SKKN Thực hiện các bài tập bổ trợ trong kỹ thuật đập bóng, chắn bóng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Bóng chuyền cho học sinh Lớp 12 các trường THPT ở huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

I.1. Khái niệm bóng chuyền

Bóng chuyền là môn thể thao Olympic, trong đó 2 đội được tách ra bởi 1

tấm lưới. Mỗi đội cố gắng ghi điểm bằng cách đưa được trái bóng chạm phần sân

đối phương theo đúng luật quy định.

I.2.Khái niệm đập bóng

Đập bóng là một trong những kỹ thuật cơ bản của bóng chuyền và là khâu

cuối cùng của việc thực hiện một chiến thuật tấn công, thường là lần chạm bóng thứ

3 của đội. Mục tiêu của việc này là làm cho bóng lao xuống mặt sân đối phương trực

tiếp ghi điểm, hoặc làm cho đối phương đỡ bóng hỏng mà ghi điểm.

Đập bóng là một phương thức tấn công, dễ có điểm nhất.Bởi vậy, để đập

bóng tốt đòi hỏi người đập bóng phải có kỹ thuật trong lấy đà bật nhảy và đập bóng

đi.Tấn công, còn gọi là "spike" (đập bóng), thường là lần chạm bóng thứ ba của

đội. Mục tiêu của việc này là làm cho trái banh lao xuống mặt đất đối phương mà

không thể bị ngăn chặn. Chủ công thực hiện các bước chạy nhằm tạo đà tiếp cận

bóng ("approach"), nhảy và đập bóng.

I.3. Thế nào là kỹ thuật đập bóng chuyền đúng cách

Cách đập bóng chuyền đúng kỹ thuật cần phải thực hiện chuẩn 5 bước gồm

tư thế chuẩn bị; kỹ thuật lấy đà; kỹ thuật giậm nhảy; kỹ thuật nhảy đập bóng và kỹ

thuật tiếp đất sau khi đập bóng xong.

I.4.Khái niệm chắn bóng

Trong môn thể thao bóng chuyền thì kỹ thuật chắn bóng được xem là

phương pháp phòng thủ quan trọng nhất. Chắn bóng hay sẽ gây cản trở rất nhiều

cho đối thủ trong bước tìm cách tấn công và có thể ghi điểm cho đội mình.

Chắn bóng chuyền là kỹ thuật không khó những đòi hỏi bạn phải có khả

năng phán đoán và đọc tình huống trên sân tốt.

I.5. Kỹ thuật chắn bóng

Trong bộ môn bóng chuyền, kỹ thuật chắn bóng được xem là phương

pháp phòng thủ quạn trọng nhất. Chắn bóng càng hay thì tăng độ khó và cản trở

rất nhiều cho đối thủ trong bước tìm cách tấn công ghi điểm cho đội mình.

Chắn bóng có 2 vai trò chính là: chắn bóng cho đội mình dễ dàng phòng thủ và

chắn bóng để ghi điểm trực tiếp.

