Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được diều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Vậy giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của trẻ. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục: Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn trong hoạt động của mình.Mỗi trò chơi vận động giúp trẻ phát triển những khả năng khác nhau. Chơi bóng giúp luyện tập chân tay, tăng cường sự khéo léo, nhanh nhẹn. Trò chơi leo trèo giúp phát triển khả năng giữ thăng bằng. Các trò chơi vận động còn cho trẻ biết được mức độ dẻo dai, sức chịu đựng của mình.

doc20 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập. 
- Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ sau đó
trẻ cùng cô nhảy lò cò tiến về phía trước. Khi thực hiện cả lớp cô phụ sẽ bao quát trẻ nhắc trẻ sửa sai và tích cực nhảy cùng cô và bạn.
 Hình thức tập cả lớp – nối tiếp: Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3 – 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập. 
 - Hình thức tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo viên phụ trách. Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Nếu bài tập có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. Trẻ tập theo nhóm. Hình thức tập cá nhân, khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập.
Biện pháp 6: Tổ chức các trò chơi vận động:
	Kho tàng trò chơi dành lứa tuổi mầm non vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên mỗi trò chơi lại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi khác nhau. Có thể cùng một trò chơi nhưng khi cô giáo tổ chức ở từng độ tuổi khác nhau thì mức độ vận động của nó cũng có sự khác biệt. Nhận thức được vấn đề này bằng nhiều phương tiện như: sách, báo, internet  tôi đó sưu tầm được một số trò chơi cho lứa tuổi mẫu giáo bé (Sách trò chơi vận động cho trẻ từ 2- 6 tuổi).
Trò chơi vận động có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Giáo viên mầm non phải tạo cho trẻ bầu không khí thật sự hứng thú, tích cực để trẻ bộc lộ khả năng, hạn chế trong khi thực hiện kĩ năng vận động của mình, từ đó giáo viên sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm giúp cho việc rèn luyện kĩ năng vận động của trẻ được hiệu quả hơn.
Biện pháp trò chơi có tác dụng nhằm gây hứng thú cho trẻ đến bài tập vận động, giúp trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán, đánh giá được tương đối khách quan kết quả vận động của trẻ. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động  tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái, có tác dụng củng cố và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động phát triển tố chất vận động. Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của cơ thể trở nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây chằng trở nên linh hoạt, có tác dụng củng cố, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực, củng cố kĩ năng vận động trong điều kiện thay đổi. Hoạt động trò chơi mang tính tổng hợp và được xây dựng kết hợp với những kĩ năng vận động khác nhau như chạy, nhảy, bòtrong khi chơi trẻ có khả năng giải quyết bài  tập mới xuất hiện một cách sáng tạo, thể hiện tính độc lập, nhanh trí trong việc lựa chọn cách thức vận động, những tình huống biến đổi bất ngờ trong quá trình chơi sẽ kích thích trẻ thực hiện nhanh hơn, khéo hơn. 
Ảnh trẻ chơi ai nhanh nhất
 * Trò chơi phát triển thể lực : 
Tận dụng đồ chơi có sẵn trong trường. Thông qua các hoạt động leo trèo trên các đồ chơi ngoài trời: cầu trượt, đu quay, bập bênh, các vận động chạy, nhảy lò cò, tung, ném bóng rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm. 
Ảnh trẻ chơi vận động bằng đồ chơi ngoài trời
 * Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời:
 Mỗi trò chơi dân gian có thể đổi tên để dễ thực hiện và phù hợp với các chủ đề khác nhau. Ví dụ như trò chơi : Bịt mắt bắt dê có thể thay là : Bịt mắt tìm bạn, bịt mắt tìm người thân....
 Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi.
 Ví dụ : Trò chơi “ Đổi chỗ” có thể thay đổi tên là: tìm bạn, thay thế Trò chơi “ Đuổi bóng” thay đổi là “chạy thi” 
Những chiếc lốp xe hơi bị hỏng có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật, bò, chui qua, đi thăng bằng trên lốp xe.
