra, thông qua việc so snhs kết quả kiểm tra giữa các lớp TN với các lớp ĐC đã giúp chúng tôi đánh giá được tính khả thi các tiến trình dạy học các kiến thức thuộc chương CƯĐT đã được soạn thảo theo hướng phứt huy hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của HS. Phân bố các nội dung của các bài kiểm tra TN (TNKQ), TL (TNTL). Chúng tôi đánh giá kết quả định lượng thông qua việc xử lĩ các điểm số của bài kiểm tra của HS ở các lớp TN và các lớp ĐC bằng phương pháp thống kê toán học. TT Nội dung các kiến thức kĩ năng cần đánh giá Hiểu Vận dụng Vận dụng sáng tạo Số câu 1 Điều kiện xuất hiện hiện tượng cảm ứng điện từ. Biểu thức xác định suất điện động cảm ứng. 1 TN 1 TN 1 TL 3 2 Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động. 1 TN 1 TL 2 3 Điều kiện xuất hiện dòng điện Fu-cô. 1 TL 1 TN 2 4 Tác dụng của dòng điện Fu-cô. 1 TN 1 TN 1 TL 3 5 Hiện tượng tự cảm. 1 TN 1 6 Đề xuất được các ứng dụng kĩ thuật của hiện tượng cảm ứng điện từ. 1 TN 1 TN 1 TL 3 7 Tổng cộng 5 5 4 15 Bảng 3 – Phân bổ số câu hỏi theo các nội dung của bài kiểm tra Chúng tôi lập bảng thống kê kết quả điểm bài kiểm tra và sử dụng các thông số thống kê đặc trưng: + X là trung bình cộng, là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số hiệu, được tính theo công thức: X = 10 0 . 1 i fixi N , trong đó x1 l;à điểm số, fi là tần số, N là số HS. + S2 là phương sai, được tính theo công thức: S2 = 1 )( N fiXxi n i Trang 131 S2 là độ lệch chuẩn là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng, S đặc trưng cho độ phân tán của số liệu, S càng nhỏ thì các số liệu thống kê càng tập trung, được tính theo công thức: S = n i fiXxiS )(2 + V là hệ số biến thiên, được tính theo công thức: v = %100. X S 1- Các bảng thống kê kết quả điểm kiểm tra và xử lí các số liệu Trường Lớp Số HS 30 em HS đạt mức điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Tân Kỳ 11C1 ThN 0 0 0 0 3 5 7 10 3 2 11C2 ĐC 0 1 2 3 9 5 5 4 1 0 THPT Lê Lợi 11A1 ThN 0 0 0 0 2 6 6 9 4 3 11A2 ĐC 0 0 3 4 8 5 6 4 1 0 Bảng 4: Bảng thống kê điểm số kiểm tra Từ bảng tổng hợp cho ta các tham số thống kê và kết quả của các phép tính thống kê ở trên cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1- Điểm trung bình cộng kiểm tra ở các ThN cao hơn ở các lớp ĐC 2- Vẽ đường tích lũy của các lớp ĐC và đường tích lũy của các lớp ThN. Điều đó chứng tỏ HS ở các lớp ThN hiểu và nắm chắc chắn các kiến thức đã học hơn lớp ĐC. 3- Hệ số biến thiên các lớp ThN nhỏ hơn hệ số biến thiên các lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ độ phân tán là nhỏ nghĩa là ở lớp ThN điểm số đạt được của HS trong lớp có tính đồng đều, mang tính đại trà do cách dạy học mang lại còn điểm số của các HS trong lớp ĐC dạt được tùy thuộc vào sự nổ lực nhận thức của từng cá nhân. Vậy, việc tổ chức các tiến trình dạy học chương CƯĐT theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và góp phần nâng cao chất lượng kiến thức của HS bước đầu đã đem lại hiệu quả. Thông qua việc phân tích diễn biến của quá trình dạy học tựng nội dung kiến thức ở các lớp ThN khi vận dụng mười tiến trình dạy học đã soạn thảo, trong đó có sử dụng năm TBTN thực tập đã được xây dựng và cùng với việc xử lý kết quả điểm bài kiểm tra trong quá trình TNSP ta có thể đưa ra một số kết luận như sau: - Các tiến trình dạy học các kiến thức thuộc CƯĐT đã được soạn thảo trong đó có sử dụng các TBTN thực tập được xây dựng theo hướng phát huy hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của HS có tính khả thi cao. Tuy nhiên, các tiến trình đã soạn thảo cần bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện để cho phù hợp với các đối tượng HS. Các câu Trang 132 hỏi, các vấn đề GV đưa ra yêu cầu HS tìm tòi, nghiên cứu cần được giới hạn rõ phạm vi. - Các TBTN thực tập xây dựng được đã tạo điều kiện tốt cho GV tổ chức được quá trình dạy học mà HS tham gia xây dựng kiến thức một cách rất tích cực. Trang 133 Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau: 1- Thông qua quá trình điều tra thực tế, chúng tôi đã chỉ ra một cách có căn cứ về thực trạng dạy học chương CƯĐT ở lớp 11 nâng cao: Về phương pháp dạy học đa số GV vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình và ít sử dụng TBTN, quá trình dạy học chưa tạo cơ hội để phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS; Về TBTN mặc dù đã được cung cấp nhưng TBTN còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. 