Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng hóa”- Giáo dục công dân 11

Ngay từ thời cổ đại, vấn đề mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn đã được đề cập. Tuy nhiên, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin mới đưa ra quan niệm thực sự khoa học về mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn. C.Mác và Ăngghen đã xác nhận một cách hiểu về biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan, của thực tiễn và lý luận: “Tinh thần” coi hiện thực thực tại chỉ là phạm trù đương nhiên sẽ quy mọi hoạt động và thực tiễn của con người thành một quá trình tư duy biện chứng của sự phê phán có tính phê phán”.

 Lênin khẳng định: “Học thuyết của Mác đã dung hợp lý luận và thực tiễn của cuộc đấu tranh giai cấp thành một chỉnh thể không tách rời” và ngay trong những quan điểm triết học Mác, vấn đề thực tiễn và lý luận là hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn trong cùng một chỉnh thể không thể tách rời nhau.

 Từ những quan điểm “Lý luận và Thực tiễn” của chủ nghĩa Mác - Lênin nêu trên, cho ta thấy Hồ Chí Minh đã hệ thống hóa một cách tinh tế thành những quan điểm toàn diện và sâu sắc và rất thực tiễn về những vấn đề thực tiễn ở nước ta, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Để thực hiện theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, Đảng ta trong những năm vừa qua đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị học tập và làm theo Người. Đặc biệt là vấn đề nói đi đôi với làm, lý luận phải gắn với thực tiễn. Cha ông ta đã khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và điều đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Trong quá trình phát triển của đất nước, đổi mới về tư duy, đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, nội dung và phương pháp dạy học; cơ chế quản lý.trong toàn hệ thống. Đây là nhiệm vụ lớn lao, hệ trọng và phức tạp.

Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 (Khoá 11) là “Chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học”. Rèn luyện kỹ năng cho người học là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có phẩm chất, tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

 

doc31 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 07/12/2023 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức thực tiễn cho học sinh qua nội dung “Hàng hóa”- Giáo dục công dân 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi tìm hiểu chủ đề để chia sẻ sau tiết học.
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả
3.1. Nhiệm vụ học sinh
- Báo cáo các nội dung theo sự phân công.
- Thảo luận và chuẩn bị các nội dung câu hỏi cho nhóm khác.
- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm.
3.2. Nhiệm vụ giáo viên
- Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận
- Quan sát, đánh giá.
- Hỗ trợ, cố vấn.
- Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm.
- Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh.
Bước 1: Giáo viên phát cho học sinh và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của các nhóm (Phụ lục 3).
-Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận:
Bước 2: Các nhóm đại diện báo cáo các nội dung theo sự phân công
 (1). Học sinh báo cáo bằng sản phẩm học sinh làm 
(2). Học sinh các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
(3). Sau khi nhóm thuyết trình xong các nhóm khác đưa ra câu hỏi: 
(4). Học sinh nhóm báo cáo ghi chép lại các các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời.
(5). Giáo viên nhận xét về bài thuyết trình của nhóm được báo cáo.
- Nội dung:
- Hình thức:
- Cách trình bày và trả lời câu hỏi.
 (6) Giáo viên vận dụng bài học thực tiễn được rút ra qua các dẫn chứng để học sinh nắm bắt và góp phần hoàn thiện kỹ năng cho bản thân.
2. NỘI DUNG DẠY HỌC: HÀNG HÓA (1 tiết)
2.1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức
- Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
b. Về kỹ năng
- Biết cách phân biệt giá trị và giá cả của một loại hàng hóa. Biết vận dụng kiến thức đã học để đưa ra nhận xét, đánh giá về tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa thông thường ở địa phương: hàng hóa bán được nhiều hay ít, lời hay lỗ
c. Về thái độ
- Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa. Tích cực học tập, chủ động tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương chú ý tới tầm quan trọng của hàng hóa và sản xuất hàng hóa.
-Tham gia phát triển kinh tế gia đình phù hợp với điều kiện khả năng của bản thân.
d. Các năng lực chính hướng tới
- Năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực lao động.
- Năng lực chuyên biệt.
- Rèn luyện kỹ năng thực tiễn biết vận dụng kiến thức đã học vào trong quá trình tham gia lao động, sản xuất và kinh doanh phát triển kinh tế.