pdf39 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực hiện các bài tập bổ trợ trong kỹ thuật đập bóng, chắn bóng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Bóng chuyền cho học sinh Lớp 12 các trường THPT ở huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội. 
+ Biết cách làm trọng tài 
 - Yêu cầu: 
+ Thực hiện được động tác phát bóng, đỡ phát bóng ,chuyền 2 ổn định. 
+ Động tác đập bóng, chắn bóng có hiệu quả và luân phiên đổi vị trí cho nhau 
theo luật. 
 - Chuẩn bị: 2 sân bóng chuyền, 6 quả bóng, 2 lưới và chia số người tập 
thành nhiều nhóm mỗi nhóm 3 Em. 
21 
Hình 12a: Tổ chức thi đấu 3 người. 
 - Phương pháp tổ chức thực hi.ện: tổ chức dưới dạng thi đấu 
+ Nhóm 1 thi đấu với nhóm 2, nhóm 3 thi đấu với nhóm 4(nhóm chưa thi 
đấu tập luyện chuyền bóng, đệm bóng phía ngoài sân) 
 + Tổ chức thi đấu theo từng hiệp, mỗi hiệp 11-15 điểm. Nhóm nào đến 11-15 
điểm trước và cách ít nhất 2 điểm thì nhóm đó sẽ thắng hiệp. Nhóm thua lò cò 
quanh sân 1 vòng. 
b. Tổ chức thi đấu 6 người: 
 - Mục đích, yêu cầu (như tổ chức thi đấu 3 người) 
- Chuẩn bị: 2 sân bóng chuyền, 2 lưới, 6 quả bóng, chia lớp thành nhiều nhóm 
mỗi nhóm 6 người. 
- Phương pháp tổ chức thực hiện: như thi đấu 3 người,nhưng thi đấu mỗi 
hiệp 15 hoặc 25 điểm. 
22 
Hình 12b: Tổ chức thi đấu 6 người. 
 2. Lên kế hoạch giảng dạy nội dung TTTC (bóng chuyền) cụ thể và lồng 
ghép vào phân phối chương trình để giáo viên dễ dàng theo dõi thực hiện. 
III.THỰC NGHIỆM 
III.1. Bài dạy thực nghiệm 
23 
Giáo án lớp 12 Soạn ngày  tháng năm. 
BÓNG CHUYỀN: ÔN KĨ THUẬT ĐẬP BÓNG – HỌC KỸ 
THUẬT CHẮN BÓNG 
I. Mục tiêu bài học 
1. Về phẩm chất 
Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi dậy ở học sinh: 
- Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng bản thân 
- Thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết, giúp đỡ bạn trong tập luyện 
- Có ý chí vượt qua khó khăn, nổ lực phấn đấu vươn lên để đạt kết quả tốt 
trong tập luyện 
- Thể hiện sự yêu thích môn bóng chuyền trong học tập và rèn luyện 
2. Về năng lực 
Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây: 
2.1. Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động thực hiện việc sưu tầm tranh 
ảnh phục vụ bài học 
- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thuật ngữ, kết hợp với hình ảnh để trình 
bày thông tin về động tác, biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập và các trò 
chơi bổ trợ phát triển thể lực. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động luyện tập, 
trò chơi, thi đấu và vận dụng linh hoạt các phương pháp, phân tích được tình huống 
trong tập luyện, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề để 
giải quyết phù hợp nhất. 
2.2. Năng lực đặc thù 
+ Có hiểu biết sơ giản về lịch sử môn thể thao bóng chuyền 
+ Vận dụng được một số điều luật của môn bóng chuyền vào trong tập luyện 
