SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học theo định hướng Stem chủ đề “Bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm” trong Công nghệ 10
Thực tiễn dạy học môn Công nghệ trong chương trình THPT hiện
nay.
Hiện nay, môn công nghệ là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục
từ lớp 3 đến lớp 12. Môn học trang bị cho học sinh nhiều kiến thức thiết thực về
quá trình, công nghệ và kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng, thiết kế và đánh giá các
thiết bị công nghệ xung quanh mình. Môn công nghệ cũng là cầu nối với giáo dục
STEM đang là xu thế mà thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hướng tới.
Trước nay, có một thực trạng đáng buồn xảy ra với môn công nghệ trong
trường học đó là môn Công nghệ đang bị xem nhẹ, “dạy và học cho có”. Nguyên
nhân của thực trạng này do nhiều yếu tố. Về phía phụ huynh, học sinh, với tâm lí
học để “ứng thí”, môn công nghệ không thi tốt nghiệp, không thi đại học nên các
em xem môn công nghệ như môn phụ, không hề coi trọng để đầu tư thời gian,
công sức. Áp lực về điểm số, áp lực về ki thi tốt nghiệp, thi đại học đẩy học sinh
lao vào học những “môn chính”. Mặt khác, học sinh cũng đánh giá nội dung môn
công nghệ là khá nhàm chán, vì vậy khó tìm được sự yêu thích trong bài học. Học
sinh phổ thông cũng không có thông tin đầy đủ và chính xác để biết học môn Công
nghệ ra có thể làm gì, khiến công tác tuyển sinh của các trường đại học có đào tạo
ngành này rất khó khăn. Về phía giáo viên, việc đầu tư cho bài giảng môn còn ít,
thậm chí đôi lúc còn bị tận dụng tiết học công nghệ để ôn luyện cho “môn chính”.
Các cuộc thi giáo viên giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm ở nhiều đơn vị cũng
không có môn Công nghệ tham gia.
Từ các nguyên nhân trên dẫn đến nhiều giáo viên công nghệ dần dần có khái
niệm "lên lớp cho đủ giờ", còn học sinh thì “học cho xong tiết”. Tóm lại, môn học
này đang bị nhà trường, phụ huynh và học sinh coi nhẹ còn giáo viên dạy môn
công nghệ trước nay luôn trong tình trạng không có động lực để phấn đấu, trau dồi
chuyên môn, đổi mới phương phám vì băn khoăn, lo sợ “Khi học sinh đã không
cần học thì mọi cố gắng, nỗ lực của giáo viên đều vô nghĩa”.
Tuy nhiên, hình ảnh môn Công nghệ trong thời gian gần đây đã thay đổi
theo chiều hướng tích cực khi Bộ GD & ĐT đã triển khai nhiều hoạt động đổi mới
GDPT mang lại hiệu quả cao. Nhiều hoạt động có liên quan trực tiếp và phản ánh
được vai trò của môn Công nghệ như vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các vấn đề thực tiễn, nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học, dạy
học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương. Theo xu thế phát triển, giáo viên
công nghệ cũng đã mạnh dạn thay đổi phương pháp, hình thức giảng dạy, đầu tư
cho bài giảng; học sinh cũng hào hứng hơn, tích cực hơn.