2.2. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nội dung/ chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Hàng hóa - tiền tệ - thị trường
- Trình bày vai trò của hàng hóa
- Hiểu được hai thuộc tính của hàng hóa
- Phân tích chức năng , quy luật của hàng hóa
- Vận dụng kiến thức để phân biệt giá trị và giá cả của 1 loại hàng hóa.
 Định hướng năng lực được hình thành: phần mục tiêu
2.3 Một số câu hỏi và bài tập vận dụng
1.Câu hỏi mức độ nhận thức: Nhận biết
Câu 1: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
a. Giá trị, giá trị sử dụng.	b. Giá trị, giá trị trao đổi.
c. Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng. 	d. Giá trị sử dụng.
Câu 2: Mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì?
a. Giá cả.	b. Lợi nhuận.
c. Công dụng. 	 d. Số lượng.
Câu 3: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là gì?
a. Giá cả của hàng hóa. 	b. Lợi nhuận của hàng hóa.
c. Công dụng của hàng hóa. 	d. Số lượng hàng hóa.
Câu 4: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?
a. Giá trị trao đổi.	b. Giá trị chất lượng.
c. Lao động sản xuất.	 d. Giá trị sử dụng.
2. Câu hỏi mức độ nhận thức: Thông hiểu
Câu 1: Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng yếu tố nào?
a. Thời gian tạo ra sản phẩm.	 b. Thời gian trung bình của xã hội.
c. Thời gian cá biệt. 	 d. Tổng thời gian lao động.
Câu 2: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định trong điều kiện sản xuất nào sau đây?
a. Tốt. 	b. Xấu. 	c. Trung bình.	 d. Đặc biệt.
Câu 3: Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?
a. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa
b. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa
c. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa
d. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa
3. Câu hỏi mức độ nhận thức: Vận dụng 
Câu 1: Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?
a. Thời gian xã hội cần thiết.	 b. Thời gian lao động cá biệt.
c. Thời gian lao động của anh B. 	 d. Thời gian lao động thực tế. 
Câu 2: Giá trị của những hàng hóa được biểu hiện ở hàng hóa đặc biệt là vàng là đặc trưng của hình thái giá trị nào?
a. Hình thái giá trị giản đơn. b. Hình thái tiền tệ.
c. Hình thái giá trị mở rộng. c. Hình thái chung của giá trị
4. Câu hỏi mức độ nhận thức: Vận dụng cao
Câu 1: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?
a. 1m vải = 5kg thóc. 	 b. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ.
c.1m vải = 2 giờ. 	 d. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.
Câu 2: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao dộng của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường xã hội thừa nhận mua và bán với thời gian 2 giờ. Trong 3 người trên ai thực hiện tốt quy luật giá trị?
a. Anh A. b. Anh B. c. Anh C d. Anh A và anh B
2.4. Vận dụng kiến thức thực tiễn vào nội dung hàng hóa: 
Trong nền kinh tế tự nhiên chưa phát triển sản xuất là để tiêu dùng, nền kinh tế hàng hóa sản xuất là đưa sản phẩm ra thị trường trao đổi mua, bán.
Kinh tế hàng hóa
Sản xuất trao đổi mua, bán
Sản phẩm hàng hóa
2 kiểu tổ chức sản xuất xã hội
Kinh tế tự nhiên
Tự sản xuất để tiêu dùng
Sản phẩm không là hàng hóa
a. Hàng hóa:
- Do lao động tạo ra mãn nhu cầu của con người: ăn, giải khát, làm thuốc(KTTN)
Lao động sản xuất
Ăn
Bán
- Thông qua trao đổi mua, bán (KTHH)
Kinh tế tự nhiên: Thủ công, tự cung, tự cấp
Kinh tế hàng hóa: vật thể
Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa
Là sản phẩm lao động
Đưa vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán
Thõa mãn nhu cầu nào đó của con người
Kinh tế hàng hóa: hiện đại, phi vật thể
b. Hai thuộc tính của hàng hóa: Giá trị sử dụng và giá trị là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.
- Mối quan hệ giá trị hàng hóa và giá trị trao đổi ví dụ:
Giá trị trao đổi
3 quả bầu = 5 quyển vỡ
1 m vãi = 1kg gạo
Hao phí lao động
1h=1h
1h=1h
So sáng giá trị hàng hóa
Ngang nhau
Ngang nhau
Kết luận: Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa và kết tinh trong hàng hóa. Giá trị là cơ sở của trao đổi.
