SKKN Tổ chức dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn giúp học sinh hình thành kiến thức chủ đề: Mô men lực - Vật lí 10 cơ bản

Thực trạng của HĐTN.

Mấy năm gần đây việc tổ chức HĐTN trong trường học nói chung và cấp

THPT nói riêng đã và đang được chú trọng và lồng ghép vào hoạt động giáo dục

hàng năm. Một số hình thức và nội dung đã được tổ chức ở các trường học nói

chung và trường chúng tôi nối riêng như: Cuộc thi ATGT với học đường, câu lạc

bộ giới tính, cuộc thi bánh chưng ngày tết, CLB tiếng anh, ngoại khóa văn học dân

gian, các buổi tình nguyện hay các cuộc thi Rung chuông vàng.Nhưng tất cả các

hoạt động đó đang mang tính hoạt động "ngoại khóa". Còn việc thực hiện HĐTN

để hình thành kiến thức cũng có song rất ít, mới chỉ có môn công nghệ 10 có tổ

chức cho các em ngoại khóa để xây dựng kiến thức bài học.

Qua các hoạt động đó tôi cũng trực tiếp tham gia cùng các em và tôi cũng

nhận thấy các em rất hứng thú, tích cực tham gia. Và kết quả của HĐTN đó giúp

các em trực tiếp tham gia nắm và nhớ kiến thức liên quan rất tốt, ngoài ra còn giáo

dục được các phẩm chất và kĩ năng cần thiết đối với các em trong cuộc sống. Hơn

nữa qua HĐTN giúp các em phát huy những năng lực sẵn có từ chính các em mà

các hoạt động học truyền thống các em không có cơ hội phát huy. Đây là một

phương pháp tổ chức hoạt động học mà chơi, chơi mà học rất bổ ích giúp các em

phát huy và chúng ta tìm kiếm và phát hiện những tài năng về các lĩnh vực khác

nhau.

Thực trạng HĐTN của bộ môn Vật lí tại một số trường PT phía tây

Nghệ An.

2.2.1. Phương pháp và đối tượng điều tra:

. * Phiếu điều tra (Phụ lục 1) và một số thông tin khác.

* Đối tượng điều tra:

- GV dạy vật lí một số trường THPT phía tây, tỉnh Nghệ An.

