SKKN Thực hiện một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại trường THPT Ba Vì

Công tác Đoàn và phong trào thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng trong các trường học nói chung và trường THPT Ba Vì nói riêng. Tuổi trẻ học đường luôn cần những nét mới, chất trí tuệ và văn hoá

trong các hoạt động Đoàn, Hội. Những năm qua, công tác Đoàn và phong trào thanh niên của trường THPT Ba Vì đã đạt được những thành tích nổi bật được Chi uỷ – Ban giám hiệu Nhà trường và Đoàn cấp trên ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận đoàn viên, thanh niên chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động Đoàn, Hội; chất lượng sinh hoạt và kết quả công tác Đoàn ở một số chi đoàn còn chưa cao.

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng có thể tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Đội ngũ cán bộ Đoàn chưa được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác.

- Một số chi đoàn còn lúng túng trong khâu tổ chức các hoạt động tập hợp, thu hút đoàn viên, thanh niên dẫn đến việc một bộ phận đoàn viên thanh niên bị lôi cuốn vào các trò chơi: điện tử, bi-a. hậu quả làm cho số lượng học sinh yếu kém tăng, tổ chức Đoàn ở một số lớp yếu.

- Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: hình thức tổ chức sinh hoạt chi đoàn còn đơn điệu, các hoạt động tập thể cấp Đoàn cơ sở còn khô cứng nên chưa thu hút được đoàn viên, thanh niên tham gia một cách nhiệt tình,.

 

