SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở một số tiết trong Giáo dục công dân Lớp 11 tại trường Trung học Phổ thông Anh Sơn 2
Cơ sở lý luận.
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài.
1.1.1. Khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường.
+ Khái niệm môi trường
Môi trường theo định nghĩa thông thường nhất đó là toàn bộ nói chung
những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay mọi sinh vật tồn tại,
phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”; là “sự kết hợp toàn
bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển
của một thực thể”.
Điều 1 Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XIII, kì họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 định nghĩa
môi trường “là hệ thống các yếu tổ vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
Tóm lại, môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, chúng bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên; môi trường
là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
+ Khái niệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động được diễn ra nhằm mục đích giữ
gìn sự trong lành, sạch đẹp của môi trường; giúp cân bằng hệ sinh thái và cải
thiện môi trường sống của các sinh vật nói chung và con người nói riêng qua
những việc làm cụ thể để ngăn chặn, phòng ngừa, khắc phục các hậu quả xấu do
thiên tai và con người gây ra ảnh hưởng đến môi trường.
“Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục
chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng
và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh
thái”.
Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ
năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả
thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng
những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi
trường, xoá nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khônkhéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ
năng, có những động lực và cam kết hành động để BVMT.
Vậy giáo dục bảo vệ môi trường là gì? là một môn học nhằm giáo dục
cho học sinh những kiến thức, hiểu biết về môi trường, những kỹ năng sống và
làm việc trong một môi trường phát triển bền vững.
Hiện nay, ở nước ta GDBVMT chưa được xem là một môn học chính
thức ở các cấp học phổ thông. Bộ môn này mới chỉ được lồng ghép trong một số
môn học như: Sinh học, GDCD, Địa lý, Công nghệ, NGLL. và một số tiết
ngoại khóa, một số cuộc thi BVMT đã được tổ chức trong trường học. Tuy vậy,
cũng đã phần nào giáo dục được ý thức BVMT cho các em. Theo tôi, giáo dục ý
thức BVMT trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng, giúp HS
biết yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống và
hơn nữa biết cách chăm sóc, giữ gìn hành tinh xanh.
D. Tiết kiệm chi phí trong sản xuất. Câu 8: Thực trạng về tài nguyên ở nước ta hiện nay là A. khoáng sản nhiều vô tận. B. khoáng sản bị khai thác cạn kiệt. C. khoáng sản rất nhiều về trữ lượng. D. khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt. Câu 9: Trong Video-Clip “Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường” bài học thứ ba nói về A. tiết kiệm tài nguyên nước. B. tiết kiệm năng lượng điện. C. phân loại rác. D. giảm khí thải. