SKKN Tổ chức các hoạt động dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề “Phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật”

Cơ sở của việc vận dụng tổ chức các hoạt động dạy học gắn với sản xuất

kinh doanh tại địa phương trong bài “ Phân bón hóa học” (Hóa học 11)

- Phạm vi kiến thức: Kiến thức về các loại phân bón, tính chất và những ứng

dụng của phân bón đối với từng loại cây trồng; những tác động đến môi trường và

sức khỏe con người từ việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không hợp lí.

- Tình huống triển khai: Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều sản phẩm nông

sản trên thị trường hiện nay tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều. Người

sản xuất chưa ý thức được việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật một cách

hợp lí trong sản xuất. Quỳnh Văn và Quỳnh Bảng là hai vùng trọng điểm trồng rau

cung cấp cho nhiều nơi khác nhau, tuy nhiên vấn đề sử dụng phân bón hóa học,

thuốc bảo vệ thực vật còn tự phát, chưa quan tâm đến vấn đề an toàn cho môi

trường và người sử dụng. Trường THPT Quỳnh Lưu 2 có học sinh ở hai vùng này

chiếm đa số. Thông qua dự án này, giáo viên mong muốn học sinh có một trải

nghiệm thực sự về thực trạng sử dụng phân bón hóa học tại địa phương, đặc biệt ở

hai vùng Quỳnh Văn và Quỳnh Bảng từ đó có ý thức hơn trong việc sử dụng và

bảo vệ môi trường. Đặc biệt học sinh tìm hiểu một số cơ sở sản xuất rau củ theo

công nghệ hiện đại tại 1 số vùng trọng điểm trên địa bàn. Từ đó có cái nhìn tổng

quan về sự phát triển nông nghiệp theo mô hình truyền thống và mô hình hiện đại.

Với các em học sinh được lớn lên và hàng ngày chứng kiến sự phát triển các

nghành nông nghiệp của địa phương, các em rất muốn khẳng định sự hiểu biết thực

tế của bản thân nhất là hiểu biết về những vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống.

Đồng thời, với sự phát triển mạnh của CNTT, các em đã có khả năng khai thác,

ứng dụng để phục vụ cho nhiệm vụ học tập.

Từ những phân tích trên, có thể thấy hình thức tổ chức các hoạt động dạy

học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương bằng nhiều hình thức như dạy học

trải nghiệm, dạy học dự án có khả năng ứng dụng cao trong bài 12 – Phân bón

hóa học (Hóa học 11)

