SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất cho học sinh Khối 12 trường THPT Lý Tự Trọng

Cơ sở lý luận :

 Môn Giáo dục thể chất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, trọng tâm là: trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ , kiến thức và kĩ năng vận động hình thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người.

 Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục thể chất là rèn luyện kĩ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập thể chất đa dạng như: các bài tập thể dục nhịp điệu , các trò chơi vận động , các môn thể thao và kĩ năng phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao.

 Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh lựa chọn môn thể thao phù hợp để rèn luyện hoàn thiện thể chất; vận dụng những điều đã học để điều chỉnh chế độ sinh hoạt và tập luyện, tham gia tích cực các hoạt động thể dục, thể thao; có ý thức tự giác, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần hợp tác thân thiện, thể hiện khát khao vươn lên; từ đó có những định hướng cho tương lai phù hợp với năng lực, sở trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất cho học sinh Khối 12 trường THPT Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng đến quá trình giảng dạy .
 1.1.3 .Thực trạng công tác giảng dạy môn thể dục của trường THPT Lý Tự Trọng .
 Trong hoạt động GDTC, nội dung chương trình giảng dạy là yếu tố cốt lõi, giữ vai trò quyết định chất lượng của mặt giáo dục này. Nội dung phong phú sẽ dẫn học sinh , lôi cuốn các em tham gia hoạt động tập luyện một cách hứng khởi .Đồng thời phải đảm bảo cả thời gian tập luyện thì mới phát triển được thể chất cho học sinh.Đó là cái đích cần đến của công tác GDTC trong trường học .
 Làm thế nào để Thầy dạy tốt, trò học tốt môn thể dục. Đây là điều trăn trở đối với  người thầy dạy môn thể dục nói chung và đối với tôi nói riêng. Từ suy nghĩ làm thế nào  để học sinh yêu thích môn của mình dạy, môn học thường được các em xem nhẹ hơn  các môn văn hóa khác.  
 Đây là một công việc rất khó khăn vì vậy trong những năm qua tôi đã áp dụng nhiều giải pháp, song một trong những giải pháp mà tôi thấy có hiệu quả hơn đó là:  Để tiết dạy thể dục có hiệu quả cao giáo viên cần thiết kế chu đáo kế hoạch bài dạy, khi thiết kế bài dạy cần chú trọng đến nhiều khía cạnh tác động đến quá trình dạy học như:  
  Đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhu cầu hứng thú và các phương tiện đồ dùng trực  quan, sân bãi học và tập luyện, từ đó người giáo viên có định hướng rõ rệt những động  tác cần đạt cũng như cách thức sự lựa chọn phương pháp phù hợp để đạt được mục tiêu  bài dạy.  
 Kết quả của một tiết dạy không những phụ thuộc vào kế hoạch bài soạn , mà còn  phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau như:  
  Năng lực sư phạm của người dạy, sự tiếp thu hứng thú học tập của học sinh  mà  giáo viên lựa chọn hình thức và phương pháp phù hợp cho một tiết dạy.  
 Nhằm mục đích đưa ra một số giải pháp giảng dạy đổi mới kết quả nghiên cứu tôi tiến hành khảo sát ban đầu 192 học sinh khối 12 nhận thức và tập luyện về môn giáo dục thể chất thể hiên qua bảng 1.1.3 .
Bảng 1.1.3 : Kháo sát ban đầu về nhận thức và kiểm tra giữa kỳ 1 năm học 2020 -2021 đối với 192 học sinh khối 12 về môn giáo dục thể chất .