- Học sinh: 80 HS ở 2 lớp 10C3, 10C4 ở trường THPT Anh Sơn 3

pdf61 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm thực tiễn giúp học sinh hình thành kiến thức chủ đề: Mô men lực - Vật lí 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình cũng rất trôi chảy và 
còn đặt câu hỏi tình huống cho các nhóm khác. 
 Dự án 2: Nhóm 2 đã xây dựng được hệ thống kiến thức về ngẫu lực, mô men 
ngẫu lực. Đã phân biệt được ngẫu lực và cũng dựa vào kiến thức mô men lực các 
em đã xây dựng mô men ngẫu lực, điều đó chứng tỏ các em cũng nắm vững phần 
kiến thức mô men lực. Cũng đã đưa ra được các ví dụ ứng dụng và các hình ảnh 
hoạt động gắn liền cuộc sống xung quanh các em mà liên quan đến kiến thức. 
Song một số hình ảnh hoạt động chưa rõ ràng. 
 Dự án 3: Mặc dù các em nhóm 3 không phải xây dựng cụ thể từng mạch kiến 
thức song các em đã tổng hợp tất cả các ứng dụng của chủ đề đồng thời dựa vào 
kiến thức để tạo ra sản phẩm đơn gian. Các em đã thuyết trình hoat động của sản 
phẩm cũng như của từng ứng dụng rất cụ thể, tự tin. Từ đó rút ra vai trò của chủ đề 
mô men lực trong quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà máy, xưởng cơ khí. 
7.1.2. Nhược điểm: 
 Quá trình hoạt động: Dụng cụ hoạt động chưa thiết kế được như ý muốn. 
Vẫn còn một số ít em vẫn chưa mạnh dạn, tích cực hoạt động mà chỉ đứng 
xem. 
 Dự án 1: Các em chưa thực hiện hoạt động trường hợp mà nếu nhiều lực tác 
dụng lên về mỗi bên của trục quay mà vật thăng bằng để khái quát hóa qui tắc mô 
men lực. 
Dự án 2: Các hoạt động rất gần gũi đời sống, song chưa thực sự rõ ràng. 
 Dự án 3: Trong quá trả lời câu hỏi thảo luận có một số câu chưa rõ ràng. 
 Từ những mặt ưu, nhược điểm các em sẽ rút ra cách học sao cho phù hợp và 
rút kinh nghiệm trong quá trình học tập các chủ đề tiếp theo. 
7.2. Đánh giá kết quả dạy học. 
 7.2.1. Đánh giá chung. 
Qua quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn để dạy học chủ đề 
“Mô men lực” tại lớp 10C3, 10C4, trường THPT Anh Sơn 3, tôi có đánh giá như 
sau: 
45 
- Về thái độ: Đa số HS rất phấn khởi khi tiếp nhận nhiệm vụ, hứng thú học 
tập, có trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên, một số ít HS chưa thực sự mạnh dạn 
trong hoạt động tập thể, còn e ngại về khả năng làm việc của chính mình. 
- Hợp tác nhóm: Các nhóm phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực và 
sở trường của mỗi thành viên. 
 Tính đoàn kết cao, có trách nhiệm với nhóm, giúp đỡ nhau trong công việc 
để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. 
 Việc trao đổi thông tin giữa GV với HS, giữa HS với HS khá tốt và hiệu 
quả, qua đó hình thành kỹ năng giao tiếp ở mỗi HS. 
 Tuy nhiên, bên cạnh những HS tích cực, còn có một số em ít nói, chưa 
mạnh dạn, thụ động chỉ xem và nghe các bạn thảo luận. 
- Tính sáng tạo: Trong mỗi HS luôn tiềm ẩn nhiều ý tưởng hay và mới lạ. 
sáng tạo trong quá trình thiết kế hoạt động, thiết kế bài giảng có tính lôgic, tính 
khoa học trong trình bày kiến thức, tính năng động trong thuyết trình. 
Tuy nhiên với trình độ học sinh có phần hạn chế nên mức độ dự án chỉ mang 
tính phương pháp tạo cho các em hứng thú và nhằm phát huy các năng lực từ các 
em. Nên trong dự án các em thực hiện cũng chỉ mới ở mức độ theo yêu cầu ở kiến 