+ Thực hiện được các kĩ thuật cơ bản của môn bóng chuyền 
+ Biết điều chỉnh sửa sai một số động tác của môn bóng chuyền thông qua 
nghe, quan sát, tập luyện của bản thân và tổ, nhóm. 
+ Biết phán đoán, xử lý các tình huống linh hoạt và phối hợp được với đồng 
đội trong tập luyện và thi đấu môn bóng chuyền. 
+ Vận dụng được những hiểu biết về môn bóng chuyền để tập luyện hàng ngày. 
+ Thể hiện sự tăng tiến về thể lực trong tập luyện 
24 
+ Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo. 
II. Địa điểm – Phương tiện 
- Địa điểm: Sânvận động trường THPT Diễn Châu4 
- Phương tiện: + Giáo viên chuẩn bị giáo án, trang phục thể thao, tranh ảnh, mô 
hình, minh họa bài dạy, một số dụng cụ phục vụ phù hợp với các hoạt động của 
giờ học( Bóng chuyền, sân, lưới...) 
+ Học sinh chuẩn bị trang phục thể thao, sưu tầm tranh, ảnh minh họa động tác 
tập luyện và chuẩn bị dụng cụ theo hướng dẫn của giáo viên. 
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học 
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và 
thi đấu 
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể); tập theo tổ/nhóm; tập 
theo cặp đôi. 
IV. Tiến trình dạy và học 
Nội dung 
LVĐ Phương pháp tổ chức và yêu cầu 
TG SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
I.Phần mở đầu 
1. Nhận lớp 
- Hoạt động của 
cán sự lớp: Tập trung, 
báo cáo 
- Hoạt động của 
giáo viên: Tiếp nhận 
báo cáo 
2. Khởi động: 
Khởi động chung: 
- Tập 7 động tác 
thể dục tay không 
- Xoay các khớp 
Khởi động chuyên 
môn 
10' 
1-2' 
GV nhận lớp phổ 
biến nội dung, yêu cầu 
của giờ học 
- Hỏi thăm sức 
khỏe của học sinh và 
kiểm tra trang phục tập 
luyện. 
GV giao nhiệm vụ 
cho cán sự hướng dẫn 
lớp khởi động và quan 
sát, chỉ dẫn cho hs 
thực hiện đúng động 
tác 
- GV di chuyển và 
Đội hình nhận lớp 
* * * * * * * * 
* * * * * * * * 
* * * * * * * * 
* * * * * * * * 
*GV 
Cán sự tập trung lớp, 
điểm số, báo cáo sĩ số và 
tình hình lớp học cho GV. 
 Cán sự điều khiển lớp 
khởi động chung 
Đội hình khởi động 
chung: 
25 
- Chạy đá lăng 
- Chạy gót chạm 
mông 
- Chạy di chuyển 
ngang 
- Chạy tăng tốc 
3. Hỏi bài cũ: thực 
hiện kỹ thuật đập bóng 
chính diện. 
quan sát chỉ dẫn cho 
HS thực hiện 
- GV hướng dẫn 
HS khởi động chuyên 
môn 
GV nêu câu hỏi: 
Em hãy thực hiện kỹ 
thuật đập bóng chính 
diện. 
* * * * * 
* * * * * 
* * * * * 
GV* 
Đội hình khởi động 
chuyên môn 
* * * *. 
* * * *......... 
* * * *. 
* * * *. 
- HS quan sát, lắng nghe 
GV chỉ dẫn để vận dụng 
vào tập luyện. 
- 2 học sinh thực hiện 
kỹ thuật đập bóng chính 
diện. 
II. Phần cơ bản 
1. Ôn kĩ thuật đập 
bóng chính diện: 
-Bài tập 6: tại chỗ 
bật nhảy bằng 2 chân 
thực hiện động tác đập 
bóng (bóng được treo 
cố định cách mặt trên 
của lưới 0,2m) 
- Bài tập7a: một 
bước đà giậm nhảy 
bằng 2 chân, hoặc một 
chân thực hiện động 
tác đập bóng (bóng 
được treo cố định cách 
mặt trên của lưới 0,2- 
28-
30' 
3' 
2
-3 
