SKKN Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc

Hạnh phúc là một từ vay mượn từ tiếng Hán với hai thành tố có giá trị đẳng lập: “hạnh” có nghĩa gốc là “may mắn”, còn “phúc” có nghĩa gốc là “tốt lành”. Tựu trung lại, hạnh phúc có nghĩa là may mắn tốt lành.

Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, là mưu cầu “Khát khao của tất cả chúng sinh”. Là thước đo đúng đắn nhất về sự tiến bộ của xã hôi.

Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan, thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần. Có rất nhiều định nghĩa về hạnh phúc. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta và đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường xã hội của trẻ chính là trường học. Vậy trường học phải là trường học hạnh phúc.

Trường học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trường học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 “Một số kinh nghiệm thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc”
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói “Dù khó khăn đến đâu 
cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”; vì thế trong nhiều năm qua ngành Giáo dục 
đã phát động nhiều phong trào thi đua như: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo 
đức Hồ Chí Minh” Cuộc vận động “ Hai không” với nhiều nội dung như; cuộc vận 
động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” “Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” “Xây dựng nhà trường văn hóa – 
nhà giáo kiểu mẫu – học sinh thanh lịch”... Đặc biệt năm học 2019, Bộ Giáo dục và 
Đào tạo đã phát động phong trào “Trường học Hạnh phúc” (giai đoạn 2019 – 2021) 
trong toàn ngành Giáo dục. Có thể nói với tinh thần thẳng thắn, nhìn vào sự thật, 
đối diện với chính mình các cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và 
đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có 
thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức “Trồng người” của mình.
 Như chúng ta đã biết, với sự phát triển của xã hội, sự đổi mới của đất nước 
đã kéo theo mặt trái của cơ chế thị trường như: các tệ nạn xã hội, sự suy giảm về 
đạo đức, thiếu lương tâm, trách nhiệm; ý thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng, 
việc giáo dục toàn diện ở góc độ nào đó chưa được quan tâm thường xuyên. Một số 
trường cơ sở hạ tầng vật chất chưa được đầy đủ, các phòng chức năng còn thiếu, 
xây dựng khuôn viên tạo môi trường trong và ngoài lớp học chưa đạt yêu cầu. Một 
số trường đã đạt chuẩn quốc gia nhưng vẫn chưa thực sự coi trọng việc xây dựng 
môi trường giáo dục phù hợp.
 Hơn nữa, một số cán bộ địa phương chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan 
trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non, chưa quan 
tâm đúng mức đến bậc học mầm non. Một số Giáo viên chưa thực sự yêu thương 
trẻ, chưa đặt sự an toàn của trẻ lên hàng đầu và chưa có sự tôn trọng trẻ. Giáo viên 
chưa đầu tư nghiên cứu tài liệu để đổi mới phương pháp dạy học cũng như việc tự 
làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ, một bộ phận nhỏ giáo viên có trình độ về 
đào tạo trên chuẩn nhưng lại chưa đạt trình độ chuẩn về năng lực chuyên môn. Tổ 
chức các hoạt động còn rập khuôn máy móc, chưa phát huy được tính tích cực cũng 
như chưa tạo được các tình huống cho trẻ tham gia hoạt động, chất lượng chăm sóc 
giáo dục trẻ còn hạn chế. Chất lượng đội ngũ không đồng đều. Việc đầu tư xây 
dựng cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu đồng bộ, nhận thức của phụ huynh và xã hội 
về bậc học mầm non chưa sâu sắc.
 1/15 “Một số kinh nghiệm thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc”
Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, là mưu cầu “Khát khao của tất cả 
chúng sinh”. Là thước đo đúng đắn nhất về sự tiến bộ của xã hôi.
 Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo 
và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan, thỏa 
mãn nhu cầu về đời sống vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần. Có rất 
nhiều định nghĩa về hạnh phúc. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta 
và đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ 
cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường xã hội của trẻ 
chính là trường học. Vậy trường học phải là trường học hạnh phúc.