- Cơ cấu giá trị của hàng hóa gồm có ba bộ phận:
+ Giá trị hao phí tư liệu sản xuất
+ Giá trị sức lao động
+ Lợi nhuận (phần tăng thêm)
- Dẫn chứng bài tập: Tại Hà Tĩnh có 3 nhà mộc sản xuất bàn ghế A,B,C có cùng chất lượng với tổng số 1.200 bộ cung cấp ra thị trường.
Tên nhà SX
Sản phẩm
TGLĐCB
Số sản phẩm cung ứng
So sánh TG LĐCB và TGLĐXHCT
A
4.00
2h/1 bộ
8.00h
TGLĐCB<TGLĐXHCT
B
4.00
2h30/1bộ
920h
TGLĐCB<TGLĐXHCT
C
4.00
3h30/1bộ
1.320h
TGLĐCB>TGLĐXHCT
 Tổng thời gian 3 nhà sản xuất K= 3.040h
Hỏi: 1.Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra 1bộ bàn ghế là bao nhiêu?
2. Để nhà sản xuất có lợi nhuận các yếu tố nào ẩn chứa trong hàng hóa là gì?
Trả lời: 
1.Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra 1bộ bàn ghế viên là:
 K = 3.040/1.200h = 2,5h/1 bộ 
Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra 1bộ bàn ghế của A và B thấp hơn thời gian lao đông xã hội cần thiết, nên giá trị cá biệt của nhà sản xuất A và B thấp hơn giá trị xã hội, nhà sản xuất A và B sẽ có lợi nhuận. Ngược lại nhà sản xuất C sẽ bị thua lỗ.
2. Các yếu tố ẩn chứa trong hàng hóa:
- Chi phí nguyên liệu để sản xuất
- Chi phí hao mòn máy móc và phương tiện vận chuyển
- Chi phí điều kiện cơ sở vật chất sản xuất
- Lợi nhuận
Kết luận: 
- Giá trị của hàng hóa = chi phí sản xuất + lợi nhuận
- Giá trị của hàng hóa có thể không phải là giá cả hàng hóa trên thị trường
Bài học rút ra: Lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa nó ẩn chứa:
+ Tư liệu sản xuât gồm sức lao động, sáng tạo của con người,máy móc, khoa học, kỹ thuật, công nghệ
+ Nguyên liệu sản xuất
+ Phương thức tiếp thị, quãng cáo.
+ Phân phối sản phẩm
- Lượng giá trị hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ hoạt động nào, trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội, kỹ thuật trung bình, và cường độ lao động trung bình
- Muốn lao động, sản xuất kinh doanh có lợi nhuận bản thân người lao động phải không ngừng quan tâm những yếu tố trên để rút ngắn thời gian lao động cá biệt mới thành công.
VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- Từ thực tế giảng dạy, khi áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy chất lượng dạy học tăng lên, tạo sự hứng thú cho học sinh.
- Để có cơ sở khách quan trong việc đánh giá hiệu quả của đề tài, tôi tiến hành thực nghiệm bằng câu hỏi kiểm tra.
- Kết quả thu được như sau:
Lớp
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Giỏi, khá (%)
Trung bình (%)
Yếu, kém
(%)
Giỏi, khá (%)
Trung bình (%)
Yếu, kém
(%)
11A1
79
15
6
85
15
0
11A3
72
19
9
85
13
2
11A7
69
25
6
82
15
3
11A9
62
29
9
78
18
4
Nhận xét chung:
- Về mặt định tính: Căn cứ vào mức độ tập trung, khả năng trình bày, phát biểu ý kiến bổ sung của các nhóm học sinh có thể rút ra một số nhận xét:
Tỷ lệ học sinh tham gia ý kiến của lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm. Qua giờ thực nghiệm dạy vận dụng kiến thức thực tiễn vào bài học giữa các nhóm học sinh với nhau có những trao đổi sôi nổi, khả năng tương tác lớn.
- Về mặt định lượng: Căn cứ vào kết quả kiểm tra giữa bài thực nghiệm và đối chứng, nhận thấy:
Lớp thực nghiệm số điểm giỏi, khá cao hơn so với lớp đối chứng, tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình ít hơn như số liệu bảng trên.