lần 
- GV hướng dẫn, 
làm mẫu lại kỹ thuật 
đập bóng chính diện 
sau đó:Đưa bài tập 6, 
7, 10 vào cho học sinh 
tập luyện. 
- Khi làm mẫu GV 
kết hợp nêu điểm cơ 
bản, trọng tâm động 
tác để HS dễ nhớ. 
- Nêu những sai 
lầm thường mắc và 
cách khắc phục cho 
HS khi thực hiện động 
tác 
- GV quan sát, chỉ 
dẫn cho HS thực 
hiệnnhằm đáp ứng yêu 
cầu cần đạt. 
- GV quan sát sửa 
sai kỹ thuật cho HS 
-Bài tập 6: 
+ Đội hình tập luyện 4 
hàng dọc. 
 +Phương pháp: tổ chức 
dưới dạng trò chơi thi đấu 
(Như trình bày cụ thể ở 
trên) 
- Bài tập7a: 
+Đội hình tập luyện: 4 hàng 
26 
0,3m) 
- Bài tập 7b: 2,3 
bước 
Chạy đà giậm nhảy 
bằng 2 chân, hoặc một 
chân thực hiện động 
tác đập bóng (bóng 
được treo cố định cách 
mặt trên của lưới 0,3- 
0,4m) 
- Bài tập 8: đập 
bóng do bạn chuyền 
bước hai. 
+Tập với bóng: 
Tập đập bóng thẳng 
theo phương lấy đà. 
2.Học kỹ thuật 
chắn bóng : 
- Bài tập 9: Tại 
chỗ giậm nhảy thực 
hiện động tác chắn 
bóng(bóng được treo 
cố định cách mặt trên 
của lưới 0,2 - 0,3m) 
- GV phân tích + 
làm mẫu kỹ thuật chắn 
bóng cho học sinh 
xem sau đó: Đưa bài 
tập 8,9,11 vào cho học 
sinh tập luyện. 
- Khi GV phân 
tích kết hợp nêu điểm 
dọc 
+Phương pháp: tổ chức 
dưới dạng trò chơi thi đấu 
(Như trình bày cụ thể ở trên 
Bài tập 7a) 
- Bài tập7b: 
+Đội hình tập luyện: 4 
hàng dọc 
 +Phương pháp: tổ chức 
dưới dạng trò chơi thi đấu 
Như trình bày cụ thể ở trên 
(Bài tập 7b) 
- Bài tập 8: 
+ Đội hình tập luyện 2 
hàng dọc đứng 2 bên sân. 
 +Phương pháp: tổ chức 
dưới dạng trò chơi thi đấu 
Như trình bày cụ thể ở trên 
(Bài tập 8) 
- Bài tập 9: 
+ Đội hình tập luyện 4 
27 
Bài tập 10: Di 
chuyển ngang1,2,3 
bước thực hiện động 
tác chắn bóng(bóng 
được treo cố định cách 
mặt trên của lưới 0,3- 
0,5m) 
Bài tập 11: Kết 
hợp đập bóng và chắn 
bóng 
3. Củng cố:Kỹ 
thuật đập bóng, chắn 
bóng 
cơ bản, trọng tâm động 
tác để HS dễ nhớ 
- Nêu những sai 
lầm thường mắc và 
cách khắc phục cho 
HS khi thực hiện động 
tác 
- GV quan sát, chỉ 
dẫn cho HS thực hiện 
nhằm đáp ứng yêu cầu 
cần đạt 
- GV quan sát sửa 
sai kỹ thuật cho HS 
- GV quan sát, chỉ 
dẫn cho HS thực hiện 
nhằm đáp ứng yêu cầu 
cần đạt 
- GV quan sát sửa 
sai kỹ thuật cho HS 
- Giáo viên gọi học 
sinh lên thực hiện Kỹ 
thuật đập bóng, chắn 
bóng. GV xem nhận 
xét và sửa sai kỹ thuật 
cho học sinh. 
hàng dọc. 
 +Phương pháp: tổ chức 
dưới dạng trò chơi thi đấu 
Như trình bày cụ thể ở trên 
(Bài tập 8) 
Bài tập 10: 
Đội hình tập luyện : 4 
hàng dọc 
 +Phương pháp: tổ chức 
dưới dạng trò chơi thi đấu 
Như trình bày cụ thể ở trên 
(Bài tập 9) 
Bài tập 11: 
Đội hình tập luyện 2 
hàng dọc đứng 2 bên lưới. 
 +Phương pháp: tổ chức 
dưới dạng trò chơi thi đấu 
Như trình bày cụ thể ở trên 
(Bài tập 11) 
- 3học sinh lên thực 
hiện Kỹ thuật đập bóng, 
chắn bóng cho cả lớp xem 
28 
III. Phần kết thúc 
1. Hồi tĩnh: 
- Thả lỏng cơ toàn 
thân ( nếu có nhạc thì 