 Ví dụ: Trò chơi “Chuột sập bẫy”: Chơi tập thể:
Luật chơi: Khi bẫy đã sập, các chú chuột không được cố gắng chui ra mà phải nhảy lò cò quanh bẫy
Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm chơi. Một nhóm là bẫy, một nhóm làm chuột. Khi bắt đầu chơi nhóm làm bẫy sẽ nắm tay nhau thành vòng tròn, bẫy sẽ đọc bài thơ do cô và các bạn sáng tác. Chuột bắt đầu vào ăn hoa quả cô đã chuẩn bị sẵn ở giữa vòng tròn, khi nào đọc hết bài thơ bẫy chuột sẽ sập xuống, chú chuột nào chậm chân sẽ bị sập bẫy.
 Ảnh trẻ chơi trò chơi “chuột sập bẫy”
 Với trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển các cơ, sự khéo léo nhanh nhẹn của tay chân đồng thời trẻ rất hứng thú khi được tham gia vận động.
 Điều quan trọng phải nhớ là, tuổi mầm non không chỉ cần quan tâm đến sự phát triển trí tuệ, đây là thời điểm đặt nền móng cho sức khỏe lâu dài sau này của con người.
Một số trò chơi nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ:
 Những trò chơi dưới đây đã được tôi sưu tầm và áp dụng tại trường để mang lại niềm vui và sự phát triển toàn diện cho trẻ và giảm gánh nặng công việc cho giáo viên mầm non. Đây là những trò chơi kết hợp phát triển được nhiều kỹ năng và tố chất của trẻ trong một lần chơi. Có thể tổ chức những trò chơi này trong nhà hay ngoài trời, cũng như cho bất kỳ độ tuổi nào trong khoảng từ 3 đến 6 tuổi.
-  Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
 Cho trẻ đứng thành vòng tròn nắm tay nhau giơ lên cao làm thành hang. Một trẻ làm Mèo, một trẻ làm Chuột đứng quay lưng vào nhau trong vòng tròn. Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ làm Chuột chạy trước và trẻ làm Mèo đuổi theo. Chuột chạy vào hang nào thì Mèo phải chạy vào hang đó. Khi Mèo bắt được Chuột ở hang nào thì hai trẻ ở hang đó đổi vai thành Mèo và Chuột, còn hai trẻ làm Mèo, Chuột sẽ nắm tay nhau làm hang
- Trò chơi “Thỏ đổi lồng”
Cho 2 trẻ cầm tay nhau đứng làm lồng, các trẻ còn lại làm thỏ. Số lượng lồng ít hơn số con thỏ, các chú thỏ đi kiếm ăn, khi có hiệu lênh “Trời tối rồi” thì các chú thỏ phải nhanh về lồng của mình, chú thỏ nào chậm chân coi như thua cuộc phải nhảy lò cò. Chơi lần 3, 4 các chú thỏ sẽ đổi làm lồng để những bạn đóng làm lồng sẽ làm thỏ
- Trò chơi “Một-bước, hai- bước”
Có thể tổ chức một trò chơi tuyệt vời với một cái thang thông thường. Trò chơi vận động này tăng cường hệ thống tuần hoàn máu qua tim, phổi. Đặt cái thang nằm ngang,. Động viên trẻ leo qua thang và tiến lên phía trên. Trẻ di chuyển hướng đi sau cho không chạm vào bong bóng đặt ở phía dưới.. Khi trẻ thuần thục và vượt qua trở ngại một cách nhẹ nhàng-cần nâng dần yêu cầu: thêm nhiều chướng ngại vật để trẻ thay đổi hướng liên tục.
Một số yêu cầu tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non:
Một trong những hình thức quan trọng của việc dạy kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mầm non là tiết thể dục (hoạt động phát triển vận động). Trong trường mầm non hoạt động này cần phải được tổ chức thường xuyên trong tuần. Trong mỗi hoạt động phát triển vận động đều giải quyết các nhiệm vụ chăm sóc, rèn luyện sức khỏe, hoàn thiện kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực và giáo dục các phẩm chất đạo đức ý chí cho trẻ. Sau đây là một số yêu cầu cần thiết đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động phát triển vận động của trẻ ở trường mầm non hiệu quả
- Giáo viên phải đảm bảo làm mẫu đúng khi dạy trẻ các kĩ năng vận động và các biện pháp thực hiện vận động khác nhau.