doc15 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thực hiện một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại trường THPT Ba Vì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 * Cơ sở lí luận:
 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị có vai trò rất 
quan trọng đối với công tác giáo dục thanh thiếu niên nói chung và 
trong các trường THPT nói riêng. Do đó, nâng cao chất lượng công tác 
Đoàn và phong trào thanh niên sẽ góp phần vào sự thành công của công 
tác giáo dục học sinh trong trường học.
 Đánh giá vai trò quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong 
hệ thống chính trị ở nước ta nói chung và vai trò của tổ chức Đoàn 
trong nhà trường nói riêng Đảng ta đã có rất nhiều Nghị quyết, Chỉ thị 
chỉ đạo về công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Đặc biệt, gần đây 
nhất tại kì họp lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng khóa X đã ban 
hành Nghị quyết số 25 ngày 25 tháng 07 năm 2008 “Về tăng cường sự 
lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã chỉ rõ: “Việc quản lý, tập hợp 
thanh niên trong tình hình mới khó khăn hơn. Điều kiện, phương 
tiện hoạt động của Đoàn, Hội, chính sách cho cán bộ Đoàn, nhất là 
cán bộ Đoàn cơ sở còn bất cập. Năng lực, trình độ của không ít cán 
bộ Đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; khả năng tập hợp, tổ 
chức phong trào thanh niên trong công tác thanh niên còn hạn chế”. 
Vì vậy, cần phải tăng cường công tác chỉ đạo, đề ra các biện pháp nâng 
cao hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
 * Cơ sở thực tiễn:
 Công tác Đoàn và phong trào thanh niên có vai trò đặc biệt quan 
trọng trong các trường học nói chung và trường THPT Ba Vì nói riêng. 
Tuổi trẻ học đường luôn cần những nét mới, chất trí tuệ và văn hoá hoàn thiện lĩnh vực nghiên cứu và góp phần nâng cao chất lượng 
công tác Đoàn tại đơn vị.
c. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
 - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 1594 
đoàn viên thanh niên tại 37 chi đoàn của trường THPT Ba Vì.
 - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tiến hành đối với đoàn viên 
thanh niên của trường THPT Ba Vì trong năm học 2010-2011 và học kì 
1 năm học 2011 - 2012.
d. Kế hoạch nghiên cứu:
 Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành các nội dung cơ bản sau:
 - Khảo sát về trình độ kĩ năng nghiệp vụ công tác Đoàn của 111 
cán bộ Đoàn trong trường trước và sau khi thực hiện đề tài.
 - Khảo sát thực tế về chất lượng sinh hoạt Đoàn tại 37 chi đoàn 
trong toàn trường trước và sau khi thực hiện đề tài.
 - Tiến hành phân tích kết quả khảo sát thực tế về thực trạng chất 
lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên của đơn vị.
 - Tìm ra các tồn tại trong công tác Đoàn và phong trào thanh 
niên, nguyên nhân của các điểm tồn tại và giải pháp để khắc phục.
 - So sánh kết quả chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh 
niên của trường thời điểm trước và sau khi thực hiện đề tài từ đó rút ra 
các đề nghị và khuyến nghị.
III. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chi Đoàn và chất lượng 
công tác Đoàn, phong trào thanh niên của trường THPT Ba Vì 
trước khi thực hiện đề tài:
 Trước khi thực hiện đề tài này, công tác Đoàn tại trường được 
duy trì tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm tồn tại:
 - Một là, sự hạn chế về năng lực, nghiệp vụ công tác Đoàn của 
nhiều cán bộ chi đoàn. Vì vậy, các đồng chí này đã gặp không ít khó 
khăn trong công tác Đoàn, làm cho kết quả công tác Đoàn giảm sút.
 - Hai là, nhận thức của một số cán bộ Đoàn chưa đầy đủ về vai + Bạn thường dùng những biện pháp nào để thực hiện tốt vai trò 
thu hút, tập hợp đoàn viên, thanh niên?
 Phiếu số 2: Điều tra tìm hiểu chất lượng sinh hoạt Đoàn đối với
1594 đoàn viên, thanh niên tại 37 chi đoàn của trường.
 Đánh dấu x vào phương án bạn lựa chọn:
 + Chi đoàn bạn có thường xuyên tổ chức được các buổi sinh hoạt 
Đoàn thực sự hấp dẫn và thu hút được đông đủ các thành viên tham gia 
không?
 1 Thường xuyên
 2 Không thường xuyên
 3 Rất ít tổ chức được
 4 Không tập hợp được ĐVTN
 + Theo bạn tham gia hoạt động công tác Đoàn có mang lại lợi ích 
gì cho bản thân không?
 1 Rất bổ ích
 2 Ít tạo được hứng thú cho ĐVTN
 3 Không
 4 Tốn thời gian, vô ích
 Kết quả điều tra thực tế:
*Phiếu số 1: Điều tra với 111 cán bộ chi đoàn thu được kết quả như 
sau:
 - Số cán bộ chi đoàn nêu được các hình thức tổ chức sinh hoạt chi 
đoàn một cách rõ ràng, có nhiều biện pháp thích hợp để tập hợp ĐVTN 
là 76 (68,5%). hợp đoàn viên, thanh niên lý giải thực trạng chất lượng sinh hoạt ở một 
số chi đoàn còn chưa cao.
 Phân tích những nguyên nhân dẫn đến những điểm tồn tại, 
hạn chế trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại trường 
THPT Ba Vì tôi đã thực hiện một số biện pháp khắc phục các điểm 
tồn tại nhằm nâng cao chất lượng công tác Đoàn:
 - Biện pháp 1: Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục truyền 
thống cho đoàn viên, thanh niên.