thức cơ bản chứ chưa thực sự có tính sáng tạo cao. 
 - Khả năng thuyết trình: Tuy hơi lo ngại về khả năng thuyết trình của HS, 
nhưng các em đã khá tự tin trước lớp, trình bày logic, mạch lạc và có sức lôi cuốn. 
Tuy nhiên, trong khi thuyết trình, câu từ các em diễn đạt đôi chỗ còn chưa chính 
xác, việc trình chiếu Powerpoint đôi khi còn chưa nhịp nhàng. 
- Vận dụng kiến thức: Trong điều kiện HS ở huyện miền núi, điều kiện vật 
chất còn hạn chế song các em đã vận dụng khá tốt kiến thức tự tìm kiếm các học 
liệu tự tạo để tổ chức hoạt động phù hợp với kiến thức. Vậy không những đạt được 
các kiến thức mà còn hướng tới phát triển năng lực chuyên môn và các năng lực 
cần thiết khác. 
7.2.2. Kết quả đối chứng chứng minh tính khả thi PPDH. 
Bảng số liệu kết quả bài kiểm tra kiến thức của 2 lớp áp dụng đề tài 
(Lớp 10C3,10C4 Trường THPT Anh Sơn 3 sau khi học chủ đề) 
Tổng 
HS 
Điểm < 5 Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9-10 
80 
(100%) 
4 
(5%) 
8 
(10%) 
17 
(21.25%) 
20 
(25%) 
16 
(20%) 
15 
(18.75%) 
46 
Bảng số liệu kết quả bài kiểm tra của 2 lớp không áp dụng đề tài 
(Lớp 10C5,10C6 Trường THPT Anh Sơn 3 sau khi học xong chủ đề) 
Tổng 
HS 
Điểm < 5 Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9-10 
83 
(100%) 
10 
(12.1%) 
25 
(30.1%) 
23 
(27.7%) 
11 
(13.3%) 
12 
(14.4%) 
2 
(2.4%) 
Nhận xét: 
- Qua kết quả kiểm tra kiến thức của học sinh giữa 2 nhóm lớp áp dụng đề 
tài thông qua HĐTN và không áp dụng đề tài thông qua HĐTN tôi nhận thấy được 
tính khả thi của phương pháp dạy học thông qua HĐTN và phần nào khả thi của đề 
tài. 
- Kiến thức các em đã nắm được tốt hơn so với các phương pháp học bình 
thường, thông qua bài kết quả kiểm tra trên. Đặc biệt những lớp áp dụng đề tài các 
em hiểu được các vận dụng thực tiễn còn các em không áp dụng đề tài không giải 
quyết được các câu hỏi thực tiễn. 
- Điều làm cho GV ngạc nhiên khi kết thúc đề tài các em nhận xét rất thích 
với phương pháp này thoải mái và dễ hiểu. Biết thực tiễn nhiều hơn. Vấn đề sôi nổi 
hơn nữa đó là có sự thi đua của tập thể nhóm. 
8. Lưu kết quả vào hồ sơ học sinh. 
 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá cho HS: 
 Bảng 7. TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÁC NHÓM 
 (chỉ tổng hợp một lớp) 
 (Từ phiếu đánh giá sản phẩm nhóm của HS và của GV) 
Dự án được 
đánh giá. 
Điểm 
Điểm TB Nhóm đánh giá 
GV 
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 
Dự án 1 8 8.5 8.5 8.3 8.3 
Dự án 2 8.5 7.5 8.5 8.2 8.2 
Dự án 3 9.5 8.5 8 8.5 8.5 
47 
Bảng 8.Tổng hợp đánh giá cả quá trình hoạt động học cho mỗi học sinh 
STT Họ và tên học sinh 
Điểm 
Điểm 
TB 
Nhóm 
đánh giá 
điểm 
của dự 
án 
Bài 
kiểm 
tra 
Nhóm 1 – Dự án 1 
1 Nguyễn Hồng Đăng 9 8.3 10 9.1 
2 Lương Văn Đô 6 8.3 5 6.4 
3 Vương Trần Bảo Đăng 8 8.3 9 8.4 
4 Phạm Thị Kiều Khanh 8 8.3 8 8.4 
5 Võ Thị Cẩm Ly 9 8.3 10 9.1 
6 Phan Thị Oanh 7 8.3 4 6.4 
7 Phạm Thị Quỳnh Phương 7 8.3 7 7.4 
8 Trần Thị Thúy Quyên 7 8.3 7 7.4 
9 Dương Thị Thủy 7 8.3 8 7.8 
10 Nguyễn Thị Trà 7 8.3 6 7.1 
11 Lê Văn Đô 7 8.3 6 7.1 
12 Trần Thị Thúy My 8 8.3 7 7.8 
13 Nguyễn Trọng Thành Trung 7 8.3 6 7.1 
Nhóm2 - Dụ án 2 
1 Bùi Gia An 8.5 8.2 10 8.9 
2 Cao Xuân Thế Anh 8 8.2 9 8.3 
3 Nguyễn Thị Bảo Châu 8 8.2 8 8.1 
4 Lương Thị Cẩm Chi 7.5 8.2 7 7.6 
5 Trần Thị Thu Hà 6 8.2 4 6.1 