hiệu quả cao hơn) 
2. Nhận xét và 
hướng dẫn tập luyện 
ở nhà: 
- Ưu điểm; hạn chế 
cần khắc phục 
- Hướng dẫn tập 
luyện ở nhà 
3. Xuống lớp 
5-6' 
3-4' 
1-2' 
GV điều hành lớp 
thả lỏng cơ toàn thân 
- GV nhận xét kết 
quả, ý thức, thái độ 
học của học sinh. 
- GV hướng dẫn 
HS tập luyện ở nhà 
Đội hình hồi tĩnh 
* * * * * 
* * * * * 
* * * * * 
* GV 
- HS tập trung thực hiện 
được theo chỉ dẫn của GV; 
nhằm đưa cơ thể về trạng 
thái bình thường một cách 
hợp lí 
+ Đội hình nhận xét và 
kết thúc giờ học 
* * * * * * * * 
* * * * * * * * 
* * * * * * * * 
* * * * * * * * 
*GV 
Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
29 
 III.2.Kết quả thực nghiệm sư phạm: 
 Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thông qua các bài kiểm tra, test sau khi 
thực nghiệm giảng dạy nội dung đã xây dựng tại các trường THPT, đối sánh với 
các lớp đối chứng là lớp thực nghiệm để xác định các chỉ số thực nghiệm sự phạm 
như: phương sai, độ lệch chuẩn, độ tin cậy,  của kết quả thực nghiệm sư phạm. 
III.2.1.Năm học 2019- 2020: 
Chúng tôi nghiên cứu ở 4 lớp 12C2, 12C3, 12C4, 12C5.Trong đó, lớp12C2, 
12C3 là đối chứng (lớp dạy đơn thuần các bài tập theo sách GV hướng dẫn) cònlớp 
12C4, 12C5 là lớp thực nghiệm (lớp được áp dụng các bài tập tôi đã nêu ở trên). 
Kết quả thu được sau khi kiểm tra kỹ thuật đập bóng và kỹ thuật chắn bóng như 
sau: 
* Kỹ thuật đập bóng các lớp đối chứng: 
TT Lớp Sĩ số HS 
Loại đạt (Đ) Loại chưa đạt (CĐ) 
SL % SL % 
1 12C2 39 25 64,1 14 35,9 
2 12C3 40 27 67,5 13 32,5 
Tổng 2 lớp 79 52 65,8 27 34,2 
* Kỹ thuật đập bóng các lớp thực nghiệm: 
TT 
Lớp Sĩ số HS 
Loại đạt (Đ) Loại chưa đạt (CĐ) 
SL % SL % 
1 12C4 41 35 85,4 6 14,6 
2 12C5 40 33 82,5 7 17,5 
Tổng 2 lớp 81 68 84,0 13 16,0 
 * Kỹ thuật chắn bóng các lớp đối chứng: 
TT 
Lớp Sĩ số HS 
Loại đạt (Đ) Loại chưa đạt (CĐ) 
SL % SL % 
1 12C2 39 24 61,5 15 38,5 
2 12C3 40 26 65,0 14 35,0 
Tổng 2 lớp 79 50 63,3 29 36,7 
30 
* Kỹ thuật chắn bóng các lớp thực nghiệm: 
TT 
Lớp Sĩ số HS 
Loại đạt (Đ) Loại chưa đạt (CĐ) 
SL % SL % 
1 12C4 41 33 80,5 8 19,5 
2 12C5 40 34 85,0 6 15,0 
Tổng 2 lớp 81 67 82,7 14 17,3 
So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: 
 Qua bảng so sánh kết quả chúng ta dễ dàng nhận thấy: 
- Tỉ lệ phần trăm loại đạt (Đ) nội dung đập bóng ở 2 lớp thực nghiệm 12C4, 
12C5 cao hơn 2 lớp 12C2, 12C3(lớp đối chứng) là 18,2 % 
- Ngược lại, tỉ lệ phần trăm loại chưa đạt (CĐ) nội dung đập bóng ở 2 lớp thực 
nghiệm 12C4, 12C5 thấp hơn 2 lớp 12C2,12C3( lớp đối chứng ) là 18,2 % 
- Tỉ lệ phần trăm loại đạt (Đ) nội dung chắn bóng ở 2 lớp thực nghiệm 12C4, 
12C5 cao hơn 2 lớp 12C2, 12C3(lớp đối chứng) là 19,4 % 
- Ngược lại, tỉ lệ phần trăm loại chưa đạt (CĐ) nội dung chắn bóng ở 2 lớp thực 
nghiệm12C4, 12C5 thấp hơn 2 lớp 12C2, 12C3(lớp đối chứng) là 19,4 % 
Như vậy, bài tập chúng tôi đưa vào để áp dụng cho các lớp tập luyện đã có thể 