 Trường học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trường học hạnh 
phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn 
hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Trường học hạnh phúc là 
nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một 
ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp 
học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định 
hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học 
những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được 
thông qua các trò chơi và những trải nghiệm.
 Để có một trường học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân 
văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với 
đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh. Và điều quan trọng 
nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Kể cả các 
bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý 
nghĩa.
 Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi chơi bằng học” nên việc 
xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp 
học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. 
Môi trường an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, 
không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. 
Môi trường vận động an toàn khỏe khoắn, lành mạnh, phát triển để trẻ có thể học tập 
hạnh phúc. Trẻ mầm non mỗi trẻ có một tâm lý tính cách khác nhau chính vì vậy cô 
cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo
 3/15 “Một số kinh nghiệm thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc”
 - Là một ngôi trường phòng học khang trang, có đầy đủ các phòng chức
năng.
 - Môi trường rộng rãi, thoáng mát.
 - Trẻ khỏe mạnh, cùng độ tuổi, đi học đều.
 - Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, là giáo viên thích 
tìm tòi sáng tạo, nhiệt tình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
 - Một số Phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục 
trẻ của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng.
2. Khó khăn
 - Các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc trẻ chưa 
thực sự đầy đủ.
 - Số trẻ mới đến trường cũng nhiều nên giáo viên gặp khó khăn trong việc 
rèn nề nếp trẻ.
 - Do đặc thù là học sinh và phụ huynh ở nhiều vùng quê khác nhau nên còn 
nói tiếng địa phương.
 - Phụ huynh đa phần lần đầu tiên cho con học trường công lập nên chưa hiểu 
được các hoạt động của trường công lập, chưa chia sẻ với nhà trường với giáo viên 
những khó khăn, luôn có những đòi hỏi không phù hợp với trường công lập mới, 
Chính vì vậy sự phối hợp với phụ huynh học sinh – giáo viên và nhà trường chưa 
tốt.
 - Trẻ học các trường tư thục, ngoài ra còn nhiều trẻ mới đến trường học trong 
nên nếp của trẻ còn hạn chế. Chưa có kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, làm việc 
theo nhóm chưa đảm bảo
 - Trẻ chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ.
 - Một số trẻ còn hiếu động chưa tích cực trong việc tham gia hoạt động trải 
nghiệm.
III. CÁC KINH NGHIỆM
1. Hãy tôn trọng cảm xúc
 Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó còn 
cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người về thái 
độ của chính mình đối với, sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người 
khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát 
triển con người như là một nhân cách và có rất nhiều cảm xúc, cảm xúc đạo
 5/15 “Một số kinh nghiệm thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc”
 Kiên nhẫn với trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự 
tin diễn đạt bằng lời.
 Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân: “Cô nghĩ nhất định con sẽ làm được”, 
“Lần sau con sẽ làm tốt hơn” khuyến khích trẻ tham gia, hợp tác để cùng phát 
triển. Khuyến khích trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ý tưởng chơi (cùng hoạt động và 
giúp đỡ lẫn nhau). Khuyến khích trẻ tham gia thảo luận xây dựng nội quy lớp học, 
xây dựng quy tắc hoạt động trong các góc. Khuyến khích trẻ hợp tác chuẩn bị, làm 
đồ dùng, đồ chơi, trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường hoạt động cùng cô.
 Khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng, nhu 
cầu của bản thân trước và trong khi chơi. Trẻ được lựa chọn theo yêu cầu, khả năng 