6 Nguyễn Thị Huyền 7 8.2 6 7.1 
7 Nguyễn Thị Khánh Ly 8 8.2 7 7.7 
8 Nguyễn Hữu Ngọc 8 8.2 8 8.1 
48 
9 Phan Thị Anh Thơ 7 8.2 5 6.7 
10 Nguyễn Thị Thùy 8.5 8.2 10 8.9 
11 Thái Huyền Trang 8.5 8.2 9 8.6 
12 Bùi Thị Thanh Thương 8 8.2 8 8.1 
13 Đỗ Phương Uyên 8 8.2 7 7.7 
Nhóm 3– Dụ án3 
1 Trần Ngọc Anh Khôi 8.5 8.5 10 9.0 
2 Nguyễn Thị Việt Hà 8 8.5 7 7.8 
3 Nguyễn Văn Lộc 8 8.5 7 7.8 
4 Trần Thị Lộc 8.5 8.5 10 9.0 
5 Trần Thị Nhi 7 8.5 8 7.8 
6 Đậu Nguyễn Văn Phi 7 8.5 5 6.8 
7 Nguyên Ngọc Quang 7 8.5 6 7.2 
8 Nguyễn Thanh Phương 8 8.5 8 8.2 
9 Dương Thị Quỳnh 7 8.5 7 7.5 
10 Nguyễn Mạnh Tình 7 8.5 5 6.8 
11 Hoàng Thị Thu Trang 7 8.5 6 7.2 
12 Nguyễn Thị Thu Trang 7 8.5 7 7.5 
13 Nguyễn Thị Hà Thảo 8 85 6 7.5 
14 Nguyễn Văn Mạnh Tình 9 8.5 8 8.5 
49 
Một số hình ảnh tiết Báo cáo sản phẩm dự án và đánh giá: 
Báo cáo sản phẩm của nhóm 1 
Báo cáo sản phẩm của nhóm 2 
Báo cáo sản phẩm nhóm 3 
50 
 Học sinh thảo luận giữa các nhóm 
Giáo viên hợp thức hóa kiến thức. 
51 
GV dự giờ dạy học chủ đề: Ttiết báo cáo sản phẩm 
HS theo dõi đánh giá hoạt động 
52 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
Trong đề tài này tác giả đã làm rõ được một số vấn đề sau: 
- Nêu được cơ sở lí thuyết và thực tiễn về dạy học thông qua hoạt động trải 
nghiệm thực tiễn. 
- Xây dựng và thử nghiệm thành công bộ giáo án dạy học “Thông qua hoạt 
động trải nghiệm thực tiễn giúp HS hình thành kiến thức chủ đề: Mô men 
lực” vật lí 10, cơ bản. 
- Phối hợp được các PPDH, kĩ thuật dạy học tích cực thông qua tổ chức 
HĐTN dạy học chủ đề: Mô men lực. 
- Chứng minh được tính khả thi của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thực 
tiễn để xây dựng kiến thức trong chủ đề, nhằm nâng cao được chất lượng dạy học, 
tạo hứng thú học tập, phát huy tính tự chủ tự học của các em, bồi dưỡng năng lực 
giải quyết vấn đề, ứng dụng CNTT, tính thực tiễn cho HS..., góp phần đổi mới 
giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học. 
Mặt hạn chế của đề tài: 
- Thực nghiệm sư phạm còn ít lớp. 
- Phạm vi kiến thức chưa mở rộng. Mục tiêu các sản phẩm dự án ở mức độ 
vận dụng thấp, do nhiều nguyên nhân: 
+ Chất lượng HS còn thấp và mong muốn tất cả đối tượng HS đều hứng thú 
tham gia. 
 + Học liệu phục vụ hoạt động chưa thực sự phong phú, chưa đáp ứng được 
cho việc mở rộng kiến thức. 
 + Hạn chế về thời gian nghiên cứu đề tài cũng như việc tổ chức hoạt động 
trong phạm vi tiết học. 
 - Khó khăn trong tổ chức dạy hoc HĐTN: Các thiết bị, học liệu chưa đáp 
ứng được nhu cầu dạy học. 
 2. Kiến nghị: 
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiên đề tài tôi có một số kiến nghị sau: 
- Cần thúc đẩy GV vận dụng phương pháp HĐTN nhiều hơn trong quá trình 
dạy học bởi nó mang lại tính khả thi rất cao trong việc liên hệ thực tiễn, phù hợp 
với xu thế đào tạo hiện nay. 
- Khuyến khích, tổ chức các cuộc thi thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học 
chủ đề thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tiễn. 
53 
- Mong muốn cấp có thẩm quyền sẽ xem xét cung cấp các thiết bị phục vụ 
học tập trên mỗi lớp học cũng như các phòng học thực nghiệm để phục vụ học tập 
thuận lợi hơn để thực hiện các phương pháp dạy học tích cực. 
Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của tôi về nhóm đề tài này, do kinh 