NỘI DUNG KHẢO SÁT VÀ KIỂM TRA 
ĐỒNG Ý
TỈ LỆ
1 .Vai trò của GDTC đối với học sinh 
Cần thiết 
165
85,93%
Không cần thiết 
27
14,06%
2 .Tập luyện GDTC ngoài giờ lên lớp 
Tập thường xuyên 
160
83,33%
Không tập luyện 
32
16,66%
3 Môn thể thao yêu thích nhất trong giáo duc thê chất . .
Bóng chuyền
120
62,5%
Thể dục nhịp điệu
20
10,41%
Bóng đá
90
46,87%
Đá cầu
50
26,04%
Võ 
5
2,60%
Điền kinh 
15
7,81%
Cầu lông 
150
78,12%
4 .Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
192 học sinh
185
7
 Qua bảng 1.1.3 cho thấy : Mặc dù đa số ý kiến học sinh cho rằng môn GDTC có vai trò cần thiết (85,93%) và không cần thiết (14,06%), nhưng vẫn còn những hạn chế, chưa hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích trong việc tập luyện rèn luyện sức khỏe của học sinh chỉ có 14,06 % học sinh cho là không cần thiết. Do đó đòi hỏi cần có sự nghiên cứu cải tiến chương trình phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh chưa thật sự tích cực rèn luyện thân thể, kết quả cho thấy vẫn còn số lượng rất đông học sinh ít tập luyện .Với đa số học sinh thích môn bóng đá , bóng chuyền, cầu lông .
 	 Hiện tại hiệu quả giáo dục thể chất trường học còn thấp, chưa thể đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đề ra. Đặc biệt hiện nay kết quả thể dục chỉ đánh giá “ đạt ’’ hay “không đạt ” tuy nó làm giảm áp lực học cho học sinh song nó cũng tồn tại tiêu cực trong học tập . Một trong những tiêu cực xảy ra đối với những học sinh có tố chất và kỹ năng vận động thể thao tốt, nhiều khi các em không quan tâm tới việc học thể dục, với mức đánh giá chung hiện nay thì những học sinh này không cần cố gắng, chỉ học qua loa cũng có thể “đạt” chính điều này cũng làm cho hiệu quả GDTC giảm sút trong học sinh. 
2. Nguyên nhân :
 Thứ nhất: Nội dung chương trình học chính khóa còn quá ôm đồm, dàn trải
nhiều môn, học sinh học nhiều môn thể thao với 2 tiết/tuần thì không thể hình thành nên một kỹ năng thể thao nào. 
 Thứ hai: Hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa trong các câu lạc bộ thể thao còn quá ít trường áp dụng, nội dung học tập còn khô cứng, hình thức đơn giản chưa kích thích được người học. 
 Thứ ba : Cơ sở vật chất còn thiếu thốn rất nhiều đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
 Thứ tư : Đa số học sinh chưa hiểu được tầm quan trọng của thể dục đối với sức khỏe con người, hầu hết các em chỉ học theo tính chất đối phó, học để kiểm tra chứ chưa hiểu được ý nghĩa của nó. Mặt khác chương trình học văn hóa của học sinh quá nhiều, học ở trường, học thêm ở nhà cả ngày lẫn đêm khiến cho các em không có thời gian để vui chơi, tập luyện thể dục.
 Thứ năm : Xã hội hiện nay coi thể dục chỉ là môn phụ không cần quan tâm, ngay cả trong nhà trường cũng chỉ quan tâm nhiều tới các môn văn hóa, đặc biệt là các môn thi tốt nghiệp, còn thể dục thì “nhẹ nhàng” với các em làm sao các em đều “đạt” để thời gian tập trung học các môn khác. Các bậc phụ huynh cũng chỉ quan tâm tới kết quả các môn văn hóa chứ môn thể dục học giỏi cũng chẳng làm được gì.
 Phần lớn xã hội hiện nay đều chạy theo thành tích luôn coi nhẹ việc tập
luyện thể dục để nâng cao sức khỏe, các bậc phụ huynh và học sinh luôn tìm cách để giảm việc học thể dục cho con em mình. Họ nghĩ rằng cứ ăn uống cho đầy đủ thì cũng đủ sức khỏe rồi. Quan niệm như vậy là hết sức sai lầm. Chỉ khi chúng ta đánh giá đúng tầm quan trọng của thể dục thì khi đó sức khỏe con người mới được tăng lên, chỉ khi con người ta xác định tập thể dục quan trọng như nhu cầu ăn uống hàng ngày thì khi đó mới mong sức khỏe con người được nâng lên và sống cuộc sống thật khỏe mạnh.