hiện rõ tác dụng, nâng cao chất lượng học tập môn bóng chuyền cho học sinh. 
III.2.2. Năm học 2020-2021: 
Ngoài những lớp 11, hai chúng tôi được phân công dạy thể dục ở 5 lớp: 
12C2; 12C4; 12C5; 12C6; 12C8.Qua thể nghiệm,tôi nhận thấy bài tập mình đưa ra 
có hiệu quả, nên chúng tôi mạnh dạn thực nghiệm, áp dụng cho 4 lớp đó là: 
12C2;12C4; 12C5; 12C6 còn lớp 12C8 là lớp đối chứng. Kết quả thu được sau khi 
kiểm tra thực hiện kỹ thuật đập bóng và chắn bóng như sau: 
* Kỹ thuật đập bóng lớp đối chứng : 
TT Lớp Sĩ số HS 
Loại đạt (Đ) Loại chưa đạt (CĐ) 
SL % SL % 
1 12C8 41 26 63,4 15 36,6 
Tổng 1 41 26 63,4 15 36,6 
31 
* Kỹ thuật đập bóng các lớp thực nghiệm: 
TT 
Lớp Sĩ số HS 
Loại đạt (Đ) Loại chưa đạt (CĐ) 
SL % SL % 
1 12C2 39 35 89,7 4 10,3 
2 12C4 38 34 89,5 4 10,5 
3 12C5 40 33 82,5 7 17,5 
4 12C6 42 36 85,7 6 14,3 
Tổng 4 159 138 86,8 21 13,2 
* Kỹ thuật chắn bóng lớp đối chứng : 
TT Lớp Sĩ số HS 
Loại đạt (Đ) Loại chưa đạt (CĐ) 
SL % SL % 
1 12C8 41 27 65,9 14 34,1 
Tổng 1 41 27 65,9 14 34,1 
* Kỹ thuật chắn bóng các lớp thực nghiệm: 
TT Lớp Sĩ số HS 
Loại đạt (Đ) Loại chưa đạt (CĐ) 
SL % SL % 
1 12C2 39 36 92,3 3 7,7 
2 12C4 38 34 89,5 4 10,5 
3 12C5 40 36 90,0 4 10,0 
4 12C6 42 37 88,1 5 11,9 
Tổng 4 159 143 89,9 16 10,1 
So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: 
 Qua bảng so sánh kết quả năm học 2020- 2021 chúng ta nhận thấy: 
- Tỉ lệ phần trăm loại đạt (Đ) nội dung đập bóng ở 4 lớp thực nghiệm 12C2; 
12C4; 12C5; 12A6 cao hơn lớp 12C8 (lớp không thực nghiệm) là 23,4 % 
 - Ngược lại tỉ lệ phần trăm loại chưa đạt (CĐ) nội dung đập bóng ở 4 lớp 
thực nghiệm 12C2; 12C4; 12C5; 12C6 thấp hơn lớp 12C8(lớp không thực 
nghiệm) là 23,4 % 
32 
 - Tỉ lệ phần trăm loại đạt (Đ) nội dung chắn bóng ở 4 lớp thực nghiệm 
12C2; 12C4; 12C5; 12C6 cao hơn lớp 12C8 (lớp không thực nghiệm) là 24,0 % 
 - Ngược lại, tỉ lệ phần trăm loại chưa đạt (CĐ) nội dung chắn bóng ở 4 lớp 
thực nghiệm 12C2; 12C4; 12C5; 12C6 thấp hơn lớp 12C8 (lớp không thực 
nghiệm) là 24,0 % 
Kết luận: 
 Các lớp được áp dụng những bài tập, trò chơi thi đấu ở trên kết quả đạt 
được cao hơn các lớp không được áp dụng. 
III.2.3.Kết quả trắc nghiệm học sinh: 
 Như vậy, đến thời điểm hiện tại khi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, 
chúng tôi thấy các bài tập mà mình đưa vào để giảng dạy nội dung đập bóng, chắn 
bóng(môn bóng chuyền) cho học sinh lớp 12 trường THPT Diễn Châu 4nói riêng 
và học sinh lớp 12 của các trường THPT huyện Diễn Châu đã phát huy được hiệu 
quả. Điều đó, đã nâng cao một bước chất lượng giảng dạy của giáo viên, khích lệ 
tinh thần phấn chấn trong học tập của học sinh và đạt kết quả cao. 
33 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I. Kết luận 
1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với công tác dạy học. 
1.1. Với giáo viên: 