nghiệm và trình độ còn có mặt hạn chế nên đề tài không tránh khỏi sự sai sót. Tôi 
rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để tiếp tục phát triển đề tài. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
54 
 PHỤ LỤC 
 Phụ lục 1: 
 Phiếu 1. Điều tra học sinh (khảo sát trước và sau khi áp dụng đề tài) 
Em hãy trả lời các câu hỏi sau đúng sự thật trong quá trình học tập. 
Câu 1. Các em hứng thú như thế nào khi học bộ môn vật lí? 
A. Hứng thú vì nó có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. 
B. Không hứng thú, nhưng phải học để thi đại học có nhiều nghành lựa chọn. 
C. Không thích vì nó không giúp gì cho em. 
Câu 2. Theo em kiến thức vật lí có vai trò ứng dụng vào đời sống thực tiễn như thế 
nào? 
A. Rất nhiều và rất cần thiết. B. Rất ít. C. Không biết. 
Câu 3. Việc đổi mới PPDH phù hợp sẽ tác động hứng thú học tập như thế nào? 
A. Rất nhiều B. Ít. C. Không quan tâm. 
Câu4. Em sẽ hứng thú như thế nào khi học tập thông qua trải nghiệm thực tiễn vào 
bộ môn Vật lí? 
A. Hứng thú, thoải mái, biết được nhiều điều liên quan trong cuộc sống, có cơ hội 
rèn luyện kĩ năng, chủ động trong học tập và dễ hiểu kiến thức hơn. 
B. Không thích, vì phải làm việc nhiều, mất nhiều thời gian. 
C. Không biết,vì chưa được học. 
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỀU TRA HỌC SINH 
 (Tổng số HS điều tra 80 em) 
Câu Lựa chọn 
Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài 
Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 
1 
A 20 25 55 68.75 
B 30 37.5 20 25 
C 30 37.5 5 6.25 
2 
A 20 25 65 81.25 
B 50 62.5 15 18.75 
C 10 12.5 0 0 
3 
A 20 25 55 68.75 
B 30 37.5 20 25 
55 
C 30 37.5 5 6.25 
4 
A 30 37.5 70 87.5 
B 10 12.5 10 12.5 
C 40 50 0 0 
Phiếu 2: Phiếu điều tra giáo viên: 
Kính nhờ quý thầy (cô) chọn những ý kiến mà thầy (cô) thấy thực trạng khi 
dạy học vật lí hiện nay. 
Câu 1. Trong quá trình dạy học môn vật lí thầy (cô) đánh giá như thế nào về sự 
hứng thú học tập của HS? 
A. Rất hứng thú. B. Rất ít hứng thú. C. Không hứng thú. 
Câu 2. Theo thầy (cô) nguyên nhân nào dẫn tới sự hứng thú hay không hứng thú 
của HS? 
 A. Môn học khó. B. Phương pháp chưa phù hợp. C. Ý kiến khác 
Câu 3. Trong quá trình dạy học với PPDH truyền thống trên lớp với phần kiến 
thức ngẫu lực với mô men ngẫu lực thầy (cô) thấy HS có thực sự hứng thú học tập 
không? 
 A. Rất hứng thú. B. Ít hứng thú. C. Không hứng thú. 
Câu 4. Ở trường thầy (cô), hay chính bản thân thầy (cô) đã thực hiện phương pháp 
dạy học thông qua HĐTN vào chính khóa như thế nào? 
 A. Có nhưng rất ít. B. Chưa. C. Rất phổ biến. 
Câu 5. Theo thầy(cô) tính khả thi khi Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn để 
hình thành kiến thức chủ đề Mô men lực sẽ như thế nào ? 
 A Tính khả thi cao. B. Tính khả thi thấp. C. Không khả thi 
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN 
 (Tổng số điều tra: 20 GV) 
Câu 1 2 3 4 5 
Lựa 
chọn 
A B C A B C A B C A B C A B C 
Số GV 4 4 12 8 4 8 2 4 14 8 12 0 12 6 2 
Tỉlệ% 20 20 60 40 20 40 10 20 70 40 60 0 60 30 10 
56 
 Phụ lục 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG HỌC(5 phiếu) 
Phiếu 1. PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG MỖI NHÓM. 
Tên dự án:  
Lớp:.................Nhóm:........................................................... 
TT 
Họ và 
tên HS 
Nội dung đánh giá 
Điểm 
trung 
bình 
Trách 
nhiệm 
với nhóm, 
bản thân 
Mức độ 
tích cực 
tham gia 
hoạt động 
Mức độ 
hình 
thành 
kiến 
thức 
Vận 
dụng 
thực 
tiễn 
Tính 
sáng 
tạo 
1 
... 
Qui trình đánh giá: Nhóm trưởng trao đổi với các thành viên trong nhóm, cho điểm 
từng nội dung đánh giá vào các ô tương ứng. Mỗi nội dung điểm tối đa 10 điểm. 
Phiếu 2. PHIẾU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÁC NHÓM 
Dự án được 
đánh giá 
Điểm 
Điểm TB 
Nhóm đánh giá GV 
1 2 3 
Dự án 1 
Dự án 2 
Dự án 3 
Phiếu 3 PHIẾU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CHO MỖI HỌC SINH 
Tên dự án:Lớp:..... 
TT 
Họ và tên 
HS 
Điểm Điểm TB 
Nhóm đánh giá Sản phẩm của 
nhóm 
Điểm bài 
kiểm tra 
Nhóm 
1 
2 
57 
Phiếu 4 
 PHIẾU NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÁC NHÓM CỦA GV 
Tên dự án:.......... 
Lớp:Nhóm được đánh giá:.............................................................. 
TT Nội dung đánh giá Yêu cầu 
Điểm 
(/5đ) 
1 Quá trình hoạt động 
Chuẩn bị dụng cụ. 
Tích cực tham gia hoạt 
động 
Tính sáng tạo trong hoạt 
động 
Tính hợp tác 
2 
Nội dung sản phẩm dự án 
Đầy đủ 
chính xác 
Lôgic,dễ hiểu 
Tính ứng dụng 
3 
Hình thức trình bày sản phẩm 
Khoa học 
Sáng tạo 
4 Thuyết trình sản phẩm 
Tự tin 
Rõ ràng, lôi cuốn 
khả năng vấn đáp tốt 
Tổng điểm 
Điểm trung bình 
58 
Phiếu 5 
 PHIẾU NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM GIỮA CÁC NHÓM CỦA HS 
Tên dự án (nhóm thực hiện )  
Lớp:Nhóm đánh giá::........................................................ 
TT Nội dung đánh giá Yêu cầu 
Điểm 
(/5đ) 
1 Quá trình hoạt động 
Chuẩn bị dụng cụ. 
Tích cực tham gia hoạt 
động 
Tính sáng tạo trong hoạt 
động 
Tính hợp tác 
2 
Nội dung sản phẩm dự án 
Đầy đủ 
chính xác 
Lôgic,dễ hiểu 
Tính ứng dụng 
3 
Hình thức trình bày sản phẩm 
Khoa học 
Sáng tạo 
4 Thuyết trình sản phẩm 
Tự tin 
Rõ ràng, lôi cuốn 
khả năng vấn đáp tốt 
Tổng điểm 
Điểm trung bình 
59 
 Phụ lục 3: 
 NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC DỰ ÁN 
 (Thời gian làm bài 10 phút) 
Câu 1. Chọn đáp án đúng: 
 A. Lực là đại lượng có tác dụng làm vật quay quanh trục. 
 B. Sự quay của vật thay đổi chỉ khi thay đổi F. 
 C. Sự quay của vật thay đổi khi chỉ thay đổi d. 
 D. Cánh tay đòn d là khoảng cách từ lực tới trục quay. 
Câu 2. Chọn đáp án sai: 
A. Lực tác dụng vào vật có trục quay là đại lượng đặc trưng cho sự quay của vật. 
B. Mô men lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay 
của lực. 
C. Cánh tay đòn của mô men lực (d) là khoảng cách từ trục quay vật tới giá của 
lực. 
D. Sự quay của vật quanh trục phụ thuộc vào cánh tay đòn. 
Câu 3. Chọn đáp án đúng: Công thức mô men lực là. 
 A. M = F/d. B. M = 2F.d C. M = F.d. D. M = F + d 
Câu 4. Chọn đáp án đúng. Để vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì: 
 A. Độ lớn các lực tác dụng lên vật về 2 phía của trục quay phải bằng nhau. 
 B. Vị trí đặt các lực tác dụng về 2 phía của trục quay phải như nhau. 
 C. Số lực tác dụng lên vật về 2 phía của trục quay bằng nhau. 
 D. Tổng các mô men lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ 
bằng tổng các mô men lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. 
Câu 5. Ở hình vẽ bên, lực của tay tác dụng vào búa 1F

