SKKN Tích hợp nội dung học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam Lớp12 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh ở trường Trung học phổ thông
Để tổ chức dạy học TT, ĐĐ, PC Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển NL,
PC học sinh một cách hiệu quả, trong tiết học, theo tôi nên tiến hành các bước:
Bước 1: Nêu vấn đề, thu hút sự chú ý của HS vào nội dung trọng tâm của sự
kiện bằng cách GV đặt HS vào tình huống có vấn đề thông qua các bài tập nhận
thức; sử dụng phim tư liệu; thơ ca; tổ chức trò chơi; sử dụng tranh ảnh, lược
đồ tạo không khí thoải mái nhưng cũng tạo ra sự “trở ngại” trong tư duy định
hướng nhận thức của HS.Từ đó, gây sự tập trung chú ý, kích thích trí tò mò,
mong muốn tìm hiểu, khám phá kiến thức mới cho HS.
Bước 2: Cung cấp và hướng dẫn HS khai thác các nguồn sử liệu để tìm hiểu
nội dung tích hợp lịch sử.(Nguồn sử liệu do GV cung cấp qua bài giảng hoặc
HS có thể tự tìm hiểu SGK, tư liệu tham khảo, đồ dùng trực quan, mạng
internet). Thông qua nghiên cứu sử liệu giúp HS khôi phục lại sự kiện, hiện
tượng, phản ánh nội dung kiến thức một cách chính xác, sinh động. Đây là cách
giúp HS từng bước thực hiện nhiệm vụ học tập với các phương pháp dạy học
tích cực của GV. Qua đó, HS chủ động chiếm lĩnh các nội dung kiến thức của
việc tích hợp để phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết.
Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận, đánh giá về các sự
kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử trong tích hợp. GV cần sử dụng linh hoat, đa
dạng, phong phú các phương pháp dạy học như (thuyết trình, nêu vấn đề, dự án,
tích hợp liên môn, đồ dùng trực quan, trao đổi, đàm thọai, tranh luận, ); kĩ
thuật dạy học : (đóng vai, khăn trải bàn, nhóm, tổ chức trò chơi.) để khai thác
và phát triển các năng lực, phẩm chất HS10
Bước 4: Cũng cố, đánh giá, kiểm tra hoạt động nhận thức, đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ của HS. Trên cơ sở sản phẩm học tập của các em, GV cho
HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, GV nhận xét, bổ sung, kết luận giúp HS hệ
thống những vấn đề cốt lõi của tích hợp, đồng thời hướng dẫn các em mở rộng
cũng cố kiến thức bằng việc tự học ở nhà, tự nghiên cứu; chuẩn bị nôi dung bài
mới.
-Tổ chức tích hợp trong môn lịch sử được thực hiện qua một chuỗi hoạt động
học tập của HS. Trong mỗi hoạt động học tập, GV hướng dẫn HS thực hiện các
bước: chuyển giao nhiệm vụ học tập (yêu cầu rõ ràng, phù hợp với khả năng của
HS, hình thức sinh động, hấp dẫn, tạo động cơ và hứng thú để HS sẵn sàng thực
hiện nhiệm vụ) ; thực hiện hiện nhiệm vụ học tập HS (GV là người tư vấn, hỗ
trợ, giúp đỡ thực hiện nhiệm vụ) ; HS báo cáo thảo luận trình bày sản phẩm học
tập cụ thể ; đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ (HS đánh giá lẫn nhau; Gv nhận
xét, đánh giá kết quả của HS rút ra kết luận).