của bản thân, trẻ được lựa chọn góc chơi, khu vực chơi, trẻ được lựa chọn đồ chơi, 
trẻ được lựa chọn vai chơi. Trẻ được đưa ra quyết định trong quá trình chơi, trong 
quá trình chơi đôi khi trẻ được thay đổi luật chơi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế 
diễn ra khi chơi. Trong quá trình chơi trẻ có thể được giao lưu sang các góc chơi 
khác nhau.
 Tôi thường giành thời gian vào lúc đón và trả trẻ để hiểu về trẻ nhiều hơn tôi 
nói chuyện chia sẻ với trẻ và lắng nghe trẻ. Trong tất cả các hoạt động một ngày 
của trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết. Chấp nhận các ý kiến 
của trẻ. Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình. Hỗ trợ nhóm 
trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôi hỗ trợ trẻ 
tìm cách giải quyết.
 Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trong khi chơi, bình tĩnh 
lắng nghe và đưa ra những lời khuyên phù hợp, khi có tình huống xảy ra trong khi 
chơi, tôi chú ý quan sát, lắng nghe. Không vội vàng can thiệp ngay khi chưa thực 
sự cần thiết, để trẻ tự giải quyết tình huống.
 Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ. Khen gợi, động viên những thành công dù 
nhỏ của trẻ một cách kịp thời không chê cười khi trẻ thất bại, động viên để trẻ tiếp 
tục cố gắng.
 Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc 
của mình. Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn 
luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình.
 Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như 
duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi
 7/15 “Một số kinh nghiệm thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc”
người bạn khi học, khi chơi cùng các con. Làm được điều đó thì tôi tin chắc chắn, 
các con sẽ rất vui khi được đến lớp.
 Chúng tôi những người giáo viên mầm non cũng có nhiều áp lực Nhưng 
chỉ cần vững về chuyên môn, giàu tâm huyết thì những áp lực đó không phải là vấn 
đề lớn. Điều khiến cô cà các đồng nghiệp luôn trăn trở và nặng lòng là áp lực từ 
phía phụ huynh. “Nhiều phụ huynh không hiểu nên thường có những lời nói khiên 
chúng tôi bị tổn thương. Không hiểu hết công việc của giáo viên nên có những phụ 
huynh xem chúng tôi như những bảo mẫu là những người bưng bô cho trẻ. Những 
lúc như vậy, tôi làm đủ mọi cách để xóa đi những hiểu lầm và nghi ngờ của phụ 
huynh. Bởi nếu sai tôi sẵn sàng lắng nghe để sửa đổi. Nhưng nếu tôi không sai cũng 
cần phụ huynh nhìn nhận sự việc cho đúng bản chất. Ngay từ buổi họp phụ huynh 
đầu năm lớp tôi đã gây được ấn tượng tốt đối với các bậc phụ huynh vì các cô luôn 
cời mở, chia sẻ về công việc, về gia đình, qua hành động chăm sóc dạy dỗ quan tâm 
chỉ bảo các con luôn đặt các con là trung tâm nên các bậc phụ huynh rất yên tâm 
chia sẻ và ủng hộ giúp đỡ các cô và các con ở lớp. Tâm nguyện lớn nhất của tôi là 
được các con học sinh yêu mến, phụ huynh tin tưởng và đồng nghiệp chỉa sẻ trên 
mọi lĩnh vực. Chính vì vậy tôi học cách lắng nghe vì nhờ đó tôi hiểu được các con, 
chăm sóc dạy dỗ các con có hiệu quả. Và quan trọng hơn cả, tôi đang học cách sống 
hạnh phúc trong từng khoảnh khắc, học cách cảm nhận hạnh phúc từ những điều 
bình dị nhất những ánh mắt ngây thơ như biết nói của các con, hay một câu nói hồn 
nhiên Một biểu cảm yêu thương từ các con. “Hạnh phúc đến từ những điều rất nhỏ 
bé và bình dị chứ không phải là điều gì to tát, xa vời” tôi đã được nghe câu nói này 
của một chị đồng nghiệp trong chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”. Tôi 
xác định được ngoài việc tạo dựng mối quan hệ yêu thương hiểu biết lẫn nhau giữa 
cô và trò, giữa đội ngũ giáo viên với ban giám hiệu, giữa giáo viên với đồng nghiệp 
thì bản thân chúng tôi cũng phải không ngừng tự tìm tòi, tự bồi dưỡng chuyên môn 
để ngày càng có nhiều hoạt động tốt thu hút được trẻ. Rất rất nhiều điều tôi tâm đắc 
của chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”. Khi xem mấy số sau tôi còn 
không kìm được cảm xúc của mình. Bản thân cô giáo thay đổi, học sinh sẽ thay đổi, 
bời cô giáo hạnh phúc trẻ mới hạnh phúc và trường học mới “Trở
thành một ngôi trường mang đến hạnh phúc cho học sinh” Minh chứng 3.
 9/15

File đính kèm:

  • docskkn_thuc_hien_tot_phong_trao_xay_dung_truong_hoc_hanh_phuc.doc
Sáng Kiến Liên Quan