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS tiến hành làm bài tập. - Báo cáo, thảo luận: GV có thể gọi mỗi HS trả lời một câu. - Kết luận: GV đưa ra các kết quả chính xác nhất, nhận xét câu trả lời của HS - Đinh hướng trả lời: Đáp án: 1 A 4 C 7 A 2 C 5 B 8 D 3 B 6 C 9 B 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: Vận dụng kiến thức về chính sách tài nguyên và môi trường để giải quyết một tình huống cụ thể. a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để biết giải quyết một tình huống cụ thể, từ đó có cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. b. Nội dung: HS chủ động giải quyết tình huống theo kiến thức và hiểu biết của bản thân. Khuyến khích đề xuất các cách giải quyết hợp lý, đúng pháp luật. c. Sản phẩm: HS thành câu trả lời. d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ HS làm bài tập sau: Chủ nhật tuần trước, Nam được bố mẹ cho đi tham quan khu du lịch hồ Pa Khoang. Cả gia đình ăn bữa trưa cạnh hồ. Ăn xong, Nam thu dọn mấy tờ giấy báo và cả thức ăn còn lại định ném cả xuống hồ. Thấy vậy, An (anh của Nam) vội can ngăn không để Nam kịp vứt xuống hồ. Câu hỏi:1. Em có nhận xét gì về hành vi của hai anh em An và Nam? 2. Công dân cần có trách nhiệm gì để bảo vệ tài nguyên môi trường? Liên hệ bản thân? - Định hướng trả lời: 1. Hành vi của Nam là hành vi thiếu ý thức và tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường đặc biệt là môi trường nước. Đây là hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường nước. Hành vi của An ngược lại với hành vi của Nam đó là: An đã có ý thức bảo vệ môi trường nước và đã ngăn chặn được hành vi vi phạm môi trường của Nam. 2. Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường: - Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường - Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, MT... - Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và BVMT. Một số hình ảnh trong giáo án Powerpoint và hoạt động của HS được GV thực hiện tại lớp 11A4. Một số hình ảnh và hoạt động học tập của HS khi dạy tích hợp GDBVMT Một số ưu điểm của 2 tiết dạy: Lồng ghép, tích hợp GDBVMT có liên quan vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp với đối tượng HS vùng miền, với điều kiện thực tế của nhà trường để bài học đa dạng, sinh động hơn nhưng vẫn không làm quá tải tiết học. HS phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập Đây là những ưu điểm cơ bản được mang lại từ phương pháp dạy học tích hợp. Với 2 tiết dạy trên, tôi nhận thấy dạy học tích hợp GDBVMT có những ưu điểm vượt trội sau: Thứ nhất: HS rất hứng thú, chăm chú theo dõi tiết học, đặc biệt là những nội dung mà tôi tích hợp BVMT (lời nói, hình ảnh hoặc video-clip) giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu tầm quan trọng của việc BVMT. Sau phần tích hợp, tôi thiết kế một số câu hỏi thì đa số các em đều hăng hái giơ tay trả lời; Thứ hai: Dạy học tích hợp GDBVMT giúp HS nâng cao năng lực học tập, làm cho quá trình học tập mang một ý nghĩa nhất định vì nó gắn liền với thực tiễn và thực sự mang lại lợi ích cho cuộc sống của con người; Thứ ba: Thông qua hoạt động nhóm, HS làm việc rất hiệu quả, phối hợp nhịp nhàng và đưa lại kết quả cao trong học tập. Hơn nữa, HS còn rèn luyện được các kĩ năng sống cơ bản như: hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, ra quyết định ...; Thứ tư: HS mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và quan điểm của mình, cùng tranh luận để tìm ra cách giải quyết vấn đề; Thứ năm: Đa số HS tiếp thu bài tốt, có ý thức quan tâm sâu sắc tới công tác BVMT. 6. Một số phương pháp và hoạt động dạy học được sử dụng khi tích hợp GDBVMT ở một số tiết trong môn GDCD lớp 11 tại trường THPT Anh Sơn 2. * Tích hợp thông qua dạy học môn GDCD đã sử dụng: Thuyết trình, phân tích, giảng giải; kể chuyện; đàm thoại; thảo luận nhóm; xem phim, video clip, tranh ảnh về BVMT (đã thể hiện tích hợp ở phần 5). * Tích hợp thông qua việc tổ chức và hưởng ứng các hoạt động như: Hội thi thiết kế thời trang “Chung tay bảo vệ môi trường”; hoạt động GDNGLL với các chủ đề: tuyên truyền công tác BVMT. Các hoạt động trên giúp các em nâng cao ý thức BVMT. Việc sân khấu hóa các hoạt động nhằm mục đích BVMT có tác dụṇg lan tỏa sâu rộng, làm mới cách tiếp cận các kiến thức về BVMT, tăng