Qua dẫn chứng trên có thể khẳng định việc dạy học vận dụng kiến thức thực tiễn vào bài học được giáo viên đầu tư đúng mức, chuẩn bị chu đáo, giao nhiêm vụ rõ ràng cho các nhóm học sinh mang lại hiệu quả cao.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận thấy và đã đúc rút kinh nghiệm sau:
 Đối với giáo viên:
 - Rèn luyện được ý thức tự học, sáng tạo qua việc nghiên cứu tài liệu, truy cập mạng, tìm các tư liệu, bài học thực tiễn từ các bậc tiền bối và những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày.
- Quá trình soạn giáo án đã thúc đẩy tôi tìm ra được nhiều vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống để giúp các em ngày càng có kiến thức thực tiễn, rèn luyện nhiều kỹ năng sống. Đặc biệt, quá trình giảng dạy ở trên lớp giáo viên làm việc và nói ít hơn, vì chủ yếu là học sinh làm việc nên dẫn đến không còn thấy nặng nề, mệt mỏi khi dùng các phương pháp và cách thức truyền thống. Giáo viên tăng sự linh hoạt trong bài giảng, nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức, rèn luyện các kỹ năng sống hiệu quả cho cuộc sống sau này. Nhờ học sinh hứng thú học tập với bộ môn mà giáo viên luôn cố gắng tích cực giảng dạy và yêu nghề hơn.
Đối với học sinh:
- Thông qua việc thực hiện nội dung rèn luyện tính tư duy độc lập, tính tương tác trong hoạt động nhóm.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo làm cho vốn hiểu biết của các em càng trở nên phong phú để hoàn thiện kỹ năng.
- Quá trình thực dạy trên lớp và qua đánh giá của các giáo viên dự giờ cho thấy học sinh ngày càng hứng thú, yêu thích với bộ môn giáo dục công dân.
- Học sinh thấy rằng các kiến thức về kinh tế học không quá khô khan, trừu tượng mà luôn gần gũi với cuộc sống thường ngày và có ích cho cuộc sống. 
- Học sinh tăng tính chủ động, tự tin, sáng tạo và phát triển tư duy. Các em tìm thấy ở bộ môn nhiều thứ để trang bị cho cuộc sống. Các em ngày càng mạnh dạn, không ngại ngần bày tỏ các quan điểm để cùng bạn khác giải quyết, thực hiện các hành vi, hành động theo chuẩn mực đạo đức. 
- Vận dụng linh hoạt và hiệu quả sẽ trang bị cho các em những kỹ năng sống, giúp các em có suy nghĩ thực tế, sớm trưởng thành có cái nhìn đúng đắn về xã hội. Việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua môn học GDCD nhằm hướng tới giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện; trong tương lai gần các em chủ động, tích cực trong định hướng nghề nghiệp, xây dựng gia đình; và xa hơn là một thành viên của xã hội đầy năng động, hiểu biết, có văn hóa để xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói, đã có nói rất thấm thía: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”. Dạy học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo, chừng đó bài học thực tiễn vẫn còn nguyên giá trị và rất cần thiết để rèn luyện kỹ năng sống cho mỗi một chúng ta.
Giáo dục công dân là môn học góp phần quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh, kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học tập, lao động, sinh hoạt, giúp họ có định hướng đúng đắn về kinh tế, chính trị, tư tưởng, đạo đức trong hoạt động xã hội, trong cuộc sống.
Vì vậy, vận dụng kiến thức thực tiễn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Việc vận dụng kiến thức thực tiễn vừa rèn luyện kỷ năng tư duy, phân tích, tổng hợp vừa vận dụng các môn học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống cho người học nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Đúng như phát biểu của đồng chí Phạm Văn Đồng: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” 
2. Kiến nghị và đề xuất
Đề tài có tính thực tiễn cao, là vấn đề đang còn mới trong giáo viên, vì vậy tôi xin có một số kiến nghị đề xuất như sau:
- Cần có sự hợp tác của nhà trường, giáo viên, phụ huynh, học sinh vận dụng kiến thức thực tiễn thường xuyên nhằm hoàn thiện kỹ năng cho học sinh.
- Thường xuyên cung cấp bồi dưỡng trang bị cho đội ngũ giáo viên kênh thông tin kịp thời, bổ ích, mới nhất để giáo viên có tư liệu đáp ứng nội dung dạy học mới.
- Trong những giai đoạn tiếp theo tôi rất mong muốn vị trí và vai trò của môn giáo dục công dân sẽ được nâng lên để xoá đi định kiến của xã hội xem nó là một môn phụ.