với Đoàn trường, lớp trực tuần 9. Thư kí: đ/c Hương 10. Tổ chức quản lí học sinh: -GVCN, Đoàn trường, ban an ninh trường có trách nhiệm quản lí học sinh tham gia câu lạc bộ văn học -Quản lí học sinh trong hội trường: Nhóm sinh viên phối hợp với Đoàn trường VI.Ban giám khảo 1.Đ/c Nguyễn Thị Thúy Hà - Tổ trưởng 2.Đ/c Nguyễn Thị Hương – Ban viên 3.Đ/c Nguyễn Thị Ngoan ( SV ) - Thư kí 69 4.Đ/c Kim Hà – Chỉ đạo kĩ thuật vi tính VII.Các phần thi của CLB Văn nghệ chào mừng : 1bài hát dân ca và 2 bài hát đồng ca 1.Phần 1: phần thi chào hỏi (3 độị thi thể hiện phần chào hỏi gắn liền với tên gọi của đội và những chi tiết liên quan của Lịch Sử ) (tổng điểm tối đa là 20 điểm) 2. Phần 2: Trả lời nhanh (3 đội trả lời , có 30 câu hỏi liên quan kiến thức về LỊCH SỬ ) Tổng điểm tối đa cho mỗi đội là 100 điểm; tương ứng với mỗi câu 10 điểm) 3.Phần 3: Phần 3: Khám phá lịch sử 4.Phần 4: Ô chữ kỳ diệu 5.Phần 5: Giao lưu cùng khán giả 6.Phần 6: Nhận diện lịch sử 7.Phần 7 : Miếng ghép lịch sử 8.Phần 8: Hùng biện (Mỗi đội cử ra 1 đại diện để dự thi, thời gian tối đa cho phần hùng biện: 5phút điểm tối đa cho phần thi này: 20 điểm) VIII.Công bố giải thưởng và trao giải +Trao giảo nhất , nhì, ba IX. Dự trù kinh phí: 1. Nguồn kinh phí dự kiến : * Tổng kinh phí dự kiến: 2.500.000( hai triệu năm trăm ngàn đồng nghìn đồng) 2. Nội dung chi: Chi cho câu lạc bộ - 1 giải nhất : 200.000đ - 1 giải Nhì: 150.000đ - 1 giải ba: 100.000đ - 15 giải dành cho khán giả: tặng phẩm 10.000đ x 10 = 100.000đ - Tiết mục văn nghệ , người dẫn chương trình : 300.000đ *.Nước uống phục vụ buổi thi: 150.000 *.Chi cho GV và các đội tập luyện tổng duyệt chương trình, BGK: 1.100.000 70 *maket : 200.000 *chụp ảnh lưu niệm: 200.000 Tổng chi: 2.500.000( hai triệu năm trăm ngàn đồng nghìn đồng) Trên đây là bản kế hoạch tổ chức CLB Lịch Sử năm học 2017- 2018 của nhóm Sử trường THPT Nam Yên Thành. Kính mong Chi bộ, BGH xét duyệt để CLB được thực hiện có hiệu quả và ý nghĩa thiết thực. Yên Thành ngày 20 .3.2018 PHÊ DUYỆT BGH Người lập kế hoạch NGUYỄN ĐỨC THÀNH Nguyễn Thị Thúy Hà Hình ảnh : Tổng kết Câu lạc bộ và trao giải cho các đội thi đấu 71 Hình ảnh : Chương trình văn nghệ của CLB Lịch Sử Hình ảnh : CLB chụp ảnh lưu niệm 72 PHỤ LỤC 5: SƯU TẦM TRANH ẢNH VỀ BÁC Hình ảnh : Học sinh đang xem triển lãm tranh, ảnh về Bác Hồ Hình ảnh : Tranh ảnh về Bác Hồ do HS sưu tầm 73 PHỤ LỤC 6: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Chương III: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 Tiết 27 - Bài 17 NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2-9-1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19-12-1946.( Tiết 1 ) I. Mục tiêu bài học Sau bài học, học sinh đạt được 1. Kiến thức Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945; xác định được khó khăn lớn nhất. Hiểu được tác dụng, ý nghĩa của những biện pháp của Đảng và Chính phủ ta trong việc giải quyết những khó khăn của đất nước sau Cách mạng tháng Tám. 2. Kỹ năng Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phân tích, nhận định và đánh giá tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám. 3. Thái độ Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam 4. Định hướng phát triển năng lực Năng lực thực hành: Năng lực khai thác kênh hình; năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích, đánh giá... II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên SGK, SGV, giáo trình Lịch sử Việt Nam tập III Tranh ảnh có liên quan đến bài học, phim tư liệu về Diệt giặc đói, giặc dốt và Tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa I, chân dung một số nhà tư sản dân tộc tiểu biểu... Phiếu học tập, máy tính có kết nối với máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh SGK, vở ghi, đọc trước nội dung bài học ở nhà III. Tổ chức các hoạt động dạy- học * Ổn định tổ chức