thêm tính hứng thú và khuyến khích HS tìm hiểu sâu hơn, mặt khác qua những hoạt động này cũng phát hiện và rèn luyện nhiều kỹ năng và năng khiếu của HS. HS của trường Anh Sơn 2 luôn thể hiện trách nhiệm với quê hương, đất nước bằng những việc làm thiết thực như tham gia tích cực các hoạt động BVMT, vệ sinh quang cảnh trường lớp xanh, sạch, đẹp; trồng hoa, chăm sóc cây xanh... Theo tôi, truyền thông cũng là cách GDBVMT rất có hiệu quả. Ở trường chúng tôi, cứ mỗi buổi sáng trước giờ vào học đều có bản tin của nhà trường được HS phát thanh qua loa với rất nhiều nội dung, trong đó có nội dung giáo dục BVMT. Bên cạnh đó, ở địa phương mà các em sinh sống hàng ngày đều có phát thanh của thôn, xóm truyền thông về công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh-sạch-đẹp. * Tích hợp thông qua các môn học khác. Cùng với môn GDCD, các môn học khác đều có vai trò, vị trí và tầm quan trọng rất to lớn trong việc giáo dục BVMT thông qua tích hợp cho HS THPT đặc biệt là các môn như: Sinh học, Công nghệ, Địa lý, NGLL... nhằm thực hiện mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”. Đây cũng chính là một trong những yêu cầu đối với các nhà trường hiện nay nhằm đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, gắn học với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn, tránh học lý thuyết hàn lâm. Hầu hết, các cán bộ quản lý giáo dục, GV ở các trường chúng tôi đã nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của việc tích hợp BVMT trong dạy học đối với việc hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần phát triển năng lực của học sinh. Nhiều thầy cô giáo cho biết, công việc sưu tầm tư liệu, hình ảnh và xử lý thông tin, viết báo cáo và trình bày kết quả đã tác động tích cực, giúp đỡ họ rất nhiều trong việc triển khai áp dụng tích hợp BVMT trong dạy học vào các bài học cụ thể trong các bộ môn như: Sinh học, Công nghệ, Địa lý, NGLL... Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học: dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập. Gắn việc dạy học tích hợp BVMT với kiến thức thực tiễn, kiến thức liên môn nhằm phát huy năng lực học tập của HS. Lựa chọn và xây dựng một số chủ đề môn học hay liên môn phù hợp với việc tích hợp BVMT trong dạy học. Mỗi chủ đề có thể bao gồm các kiến thức và kỹ năng của nhiều tiết học trong chương trình. Trường chúng tôi lựa chọn GV dạy minh họa, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ học với quan điểm tập trung vào hoạt động học của HS. Thông qua hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để tất cả GV cùng nâng cao trình độ, lựa chọn cách tích hợp tối ưu nhất... Ngoài ra, việc tích hợp BVMT trong dạy học ở trường chúng tôi còn gắn với việc đổ i mới kiểm tra, đánh giá. Sau khi dạy xong phần kiến thức, chúng tôi sẽ cho HS làm bài tập với hình thức trắc nghiệm và tự luận, sẽ có những câu hỏi của phần kiến thức tích hợp BVMT. Ví dụ: Ở bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa có 2 câu TNKQ: Câu 1: Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh? A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp B. Gây rối loạn thị trường C. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái D. Làm cho môi trường suy thoái Câu 2: Công ty Formosa trong quá trình sản xuất, kinh doanh đã làm xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh). Nguyên nhân là Công ty này xả nước thải chưa xử lí cực độc ra biển bằng đường ống ngầm. Hành vi của Formosa vi phạm nghĩa vụ nào sau đây khi tham gia kinh doanh? A. Nghĩa vụ nộp thuế. B. Nghĩa vụ kinh doanh phải áp dụng các biện pháp BVMT. C. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề. D. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Ở bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường có nhiều câu TNKQ bởi vì đây là bài tích hợp toàn phần, tôi chỉ lấy ví dụ 1 câu TNKQ và 1 câu tình huống như: Câu 1: Trong Video-Clip “Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường” bài học thứ ba nói về A. tiết kiệm tài nguyên nước. B. tiết kiệm năng lượng điện. C. phân loại rác. D. giảm khí thải. Câu 2: Tình huống: Chủ nhật tuần trước, Nam được bố mẹ cho đi tham quan khu du lịch hồ Pa Khoang. Cả gia đình ăn bữa trưa cạnh hồ. Ăn xong, Nam thu dọn mấy tờ giấy báo và cả thức ăn còn lại định ném cả xuống hồ. Thấy vậy, An (anh của Nam) vội can ngăn không để Nam kịp vứt xuống hồ. Câu hỏi:1. Em có nhận xét gì về hành vi của hai anh em An và Nam? 2. Công dân cần có trách nhiệm gì để bảo vệ tài nguyên môi trường? Liên hệ bản thân? - Định hướng trả lời: 1. Hành vi của Nam là hành vi thiếu ý thức và tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường đặc biệt là môi trường nước. Đây là hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường nước. Hành vi của An ngược lại với hành vi của Nam đó là: An đã có ý thức bảo vệ môi trường nước và đã ngăn chặn được hành vi vi phạm môi trường của Nam. 2. Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường: - Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường - Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, MT. - Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và BVMT. 7. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Qua việc đưa GDBVMT vào giảng dạy, lồng ghép trong chương trình môn GDCD lớp 11, tôi nhận thấy các em HS hiểu sâu sắc hơn về vai trò của tài nguyên, môi trường. Đặc biệt các em đã biến những kiến thức học được vào hành động cụ thể như: tự giác hơn, tích cực hơn trong công việc vệ sinh quang cảnh trường, lớp; nhiều em là tuyên truyền viên tích cực trong công tác BVMT. Với những giờ học tích hợp BVMT, HS tỏ ra rất hào hứng. Mỗi bài học là một trải nghiệm thú vị, khơi gợi được niềm đam mê, tạo động lực để các em học tập và sáng tạo. Dạy học thông qua GDBVMT đã giúp các em phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, kích thích hứng thú nhận thức, phát triển trí tuệ và nhân cách của HS. Dạy học thông qua GDBVMT còn góp phần phát triển một số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin Điều đặc biệt, dạy học GDBVMT góp phần giáo dục nhân cách HS, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, biết trân quý những gì mà thiên nhiên ban tặng, luôn có những hành động đẹp thể hiện tinh thần, trách nhiệm của bản thân trong công tác BVMT như tiết kiệm nước, điện, không vứt rác bừa bãi... Tôi đã áp dụng vào giảng dạy lớp 11 năm học 2018-2019, 2019-2020 và đồng nghiệp áp dụng năm học 2019-2020. Chúng tôi đang tiếp tục áp dụng vào năm học 2020- 2021. Trong quá trình áp dụng tôi nhận thấy kết quả như sau: Thứ nhất, thông qua việc tích hợp, lồng ghép BVMT tôi nhận thấy HS rất hứng thú học tập. Thứ hai, HS hiểu kiến thức bài học trên cơ sở tích hợp, lồng ghép. Thứ ba, HS học tập tích cực hơn, tranh luận sôi nổi hơn để cùng nhau phát hiện ra các vấn và giải quyêt vấn đề. Thứ tư, HS được bày tỏ quan điểm của mình. Đặc biệt, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát HS trước và sau khi áp dụng đề tài. Kết quả như sau: Câu 1: Theo bạn, GDBVMT có tầm quan trọng như thế nào đối với học sinh? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Không quan trọng Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Số HS (em) % Số HS (em) % A 51/75 68% 68/75 90.7% B 24/75 32% 7/75 9.3% C 0/75 0% 0/75 0% Câu 2: Bạn đánh giá như thế nào về nội dung GDBVMT hiện nay của nhà trường ? A. Đầy đủ B. Vừa phải C. Không đầy đủ Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Số HS (em) % Số HS (em) % A 21/75 28% 41/75 55% B 37/75 49.3% 29/75 38.5% C 17/75 22.7% 5/75 6.6% Câu 3: Bạn đánh giá như thế nào về hình thức GDBVMT hiện nay của nhà trường ? A. Sinh động B. Tùy từng thời điểm C. Không sinh động Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Số HS (em) % Số HS (em) % A 19/75 25% 30/75 40% B 46/75 61% 41/75 55% C 10/75 14% 4/75 5.3% Câu 4: Bạn đánh giá như thế nào về phương pháp GDBVMT hiện nay của nhà trường ? A. Đa dạng B. Không đa dạng C. Không quan tâm Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Số HS (em) % Số HS (em) % A 31/75 41% 45/75 60% B 40/75 53.5% 29/75 38.7% C 4/75 5.3% 1/75 1.3% Câu 5: Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng GDBVMT ở trường mình ? A. Rất tốt B. Trung Bình C. Yếu, Kém Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Số HS (em) % Số HS (em) % A 41/75 55% 59/75 78.7% B 34/75 45% 16/75 21.3% C 0/75 0% 0/75 0% Câu 6: Theo bạn, học tập môn GDCD có tầm quan trọng như thế nào đối với việc GDBVMT ? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Không quan trọng Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Số HS (em) % Số HS (em) % A 18/75 24% 39/75 52% B 54/75 72% 36/75 48% C 3/75 4% 0/75 0% Câu 7: Theo bạn, các buổi học ngoài giờ chính khóa có tầm quan trọng như thế nào đối với công tác GDBVMT? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Không quan trọng Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Số HS (em) % Số HS (em) % A 22/75 29.3% 40/75 53.3% B 53/75 70.7% 35/75 46.7% C 0/75 0% 0/75 0% Câu 8: Bạn đánh giá như thế nào về công tác GDBVMT ở trường mình? A. Rất tốt B. Bình thường C. Kém Mức độ Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Số HS (em) % Số HS (em) % A 36/75 48% 49/75 65.3% B 39/75 52% 26/75 34.7% C 0/75 0% 0/75 0% C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Mục tiêu giáo dục phổ thông là nhằm tạo ra những con người được phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, con người cá nhân và con người xã hội. Đó là con người có những phẩm chất cao đẹp như yêu gia đình, quê hương, đất nước; nhân ái khoan dung; trung thực, tự trọng; tự lập và tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước; có học vấn phổ thông; có đầy đủ các năng lực cần thiết. Xuất phát từ mục tiêu trên, tôi thiết nghĩ, mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi biết đứng vững trên đôi chân của mình, biết trân trọng, giữ gìn tất cả những gì thiên nhiên ban tặng. Hiện nay ở nước ta, GDBVMT cho HS đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi cần được quan tâm, nhận thức của HS về BVMT còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy cần phải giáo dục các em ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường: biết yêu môi trường và hành động đúng đắn để BVMT và điều quan trọng nhất là giúp HS hình thành một ý thức tốt đối với môi trường. Hơn lúc nào hết việc GDMT và BVMT đang được các nước hưởng ứng như là một chiến lược toàn cầu trong những năm gần đây. “Hãy cứu lấy trái đất” là một khẩu hiệu khẩn thiết kêu gọi mọi người BVMT. Tuy nhiên, đối với HS, giáo dục bằng chương trình lên lớp là chưa đủ mà chúng ta còn phải sử dụng hình thức truyền thông môi trường, lồng ghép việc giảng dạy ý thức BVMT ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tham quan tìm hiểu môi trường xung quanh. Để giúp các em có thể nhanh tiếp thu, dễ hiểu và dễ nhớ và quan trọng hơn nữa là dễ thực hiện. Theo tôi, GDBVMT cho HS là công việc vừa cấp bách vừa lâu dài, đòi hỏi ý thức, trách nhiệm, sự chung tay góp sức của toàn xã hội, mà trước hết là của lực lượng làm công tác giáo dục trong nhà trường. Có như vậy mới đảm bảo được tính hiệu quả trong công tác GDBVMT cho HS. 2. Khả năng áp dụng. Đề tài, “Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở một số tiết trong môn GDCD lớp 11 tại trường THPT Anh Sơn 2” có thể được áp dụng cho hoạt động dạy và học môn GDCD 11 ở trường THPT nói chung, các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn nói riêng. 