- Giáo viên cần phải chú ý theo dõi để trẻ không tự tiện sử dụng đồ dùng và dụng cụ trong quá trình hoạt động
- Không để trẻ vào phòng thể dục hay ở ngoài sân luyện tập mà không có giáo viên theo dõi việc vào, ra của trẻ.
- Khi tổ chức cho trẻ luyện tập, giáo viên cần chú ý chọn vị trí đứng sao có thể quan sát được tất cả trẻ, cần có đủ giáo viên phụ trách an toàn cho trẻ.
- Khi cho trẻ thực hiện bài tập với các dụng cụ (gậy, vòng), giáo viên cần chú ý nhịp tập và khoảng cách giữa các trẻ.
- Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra dáng điệu và tư thế đúng của trẻ trong suốt thời gian tiết học.
- Khi tổ chức tiết học cần chú ý trạng thái của trẻ, không để trẻ quá mệt mỏi. Trong trường hợp xuất hiện những biểu hiện mệt mỏi bên ngoài, giáo viên đề nghị trẻ nghỉ ngơi, sau đó chuyển sang hoạt động nhẹ nhàng hơn.
- Giáo viên nhất thiết phải giới thiệu cho trẻ các yêu cầu về hành vi trên tiết học và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu đó.
- Giờ học với tất cả các môn học khác nhau, nếu có thể lồng ghép thêm các trò chơi vận động làm tăng thêm sự hứng thú tích cực vận động. Qua đó giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không áp đặt trẻ.
- Để trẻ tham gia trò chơi vận động nhiều lần mà không nhàm chán giáo viên cần lưu ý: Tăng dần độ khó của các trò chơi (về yêu cầu, luật chơi, hành động chơi) đồng thời có thể khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các trò chơi mới.
- Trong khi trẻ tham gia thực hiện vận động tránh để trẻ chờ đợi quá lâu, không để trẻ hò hét cổ vũ quá sức làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi tổ chức cho trẻ thi đua cần quan tâm động viên khích lệ đối với những trẻ nhút nhát kém vận động, linh hoạt thay đổi điều chỉnh 2 đội sao cho cả 2 đội đều có cơ hội chiến thắng, tránh để một đội luôn giành chiến thắng sẽ làm ảnh hưởng tinh thần đội thua, mất tự tin vào bản thân
- Để trẻ vận động có hiệu quả phải biết chọn thời điểm thích hợp. Thời điểm thích hợp để trẻ tích cực vận động là buổi sáng. Khi tổ chức vận động cho trẻ giáo viên cần chú ý quan sát trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ, nếu thấy trẻ mệt phải ngưng ngay và tuyệt đối không cho trẻ vận động quá sức. Lượng vận động trong giờ thể dục không nên quá tải, nên dừng trước khi trẻ mệt, ra mồ hôi nhiều, nhịp thở nhanh.
- Phải sưu tầm, thiết kế một ngân hàng trò chơi vận động mới để áp dụng phù hợp vào các tình huống, các hoạt động khác nhau.
- Phải biết cách lôi cuốn, thu hút trẻ vào các trò chơi bằng các lời động viên, khuyến khích, giải thích luật chơi hấp dẫn
- Tạo môi trường chơi đảm bảo an toàn, không gian thoáng đãng, đồ chơi phong phú, nhiều màu sắc, hình dạng. Tạo bầu không khí vui vẻ, hào hứng, môi trường vận động gần gũi, quen thuộc để trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú.
- Giáo viên và phụ huynh cần tạo cơ hội phát triển kỹ năng vận động của trẻ mọi lúc mọi nơi. Cần quan tâm đến hứng thú và sở thích riêng của trẻ  để lựa chọn biện pháp tác động hiệu quả.
- Hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp phụ thuộc nhiều vào nhận thức của giáo viên. Giáo viên phải là người hiểu trẻ, có tình yêu nghề, yêu trẻ và thích khám phá, có kiến thức có năng lực sư phạm, biết tạo ra môi trường hoạt động tích cực, tạo ra những tình huống hấp dẫn, động viên khuyến khích trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động phát triển vận động. Để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy thể dục, một trong những vấn đề quan trọng là phải đảm bảo mật độ vận động cho trẻ.
Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh:
Cùng với mục tiêu xã hội hoá giáo dục thì phụ huynh có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động nhằm phát triển thể chất cũng như các hoạt động khác. Đối với trẻ mẫu giáo thì vận động không thể thiếu được và cần được tổ chức thường xuyên nhưng cô dạy trẻ ở lớp bao nhiêu kiến thức cũng như trò chơi thì vẫn chưa đầy đủ nếu thiếu sự phối hợp của phụ huynh khơi gợi cho trẻ những điều cô dạy ở trường. Vì đặc điểm của trẻ là chóng nhớ mau quên nên mỗi phụ huynh hãy củng cố và mở rộng kiến thức cho trẻ bằng cách hay trò chuyện với trẻ về những điều cô dạy ở trường đồng thời tạo điều kiện cho trẻ vận động ở mọi lúc mọi nơi.
 Nếu phụ huynh làm tốt công tác đó thì không những củng cố được kiến thức cho trẻ mà còn luyện cho tư duy trẻ phát triển đồng thời ngôn ngữ trẻ ngày càng phong phú, trẻ sẽ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, thích khám phá hơn và đặc biệt trẻ linh hoạt hơn trong mọi vận động.
 Một việc làm không thể thiếu khi phối hợp chặt chẽ với phụ huynh thông qua bảng tuyên truyền của lớp. Để chuẩn bị cho đầu mỗi chủ đề, tôi lập bảng chương trình dạy trong chủ đề, những đề tài dạy vận động cơ bản cũng như trò chơi vận động trong từng chủ đề, bài thơ, câu chuyện, bài hát...để phối hợp cùng phụ huynh dạy trẻ đồng thời những kỹ năng cần rèn cho trẻ trong chủ đề để phụ huynh biết và cùng phối hợp dạy trẻ ở nhà. Mặt khác sự trao đổi của phụ huynh với cô trong giờ đón, trả trẻ luôn được thực hiện thường xuyên để trao đổi thông tin cần thiết cũng như sự tiếp thu của từng cá nhân trẻ. Chính nhờ sự phối hợp chặt chẽ các biện pháp trên, qua một năm tôi thấy đạt được kết quả sau:
5. Kết quả:
Qua một năm tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra những hướng tốt nhất cho trẻ khi hoạt động và tôi nhận thấy đa số cháu trở nên nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động rõ rệt, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm. Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng cơ thể của trẻ. Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ tuổi.
Từ việc vận dụng các biện pháp cho trẻ hoạt động phát triển thể chất tôi nhận thấy:
 Về phía trẻ:
- Trẻ rất hứng thú tập trung chú ý trong hoạt động, ghi nhớ chính xác các kiến thức.phát triển khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo; biết phối hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực; khả năng sử dụng một số đồ dùng trong vui chơi, học tập, sinh hoạt. Hình thành một số hiểu biết về ích lợi của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
 - Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, tham gia vào các hoạt động tích cực, hứng thú.
 - Vốn từ của trẻ phong phú, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, trẻ biết diễn đạt câu biết sử dụng ngữ điệu giọng do đó trẻ nhận thức thế giới xung quanh cũng như tiếp nhận tri thức dễ dàng hơn.
 - Trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Về phía giáo viên:
Nắm được mục đích, yêu cầu phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Khai thác sâu nội dung phát triển vận động cho trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ của lớp. Nắm vững các phương pháp giáo dục thể chất, đổi mới hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ. 
Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh về triển khai thực hiện phù hợp, làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh trong việc phát triển. vận động cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với nhà trường: hợp tác cùng với giáo viên trong việc phát triển vận động cho trẻ, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi.
Đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ.
Qua một năm sử dụng các biện pháp nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ lớp tôi đã thu được kết quả khả quan.