 Từ những thực trạng và nguyên nhân trên tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho học sinh khối 12 trường THPT Lý Tự Trọng ’’.
 3 . Giải pháp cải tiến mới :
3.1. Giải pháp 1: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tự giác tích cực trong học tập gắn với giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Mục đích của giải pháp: Phương pháp giảng dạy môn thể dục nói riêng và môn học văn hóa khác nói chung có vai trò tiền quyết trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
 Trong GDTC, phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển toàn diện học sinh trong quá trình dạy học.
 Phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học.
 Phương pháp truyền thống là lấy bài giảng và giáo viên làm trung tâm. Học sinh tuân thủ các quy định, học và làm theo những gì được truyền đạt từ thầy. “Tâm truyền tâm” nên tính thụ động của học sinh rất cao trong việc tiếp cận tri thức mới. Phương pháp dạy học mới đó là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người gợi mở tri thức, định hướng về mặt phương pháp còn học sinh chủ động trong việc tiếp cận tri thức, học sáng tạo và vận dụng được trong thực tế. Điều đó phát huy được tư duy tính sáng tạo chủ động của học sinh và sự tự giác tích cực được đặt lên hàng đầu. Đây cũng chính là 1 nguyên tắc quan trọng trong lý luận và phương pháp giáo dục thể chất.
 Đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt trong kiểm tra đánh giá như con dao 2 lưỡi, một là sẽ tạo được động cơ tốt, phát huy năng lực tự học sáng tạo, hai là sẽ làm cho học sinh lười biếng, chủ quan do những tác động mặt trái của nền giáo dục và xã hội hiện nay.
Biện pháp thực hiện : Đổi mới phương pháp dạy học cần phải rất thận trọng, không rập khuôn, máy móc mà cần linh hoạt. Đổi mới không có nghĩa là loại bỏ những phương pháp cổ truyền (cái cũ) mà phải biết lựa chọn những ưu điểm kết hợp phương pháp dạy học tích cực trong những nội dung cụ thể (học mới ôn cũ, học đi đôi với hành). Điều quan trọng nhất là giúp học sinh luôn tự tin, tìm thấy hứng thú trong học tập. Từ đó học sinh có thái độ học tập tốt và giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong đó có nhiệm vụ vận động. 
Đưa thêm các tiết học lý thuyết vào trong giảng dạy để học sinh hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa của việc tập luyện TDTT.
Tăng cường vận dụng phương pháp trò chơi, thi đấu trong giờ học, tạo không khí sôi nổi giúp học sinh tham gia tập luyện tích cực. Chú ý việc phát triển thể chất là chính trong giờ học.
Nghiêm túc và cần có những đổi mới trong kiểm tra đánh giá, tạo điều kiện để học sinh tự giác, tự quản, tự điều khiển và tham gia nhận xét đánh giá kết quả học tập.
Kết hợp giữa việc học trên lớp với các hoạt động TDTT ngoại khóa. Phát huy tính tự học, tự tập luyện của học sinh.
Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho học sinh vào dịp đầu năm học và cuối năm học, sau đó phân loại sức khỏe của các em.
Sử dụng hiệu quả trang thiết bị, sân bãi, dụng cụ tập luyện. Áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. 
Sử dụng hình thức thi đấu, thi đua, biểu diễn giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn.
 - Thường xuyên giao bài tập về nhà có kiểm tra đánh giá. Khuyến khích, động viên học sinh kịp thời.
3.2. Giải pháp 2: Tăng cường hoạt động ngoại khóa, tổ chức thi đấu TDTT, khuyến khích học sinh tham gia tập luyện môn thê thao yêu thích.