3. Kiến nghị. Các sở, ban, ngành có liên quan quan tâm hơn nữa đến công tác GDBVMT. Đề tài này được đúc kết từ nhưng kinh nghiệm của bản thân. Vì vậy, sẽ mang nặng ý kiến chủ quan do đó không thể không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Qua đề tài, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý đồng nghiệp, Hội đồng khoa học để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Hy vọng đề tài của tôi sẽ được nhân rộng để các trường tham khảo. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Phạm Thị Thùy Dương PHẦN IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo (2009). Giáo dục công dân 11, Nxb GD 2. Bộ giáo dục và đào tạo (2006). Giáo dục công dân 11 sách giáo viên, Nxb GD 3. Bộ giáo dục và đào tạo (2009). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân, Nxb GD 4. Đại học sư phạm Hà Nội năm 2005: Nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD (Tài liệu lưu hành nội bộ) 5. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn GDCD THPT - NXB Hà Nội năm 2008 6. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. 7. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 11 môn GDCD năm 2007. 8. Từ điển Tiếng Việt năm 2008. 9. Thông tin Intenet. PHẦN V. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu khảo sát thực trạng dành cho học sinh. (Dành cho học sinh trường THPT Anh Sơn 2) Để biết được bạn suy nghĩ như thế nào về công tác giáo dục bảo vệ môi trường vui lòng đánh dấu X vào các ô của phiếu sau: Họ và tên: ................................................................... Năm sinh: ................... Nam/Nữ: ............ Địa chỉ: ....................................................................... Điện thoại: .................. .......................... (Phần họ tên, năm sinh, Nam/nữ, Địa chỉ, Điện thoại bạn có thể không ghi ) Câu 1: Theo bạn, GDBVMT có tầm quan trọng như thế nào đối với học sinh? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Không quan trọng Câu 2: Bạn đánh giá như thế nào về nội dung GDBVMT hiện nay của nhà trường ? A. Đầy đủ B. Vừa phải C. Không đầy đủ Câu 3: Bạn đánh giá như thế nào về hình thức GDBVMT hiện nay của nhà trường ? A. Sinh động B. Tùy từng thời điểm C. Không sinh động Câu 4: Bạn đánh giá như thế nào về phương pháp GDBVMT hiện nay của nhà trường ? A. Đa dạng B. Vừa phải C. Không quan tâm Câu 5: Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng GDBVMT ở trường mình ? A. Rất tốt B. Trung Bình C. Yếu, Kém Câu 6: Theo bạn, học tập môn GDCD có tầm quan trọng như thế nào đối với việc GDBVMT ? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Không quan trọng Câu 7: Theo bạn, các buổi học ngoài giờ chính khóa có tầm quan trọng như thế nào đối với công tác GDBVMT? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Không quan trọng Câu 8: Bạn đánh giá như thế nào về công tác GDBVMT ở trường mình? A. Rất tốt B. Bình thường C. Kém Phụ lục 2: Kết quả điều tra thực trạng dành cho học sinh. - Số phiếu phát ra: 75 - Số phiếu thu vào: 75 Bảng 1: Số liệu điều tra học sinh. Câu Tổng số khảo sát Số ý kiến chọn theo từng mức độ TT SL A B C 1 75 33 42 0 2 75 21 47 7 3 75 27 39 9 4 75 28 46 1 5 75 18 45 12 6 75 39 36 0 7 75 31 43 1 8 75 20 40 15 Phụ lục 3 Một số hình ảnh tôi đã sử dụng trong quá trình dạy học: Phụ lục 4 Một số Video tôi đã sử dụng trong quá trình dạy học: Có đĩa CD kèm theo. 1. Video “Vụ cá chết hàng loạt ở Formosa”. 2. Video phim hoạt hình “Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường” .
File đính kèm:
- skkn_thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_tich_hop_giao_duc_bao_ve_mo.pdf