Có được 12 bài tập, trong đó có nhiều bài tập tổ chức dưới dạng trò chơi thi 
đấu, được sắp xếp, hướng dẫn thực hiện cụ thể, khoa học. Nhờ vậy, đã tạo nên 
những hiệu quả sau: 
 Trong các tiết dạy TTTC (bóng chuyền) lớp 12, giáo viên đã đảm bảo về 
mặt thời gian, có điều kiện hướng dẫn đầy đủ nội dung, giúp học sinh tiếp thu 
nhanh về mặt kĩ thuật. Đặc biệt, việc sử dụng các bài tập này đã phù hợp với yêu 
cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng 
tạo của học sinh, và tạo điều kiện cho giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch dạy 
học TTTC môn bóng chuyền lớp 12. 
1.2. Với học sinh: 
Thông qua các bài tập được tổ chức dưới dạng trò chơi thi đấu này, giúp các 
em dễ dàng tiếp thu kĩ thuật động tác, tập luyện một cách tích cực, tự giác, chủ 
động, sáng tạo hơn, phát huy được vai trò của cá nhân trong học tập, tập luyện và 
thi đấu. Đồng thời, tăng được cường độ, lượng vận động, tạo điều kiện cho các em 
phát triển sức khỏe thể chất, phát huy được tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể, 
mở rộng giao lưu giữa tập thể các đơn vị lớp cũng như với các trường bạn.Tạo cho 
học sinh phấn khởi, hứng thú trong học tập, làm cho các em yêu thích môn học 
hơn, đồng thời đạt kết quả cao hơn trong học tập bộ môn. Thể hiện tỉ lệ phần trăm 
các em đạt loại đạt (Đ) năm học 2019 - 2020 và năm học 2020-2021 được nâng 
lên. Trong khi đó, tỉ lệ % loại chưa đạt (CĐ) đã giảm đi rõ rệt. Chứng tỏ, các bài 
tập này đã đáp ứng không nhỏ nhu cầu giảng dạy của giáo viên cũng như học tập 
của học sinh hiện nay. 
2. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, khả năng mở rộng 
2.1. Tính mục đích: 
- Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn trong thực hiện 
các bài tập bổ trợ trong giảng dạy kỹ thuật đập bóng, chắn bóng nhằm nâng cao 
hiệu quả giảng dạy (môn bóng chuyền) cho học sinh lớp 12 các trường THPT. 
- Nhóm tác giả viết SKKN nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của 
bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa 
học 
 2.2.Tính khoa học: 
- Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết 
vấn đề đã nêu ra trong đề tài. 
34 
- Trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN 
- Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo. 
- Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng , 
hiệu quả của SKKN đã áp dụng. 
Tính khoa học của một đề tài SKKN được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình 
thức trình bày đề tài cho nên khi viết SKKN, tác giả cần chú ý cả 2 điểm này. 
 2.3. Tính thực tiễn: 
- Nhóm tác giả đã thực hiện có hiệu quả được những các bài tập bổ trợ trong 
giảng dạy kỹ thuật đập bóng, chắn bóng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của 
mình và các đồng nghiệp được áp dụng có hiệu quả ở các trường THPT huyện 
Diễn Châu. 
- Những kết luận được rút ra trong đề tài là sự khái quát hóa từ những sự thực 
phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành. 
- Để có được sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã nghiên cứu thông qua 
thực tiễn giảng dạy nhiều năm đúc kết lại, không những bản thân đã được thực 
nghiệm mà cho đến nay tất cả các đồng chí trong tổ Thể dục Trường THPT Diễn 
Châu 4 áp dụng, ngoài ra còn có các trườngTHPT trong Huyện Diễn Châu và 
Trường THPT Quỳnh Lưu 3, đã áp dụng đều thấy hiệu quả khả quan. Giúp giáo 
viên thuận lợi hơn trong phương pháp tổ chức một giờ dạy, cũng như giúp học sinh 
tiếp thu nội dung bài học một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả cao. 
 2.4. Khả năng mở rộng: 
Đề tài khoa học này, không những áp dụng cho học sinh khối 12 mà còn có 
thể áp dụng được cho học sinh khối 10; 11 trong những tiết học thể lực. Đồng 
thờikhông những áp dụngđược cho học sinh trường THPT Diễn Châu 4 mà còn có 
thể áp dụng được cho tất cả học sinh trong huyện cũng như trong tỉnh và toàn 
quốc. 
3. Bài học kinh nghiệm. 
3.1. Tích cực tự học, tự bồi dưỡng, đọc sách giáo viên, tài liệu tham khảo, tạp 
chí thể thao, tạp chí bóng chuyền. 
3.2. Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, trao đổi rút kinh nghiệm cho đồng 
nghiệp và cho bản thân. 
3.3. Tham gia tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng đội tuyển TDTT dự thi HKPĐ 
các cấp và giao lưu bóng chuyền với các trường bạn trong huyện, trongtỉnh. 
3.4. Luôn có ý thức thường xuyên, liên tục nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến 
kinh nghiệm. 
35 
3.5. Trước khi soạn bài, lên lớp cần phải xác định được nội dung, mục tiêu, yêu 
cầu và trọng tâm bài học một cách chính xác, từ đó đưa ra các bài tập mà mình đã 
nghiên cứu cho phù hợp và khoa học. 
II. Đề xuất, kiến nghị: 
Qua nghiên cứu bước đầu tôi đưa ra một số đề xuất sau: 
1. Do điều kiện cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên kết quả nghiên 
cứu mới chỉ là bước đầu. Chúng tôi kính mong các đồng nghiệp tiếp tục nghiên 
cứu để có thể có được những kết luận khách quan hơn. 
2. Các bài tập chúng tôi đưa vào để thực nghiệm đều có hiệu quả cao, không 
ảnh hưởng đến nội dung, kế hoạch giảng dạy, nên các đồng chí có thể áp dụng vào 
thực tiễn giảng dạy cho học sinh. 
 Xin chân thành cảm ơn các đồng chí ! 
Diễn Châu, ngày 18 tháng 03 năm 2021 
36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo vận động viên 
Tác giả: PGS, TS Nguyễn Toán; NXB TDTT - 2005 
2. Trò chơi vận động 
Tác giả: TS Vũ Đạo Hùng, PTS Nguyễn Mậu Loan; NXB GD - 1998 
3. Lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất 
Tác giả: Nguyễn Viết Minh 
4. Sinh lí học vận động 
Tác giả: Thạc sĩ Nguyễn Thanh Nhàn 
5. Tạp chí bóng chuyền, tạp chí thể thao 
6. Sách giáo viên môn Thể dục lớp 10, lớp 11, lớp 12. 
Nhà xuất bản Giáo dục 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thuc_hien_cac_bai_tap_bo_tro_trong_ky_thuat_dap_bong_ch.pdf