 Thanh niên là bộ phận xung kích đi đầu trong mọi phong trào 
cách mạng, do đó cần được giáo dục về mọi mặt. Công tác giáo dục 
truyền thống cho đoàn viên, thanh niên có vai trò hết sức quan trọng, 
giúp cho đoàn viên, thanh niên có lập trường tư tưởng chính trị vững 
vàng, nhận thức đầy đủ về tổ chức Đoàn và các tổ chức khác đồng thời 
đảm bảo được tính kế thừa giữa các thế hệ cách mạng. Từ đó đoàn 
viên, thanh niên sẽ có những hành động thiết thực tham gia các hoạt 
động xã hội nói chung và công tác Đoàn nói riêng, có động cơ mục 
đích rõ ràng trong học tập.
 + Nội dung biện pháp:
 Công tác tổ chức giáo dục truyền thống thường được tiến hành 
nhân các ngày kỉ niệm lớn như: 20/11, 22/12, 3/2, 26/3, Tuy nhiên, 
phần lớn các buổi giáo dục truyền thống còn được tổ chức một cách 
khô cứng nên đoàn viên, thanh niên tham gia một cách thụ động, gây 
nên sự nhàm chán và không thu hút được sự quan tâm chú ý của người 
tham gia. Do đó, cần phải đổi mới các hình thức tuyên truyền giáo dục 
truyền thống cho đoàn viên, thanh niên. Có rất nhiều hình thức giáo dục 
truyền thống như: tuyên truyền, cổ động, tổ chức đợt cao điểm, thăm 
viếng khu tưởng niệm, gặp mặt nhân chứng, tổ chức các diễn đàn, hội 
thi,
 + Tổ chức thực hiện:
 Để thu hút tập hợp được Đoàn viên thanh niên tham gia có hiệu 
quả trong công tác giáo dục truyền thống cần phải có nhiều hình thức 
hấp dẫn, đa dạng. Phải có kế hoạch chi tiết, chuẩn bị chu đáo để có thể 
thu được kết quả cao nhất. Tôi đã lập kế hoạch cụ thể theo tháng và đưa 
về các chi đoàn. Với chủ điểm của tháng, từng chi đoàn sẽ có cách thức 
tổ chức giáo dục truyền thống cụ thể phù hợp với đối tượng. Có thể tổ Ngoài các buổi tổ chức tập huấn tại đơn vị, chúng tôi còn kết hợp 
với huyện Đoàn, các Đoàn cơ sở bạn tổ chức các buổi tập huấn, giao 
lưu học hỏi bổ ích cho cán bộ Đoàn. Các hoạt động này cũng đã góp 
phần tích cực trong công tác nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ cho cán bộ 
Đoàn.
 Thứ ba, tập huấn về nghiệp vụ Đoàn:
 Qua các buổi tập huấn về nghiệp vụ giúp cho cán bộ Đoàn nhận 
thức đầy đủ về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đặc biệt cần 
cung cấp cho cán bộ chi đoàn các kiến thức về cách thức tổ chức buổi 
sinh hoạt chi đoàn, đánh giá phân loại đoàn viên, chương trình rèn 
luyện đoàn viên, công tác phát triển đoàn viên, hiểu và ghi chép đầy đủ 
các nội dung trong cuốn sổ chi đoàn,...
 + Kết quả thu được:
 Sau khi được tham gia tập huấn, các cán bộ chi đoàn đã thực hiện 
tốt vai trò nòng cốt tại chi đoàn của mình. Các cán bộ chi đoàn đã tự tin 
lên rất nhiều khi được trang bị đầy đủ về nghiệp vụ, kĩ năng hoạt động 
Đoàn. Nhiều chi đoàn đã tổ chức được những buổi sinh hoạt hấp dẫn, 
bổ ích thực sự thu hút được các đoàn viên, thanh niên tại chi đoàn tham 
gia, tạo được không khí thi đua sôi nổi giữa các chi đoàn.
 - Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn.
 Chất lượng sinh hoạt Đoàn thể hiện thành quả trong hoạt động cả 
tập thể cán bộ đoàn viên, thanh niên của đơn vị trong công tác. Do đó 
việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn nói riêng và chất lượng 
sinh hoạt Đoàn nói chung sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác 
giáo dục toàn diện của Nhà trường.
 + Nội dung biện pháp:
 Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, từng bước nâng cao chất 
lượng sinh hoạt Đoàn tại đơn vị.
 + Tổ chức thực hiện:
 Thứ nhất, cần phải có kế hoạch cụ thể về các mặt hoạt động 
Đoàn, triển khai một cách kịp thời, sâu rộng đến đoàn viên, thanh niên:
 Đây là một công việc giúp cho ĐVTN có thể nắm được nhiện vụ 
cụ thể của đơn vị mình và bố trí thời gian hợp lí để tham gia có kết quả 
cao nhất. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
 Sau khi thực hiện đề tài tại 37 chi đoàn của trường THPT Ba Vì 
tôi đã tiến hành điều tra kết quả bằng hai phiếu câu hỏi 1, 2 cùng nội 
dung điều tra trước khi thực hiện đề tài:
 - Phiếu số 1: Điều tra tìm hiểu về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp 
chi đoàn với nội dung:
 + Đánh giá mức độ cần thiết của công tác tập huấn kỹ năng, 
nghiệp vụ Đoàn đến kết quả công tác Đoàn?
 + Bạn thường dùng những biện pháp nào để thực hiện tốt vai trò 
thu hút, tập hợp đoàn viên, thanh niên?
 - Phiếu số 2: Điều tra tìm hiểu chất lượng sinh hoạt Đoàn đối với 
1594 đoàn viên, thanh niên tại 37 chi đoàn của trường.
 Đánh dấu x vào phương án bạn lựa chọn:
 + Chi đoàn bạn có thường xuyên tổ chức được các buổi sinh hoạt 
Đoàn thực sự hấp dẫn và thu hút được đông đủ các thành viên tham gia 
không?
 1 Thường xuyên
 2 Không thường xuyên
 3 Rất ít tổ chức được
 4 Không tập hợp được ĐVTN
 + Theo bạn tham gia hoạt động công tác Đoàn có mang lại lợi ích 
gì cho bản thân không?
 1 Rất bổ ích
 2 Ít tạo được hứng thú cho ĐVTN
 3 Không
 4 Tốn thời gian, vô ích
 Kết quả điều tra:
*Phiếu số 1: Điều tra với 111 cán bộ chi đoàn thu được kết quả như 
sau:

File đính kèm:

  • docskkn_thuc_hien_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_l.doc
Sáng Kiến Liên Quan