lớp A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 74 1. Mục tiêu Đây là bài học đầu tiên của Chương III. Vì vậy giáo viên kết hợp giữa việc học sinh quan sát hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, và lắng nghe trích đoạn của ca khúc “ Đoàn Vệ quốc quân” . Qua đây, các em có thể nhớ lại những thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã giành được. Đồng thời kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở nội dung của chương III. HỒ CHỦ TỊCH ĐỌC BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP KHAI SINH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NGÀY 2/9/1945 2. Phương thức Giáo viên chiếu hình ảnh và cho học sinh nghe đoạn trích của ca khúc Đoàn Vệ Quốc Quân (trong thời gian 1 phút) Em hãy nêu tên chính xác ca khúc trên? Và cho biết ca khúc ấy phản ánh giai đoạn lịch sử nào của dân tộc? Học sinh nghe, nhìn và thảo luận , trả lời. Giáo viên nhận xét, chọn một nội dung từ câu trả lời ấy để tạo tình huống vào bài mới. 3. Gợi ý sản phẩm Đây là đoạn trích trong ca khúc Đoàn Vệ Quốc Quân” - Phan Huỳnh Điểu, được sáng tác vào thời điểm ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời, giữa lúc cả dân tộc đang rừng rực khí thế đấu tranh chống lại sự tái chiếm của thực dân Pháp. 75 Trong suốt giai đoạn từ năm 1945 - 1954 ca khúc đã trở thành lời thề của bao lớp thanh niên lên đường bảo vệ tổ quốc. Giai đoạn 1945 - 1954 mặc dù không dài song lại là giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định vị thế của dân tộc ta trên trường quốc tế. Vậy thực tế giai đoạn lịch sử ấy diễn ra như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung Chương III - Việt Nam từ năm 1945 - 1954. Giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945. 1. Mục tiêu Trình bày được những khó khăn và thuận lợi của nước ta sau cách mạng Tháng Tám năm 1945. Hiểu được khó khăn nào là khó khăn lớn nhất trực tiếp đe dọa sự tồn vong của chính quyền cách mạng non trẻ và những thành quả nhân dân ta vừa giành được. Đồng thời nắm được thuận lợi nào là cơ bản nhất? 2. Phương thức Giáo viên cung cấp một số hình ảnh tiêu biểu về tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 và nêu nhiệm vụ: 1. Những hình ảnh này gợi cho các em nhớ đến đặc điểm gì của nước ta sau khi cách mạng tháng Tám thành công? 2. Những khó khăn đó được biểu hiện như thế nào trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội? 3. Em có nhận xét gì về tình hình nước ta lúc này? Theo em, khó khăn nào là lớn nhất? 4. Sau khi cách mạng thành công, đất nước ta có những thuận lợi cơ bản gì? - HS đọc nội dung sách giáo khoa và trình bày 3. Gợi ý sản phẩm * Những hình ảnh trên phản ánh khó khăn của đất nước ta sau ngày giành độc lập * Biểu hiện: - Chính trị: + Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, lực lượng vũ trang non yếu + Phải đối mặt với nạn ngoại xâm và nội phản: - Kinh tế: + Vốn đã lạc hậu lại còn trở nên kiệt quệ + Tài chính trống rỗng, rối loạn - Văn hóa- giáo dục: Những di hại của chế độ phong kiến thực dân còn để lại. 76 + Trên 90% đồng bào ta bị mù chữ + Nạn rượu chè, cờ bạc, nghiện thuốc phiện... * Nhận xét: Đất nước đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách. Mỗi khó khăn là một thứ "GIẶC" - giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Chưa bao giờ cả dân tộc lại phải đối mặt với nhiều kẻ thù đến thế. -> Vận mệnh dân tộc nguy nan không lúc nào bằng, tựa như "ngàn cân treo sợi tóc” Trong số những thứ ‘giặc” ấy, ngoại xâm là kẻ thù nguy hiếm nhất, lớn nhất vì nó đe dọa trực tiếp đến thành quả cách mạng mà chúng ta vừa giành được. * Thuận lợi: - Nhân dân giành được chính quyền nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ - Có Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo - Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới... Trong những yếu tố đó, sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là thuận lợi cơ bản nhất. Hoạt động 2: Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. 