ợc trải qua nhiều hoạt động thực tiễn phù hợp với năng lực; được vận dụng nhiều kiến thức Toán, lý, hóa, sinh nên không còn cảm giác môn Công nghệ là môn phụ. Mặt khác, trong buổi học STEM học sinh còn được rèn luyện khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề; được trau dồi và thể hiện các kĩ năng: thuyết trình, giáo tiếp, làm việc nhóm. Như vậy, một lần nữa khẳng định dạy học STEM có tác dụng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh theo hướng tích cực. 2. Kết quả và bàn luận về khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề của học sinh 31 Để đánh giá về khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề của HS, tôi tiến hành thu các PHT cá nhân và tổng hợp lại. Kết quả như sau được thể hiện ở biểu đồ trong hình 5: Hình 5. Kết quả đánh giá về khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề Qua biểu đồ cho thấy, ở nhóm thực nghiệm gồm 75 HS, 100% số HS đều đưa ra ít nhất 1 ý tưởng/giải pháp, có 64% số HS đưa ra được 2 ý tưởng/giải pháp, có đến 13,3% số HS đề xuất được nhiều hơn 2 ý tưởng/giải pháp. Con số này ở nhóm đối chứng tương ứng là 32%, 12,8% và 3,5%. Như vậy có thể thấy, dạy học chủ đề theo định hướng STEM đã giúp các em phát huy khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề cũng như cho các em cơ hội để thể hiện ý kiến, ý tưởng của mình. Kết quả này cũng chính là mục đích và cũng là sự khác biệt mà dạy học STEM mang lại. Khi dạy học STEM, các em có thời gian về nhà để tìm hiểu các kiến thức thực tiễn liên quan đến chủ đề mình học, các em được phân công nhiệm vụ rõ ràng, tự giác thực hiện nhiệm vụ, được tự do phát biểu ý tưởng của mình mà không chịu sự chi phối của bạn như khi ở trên lớp. Trong khi đó với phương pháp dạy học truyền thống, thời gian hạn chế (45 phút), số lượng HS đông, phương tiện kĩ thuật không đầy đủ nên HS không có thời gian và cơ hội để thể hiện mình. 3. Kết quả và bàn luận về mức độ nắm vững kiến thức của học sinh + Kết quả bài kiểm tra 45 phút ở lớp đối chứng 32 Lớp Sĩ số Điểm từ 8- 10 Điểm từ 6.5-8 Điểm từ 5- 6.5 Điểm dưới 5 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 10B 38 8 21.1% 16 42.1% 14 36.8% 0 0% 10C 40 5 12.5% 15 37,5% 20 50% 6 13,6% + Kết quả bài kiểm tra 45 phút ở lớp thực nghiệm Lớp Sĩ số Điểm từ 8- 10 Điểm từ 6.5-8 Điểm từ 5-6.5 Điểm dưới 5 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉlệ % 10A 36 15 41.7% 17 47.2% 4 11.1% 0 0% 10M 39 9 23,1% 20 51,3% 10 25,6% 0 0% Hình 4. Biểu đồ minh họa kết quả đánh giá mực độ nắm vững kiến thức Khi thực hiện khảo sát về mức nắm vững kiến thức của học sinh kết quả thu được cho thấy rằng cả 2 lớp ở mỗi nhóm có lực học tương đương (10A= 10B, 10M= 10C) nhưng học sinh các lớp (10A, 10M) được dạy học theo định hướng STEM có tỉ lệ điểm khá, tốt nhiều hơn so với lớp 10B, 10C; ở các lớp thực nghiệm không có học sinh bị điểm Yếu. Nhìn vào biểu đồ thấy được sự chênh lệch tương đối rõ về kết quả bài kiểm tra giữa lớp đối chứng và thực nghiệm. Điều này chứng tỏ, với cách học STEM học sinh nắm vững kiến thức hơn, và vận dụng kiến thức tốt hơn. 33 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Rõ ràng dạy học theo định hướng STEM có tác dụng tích cực đối với nhà trường, giáo viên và học sinh. 1.1. Đối với nhà trường - Tác dụng tốt đối với hoạt động chuyên môn của nhà trường. - Thúc đẩy được phát triển chương trình nhà trường. 