Đầu năm mức độ hứng thú hoạt động của trẻ thấp đến cuối năm mức độ hứng thú hoạt động của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ khoẻ mạnh, tự tin trong giao tiếp và kỹ năng xã hội của trẻ phát triển thể hiện qua bảng đánh giá như sau:
Kết quả khảo sát trẻ cuối năm
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Sự hứng thú tham gia hoạt động
30
60%
15
30%
4
8%
1
2%
Có kỹ năng vận động cơ bản
29
58%
16
32%
3
6%
2
4%
 	Điều đó khẳng định rằng để thực hiện tốt các hoạt động phát triển thể chất thì giáo viên phải tâm huyết, sưu tầm, lựa chọn trò chơi và vận động cơ bản cho trẻ phù hợp với độ tuổi và thực hiện thường xuyên. Đồng thời tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động cũng như trò chơi tự do phù hợp với khả năng của trẻ, kích thích trẻ cũng như củng cố, ôn luyện kỹ năng cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về mọi mặt.
6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ những biện pháp đã thực hiện, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Luôn chú ý xây dựng kế hoạch tổ chức phát triển vận động cho trẻ phù hợp với tình hình của lớp và yêu cầu của độ tuổi.
Tăng cường tham quan học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường, giữa các trường trong huyện.
Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên trong tổ để nắm bắt tình hình, nội dung đã được tập huấn để kịp thời khắc phục ngay những vấn đề còn thiếu sót, không để thực hiện thành thói quen rồi mới sửa đổi.
Đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường đầu tư kinh phí, tạo môi trường vật chất đa dạng phù hợp kích thích trẻ ham thích vận động.
  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến phụ huynh về tầm quan trọng của việc tăng cường phát triển vận động nhằm nâng cao sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ.
III. KẾT LUẬN
Qua một năm tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường tính tích cực vận động cho trẻ, trẻ của lớp tôi khỏe mạnh hơn, ít trẻ nghỉ ốm, tăng cân đều, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng cũng như trẻ nguy cơ béo phì của lớp tôi giảm rõ rệt, tỉ lệ trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm không còn, trẻ đến lớp chuyên cần hơn.Tôi nhận thấy trẻ tham gia các hoạt động của lớp nhanh nhẹn rõ rệt, tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh.Trẻ biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi lý thú cho cả cô và trẻ khác cũng suy nghĩ trả lời. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp rất nhiều, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn.Không những thế ở trẻ cũng hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả năng tự kềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà cũng là niềm vui lớn của cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục. Tăng cường tính tích cực vận động cho trẻ chính là một trong những mục tiêu mà nhà trường luôn chú trọng. Chúng tôi thường xuyên hưởng ứng các phong trào nhà trường phát động như sưu tầm các trò chơi vận động cho trẻ, tích cực cho trẻ tham gia cuộc thi bé khỏe, bé thông minh, tạo điều kiện cho trẻ thoải mái vui đùa, giao lưu, sinh hoạt tập thể nên trẻ tích cực vận động, tự tin, mạnh dạn trong mọi hoạt động.
Một câu nói hay mà tôi rất tâm đắc: “Để làm một thầy giáo giỏi, trước hết phải biết yêu cái điều mình dạy và những người mình dạy" Xã hội đã dành cho giáo viên mầm non một danh hiệu: "Người mẹ thứ hai của trẻ". Đã là mẹ thì phải dành hết tình yêu thương cho những đứa con của mình.Phải tạo mọi điều kiện giúp cho trẻ phát triển tốt nhất. Và việc tổ chức tăng cường tính tích cực vận động cho trẻ cũng nhằm mục đích đó."Nghề giáo là nghề cao quý". Vì vậy, để đứng vững với nghề chúng ta cần có lý tưởng, và ý thức trân trọng nghề của mình, và có niềm tin vào ngày mai. Xin đừng để một khó khăn nào làm mờ đi danh hiệu cao quý mà xã hội đã tôn vinh giáo viên mầm non chúng ta: "Nghề giáo là nghề cao quý trong các nghề cao quý" và giáo viên mầm non, tuy không phải là mẹ của trẻ nhưng chứa chan tình mẹ.Vì yêu trẻ mà yêu nghề và đứng vững với nghề. Tăng cường tính tích cực vận động và tổ chức tốt hoạt động này cho trẻ là chúng ta đã thực hiện một phần lời hứa với ngành giáo dục, với sự nghiệp đào tạo thế hệ tương lai tự tin, năng động cho đất nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_ti.doc
Sáng Kiến Liên Quan