 Mục đích của giải pháp: Để phát triển và nâng cao chất lượng GDTC thì ngoài việc làm tốt công tác giảng dạy chính khóa, chúng ta cần tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động TDTT ngoại khóa. Đây là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao thể lực cho học sinh. Hoạt động TDTT ngoại khóa giúp giải quyết những nhiệm vụ mà giờ học chính khóa chưa thực hiện được. Tăng cường sức khỏe cho học sinh đồng thời các em nắm được ký năng, kỹ xảo vận động và các kỹ thuật cơ bản của các môn thể thao.
 Các buổi học ngoại khóa giúp các em nâng cao ý thức rèn luyện TDTT “Tập vì sức khỏe của chính mình”. Tạo không khí vui tươi, phấn khởi, có động cơ học tập không chỉ môn thể dục mà còn các môn học khác.
 Hoạt động ngoại khóa sẽ đưa công tác GDTC phát triển sâu rộng, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các em phát triển toàn diện cả về trí lực, thể lực và đạo đức.
	Biện pháp thực hiện : Thực tế ở trường THPT Lý Tự Trọng hầu như tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa còn chưa đêm lại hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những hoạt động còn mang nặng hình thức và tự phát (Tập thể lớp hoặc giáo viên thể dục đứng lên tổ chức). Lợi ích của hoạt động TDTT ngoại khóa là rất to lớn trong việc nâng cao thể lực cho học sinh. Dựa trên nhu cầu tập luyện ngoại khóa của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC và các điều kiện liên quan khác. Chúng ta có thể đưa ra một vài hình thức cụ thể như:
- Giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức tập luyện TDTT ngoại khóa của giáo viên và học sinh. .
- Thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, TDTT như đội tuyên truyền ca khúc cách mạng, trung tâm phát thanh, câu lạc bộ khi tôi 18. CLB bóng đá, cầu lông, bóng bàn, câu lục bộ trải nghiệm. sáng tạo
- Xây dựng đội tuyển các môn thể thao như điền kinh, các môn bóng, đá cầu ,Võ thuật .
- Tổ chức các giải thi đấu cấp CLB, cụm trường. Tuyển chọn VĐV có năng khiếu tham gia các giải đấu, cuộc thi HSG TDTT, Hội Khỏe Phù Đổng và các giải cấp cao hơn.
- Khuyến khích học sinh tham gia tập luyện 1 môn thể thao yêu thích.
- Tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ, TDTT mang đậm màu sắc thanh niên nhằm thắt chặt tình đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập và cùng tiến bộ. Tăng cường mối quan hệ giao lưu trong và ngoài trường.
- Duy trì các giải truyền thống nhân dịp các ngày lễ lớn của ngành, của đất nước như 20/11, 26/3 Giáo viên thể dục đi đầu trong việc phát động, tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa và các phong trào TDTT trong nhà trường kết hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên dưới sự chỉ đạo của Chi bộ, Ban lãnh đạo.
V . Kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm :
1 .Kết quả nghiên cứu :
Qua  áp dụng  “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho học sinh khối 12 trường THPT Lý Tự Trọng’’.  Tôi đạt được nhiều kết quả tốt trong giảng  dạy, học sinh hiểu bài, tiếp thu bài tốt. Học môn thể dục giúp cho các em hình thành nếp sống văn minh lành mạnh, tăng  cường thêm thể lực, nâng cao thể chất, phát triển trí tuệ, kỉ năng, kỉ xảo.  Áp dụng trong những năm thi tay nghề giáo viên dạy giỏi cấp trường,  tiết dạy của tôi luôn được giáo viên dự giờ đánh giá tốt và tôi liên tục đạt giáo viên dạy giỏi nhiều năm và tham gia giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh năm 2020 đạt kết quả giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh .
	Qua đề tài nghiên cứu trên, tôi áp dụng trong giảng dạy tại trường THPT Lý Tự Trọng đạt được những kết quả sau:
- Tiết kiệm được kinh tế cho nhà trường về mua sắm dụng cụ cơ sở vật chất, mang lại hiệu quả hoạt động trong các giờ dạy .
- Trong giờ học không cần sử dụng cụ nhiều để học sinh tập luyện mà chủ yếu sử dụng sân bãi để tập luyện .
	- Thực hiện đề tài tôi áp dụng trong nhà trường của mình, tôi thấy việc thực hiện áp dụng đem lại hiệu quả tương đối cao nên có thể sử dụng cho các trường thuộc THPT của Huyện và trên địa bàn Tỉnh.
 Kết quả áp dụng đề tài thể hiện qua bảng khảo sát về nhận thức và đánh giá kết quả cuối kỳ của học sinh khối 12 theo tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo . Sau 9 tháng giảng dạy kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây :
Bảng : Kết quả về nhận thức và kiểm tra cuối học kỳ II năm học 2020 – 2021 đối với 192 học sinh khối 12 về môn giáo dục thể chất .
NỘI DUNG KHẢO SÁT VÀ KIỂM TRA 
ĐỒNG Ý
TỈ LỆ
1 .Vai trò của GDTC đối với học sinh 
Cần thiết 
192
100%
Không cần thiết 
0
0%
2 .Tập luyện GDTC ngoài giờ lên lớp 
Tập thường xuyên 
192
100%
Không tập luyện 
0
0%
3 Môn thể thao yêu thích nhất trong giáo duc thê chất . .
Bóng chuyền
150
78,12%
Thể dục nhịp điệu
20
10,41%
Bóng đá
110
57,29%
Đá cầu
70
36,45%
Võ 
5
2,60%
Điền kinh 
40
20,83%
Cầu lông 
170
88,54%
4 .Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
192 học sinh
192
0
 Kết quả kiểm 192 học sinh khối 12 trường THPT Lý Tự Trọng sau 9 tháng áp dụng các giải pháp cho thấy test đánh giá của học sinh tại thời điểm trước và sau thực nghiệm có sự khác biệt của học sinh sau thực nghiệm tốt hơn hẳn trước thực nghiệm. Điều này chứng tỏ rằng, việc áp dụng một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho học sinh khối 12 trường THPT Lý Tự Trọng đã đạt được kết quả tốt .
 2 . Bài học kinh nghiệm :
 Sau thời gian thực nghiệm đã thấy được hiệu quả của các giải pháp mà tôi đưa ra, chứng tỏ các giải pháp có cơ sở khoa học để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy. Sáng kiến này lần đầu tiên được công bố, chưa được áp dụng tại các cơ sở giáo dục. Sáng kiến đang được áp dụng tại trường THPT Lý Tự Trọng . Đây cũng có thể là tài liệu để các trường trong huyện, trong tỉnh tham khảo, bổ sung cho sáng kiến được hoàn thiện và hợp lý với từng điều kiện cụ thể.
Trong quá trình thực hiện áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra  được cho mình những bài học quý giá cho kinh nghiệm thực hiện trong giảng dạy bộ  môn thể dục của mình như sau:  
 + Trong giảng dạy từng bài tôi luôn nghiên cứu kĩ và nắm vững mục tiêu, yêu cầu, kiến thức của bài dạy.  
 + Lựa chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh.  
 + Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học khi lên lớp.  
 + Khen thưởng, động viên kịp thời khi học sinh thực hiện tốt.  
 + Nhắc nhở, uốn nắn động viên cho những học sinh còn che lười trong học tập và rèn luyện thể dục thể thao . 
 + Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của học sinh, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho các em.  
 + Giáo viên luôn tạo niềm vui, gây hứng thú trong giờ học.  
 + Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc nhắc nhở động viên các em trong học tập cũng như trong tập luyện.  
VI .KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .
1. Kết kuận
 Qua đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất ở các trường THPT Lý Tự Trọng chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
 - Nên đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện để phục vụ cho việc dạy và học.