1.2. Đối với giáo viên Dạy học theo định hướng STEM giúp giáo viên không bị gò bó trong khuôn khổ sách giáo khoa, được tự do thể hiện ý tưởng và khả năng làm việc sáng tạo của mình. Giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức một cách khô khan mà đóng vai trò là thiết kế hoạt động, hướng dẫn học sinh. Dạy học theo định hướng STEM cũng bắt buộc giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng các phương pháp/biện pháp dạy học tích cực; tăng cường đọc và tìm tòi kiến thức, liên hệ thực tếNhờ đó trình độ chuyên môn được nâng cao. 1.3. Đối với học sinh HS có cơ hội phát huy được tối đa năng lực của mình thông qua thực hành, trải nghiệm nên tăng cường tính tự học, nâng cao ý thức trách nhiệm và đặc biệt là phát huy sự sáng tạo (xem bảng thống kê). Học sinh hăng hái đưa ra ý tưởng, tìm kiếm giải pháp cho ý tưởng của mình, tìm các thuyết phục mọi người đồng ý với ý kiến của mình. Chính vì học sinh được học trong những giờ học thực sự có ý nghĩa thay cho thụ động lắng nghe, ghi chép, truyền thụ một chiều, mang tính áp đặt như trước đây nên dạy học STEM là hình thức dạy học phù hợp với quá trình đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh hiện nay. 2. Kiến nghị Để thực hiện hiệu quả giáo dục STEM vào trường THPT tại đơn vị công tác, tôi đưa ra một số kiến nghị sau: 2.1. Với nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất (như phòng trải nghiệm, trang bị thiết bị để HS thực hành) một cách đầy đủ; Nhà trường cần tổ chức nhiều lớp tập huấn cho GV và cả HS. Kết nối cộng đồng STEM với nhà trường. Phổ biến cho phụ huynh, học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của STEM. 2.2. Với giáo viên: Phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động học tập 34 STEM, trải nghiệm STEM cho HS, kết nối kiến thức học đường với thế giới thực qua đó hình thành được nhóm các kỹ năng tư duy bậc cao, năng lực sáng tạo cho HS, hướng nghiệp cho HS. Đồng thời, cần tranh thủ nguồn lực từ phía phụ huynh hoc sinh, các ban ngành đoàn thể có liên quan để hỗ trợ cho các hoạt động trải nghiệm của HS. 2.3. Mở rộng mô hình Từ những kết quả đạt được của đề tài tôi mong muốn mô hình được triển khai rộng hơn chủ đề “Bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm” thông qua các hoạt động ngoại khóa như cuộc thi nấu ăn nhân ngày 20/10, 8/3; Cuộc thi “ Tết yêu thương” - dịp Tết Nguyên Đán, các cuộc thi sáng tạo KHKT hay các câu lạc bộ STEM “bạn với nhà nông” Dựa trên cách thức xây dựng chủ đề, các GV có thể xây dựng các chủ đề, dự án khác theo định hướng STEM trong dạy học môn công nghệ 10 cũng như môn công nghệ 11, công nghệ 12 và các môn học khoa học tự nhiên khác như vật lí, hóa học, sinh học. Do thời gian có hạn nên chắc chắn nội dung tôi trình bày ở trên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự thông cảm của đồng nghiệp và mong đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để đề tài trên được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của tôi viết, không sao chép ý tưởng của người khác. Xác nhận của cơ quan Thanh Chương, ngày 9 tháng 3 năm 2021 Người viết Nguyễn Thị Lan Hƣơng 35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên), Trần