2- Chúng tôi đã nghiên cứu và vận dụng được kiểu dạy học giải quyết vấn đề dạy học các kiến thức Vật lý nói chung và chúng tôi đã vận dụng kiểu dạy học giải quyết vấn đề để dạy học kiến thức ứng dụng kỹ thuật của Vật lý. Các gia đoạn của quá trình dạy học các ứng dụng kỹ thuật đã được chúng tôi cụ thể hóa bằng hai sơ đồ tương ứng với hai con đường dạy học các ứng dụng kỹ thuật đã được đề xuất trước đó. 3 - Đã xây dựng được năm TBTN thực tập về CƯĐT. Quá trình xây dựng các TBTN đều tuân theo quy trình xây dựng và các yêu cầu đối với TBTN thực tập trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Ngay trong quá trình xây dựng chúng tôi luôn chú ý đến việc sử dụng các TBTN để tiến hành các TN trong quá trình dạy học sao cho phát huy được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của HS. 4- Đã xây dựng được mười tiến trình dạy học các kiến thức thuộc chương CƯĐT theo kiểu dạy học giải quyết vấn đề, trong đó có sử dụng năm TBTN thực tập đã được xây dựng theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của HS. 5- Chúng tôi đã tiến hành dạy TNSP đối với mười tiến trình dạy học các kiến thức thuộc chương CƯĐT nêu trên ở 3 trường THPT tỉnh Nghệ An. Quá trình TNSP cho thấy, việc tổ chức dạy học theo các tiến trình dạy học đã soạn thảo trong đó có sử dụng các TBTN thực tập đem lại hiệu quả cao nhưng đòi hỏi phải có nhiều thời gian dành cho HS giải quyết vấn đề. Một phương án khắc phục về thời gian đó là GV phải có năng lực sư phạm, vốn kiến thức sâu sắc, kỹ năng TN và năm được các nguyên lý của các ứng dụng kỹ thuật để lôi cuốn được HS tham gia các bước của tiến trình dạy học một cách tích cực, sáng tạo. Với các kết quả đạt được, quá trình nghiên cứu của đề tài đã giúp chúng tôi khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học: “Nếu xây dựng được các TBTN thực tập, đáp ứng được các yêu cầu đổi với TBTN thực tập và sử dụng chúng trong tiến trình dạy học được soạn thảo theo kiểu dạy học giải quyết vấn đề thì có thể phát Trang 134 huy được tính tixhs cực, phát huy được năng lực sáng tạo và góp phần nâng cao chất lượng kiến thức của HS lớp 11 Ban khoa học tự nhiên về “Cảm ứng điện từ””. Một số kiến nghị: - Cần phải xây dựng đầy đủ tiến trình dạy học các nội dung kiến thức vật lý ở trường phổ thông theo quan niệm của dạy học hiện đại, trong đó chú ý sử dụng kiểu dạy học giải quyết vấn đề. Tổ chức tập huấn cho tất cả các GV vật lý tập dượt giảng dạy theo các tiến trình đã được soạn thảo. - Cần thường xuyên bồi dưỡng khả năng sử dụng TN cho đội ngũ GV vật lý, ngoài việc nắm vững các kiến thức lý thuyết họ phải có năng lực TN thật sự, phải hiểu được sâu rộng, cập nhật kịp thời được các ứng dụng kỹ thuật phổ biến, hiện đại của vật lý trong đời sống và kỹ thuật. - Cần xây dựng các phòng học bộ môn, trong phòng học bộ môn của vật lý phải trang bị các TBTN một cách đầy đủ, có chất lượng và mang lại hiệu quả dạy học cao, đặc biệt chú trọng xây dựng TBTN thực tập. Như vậy, sau khi làm đề tài này bản thân tôi đã đặt rất nhiều tâm huyết vào nó. Qua quá trình giảng dạy thực tế, tìm hiểu sách báo, trên mạng các về các kiến thức phương pháp dạy học và làm thí nghiệm dạy học để giảng dạy chương “Cảm ứng điện từ”, kiến thức của bản thân tôi sẽ được nâng cao, học sinh được phát huy tính sáng tạo và tích cực hơn trong học tập, điều đó giúp tôi thuận lợi trong quá trình giảng dạy. Qua kết quả áp dụng thực nghiệm đề tài tại ba cơ sở cho chất lượng qua điểm số của học sinh tham gia đã được nâng lên một cách rõ rệt. Mặt khác, đề tài này cũng giúp các em học sinh, giáo viên có một tài liệu tham khảo bổ ích trong quá trình học tập trong một thời gian ngắn và đã hiểu rõ các vấn đề rất khó về cảm ứng điện từ và ứng dụng của nó trong chương trình vật lý 11. Tôi hy vọng sẽ nhận được những phản hồi từ các bạn đồng nghiệp, các em học sinh để tôi hoàn thiện đề tài này hơn cũng như dần hoàn thiện kiến thức của bản thân. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tân Kỳ, ngày 28 tháng 03 năm 2019 Giáo viên Nguyễn Tuấn Thư
File đính kèm:
- video_35.pdf