pdf52 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức các hoạt động dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề “Phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
- Tiến hành bài kiểm tra (45 phút) sau khi thực nghiệm 
* Ở lớp đối chứng: 
- Giáo viên thực hiện quan sát hoạt động học tập của học sinh ở lớp đối chứng 
được giáo viên giảng dạy các bài tập cùng nội dung trong SKKN nhưng không 
theo hướng đi của sáng kiến. 
- Tiến hành cùng một đề kiểm tra như lớp thực nghiệm 
Kết quả thu được cụ thể như sau: 
4.1. Kết quả định tính 
* Ở lớp thực nghiệm: 
Các em học tập và trao đổi sôi nổi, giờ học thoải mái, hứng khởi. Hầu hết các 
em đều hoạt động theo nhóm rất tích cực và hứng thú khi khám phá và lĩnh hội 
những kiến thức mới. Giờ học không còn khô khan nhàm chán nữa mà trở nên thú 
vị hơn bởi qua các giờ học các em không những tiếp nhận được kiến thức hóa học 
mà còn được hiểu biết thêm về các môn học khác cũng như những vấn đề trong 
thực tiễn cuộc sống. 
41 
Nhiều em học sinh ở các lớp thực nghiệm đã tìm ra nhiều tài liệu, nội dung 
phong phú và gắn liền với đời sống hàng ngày. Một số em học sinh có kĩ năng khai 
thác công nghệ thông tin và xử lí tốt các tình huống đặt ra. Qua các tiết dạy tôi thấy 
khả năng vận dụng các vấn đề thực tiễn của các em ở lớp thực nghiệm tiến bộ rõ 
rệt. 
* Ở lớp đối chứng: 
Các em cũng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập nhưng không mấy hào 
hứng nên khả năng tiếp thu và ghi nhớ chưa được tốt. Các hoạt động được yêu cầu 
làm theo nhóm còn mang tính đối phó, chưa thật sự hiệu quả. Hầu hết các em còn 
có tâm lí nặng nề trong việc tiếp thu kiến thức mới và việc rèn luyện kĩ năng giải 
quyết vấn đề. 
4.2. Kết quả định lượng 
Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và học sinh lớp đối 
chứng ở 4 trường khảo sát được phân tích theo điểm số như sau: 
Lớp 
Tổng số 
HS 
Yếu – kém (0- 4đ) Trung bình (5 - 6đ) Khá - giỏi (7 - 10đ) 
SL (%) SL (%) SL (%) 
TN 147 24 16.24 93 63.25 30 20.51 
ĐC 149 49 32.77 84 56.30 16 10.92 
Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy: 
Mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của phương 
pháp dạy học phần nào được được khẳng định. 
Lấy ngẫu nhiên 1 số bài của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để phân tích 
hiệu quả trước và sau tác động tôi thu được kết quả sau: 
TT học sinh 
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 
KT đầu năm 
KT trước 
tác động 
KT sau 
tác động 
KT đầu 
năm 
KT trước 
tác động 
KT sau 
tác động 
1 5 6 6 5 3 7 
2 4 5 8 4 6 5 
3 5 4 7 6 6 4 
4 6 7 5 7 7 5 
5 7 8 9 5 6 6 
6 4 4 6 8 5 9 
7 2 5 5 4 8 8 
42 
8 5 6 8 8 6 8 
9 6 4 7 5 6 6 
10 5 7 8 3 5 4 
11 4 2 8 4 4 6 
12 7 3 8 6 5 7 
13 8 6 7 7 6 7 
14 6 7 6 3 4 4 
15 5 7 8 6 8 7 
Giá trị trung bình 5.3 5.4 7.1 5.4 5.7 6.2 
Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm thấp hơn nhóm đối chứng ở đầu năm 
và trước khi tác động. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp mới thì lớp thực nghiệm: 
7,1 điểm, của lớp đối chứng: 6,2 điểm, kết quả trên cho thấy: Điểm trung bình, tỷ lệ 
bài kiểm tra đạt loại khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp chứng. 
- Trong bảng thực nghiệm cho thấy điểm kiểm tra của nhóm thực nghiệm có 
sự tăng đồng đều lên rất nhiều so với lớp đối chứng sau khi tác động chứng tỏ sự 
đồng đều hơn trong các bài kiểm tra đã có hiệu quả. 
- Vậy kết quả về điểm trung bình và tỷ lệ đạt loại khá giỏi khi dạy bằng 
phương pháp mới áp dụng sẽ tốt hơn so với kết quả dạy bằng phương pháp cũ. 
Điều này khẳng định thêm sự tiến bộ tích cực do tác động mang lại. 
4.3. Ý kiến của các giáo viên khi tiến hành áp dụng phương pháp dạy học gắn 
với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương 
 Tôi tiến hành khảo sát đến các GV thuộc 4 trường THPT đã tiến hành 
thực nghiệm về hiệu quả của việc áp dụng phương pháp dạy học gắn với hoạt 
động sản xuất kinh doanh tại địa phương. Ý kiến 1 số giáo viên, cụ thể: 
- Thầy Lê Văn Bằng, hiệu phó trường THPT Quỳnh Lưu 2: Dạy học gắn với 
hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương đem đến cho HS một phương pháp 