Thị Gái, Tạ Hoàng Anh Khoa, Lê Nguyên Thảo Trang, Lê Thanh Trúc, Hướng dẫn thực hiện một số kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM ở trường THCS và THPT, NXB Đại học sư phạm TP HCM. 2. Nguyễn Thanh Nga (chủ biên), Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội, Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo viên công nghệ 10, NXB Giáo dục. 4. Trang web: 1. https://giaoducthoidai.vn:https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-trung- hoc/Pages/chi-tiet-van-ban-chi-dao-dieu-hanh.aspx?ItemID=2784 2. dung-tai-viet-nam-80347.html 3. https://www.facebook.com/groups/dayhoctichcuc/ 4. https://www.facebook.com/groups/pbl.vn 5. https://www.facebook.com/groups/LopHocSangTao 6. file:///C:/Users/Admin/Desktop/b%E1%BA%A3o%20qu%E1%BA%A3n%20r au%20c%E1%BB%A7%20qu%E1%BA%A3.pdf PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP CHỦ ĐỀ: CHUNG TAY GIẢI CỨU NHÀ NÔNG Tên cá nhân/ tên nhóm: . Ngày.. Tiết I. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ - Mỗi năm, mỗi mùa chính vụ bài ca “ được mùa mất giá” luôn lặp lại, nhưng đến trái vụ thì giá rau, củ, quả lại rất đắt vì hàng khan hiếm. Ví dụ: Giá bắp cải hiện nay là 1000đ/ bắp, su hào 200đ/kg, cà chua 2000đ/kgTrái mùa, giá các loại này có thể tăng gấp đôi, gấp 3 thậm chí hàng chục lần. - Tháng 6/2020, xuất khẩu hàng bị ngưng trệ do COVID 19, hàng trăm container bị ùn ứ, hàng trăm tấn thanh long, dưa hấu trong quá trình chờ thông quan bị hư hỏng phải đổ bỏ. - Tháng 2/2021, hàng nghìn tấn bắp cải, su hào, cà chua, cà rốtbị vứt bỏ tại ruộng vì hàng không xuất được. - Rau quả sau thu hoạch không bảo quản tốt thường ảnh hưởng bởi những vi sinh vật, vi khuẩn khiến đẩy nhanh quá trình phân hủy. Trái cây chín quá nhanh giảm thời gian lưu trữ, nên rớt giá khi bán. Làm cách nào để giữ trái cây tươi lâu, giữ được giá trị trong một thời gian dài? Làm cách nào để đa dạng hóa sản phẩm giúp dễ dàng tiêu thụ và giá bán được cao hơn? Xác định vấn đề HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Sau khi được thu hoạch, nông sản sẽ chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài và những yếu tố này có thể gây suy giảm trọng lượng và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đưa các sản phẩm vào quy trình bảo quản nông sản là một bước cần thiết giúp hạn chế sự hao hụt cả về chất và lƣợng, giúp kéo dài thời gian lƣu trữ nông sản, quả sau thu hoạch và không bị giảm giá trị khi bán ra thị trường. Đối với rau, củ, quả Bảo quản rau quả sau thu hoạch rất quan trọng, ảnh hưởng đến 10 - 30% giá trị rau quả bán ra thị trường. Nên việc ứng dụng các phƣơng pháp bảo quản rau quả sau thu hoạch rất quan trọng. I. Các nguyên nhân chính gây hƣ hỏng rau, củ, quả 1. Vi sinh vật gây hƣ hỏng rau, củ, uả Rau quả sau thu hoạch rất dễ bị nhiễm vi sinh vật do côn trùng, tác động môi trường. Gây thối hỏng trái cây, mất màu tự nhiên, xuất hiện các đốm bệnh. 2. Vi sinh vật, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Rau quả nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng thì rất nhiều nhưng điểm hình là hai loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến. Salmonella: là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm, gây sốt thương hàn và các