 có phương như hình vẽ, 
Điểm đặt của lực 1F

 ở vị trí nào để dễ bẩy 
đinh nổi lên hơn . 
 A.Vị trí 1. B. Vị trí 2. 
 C. Vị trí 3. D. Vị trí 4. 
Câu 6. Chọn đáp án sai: 
A. Ngẫu lực là hệ hai lực: song song, ngược chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 
một vật. 
3 
1 
2 
4 
60 
B. Ngẫu lực là hệ gồm hai lực song song, cùng chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng 
vào một vật. 
C. Ngẫu lực tác dụng vào một vật làm vật quay chứ không tịnh tiến. 
D. Mô men của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí trục quay vuông góc với mặt 
phẳng chứa ngẫu lực. 
Câu 7. Chọn đáp án không đúng: 
Cho một vật chịu tác dụng của ngẫu lực với F1 = F2 = 1N, khoảng cách từ trục tới 
giá các lực F1, F2 là 0,5m. Mô men của ngẫu lực là : 
A. M = 1(N.m), B. M = 0,5(N. m) C. M = 2(N.m), D. M = 0 
Câu 8 . Em hãy nêu những ứng dụng của kiến thức chủ đề mô men lực mà em biết 
trong cuộc sống? Từ kiến thức đã học em hiểu như thế nào về câu nói của Ác-si-
mét: Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất. Và cho biết giống với 
hoạt động nào em vừa trải nghiệm. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
`............................................................................................................................ 
Câu 9.Em có nhận xét gì về cách bố trí trục quay đối với trọng tâm của các vật? 
Giải thích tại sao ? 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
............................................................................................................ 
Đáp án và biểu điểm 
Câu 1 Câu 2 Câu 3 câu4 câu 5 câu 6 câu 7 câu 8 câu 9 
A A C D C B A ĐS(mở) Mở 
1điểm 1điểm 1điểm 1điểm 1điểm 1điểm 1điểm 1,5điểm 1,5điểm 
61 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. SGK Vật lý 10, SGV Vật lí 10. NXB Giáo dục. 
2. Tài liệu thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Vật lí 10. NXB Giáo dục 
3. Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học của GV "module THPT 18". 
NXB Giáo Dục Việt Nam. 
4 .Tài liệu tăng cường năng lực nghiên cứu khoao học của GV"Module 25". NXB 
Giáo Dục Việt Nam. 
5.Tài liệu tập huấn bồi dưỡng thường xuyên: Tập huấn csdl “Modul 2” trên mạng 
năm 2020. 
6. Tài liệu tập huấn bồi dưỡng GV. NXB Giáo Dục Việt Nam. 
7. http:// www.google.com. 
8.  
9.  
10.  

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_day_hoc_thong_qua_hoat_dong_trai_nghiem_thuc_ti.pdf
Sáng Kiến Liên Quan