học tập mới lạ, giúp các em biết giá trị của sự nỗ lực sáng tạo, tìm tòi và học hỏi 
của con người là vô tận. Qua phương pháp dạy học này cũng giúp giáo viên năng 
động tìm được con đường giúp họ củng cố và nâng cao trình độ. Muốn hoàn thành 
một dự án tốt cần phải nỗ lực hết mình, giáo viên phải nghĩ đó là mục tiêu ham 
thích tột độ của mình và phải lan truyền cảm hứng đó cho học sinh. 
- Cô Đậu Thị Tú, GV trường THPT Nguyễn Đức Mậu: Tổ chức hoạt động 
gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương là một phương pháp hay 
nhưng chỉ áp dụng tốt với HS khá giỏi, với HS trung bình, yếu, tinh thần tự giác 
chưa cao thì rất khó vận dụng. 
43 
- Thầy Quách Hữu Khương, GV trường THPT Quỳnh Lưu 3: Phương pháp 
này tạo ra một sân chơi thú vị cho các em vừa học vừa chơi. Nếu có thể, nhà 
trường nên tạo điều kiện cho các em tham quan thực tế và tham gia những hoạt 
động xã hội khác. Điều này không những giúp các em nắm vững kiến thức hơn mà 
còn góp phần giáo dục con người tốt hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay hơi 
khó thực hiện, phải trang bị cho HS nhiều kĩ năng khác ngoài kiến thức chuyên 
môn, có thể tiến hành trong hoạt động ngoại khóa hoặc câu lạc bộ và cần được sự 
quan tâm từ gia đình và xã hội. 
- Cô Ngô Thị Hoan, trường THPT Hoàng Mai 2: Đây là một phương pháp 
dạy học tích hợp nhiều kĩ năng, vận dụng kiến thức thực tiễn giúp các em phát 
triển toàn diện. Tuy nhiên cần có kinh phí để tiến hành và cần sự quan tâm nỗ lực 
không chỉ của giáo viên, nhà trường mà còn cần sự quan tâm của gia đình, xã hội. 
4.4. Kết luận về thực nghiệm 
Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy mục 
đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy 
học phần nào được được khẳng định. Phương pháp mới được sự quan tâm không chỉ 
riêng học sinh, giáo viên mà cả những nhà quản lý giáo dục, xã hội. 
Nếu trong quá trình dạy học hóa học, giáo viên quan tâm, giúp học sinh liên 
hệ các kiến thức với thực tiễn, thì sẽ hình thành và rèn luyện ý thức học, vận dụng 
thực tiễn, tìm ra các biện pháp để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Đồng thời 
góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học và hoàn 
thành nhiệm vụ giáo dục toàn diện của trường THPT. 
Việc thực nghiệm và đánh giá các nội dung trên cũng phù hợp với hướng dẫn 
của BGD& ĐT trong công văn số 5555/BGDĐT – GDTrH ngày 8/10/2014 về các 
tiêu chí đánh giá bài học đang được thực hiện trong cả nước hiện nay. Thực 
nghiệm đã tiến hành và đánh giá ở các góc độ là tổ chức hoạt động cho học sinh và 
hoạt động của học sinh thể hiện qua các tiêu chí: Mức độ sinh động, hấp dẫn học 
sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. Mức độ tích 
cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ 
học tập. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận 
về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Phương pháp giảng dạy theo hướng dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh 
doanh tại địa phương là một trong những định hướng đổi mới quan trọng về 
phương pháp dạy học của Đảng, Nhà nước và của nghành giáo dục trong giai đoạn 
hiện nay. Đồng thời là sự kế thừa và phát huy những kinh nghiệm dạy học tiên tiến 
trên thế giới. 
44 
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I. KẾT LUẬN 
1.1 Tôi đã phân tích dạy học trải nghiệm gắn với hoạt động sản xuất kinh 
doanh tại địa phương đồng thời chỉ ra những biểu hiện của dạy học gắn với hoạt 
động sản xuất kinh doanh tại địa phương để làm cơ sở lí luận cho đề tài. Để kết quả 
nghiên cứu đạt được yêu cầu khách quan, khoa học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 
thực trạng nhận thức của GV và HS về vấn đề dạy học trải nghiệm STEM, dạy học dự 
án, dạy học trải nghiệm. Những điều tra và con số thống kê cho thấy,việc dạy hóa học 
hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu và mục tiêu phát triển năng lực toàn diện cho 
người học. Trong khi đó, bộ môn hóa học là môn học đặc thù đòi hỏi quá trình thực 
nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và có mối quan hệ chặt chẽ với các môn 
học khác. 
1.2. Từ cơ sở nêu trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, biện 
pháp cụ thể nhằm phát triển năng lực cốt lõi, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng 
công nghệ thông tin cho HS. Có thể thấy, hầu hết các biện pháp và giải pháp tôi 
đưa ra trong sáng kiến này đều hướng tới rèn luyện khả năng trải nghiệm, vận dụng 
kiến thức vào vấn đề thực tiễn cho HS rất cụ thể, thiết thực, được đúc kết, kiểm 
nghiệm từ thực tiễn dạy học ở trường THPT của bản thân trong hơn mười năm 
qua. Thực tế, các hình thức và biện pháp tôi đưa ra không phải hoàn toàn mới, tuy 
nhiên, hiện nay phần đông GV vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về sự cần thiết và 
mức độ quan trọng của dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa 
phương. Vì thế tôi mong muốn với sáng kiến này GV Hóa học quan tâm, vận dụng 
để phát huy tốt vai trò của môn học Hóa học trong dạy học gắn với hoạt động sản 
xuất kinh doanh tại địa phương 
1.3. Cuối cùng, để những biện pháp tôi xây dựng có thể được vận dụng đạt 
kết quả mong muốn, tôi đã tiến hành thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm bước đầu 
cho thấy, việc áp dụng dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa 
phương theo chủ đề phân bón hóa học – thuốc trừ sâu – thuốc bảo vệ thực vật là 
khả quan, cần được nhân rộng. Khi áp dụng hệ thống biện pháp này kết hợp với 
những phương pháp dạy học tích cực, chắc chắn việc dạy và học môn Hóa học sẽ 
có chất lượng và hiệu quả cao. 
1.4. Qua quá trình triển khai chúng tôi nhận thấy đề tài đã đóng góp được 
một số vấn đề như sau: 
 - Tính mới mẻ: 
 + SKKN đã đề xuất, bổ sung được các bài tập và các hoạt động trải nghiệm 
có nội dung thực tế mà sách giáo khoa còn chưa có nhiều và gợi ý để giáo viên sử 
dụng trong các tiết dạy nhằm mục đích gợi động cơ học tập cho học sinh. 
 + SKKN cũng đã làm rõ được cách thiết kế các hoạt động trải nghiệm liên 
quan thực tiễn nhờ liên tưởng từ những kiến thức hóa học, vận dụng kiến thức hóa 
học giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay. 
45 
 + SKKN cũng đã đưa ra hệ thống câu hỏi thực tiễn liên quan đến kiến thức 
hóa học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương phù hợp với xu thế 
hiện đại và cách thức thi cử hiện nay, học sinh và giáo viên có thể dùng đế tham 
khảo và ôn tập. 
 + SKKN cũng đã đề xuất được các bước tiến hành trong tiến trình dạy học 
gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương- một đề tài đang được quan 
tâm hiện nay. 
 - Tính sáng tạo: 
 + Đây là đề tài đã được nghiên cứu và đúc rút từ kinh nghiệm bản thân, có 
tính thực tiễn cao. Các kiến thức hóa học được học sinh trải nghiệm, vận dụng giải 
quyết các tình huống thực tiễn nên hiểu rõ bản chất và thấy được sự gần gũi của 
các kiến thức hóa học với cuộc sống đời thường. 
 + Là một đề tài có nhiều ứng dụng rèn luyện được nhiều năng lực cho học 
sinh thông qua việc dạy và học hóa học. 
 - Tính hiệu quả: 
 + Đề tài có giá trị lớn, góp phần giúp học sinh hiểu sâu và giải quyết các vấn 
đề quan trọng trong thực tiễn cuộc sống. Có giá trị trong việc giáo dục ý thức, rèn 
luyện được nhiều năng lực cho học sinh. 
 + Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trong phạm vi 4 trường THPT và kết 
quả thực nghiệm cho thấy tính khả quan của đề tài. Đề tài có khả năng ứng dụng 
rộng rãi trong các trường THPT. 
 - Tính ứng dụng: 
+ SKKN đã lồng ghép kiến thức phân bón hóa học được học trong chương 
trình với thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệt hực vật tại địa phương để 
các em nhận thức sâu sắc việc sản xuất, tiêu dùng phải gắn với vấn đề an toàn. 
 + Đề tài cũng đã tổ chức thăm quan mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại 
tại địa phương, gặp gỡ, phỏng vấn những người trực tiếp sản xuất, so sánh với mô 
hình sản xuất nông nghiệp truyền thống để thấy được ưu điểm, nhược điểm. Các 
em thấy được sự phát triển của địa phương và đặc biệt định hướng nghề nghiệp sau 
ra trường của nhiều em nếu lựa chọn nghành nông nghiệp để phát triển tương lai. 
1.5. Đề tài có thể mở rộng theo hướng dạy học hóa học liên quan các vấn đề 
thời sự. 
II. KIẾN NGHỊ 
 Từ việc thực hiện đề tài, chúng tôi mạnh dạn trình bày kiến nghị đề xuất: 
2.1. Đối với Sở Giáo Dục đào tạo Nghệ An: 
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho HS đang từng 
bước được hoạch định trong chương trình vào SGK mới, vì vậy cần tăng cường bồi 
46 
dưỡng giáo viên. Tổ chức tập huấn, nhất là tập huấn ở cơ sở trường học để GV có 
cơ hội cọ xát, trao đổi và tiếp cận cụ thể nhất về các phương pháp dạy học mới, 
hướng dạy học phát triển năng lực. GV có cái nhìn đồng bộ và nhất quán về 
phương pháp, kĩ năng và mục tiêu dạy học trải nghiệm nói chung, môn Hóa học 
nói riêng.Từ đó, GV có ý thức tích cực trong giảng dạy, đổi mới, xây dựng giáo 
án...nhằn phát huy các năng lực ở người dạy và nhờ thế khai thác được triệt để các 
năng lực cần hình thành cho HS trong bối cảnh mới. 
2.2. Đối với Ban giám hiệu 
- Trang bị thêm cơ sở vật chất: máy chiếu, thiết bị hóa chất để đáp ứng cho 
quá trình dạy học 
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, câu 
lạc bộ để học sinh có thêm nhiều cơ hội vận dụng các vấn đề hóa học vào thực tiễn. 
Có nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm. 
2.3. Đối với giáo viên 
- Trong các giờ học cần tăng cường cho học sinh các hoạt động trải nghiệm, 
liên tưởng, liên hệ với cuộc sống hàng ngày và thực tiễn xung quanh nhà trường, 
để các em thấy rõ hơn ý nghĩa của những tri thức và hứng thú hơn trong học tập. 
- Cần thay đổi phương pháp và nội dung kiểm tra đánh giá năng lực người 
học theo hướng gắn với các hoạt động trải nghiệm, các vấn đề của thực tiễn đời 
sống. 
2.4. Đối với học sinh 
- Tích cực tham gia các tiết học ngoại khóa, các yêu cầu học tập mà giáo viên 
tổ chức 
- Thường xuyên có ý thức liên hệ các vấn đề hóa học với thực tiễn và các môn 
học khác để thấy được tầm quan trọng của việc học hóa, từ đó có thêm động lực và 
hứng thú đối với việc học hóa. 
- Tăng cường hoạt động nhóm, trao đổi với bạn học để học hỏi cái hay, cái tốt 
của bạn. 
47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá 
trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học 
phổ thông, Môn Hóa Học, Tài liệu tập huấn. 
2. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 
học tích cực. NXB Giáo dục. 
3. Trần Văn Thành (2011), “Tổ chức môi trường học tập tương tác trong dạy học 
dự án nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở phổ thông”, Tạp chí Giáo dục số 261. 
4. Sách Hoá học Lớp 11 (2000), NXB GD HN 
5. Sách Bài tập Hoá học Lớp 11 (2000), NXB GD HN 
4. Dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương, Báo giáo dục 
thời đại. 
6. Mạng internet. 
48 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1 
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI 
ĐỊA PHƯƠNG 
(Dành cho giáo viên) 
Họ và tên giáo viên:....................................................................................... 
Trường :........................................................................................................... 
 Số năm công tác: Trên 10 năm.Dưới 10 năm. 
Xin thầy cô cho biết một số vấn đề về dạy học theo hình thức tổ chức các 
hoạt động gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương. (Thầy cô hãy tích vào 
phương án trả lời của mình) 
Câu 1: Thầy (cô) tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm trong dạy học hóa học 
với tần suất như thế nào? 
 A. Không sử dụng B. Thỉnh thoảng 
 C. Thường xuyên D. Rất thường xuyên 
Câu 2: Thầy (cô) biết đến dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa 
phương ở mức độ nào sau đây? 
A. Không quan tâm B. Mới chỉ nghe nói đến 
C. Rất muốn tìm hiểu D. Đang tìm hiểu 
Câu 3: Thầy (cô) nhận thấy tài liệu về dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh 
doanh tại địa phương hiện nay như thế nào? 
 A. Không có B. Rất ít 
 C. Tương đối đủ D. Nhiều 
Câu 4: Thầy (cô) thường sử dụng hình thức dạy học trải nghiệm, dự án, STEM 
tối đa bao nhiêu lần trong 1 năm học? 
 A. 0 lần B. 1 lần 
 C. 2 lần D. Nhiều hơn 2 lần 
Câu 5: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về năng lực hợp tác của học sinh trong quá 
trình tiến hành dạy học? 