chủng gây viêm dạ dày ruột. Escherichia coli: rau quả bị nhiễm vi khuẩn E. coli gây ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy cho người sử dụng. 3. Nấm men và nấm mốc 4. Quá trình chín tự nhiên của rau, củ, quả Khi rau quả chín diễn ra nhiều biến đổi bên trong lẫn bên ngoài, điển hình là sự tăng cường hô hấp, tổng hợp ethylene và chuyển hóa các chất giúp rau củ quả ngọt, thơm hơn, màu sắc bắt mắt hơn. Nhưng đây cũng là nguyên nhân chín đẩy nhanh quá trình lão hóa của rau quả, giảm thời gian lưu trữ, và có thể mất giá trị, giảm giá thành với một số loại rau quả. II. Các phương pháp bảo quản rau, củ, quả truyền thống 1. Bảo quản rau, củ, quả bằng hóa chất Dùng phương pháp sử dụng hóa chất bảo quản rau quả, ức chế sự chín tự nhiên và hoạt động của vi sinh vật. Ưu Điểm: giá thành rẻ, dễ sử dụng. Nhược Điểm: tồn dư lượng hóa chất trong sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. 2. Bảo quản phương pháp phơi khô/ sấy thăng hoa Sấy thăng hoa là quá trình rút nước ra khỏi rau quả, thành phần dinh dưỡng như: protein, lipit, gluxit và vitamin, enzyme, màu sắc mùi vị gần như được đảm bảo không bị phá hủy. Ưu Điểm: rau quả lưu trữ được lâu. Nhược Điểm: Cần có nắng hoặc đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết bị máy móc đắt tiền, tốn kém, chỉ sử dụng được một vài loại rau củ (đối với phương pháp sấy) 3. Bảo quản lạnh rau, củ, quả Rau quả được bảo quản trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây biến đổi ảnh hưởng đến giá trị. Hiện nay, phương pháp này thường được sử dụng phổ biến, nhưng chưa được tối ưu. III. Các phương pháp bảo quản rau, củ, quả hiện đại 1. Nước rửa, khử trùng rau, củ, quả công nghiệp Susaco Susaco là nước rửa rau quả công nghiệp sản xuất theo công nghệ Nhật Bản với độ tinh khiết hơn 99.9% là “Nước” và có thể được sử dụng mọi lúc mọi nơi. Susaco là một chất khử trùng ưu việt, có khả năng diệt 99,9% vi trùng và vi khuẩn bao gồm (vi khuẩn O-157, E. Coli, Salmonella,...) trong 10 giây. Giảm tồn dư hóa chất đặc biệt là chlorine hóa chất được sử dụng phổ biến trên các trên rau củ, quả, thực phẩm, thủy sản tươi sống. Hoạt chất trong Susaco được xếp vào nhóm phụ gia thực phẩm, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, kể cả cho trẻ sơ sinh và người già. 2. Túi GreenMap Là loại túi đặc biệt ứng dụng công nghệ MAP biến đổi khí quyển, được phát minh và sử dụng ở một số nước nông nghiệp phát triển. GreenMAP bảo quản rau quả, trái cây bằng cơ chế biến đổi khí quyển bên trong, tăng hàm lượng khí CO2 và giảm khí O2 về mức tương đương 3%, làm cho rau, trái cây bên trong ngừng hô hấp, kéo dài độ tươi. Cho hiệu quả bảo quản, lưu trữ rau củ quả trong kho lạnh từ 15 - 20 ngày ở nhiệt độ 10 - 12°C. Sản phẩm đang được thương mại, sử dụng rộng rãi bởi tính ưu việt của nó. 3. Hút Khí Ethylene Hút ethylene là công nghệ đột phá giúp bảo quản hoa, quả tươi lâu hơn trong quá trình vận chuyển, hạn chế khí ethylene (hoạt chất làm đẩy nhanh quá trình chín trái) trong môi trường bảo quản vận chuyển. a) Túi hút khí Ethylen: Là sản phẩm có khả năng hấp thụ khí Ethylene trong môi trường bảo quản giúp kéo dài thời gian bảo quản của rau quả. Thành phần: chính của sản phẩm là KMnO4. Công dụng: giúp hoa tránh sự nở sớm, quả tránh bị chín sớm bởi khí Ethylene, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hư hao hoa quả trong quá trình vận chuyển. b) Thanh Hút Ethylene Thanh hút ethylene giúp bảo quản các sản phẩm tươi sống bằng cách lọc không khí và loại bỏ khí ethylene, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) và các bào tử. 4. Natacoat (Ứng dụng Natamycin giúp ức chế các loại nấm tự nhiên) Natacoat là một trong những sản phẩm đầu tiên ứng dụng natamycin được chiết suất từ mủ cao su, là sản phẩm hoàn hảo làm tăng khả năng kháng nấm mốc cho cây trồng, nâng cao sức đề kháng của hoa, và trái cây. Được xem là hoạt chất chống nấm mốc an toàn cho người tiêu dùng sau khi sử dụng, bởi nguồn gốc tự nhiên nhờ natamycin tạo thành một màng bảo vệ quanh hoa/quả ức chế sự tăng trưởng của nhiều loại nấm. Hoạt chất liên kết với ergos-terol trên các màng tế bào nấm mốc và nấm men, do đó cản trở khả năng thẩm thấu của các tế bào, gây rò rỉ tế bào chất, khiến cho nấm bị tiêu diệt. A. CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC 1. Vì sao cần phải bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm? 2. Hiện nay có những phương pháp bảo quản lương thực, thực phẩm nào mà em biết? Ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp? 3. Có những mô hình, quy trình, thiết bị, hóa chất nào để bảo quản rau, củ, quả sau thu hoạch được lâu? Ưu, nhược của mỗi phương pháp? B. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Hƣớng dẫn: - Động não để nảy sinh các ý tưởng để bảo quản, chế biến rau củ quả giúp người nông dân - Liệt kê các ý tưởng, hoặc vẽ mô hình/quy trình/ cách làm của các ý tưởng vào bảng sau 1. Phƣơng án bảo quản Yêu cầu Loại nông sản Phƣơng án giải quyết sáng tạo Phƣơng án đề xuất Phƣơng án đƣợc chọn 1. Bảo quản tươi - Phương án 1 - Phương án 2 - . 2. Bảo quản khô - Phương án 1 - Phương án 2 - 3. Bảo quản lạnh - Phương án 1 - Phương án 2 - . 4. Bảo quản ở điều kiện thông thường - Phương án 1 - Phương án 2 - 5. Phương pháp khác - Phương án 1 - Phương án 2 - . Bảng 2.2. Phƣơng án chế biến Yêu cầu Loại nông sản Phƣơng án giải quyết sáng tạo Phƣơng án đề xuất Phƣơng án đƣợc chọn 1. Sử dụng nông sản làm nguyên liệu chính - Phương án 1 - Phương án 2 - . 2. Sử dụng nông sản để tạo màu, làm gia vị - Phương án 1 - Phương án 2 - HOẠT ĐỘNG 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP Hƣớng dẫn: - Khoanh tròn ý tưởng/giải pháp mà em nghĩ là tốt nhất - Chia sẻ với nhóm, tiếp tục chọn ý tưởng tốt nhất của nhóm - Nhóm thống nhất ý tưởng chọn ra 1 phương án tốt nhất. - Ghi/vẽ/ mô tả phương án cả nhóm đã thống nhất vào bảng sau: Nội dung Phƣơng án thống nhất Bảo quản Chế biến HOẠT ĐỘNG 4: CHẾ TẠO, THỬ NGHIỆM, ĐÁNH GIÁ Hƣớng dẫn: - Thực hiện tại nhà trong thời gian 1 tuần 1. Lên danh sách vật liệu và chi phí cần thiết cho hoạt động của mình (ghi vào bảng 4.1) Bảng 1. Danh sách vật liệu và chi phí cần thiết trong hoạt động Sử dụng trong Vật liệu/ nguyên liệu Giá tiền Số lƣợng Tổng chi phí Phƣơng án bảo quản Phƣơng án chế biến Tổng 2. Lập kế hoạch các bước/ quy trình thực hiện: Phân công nhiệm vụ cho thành viên (nếu bạn là nhóm trưởng), thực hiện nhiệm vụ của mình, trao đổi, phối hợp các thành viên khác. (xem bảng 4.2,4.3 phân công nhiệm vụ) Bảng 2: Phân công nhiệm vụ của HS trong nhóm Tên nhóm:.. Vị trí Mô tả nhiệm vụ Tên thành viên Nhóm trưởng Quản lý các thành viên trong nhóm, triển khai hoạt động, điều khiển hoạt động, đôn đốc các thành viên trong nhóm .. Thư kí Ghi chép, lưu chữ hồ sơ học tập của nhóm .. Thành viên .. Thành viên .. Thành viên .. Thành viên .. Thành viên .. Thành viên .. Thành viên .. Thành viên .. Thành viên .. Bảng 4.3: Tiêu chí đánh giá quá trình tham gia chủ đề STEM Nội dung đánh giá HS tự đánh giá Nhóm đánh giá Tham gia các buổi họp nhóm Đầy đủ và tích cực (5 điểm) Thường xuyên (3 điểm) Một vài buổi (1 điểm) Không buổi nào (0 điểm) Hoàn thành công việc của nhóm giao đúng thời hạn Luôn luôn (5 điểm) Thường xuyên (3 điểm) Thỉnh thoảng (1 điểm) Không bao giờ (0 điểm) Có ý tưởng mới hay sáng tạo đóng góp cho nhóm Luôn luôn (5 điểm) Thường xuyên (3 điểm) Thỉnh thoảng (1 điểm) Không bao giờ (0 điểm) Vai trò trong nhóm Nhóm trưởng (5 điểm) Thư ký (3 điểm) Thành viên (1 điểm) Tổng điểm 3. Thử nghiệm và đánh giá sản phẩm: Dựa vào tiêu chí đánh giá sản phẩm trong bảng sau để điều chỉnh sản phẩm khi thử nghiệm Bảng: Tiêu chí đánh giá thiết kế phương pháp/quy trình/ thiết bị bảo quản nông sản (Điểm đạt được tối đa 20 điểm) Tiêu chí Tốt (5 điểm) Đạt (3 điểm) Chƣa đạt (1 điểm) Quy trình Được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện Được trình bày rõ ràng, nhưng khó thực hiện Quy trình không rõ ràng, không thực hiện được. Mô hình/ Thiết bị Đơn giản, dễ dàng xây dựng/chế tạo Dễ dàng xây dựng/chế tạo. Phức tạp, khó xây dựng/chế tạo. Nguyên liệu dễ kiếm, giá thành thấp Nguyên liệu phổ biến, giá thành cao Nguyên liệu không phổ biến, giá thành cao. Phạm vi ứng dụng Quy mô rất rộng Quy mô rộng Quy mô hẹp Bảng: Tiêu chí đánh giá sản phẩm chế biến từ nông sản (Điểm đạt được tối đa 20 điểm) Tiêu chí Tốt (5 điểm) Đạt (3 điểm) Chƣa đạt (1 điểm) Cách làm Màu sắc sản phẩm Mùi vị Chất lƣợng Kết quả thử nghiệm Tiêu chí Lần thử nghiệm 1 (điểm) Lần thử nghiệm 2 (điểm) Lần thử nghiệm 3 (điểm) BẢO QUẢN Quy trình Mô hình/thiết bị Phạm vi ứng dụng CHẾ BIẾN Cách làm Màu sắc sản phẩm Mùi vị Chất lượng Đánh giá sản phẩm: 1. Quy trình/mô hình/ thiết bị tốt nhất là: . . . . . . 2. Cách chế biến/sản phẩm tốt nhất là: . . . . . . 3. Khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện . . . . . . 4. Quay phim, chụp ảnh lại quá trình thực hiện HOẠT ĐỘNG 5: CHIA SẺ, THẢO LUẬN VÀ ĐIỀU CHỈNH Hƣớng dẫn: - Thuyết trình giới thiệu sản phẩm của nhóm mình - Lắng nghe thuyết trình, giới thiệu sản phẩm của nhóm bạn - Các nhóm thảo luận, chia sẻ với nhau theo nguyên tắc: 3 khen, 2 hỏi, 1 góp ý Nhóm đƣợc đánh giá 3 khen 2 hỏi 1 góp ý Nhóm Nhóm. Nhóm. - Các nhóm đánh giá nhau bằng cách cho điểm NHÓM Kết quả 1 (phần bảo quản) Kết quả 2 (phần chế biến) Kết quả chung/ Xếp hạng Bài học rút ra Nhóm. Nhóm. Nhóm. Nhóm. Nhóm. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH I. Sản phẩm mứt các loại 2. Sản phẩm siro quả 3. Hoạt động chế biến mứt 4. Quá trình làm siro từ quả lót ( Xem toàn bộ video tại đây https://www.facebook.com/1852031068/videos/10214856561008200/) 4. Hoạt động nhóm lựa chọn giải pháp 5. Hoạt động giới thiệu sản phẩm 7. Các phiếu học tập của học sinh
File đính kèm:
- skkn_thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_theo_dinh_huong_stem_chu_de.pdf