 - Cải tiến chương trình môn học thể dục phù hợp với điều kiện thực tế phát triển của xã hội.
 Để đạt được những giải pháp hiệu quả cần đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Trong đó cần đổi mới phương pháp dạy học, phải xây dựng được giờ học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, lồng ghép nhiều nội dung vào trong giờ học một cách hợp lí, phù hợp với lượng vận động của học sinh, chuẩn bị tốt về dụng cụ học tập, phong phú về chủng loại mới thu hút học sinh tập luyện, phát huy hết tính tích cực, tự giác học hỏi của học sinh. Bên cạnh đó thì người giáo viên đóng vai trò chủ đạo, là người hướng dẫn, làm mẫu, phân tích kĩ thuật và tổ chức học sinh tập luyện một cách khoa học theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng...thì mới đem lại kết quả tốt trong giảng dạy bộ môn thể dục. 
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất cho học sinh trường THPT Lý Tự Trọng , giáo viên có thể áp dụng một số giải pháp đã được tôi nghiên cứu đề xuất.
2 . Kiến nghị :
 Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi xin đề xuất một vài kiến nghị sau.
- Đối với nhà trường: Rất mong được sự quan tâm hơn đối với việc giảng dạy môn giáo dục thể chất .
 - Cần quán triệt và nâng cao nhận thức về công tác GDTC trong trường đối với cán bộ giáo viên và học sinh
 - Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ . 
- Đối với bộ môn: Trong phạm vi nghiên cứu vấn đề tôi đưa ra không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp để xây dựng sáng kiến thiết thực hơn, sát với thực tế và đem lại hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy cho phù hợp với phương pháp đổi mới giáo dục hiện nay.
Chân thành cảm ơn! 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Ban chấp hành trung ương Đảng, Hội nghị TW 8 khóa XI, Nghị quyết 29/NQ/TW Về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, NXB Chính trị, Hà Nội.
2 . Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đào tạo từ nay đến năm 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3 . Chương trình giáo dục phổ thông Môn giaó dục thể chất (Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo )
4 . Chương trình kế hoạch dạy môn thể dục của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng nam .
5 . Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2007), Đo lường TDTT, NXB TDTT.
6 . Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2006), Lý luận phương pháp GDTC trong trường học, NXB TDTT, Hà Nội.
7 . Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh, Phạm Ngọc Viễn, Lưu Quang Hiệp (1999), Giáo trình nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
8 . Nguyễn Đức Văn và cộng sự, Phương pháp toán học thống kê trong TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
9 . Nguyễn Toán, Nguyễn Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB , Hà Nội .
10 . Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức khỏe trong trường học các cấp, NXB TDTT, Hà Nội.
 TDTT, Hà Nội.
11. Phạm Ngọc Viễn (1991), Tâm lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
12. Sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 (2007), NXB Giáo dục, Hà Nội.
MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 Tên đề tài .. . 1
I . Đặt vấn đề .......................................................................................... 1
1 . Lý do chọn đề tài ............................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................... 3
3 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :..................................................... 3
4 . Nhiệm vụ cần thực hiện .................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu : ................................................................. 3
II .Cơ sở lý luận . 4
III. Cơ sở thực tiễn .. 5
IV . Nội dung nghiên cứu ... 5
1 .Đánh giá thực trạng . ... 5 
2 . Nguyên nhân .. 9
3 .Giải pháp cải tiến mới  10 
V .Kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm  .. .14
VI .Kết luận và kiến nghị ....................................................................... 16
Danh mục tài liệu tham khảo
Mục lục
Phụ lục
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
- TDTT: Thể dục thể thao
- GDTC: Giáo dục thể chất
- GV: Giáo viên
- HS: Học sinh
- SGK: Sách giáo khoa
- THPT: Trung học phổ thông
- GDĐT : Giáo dục đào tạo 
- XHCN : Xã hội chủ nghĩa 
- CLB : Câu lạc bộ 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_the_ch.doc