 A. Tốt B. Khá 
 C. Trung bình D. Yếu 
49 
 Câu 6: Những bất cập trong việc tổ chức các hoạt động gắn với sản xuất kinh 
doanh tại địa phương là gì? 
A. Học sinh có tâm lý học chỉ để thi. 
B. Giáo viên không xây dựng được các chủ đề phù hợp 
C. Học sinh không tham gia vào hoạt động 
D. Ý kiến khác 
Câu 7: Những khó khăn mà thầy cô thường gặp khi tổ chức dạy học gắn với hoạt 
động sản xuất kinh doanh tại địa phương là gì? 
 A. Cần nhiều thời gian để chuẩn bị trước khi lên lớp 
 B. Không có đủ thời gian thực hiện trên lớp 
 C. Không quản lí được học sinh 
 D. Không tìm nguồn tài liệu tham khảo 
50 
PHỤ LỤC 2 
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO HÌNH THỨC 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI 
ĐỊA PHƯƠNG 
(Dành cho học sinh) 
Họ và tên học sinh:....................................................................................... 
Trường :........................................................................................................... 
Em vui lòng cho biết một số vấn đề về dạy học theo hình thức tổ chức các hoạt động 
gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương (Em hãy tích vào phương án trả lời của 
mình) 
Câu 1: Em có muốn biết vai trò của Hóa học trong đời sống hàng ngày không? 
A. Rất muốn B. Muốn C. Không muốn 
Câu 2: Em có sử dụng kiến thức Hóa học trong đời sống hàng này không? 
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không 
Câu 3: Theo em, kỹ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào đời sống hàng ngày có 
quan trọng không? 
A. Rất quan trọng B. Quan trọng 
C. Ít quan trọng D. Không quan trọng 
Câu 4: Có bao giờ em tự nghiên cứu về các kiến thức hóa học liên quan thực tiễn 
không? 
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không 
Câu 5: Em có thích tự mình khám phá các kiến thức liên quan đến thực tiễn? 
A. Rất thích B. Thích 
C. Bình thường D. Không 
Câu 6: Em có thích trải nghiệm kiến thức hóa học liên quan thực tiễn cùng với bạn 
bè? 
A. Rất thích B. Không thích 
Câu 7: Em có thích trải nghiệm kiến thức hóa học liên quan thực tiễn tại địa 
phương của mình? 
A. Rất thích B. Không thích 
51 
MỤC LỤC 
NỘI DUNG Trang 
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
I. Lí do chọn đề tài 
II. Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm 
III. Phương pháp nghiên cứu 
1 
1 
2 
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 
1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh 
1.2. Một số loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh 
1.3. Ý nghĩa của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hoạt động giáo 
dục, dạy học ở trường phổ thông 
1.4. Những yêu cầu về dạy học nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh 
1.5. Cơ sở của việc vận dụng tổ chức các hoạt động dạy học gắn với sản 
xuất kinh doanh tại địa phương trong bài “ Phân bón hóa học” (Hóa học 11) 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 
2.1. Về thực trạng dạy và học theo hình thức tổ chức các hoạt động dạy 
học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương 
2. 2. Về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo 
2.3. Về giáo viên và học sinh 
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆNTHIẾT KẾ TIẾN TRÌNH 
DẠY HỌC GẮN LIỀN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐỊA 
PHƯƠNG QUA BÀI 12 : PHÂN BÓN HÓA HỌC (HÓA HỌC 11) 
3.1. Lựa chọn chủ đề 
3.2. Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học 
3.3. Quy trình xây dựng bài học 
3.4. Quy trình đánh giá học sinh 
3.5. Thiết kế tiến trình dạy học 
3.6. Kiểm tra kiến thức học sinh sau khi trải nghiệm (1 tiết) 
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
4.1. Kết quả định tính 
4.2. Kết quả định lượng 
4.3. Ý kiến của các giáo viên khi tiến hành áp dụng phương pháp dạy học 
gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương 
4.4. Kết luận về thực nghiệm 
3 
3 
3 
3 
4 
7 
7 
7 
9 
10 
10 
10 
11 
11 
11 
13 
39 
40 
40 
41 
42 
43 
PHẦN 3: KẾT LUẬN 44 
52 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_cac_hoat_dong_day_hoc_gan_voi_san_xuat_kinh_doa.pdf
Sáng Kiến Liên Quan