1. Mục tiêu Những biện pháp của Đảng trong việc bước đầu củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và những khó khăn về tài chính; kết quả, ý nghĩa của những biện pháp đó. 2. Phương thức Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK trang 122-125 và tiến hành hoạt động cặp đôi. - Thông thường mỗi bàn sẽ có 4 học sinh. Cứ 2 học sinh ngồi cạnh nhau sẽ cùng trao đổi 2 nội dung. Sau 3 phút sẽ tráo đổi vị trí học sinh ngồi thứ 2 và thứ 3 để tạo thành một cặp mới, đảm bảo mỗi học sinh đều được trao đổi và nắm được tất cả những nội dung cơ bản của vấn đề cần thảo luận. Cụ thể như sau: Cặp số 1: Trình bày biện pháp của Đảng trong việc củng cố chính quyền cách mạng và giải quyết nạn đói? Kết quả Cặp số 2: Trình bày biện pháp của Đảng trong việc giải quyết nạn dốt và khó khăn về tài chính? Kết quả - Sau khi thảo luận ( khoảng 5 phút) giáo viên yêu cầu bất kỳ một học sinh nào đó lên trình bày cả 4 nội dung. Học sinh trong lớp nhận xét, bổ sung -Giáo viên nhận xét, chốt ý bằng nội dung bảng thống kê giáo viên đã chuẩn bị sẵn. - Video ‘ Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội khóa I’ và ‘ Diệt giặc đói, giặc dốt’ 77 - Riêng trong lĩnh vực giải quyết khó khăn về tài chính, giáo viên nhấn mạnh sự kiện Đảng ta dựa vào tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân qua việc phát động Tuần lễ vàng, gắn liền với những đóng góp của một số nhà tư sản dân tộc tiến bộ như: PV: Em có nhận xét gì về công cuộc giải quyết những khó khăn của toàn Đảng, toàn dân ta sau ngày giành độc lập? PV: Những kết quả mà chúng ta đạt được trong việc giải quyết những khó khăn này có ý nghĩa lịch sử như thế nào? - Học sinh suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt ý 3. Gợi ý sản phẩm - Biện pháp và kết quả: Lĩnh vực Biện pháp của Đảng Kết quả Củng cố chính quyền cách mạng - Ngày 6/1/1946, tổng tuyển cử bầu Quốc Hội khóa I - Ngày 2/3/1946, Quốc Hội khóa I họp phiên đầu tiên - Ngày 9/11/1946 Hiến pháp đầu tiên được thông qua - Gấp rút xây dựng lực lượng xũ trang, bao gồm: Việt Nam giải phóng quân và dân quân du kích Chính quyền cách mạng bước đầu được củng cố Giải quyết nạn đói - Biện pháp trước mắt: Tổ chức phong trào ‘ nhường cơm sẻ áo’, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương... - Biện pháp lâu dài: Tăng gia sản xuất, ban hành các sắc lệnh giảm tô... Nạn đói được đẩy lùi Giải quyết nạn dốt - Biện pháp trước mắt: Thành lập Nha bình dân học vụ, tổ chức phong trào xóa nạn mù chữ... - Biện pháp lâu dài: Tổ chức khai giảng hệ thống trường học, nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu đổi mới. Xóa mù chữ được cho khoảng 2,5 triệu người VỢ CHỒNG NHÀ TƯ SẢN YÊU NƯỚC- TRỊNH VĂN BÔ VÀ HOÀNG THỊ MINH HỒ ( Người đã ủng hộ cho cách mạng 5147 lượng vàng) 78 Giải quyết khó khăn về tài chính - Biện pháp trước mắt: Huy động tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân - Biện pháp lâu dài: Phát hành tiền Việt Nam Khắc phục được tình trạng trống rỗng về tài chính - Nhận xét: Quá trình giải quyết những khó khăn này được Đảng ta tiến hành một cách hết sức khẩn trương, thể hiện truyền thống đoàn kết của dân tộc. Quá trình này diễn ra song hành với chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ. Có thể nói, kết quả đạt được là rất to lớn - Ý nghĩa: Những kết quả đạt được trong việc giải quyết những khó khăn này đã thể hiện bản chất ưu việt của chế độ mới, góp phần ổn định đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng Cộng Sản và đặt nền móng vững chắc cho cuộc kháng chiến chống chống Pháp trở lại xâm lược đi đến thắng lợi cuối cùng. Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở phát huy tính tích cực của học sinh. PV : Gv khai thác bức tranh hình 45 sgk- trang 124: Nhân dân Nam Bộ cứu giúp đồng bào bị đói ở Bắc Bộ (10/1945) có thể đưa ra câu hỏi: Bức tranh nói lên điều gì? => Học sinh căn cứ vào sgk trả lời : Thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người Việt, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Thể hiện lòng nhân ái của con người, đó là truyền thống tốt đẹp mà trong hoàn cảnh cấp thời Đảng ta triệt để phát huy. Giáo viên cung cấp tư liệu về phong trào « Ngày đồng tâm », « Hũ gạo cứu đói » PV : Qua việc giải quyết những khó khăn về chính trị, giặc đói , giặc dốt ,tài chính , em thấy được TT, ĐĐ, PC HCM thể hiện rõ ở điểm nào ? - GV liên hệ hình ảnh Bác Hồ: Thực hiện mỗi ngày nhịn ăn một bữa, mỗi bữa bớt đi một nắm để quyên góp gạo, giải quyết nạn đói . Qua việc tích hợp giáo dục cho học sinh niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng; bài học về cần, kiệm, liêm, chính, nói đi đôi với làm Liên hệ tấm gương của Hồ Chí minh. Giáo viên cung cấp cho học sinh tư liệu về phong trào Bình dân học vụ, bức thư của Hồ Chí minh gửi cán bộ, giáo viên, học sinh ngành Giáo dục nhân ngày khai trường. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lực lượng thanh niên để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Ngay sau khiCách mạng Tháng Tám thành công,nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những lời thiết tha trongThư gửi các học sinh nhân ngày khai trường(9-1945): “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(2). Trong thư Gửi thanh niên và nhi đồng toàn 79 quốc nhân dịp Tết Nguyên đán1946, Người đã dành những lời đẹp nhất để ca ngợi tuổi trẻ và vai trò của lớp trẻ: “Một năm khởi đầu từmùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” Cuối cùng GV khắc sâu cho hs + Về tư tưởng -Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân , của khối đại đoàn kết dân tộc ( Nhường cơm ,sẻ áo, hũ gạo tiết kiệm,kêu gọi ủng hộ) - Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.( Thành lập Nha bình dân học vụ ..) -Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân , do dân , vì dân ( Thông qua tổng tuyển cử bầu quốc hội Ban hành hiến pháp ) - Tư tưởng về quốc phòng toàn dân , xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ( Thống nhất các lực lượng vũ trang : Việt Nam giải phóng quân =>Vệ quốc đoàn =.>Quân đội quốc gia VN ) - Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân (Thông qua biện pháp giải quyết giặc đói và giặc dốt ) -Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.( Ra lời kêu gọi nhân dân thực hiện mỗi ngày nhịn ăn một bữa, mỗi bữa bớt đi một nắm để quyên góp gạo, giải quyết nạn đói..Không dùng gạo , ngô nấu rượu) + Về đạo đức : Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình, yêu thương con người đối với toàn nhân loại.. Qua việc tìm hiểu kiến thức GV giới thiệu xen kẽ các mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Người như nhường cơm sẻ áo, chăm lo đời sống cho nhân dân, hết lòng phụng sự Tổ quốc phụng sự nhân dân.Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng phải có trách nhiệm chăm lo cho nhân dân, Người nhấn mạnh: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi ”. + Về phong cách -Phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại; Phong cách làm việc; Phong cách ứng xử; Phong cách sinh hoạt; Phong cách lãnh đạo PV : Hãy cho biết vai trò của giáo duc đối với sự phát triển của quốc gia ? Là học sinh em cần phải là gì ? => Học sinh căn cứ vào sgk trả lời Giáo viên nhấn mạnh, giáo dục có vai trò quyết định đối với sự phát triển của các quốc gia, là chìa khóa thành công cho mỗi con người. PV : Từ kết quả đạt được của phong trào « Tuần lễ vàng » em có nhận xét gì ? => Học sinh căn cứ vào sgk trả lời 80 * Em hãy hoàn thiện sơ đồ tư duy sau đây về Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945: Khó khăn Thuận lợi ? Sự ủng hộ, niềm tin tưởng của nhân dân với Đảng và chính phủ để cùng vượt qua khó khăn. PV : Nêu nhận xét về các biên pháp trước mắt, biện pháp lâu dài mà Đảng và Chính phủ thực hiện trong quá trình giải quyết khó khăn về đối nội ? => Học sinh căn cứ vào sgk trả lời Giáo viên kết luận đó là những biên pháp kịp thời, đúng đắn, biết dựa vào dân để vượt qua khó khăn. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: + Tình hình Việt Nam những năm đầu sau cách mạng tháng 8 + Những biện pháp, sách lược của Đảng ta nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. 2. Phương thức - GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: - Học sinh tự sơ đồ hóa kiến thức theo ý hiểu của mình; giáo viên chốt kiến thức 81 - Học sinh hoàn thiện một số bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm chuẩn cho kì thi trung học phổ thông quốc gia. Câu 1. Khó khăn nào dưới đây trực tiếp đe dọa nền độc lập chủ quyền của VNDCCH sau ngày 2-9-1945 ? A. Nạn ngoại xâm, nội phản B. Nạn đói, nạn dốt. C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng. D. Lực lượng vũ trang cách mạng còn non yếu. Câu 2 . Biện pháp cấp thiết vừa có tính chất lâu dài được Hồ Chí Minh thực hiện để giải quyết nạn đói là A. Phát động phong trào “ nhường cơm sẻ áo”. B. tổ chức “Ngày đồng tâm”. C. phát động phong trào: Tăng gia sản xuất. D. điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước. Câu 3. Chính phủ VNDCCH đã thực hiện chính sách nào dưới đây để giải quyết cấp thời tình trạng trống rỗng về ngân sách ? A. “Ngày đồng tâm” B. “ Tăng gia sản xuất” C.“Quỹ độc lập” D. Lưu hành tiền Việt Nam Câu 4. Chính phủ VNDCCH thực hiện biện pháp gì để giải quyết nạn dốt sau cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Thực hiện cải cách giáo dục. B. Thành lập Nha Bình dân học vụ. C. Hệ thống trường học được xây dựng nhiều. D. Xoá bỏ văn hoá thực dân nô dịch phản động. Câu 5. Để giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước, Đảng ta chủ trương: A. huy động nhân dân mua “ công trái” B. thực hiện chính sách “ Cộng sản thời chiến” C. dựa vào các lực lượng bên ngoài D. huy động tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân 3. Gợi ý sản phẩm Câu 1 2 3 4 5 Đ/án A C C B D D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 82 1. Mục tiêu Nhằm vận dụng những kiến thức mới mà học sinh đã lĩnh hội để liên hệ với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 2. Phương thức Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi 1. Từ công cuộc củng cố và xây dựng nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm đầu sau cách mạng tháng Tám, em hãy rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay? 2. Làm rõ nội dung câu nói của Hồ Chủ Tịch: Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong - Học sinh suy nghĩ, trả lời 3. Gợi ý sản phẩm Sản phẩm là phần trả lời của học sinh, cần đảm bảo một số nội dung cơ bản 1. Bài học kinh nghiệm rút ra trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay - Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân - Xây dựng đất nước về mọi mặt để tạo tiềm lực phát triển. - Xây dựng nhà nước pháp quyền hợp pháp hợp hiến, của dân, do dân, vì dân. - Có đường lối lãnh đạo đúng đắn, biện pháp hợp lý, sách lược phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 2. Quần chúng nhân dân là động lực chính quyết định thắng lợi của cách mạng trong mọi thời kỳ lịch sử. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh -Đọc trước nội dung PHẦN III: Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản , bảo vệ chính quyền cách mạng. - Sưu tầm tư liệu về cuộc chiến đấu ở Nam Bộ năm 1945 IV. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- skkn_tich_hop_noi_dung_hoc_tap_tu_tuong_dao_duc_phong_cach_h.pdf