Trên đây là một số kinh nghiệm còn rất khiêm tốn của tôi qua quá trình dạy học. Trong phạm vi thực hiện đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy, cô và đồng nghiệp, Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm của Sở Giáo dục và đào tạo để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
CÁC PHIẾU THỰC HIỆN DỰ ÁN
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU HỌC SINH
Họ và tên:............................................................................................................
Lớp: ....................................................................................................................
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em.
1. Em quan tâm (có hứng thú) đến nội dung nào của bài học?
Nội dung
Có
Không
1. ..................................................................................................
2. .................................................................................................
3. .................................................................................................
4. .................................................................................................
5. .................................................................................................
6. .................................................................................................
2. Khả năng của học sinh Đánh dấu (x) vào ô trả lời
Stt
Nội dung điều tra
Trả lời
Có
Không
1
Khả năng thiết kế bản trình chiếu trên powerpoint
2
Khả năng hội hoạ
3
Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng Internet
4
Khả năng thiết kết bản thuyết trình 
5
Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin
6
Khả năng vẽ biểu đồ trên Excel
7
Khả năng thuyết trình
 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
Thời gian, địa điểm, thành phần
- Địa điểm:
- Thời gian: từ.....giờ.....đến.....giờ........ngày........tháng.........năm............
- Nhóm..........................; Số thành viên:.............................
- Số thành viên có mặt................; vắng mặt:.........................
2. Nội dung công việc: 
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
STT
Họ và tên
Công việc được giao
Thời hạn hoàn thành
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
3. Kết quả làm việc
4. Thái độ tinh thần làm việc
5. Đánh giá chung
6. Ý kiến đề xuất
Thư ký
......................................
Nhóm trưởng
.....................................
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM
Học và tên: .................................................................................................
Thuộc nhóm: ..............................................................................................
Thang điểm 1 = Kém; 2 = Yếu, 3 = Khá, 4 = Tốt, 5 = Xuất sắc 
(Khoanh tròn điểm cho từng mục)
Tiêu chí
Yêu cầu
Điểm
Bố cục
1
Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem
1
2
3
4
2
Cấu trúc mạch lạc, logic
1
2
3
4
3
Nội dung phù hợp với tiêu đề
1
2
3
4
Nội dung
4
Nội dung chính rõ ràng, khoa học
1
2
3
4
5
Các ý chính có sự liên kết
1
2
3
4
6
Có liên hệ với thực tiễn
1
2
3
4
7
Có sự kết nới với kiến thực đã học
1
2
3
4
8
Sử dụng kiến thức của nhiều môn học
1
2
3
4
Trình bày
9
Giọng nới rõ ràng, khúc triết; âm lượng vừa phải đủ nghe
1
2
3
4
10
Tốc độ trình bày vừa phải, hợp lí
1
2
3
4
11
Ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi
1
2
3
4
12
Thể hiện được cảm hứng, sự tự tin, nhiệt tình khi trình bày
1
2
3
4
13
Có giao tiếp bằng ánh mắt với người tham dự
1
2
3
4
Sử dụng công nghệ
14
Thiết kế sáng tạo, màu sắc hài hoà, thẩm mĩ cao
1
2
3
4
15
Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lý
1
2
3
4
16
Hiệu ứng hình ảnh dễ nhìn, dễ đọc
1
2
3
4
Tổ chức, tương tác
17
Cách dẫn dắt vấn đề thu hút sự chú ý của người tham dự, không bị lệ thuộc vào phương tiện
1
2
3
4
18
Có nhiều học sinh trong nhóm tham gia trình bày
1
2
3
4
19
Trả lời các câu hỏi thêm từ người tham dự
1
2
3
4
20
Phân bố thời gian hợp lí
1
2
3
4
Tổng số mục đạt điểm
Điểm trung bình (Cộng tổng điểm và chia cho 20 nếu sử dụng công nghệ, chia cho 17 nếu không sử dụng công nghệ)...................................................
Chữ kí người đánh giá
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục và đào tạo - Sách giáo khoa Giáo dục công dân 11 
Sách bài tập câu hỏi trắc nghiệm - NXB Giaó dục
PGS. Lê Văn Hồng chủ biên - Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. NXB Hà Nội 1995.
Một số website
Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác - Lê nin (tái bản), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005.
Kinh tế Chính trị Mác - Lênin , Nhà xuất bản Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007.
100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác - Lênin, An Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008.
Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_van_dung_kien_thuc_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan