SKKN Thiết kế và sử dụng tình huống có vấn đề để dạy một số bài trong Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học Lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực

 Cơ sở lí luận

2.1.1 Khái niệm về tình huống có vấn đề.

- Trong dạy học, tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lý đặc biệt

trong đó học sinh tiếp nhận mâu thuẫn khách quan như một mâu thuẫn nội tại

của bản thân (mâu thuẫn chủ quan), kích thích học sinh tìm cách giải thích hay

xuất hiện hành động mới.

- Một tình huống dạy học được coi là tình huống có vấn đề khi thõa mãn

các tính chất sau:

+ Có mâu thuẫn nhận thức.

+ Gây ra được nhu cầu nhận thức cho người học.

+ Phù hợp với khả năng của người học.

2.1.2 Các kiểu tình huống có vấn đề trong day học.

Trong dạy học nêu vấn đề, học sinh thường rơi vào tình thế xuất hiện mâu

thuẫn giữa lượng kiến thức đã có và lượng kiến thức cần có để giải quyết được

vấn đề nêu ra. Khi đó học sinh sẽ rơi vào những tình thế sau :

- Tình thế lựa chọn: Học sinh ở trạng thái cân nhắc, suy tính khi cần lựa

chọn một phương án thích hợp nhất trong những điều kiện xác định để giải

quyết vấn đề (tức là lựa chọn mô hình vận hành được).

- Tình thế bất ngờ: Học sinh ở trạng thái ngạc nhiên, khi gặp cái mới lạ

chưa hiểu vì sao, cần biết căn cứ lí lẽ (tức là cần có mô hình mới).

- Tình thế không phù hợp: Học sinh ở trạng thái băn khoăn, nghi hoặc,

khi gặp sự kiện trái ngược với lẽ thường, với kết quả có thể rút ra được từ căn cứ

lí lẽ đã có, do đó cần xét lại để có căn cứ lí lẽ thích hợp hơn (tức là cần có mô

hình thích hợp hơn).

- Tình thế phán xét: Học sinh ở trạng thái nghi vấn khi gặp cách giải thích

với các căn cứ lí lẽ khác nhau, cần xem xét kiểm tra các căn cứ lí lẽ đó (tức là

kiểm tra, hợp thức hóa các mô hình đã được tiếp cận).

- Tình thế đối lập: Học sinh ở trạng thái bất đồng quan điểm, khi gặp một

cách giải thích có vẻ logic, nhưng lại xuất phát từ một căn cứ lí lẽ sai trái với căn

cứ lí lẽ đã được chấp thuận, cần bác căn cứ lí lẽ sai lầm đó để bảo vệ căn cứ lí lẽ

đã được chấp nhận (tức là phê phán, bác bỏ mô hình không hợp thức, bảo vệ mô

hình hợp thức đã có).

Trong dạy học, tình huống có vấn đề chính là những tình huống học tập

và nó trở thành những bài tập, bài toán, bài tập tình huống được nhà sư phạm

thiết lập biến thành công cụ có tính chất như một biện pháp, một phương pháp

dạy học để tổ chức hoạt động học của học sinh.

pdf30 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và sử dụng tình huống có vấn đề để dạy một số bài trong Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học Lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g làm 
khuôn cho quá 
trình dịch mã 
Vận chuyển axit amin 
đến riboxom 
Kết hợp với prôteein tạo 
nên ribôxom- nơi tổng 
hợp protein 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế phiên mã 
2. Cơ chế phiên mã: 
+ GV đặt câu hỏi tạo tình huống: Gen nằm trong nhân tế bào, mARN đóng vai 
trò truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.Vậy bằng cách nào thông 
tin di truyền có thể được sao chép chính xác từ gen? 
+ Giải quyết tình huống, 
- GV hướng dẫn HS giải quyết tình huống như sau: Nêu những thành phần của 
tế bào tham gia vào quá trình phiên mã? 
- HS quan sát hình 2.1, độc lập đọc SGK, thảo luận nhóm đưa ra được: Các 
thành phần tham gia vào quá trình phiên mã: Các ribônuclêootit tự do trong môi 
trường nội bào, Enzim ARN pôlimeraza, gen, ATP. 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Phiên mã bắt đầu từ vị trí nào trên gen? 
Tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã? Hiện tượng gì xẩy ra khi kết thúc? Nhận 
xét về mối liên quan về cấu trúc của mARN và cấu trúc gen? 
- HS quan sát sơ đồ phiên mã và giải thích cơ chế phiên mã gồm 3 bước: Bước 
1:Mở đầu; bước 2: Kéo dài; Bước 3: Kết thúc 
- Hoàn chỉnh nội dung: 
 * Mở đầu : Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi động làm gen tháo 
xoắn, mạch 3’-> 5’ lộ ra để khởi đầu tổng hợp mARN. 
* Kéo dài :Enzim trượt dọc theo gen,tổng hợp mạch ARN bổ sung với mạch mã 
gốc theo NTBS (A-U, G-X) theo chiều 5’ -> 3’). 
* Kết thúc : Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng lại. 
- GV đưa tình huống mới: Cấu tạo của tế bào nhân thực và nhân sơ không giống 
nhau. Vậy phiên mã ở SV nhân thực và SV nhân sơ có gì giống và khác nhau? 
- HS quan sát sơ đồ hình 2.3 Quá trình phiên mã và thảo luận để trả lời các câu 
hỏi trên. 
- GV hướng dẫn HS giải quyết tình huống bằng cách gợi ý HS trả lời câu hỏi: 
Gen cấu trúc ở SV nhân sơ và SV nhân thực khác nhau như thế nào? 
- HS nêu được các gen ở SV nhân sơ và SV nhân thực có cấu trúc tương tự nhau 
bao gồm vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc. Tuy nhiên ở SV nhân sơ 
có vùng mã hóa liên tục, còn ở SV nhân thực có vùng mã hóa không liên tục. 
- GV hỏi tiếp: quá trình phiên mã ở SV nhân sơ và SV nhân thực diễn ra như thế 
nào? 
- Hoàn chỉnh nội dung: 
19 
+ Ở SV nhân sơ: mARN sau khi phiên mã được trực tiếp làm khuôn cho quá 
trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit. 
+ Ở SV nhân thực: mARN sau khi phiên mã phải cắt bỏ các intron và nối các 
exon lại với nhau thành mARN trưởng thành để làm khuôn cho quá trình tổng 
hợp chuỗi pôlipeptit. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến của quá trình dịch mã. 
II. Dịch mã: 
1. Hoạt hoá axit amin: 
+ GV nêu vấn đề: - Làm thế nào mà từ bản sao mARN TB có thể TH được 
prôtêin theo đúng cấu trúc trúc được mã hóa trong gen? 
+ Giải quyết vấn đề: 
- GV dẫn dắt HS giải quyết vấn đề:Nêu những TP tham gia vào QT dịch mã? 
- HS nêu được các mARN,tARN,ribôxôm,enzim, ATP, axitamin. 
- GV cho HS quan sát sơ đồ quá trình dịch mã (hình 2.4) 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
* Tại sao mỗi loại axit amin chỉ có thể liên kết với loại tARN tương ứng? 
*Trình bày diễn biến của QT dịch mã? 
- HS quan sát hình 2.4 và giải thích cơ chế dịch mã gồm 2 bước: Bước 1: Hoạt 
hóa các axit amin; Bước 2: Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. 
* Xác định mối liên quan giữa SL nucleotit của gen, số lượng ribônuclêôtit của 
mARN và số axit amin trong chuỗi polipeptit sau khi hoàn tất quá trình dịch 
mã? 
Lưu ý cho học sinh: 
* Nhờ một loại enzim, aa mở đầu được tách khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp. 
* Trên mARN thường có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã gọi là pôlixôm. 
-HS hiểu được: + Cứ 3 nucleotit kế tiếp trên mạch gốc của gen mã hóa cho 1 
axit amin. 
+Bộ 3 kết thúc trên mARN không mã hóa cho axit amin nào... 
Qua đó giúp HS xây dựng sơ đồ mối quan hệ về số lượng giữa nuclêôtit của gen, 
ribônuclêôtit của ARN và axit amin trong chuỗi pôlipeptit. 
Hoàn chỉnh nội dung. 
1. Hoạt hoá axit amin: 
Axit amin + tARN En zim đặc hiệu,ATP Phức hợp aa-tARN 
2.Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: 
a) Thành phần tham gia: mARN trưởng thành, tARN, một số loại enzim, ATP, 
các axit amin tự do. 
b) Diễn biến: 
- Gồm 3 bước: 
 + Mở đầu : tARN mang aa mở đầu tới Ri đối mã của nó khớp với mã mở đầu 
trên mARN theo NTBS. 
 + Kéo dài chuỗi pôlipeptit : 
20 
tARN mang aa1 tới Ri, đối mã của nó khớp với mã thứ nhất /mARN theo 
NTBS, liên kết peptit được hình thành giưa aamđ và aa1. Ri dịch chuyển 1 bộ 
ba/mARN, tARN- aamdd đi ra ngoài. Lập tức, tARN mang aa2 tới Ri, đối mã 
của nó khớp với mã thứ 2/mARN theo NTBS. Cứ tiếp tục với các bộ ba tiếp 
theo. 
+ Kết thúc : Khi Ri tiếp xúc với 1 trong 3 bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã 
dừng lại. 
* Sơ đồ về cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền: SGK 
3. Luyện tập 
Cho trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen ở sinh vật nhân sơ: 
3’ ... TXX TAX GXX TAG GAX TTT...ATT 5’ 
5’... AGG ATG XGG ATX XTG AAA...TAA 3’ 
a. Hãy xác định trình tự Ribônuclêôtit trong phân tử mARN được phiên mã từ 
đoạn gen nói trên? 
b. Nếu mARN nói trên làm khuôn cho quá trình dịch mã. Hãy xác định trình tự 
các axit amin trong chuỗi polipeptít được tổng hợp? 
4. Bài tập vận dụng: 
a. Giải thích vì sao mã di truyền có tính đặc hiệu? Tính đặc hiệu của mã di 
truyền có ý nghĩa gì? 
b. Tại sao mã di truyền có tính phổ biến, có tính thoái hóa? 
21 
Tiết 4 - Bài 4 : ĐỘT BIẾN GEN 
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức : 
 - Nêu được khái niệm về đột biến gen, đột biến điểm, tác nhân đột biến và 
thể đột biến. 
 - Mục đích cuarvieecj sử dụng tác nhân đột biến trong chọn giống. 
 - Các nguyên nhân gây ra đột biến gen và cơ chế phát sinh đột biến gen. 
 - Hậu quả của đột biến gen. 
 - Vai trò ý nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa và chọn giống. 
2. Kỹ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát và so sánh. 
3. Thái độ 
 - Hình thành thái độ yêu thích khoa học, tìm tòi nghiên cứu 
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế tác nhân gây đột biến gen. 
4. Phát triển năng lực 
a. Năng lực kiến thức: 
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì 
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. 
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập 
b. Năng lực sống: 
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. 
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm 
nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. 
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. 
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác 
động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề... 
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... 
Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của bài học 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 
 - Nêu được 
nguyên nhân, cơ 
chế chung của 
các dạng ĐBG. 
 - Giải thích 
được hậu quảvà 
vai trò của các 
dạng ĐBG. 
 - Áp dụng nguyên 
nhân, cơ chế gây đột 
biến gen, trong giải 
các bài tập về đột biến. 
- Giải toán các 
dạng ĐBG. 
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 
- Phương pháp dạy học theo nhóm 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
22 
a. Câu hỏi : 
 Mô tả cấu trúc và cơ chế hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli?. 
b. Đáp án – biểu điểm : 
 Sự điều hoà hoạt động các gen của ôpêrôn Lac: 
- Khi môi trường không có lactôzơ: Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. 
Prôtêin này gắn vào vùng O -> các gen cấu trúc không hoạt động. 
- Khi môi trường có lactôzơ: Lactôzơ gắn với prôtêin ức chế -> biến đổi cấu 
hình của prôtêin ức chế -> prôtêin ức chế không thể gắn vào vùng O -> các gen 
cấu trúc hoạt động. 
2. Bài mới: 
I. Đột biến gen. 
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm và các dạng đột biến gen 
+ GV tạo tình huống có vấn đề bằng câu hỏi sau: 
- Cấu trúc của gen có phải bất biến không? Nếu cấu trúc của gen bị biến đổi thì 
sự di truyền các tính trạng do gen đó quy định sẽ như thế nảo? 
+ GV dẫn dắt HS giải quyết từng bước của vấn đề. 
- GV giúp HS lĩnh hội kiến thức qua các câu hỏi: 
*Đột biến gen là gì? 
*Có mấy dạng đột biến gen? 
*Trong các dạng đột biến trên, dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? 
*Đột gen có luôn được biểu hiện ra kiểu hình không? 
*Phân biệt đột biến và thể đột biến? 
*Tai sao đa số đột gen là có hại? 
- GV giúp HS rút ra được các kết luận: khái niệm ĐB gen, các dạng ĐB gen... 
-HS dựa vào kiến thức đã học, quan sát hình vẽ các dạng đột biến gen và trả lời 
câu hỏi: Xác định sự biến đổi về cấu trúc giữa các gen II,III,IV so với gen ban 
đầu (gen I). 
-HS thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi. 
+ (I)I là dạng mất 1 cặp nuclêôtit 
+(III) là dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit 
+(IV) là dạng thêm cặp nuclêôtit 
 1 2 3 4 5 6 7 8 
I 
 1 2 3 4 5' 6 7 8 
III 
 1 2 3 4 6 7 8 
II 
 1 2 3 4 5 5' 6 7 8 
IV 
23 
- HS quan sát sơ đồ, đọc SGK và thảo luận để trả lời các câu hỏi trên. Khi trả lời 
được các câu hỏi đó thì HS nắm được nội dung của bài. 
Hoàn chỉnh nội dung: 
1. Khái niệm. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen liên 
quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. 
Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. 
2. Các dạng đột biến gen. 
-Thay thế một cặp nuclêôtit, mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit 
Hoạt động 2:Tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen. 
II. Nguyên nhân cơ chế phát sinh đôt gen. 
+ GV đưa ra tình huống có vấn đề: Trong quá trình sao chép ADN, các phân tử 
ADN con có cấu trúc giống hệt ADN mẹ. Vậy tại sao từ gen ban đầu lại có thể 
tạo thành các gen đột biến. 
+ Giải quyết vấn đề 
GV: Hoạt động không bình thường của AND thể hiện như thế nào? 
HS: - Sao chép bị sai 
- Bị đứt đoạn khi tự nhân đôi 
GV: Nguyên nhân dẫn đến hoạt động không bình thường là gì? 
HS: Do tác động lý, hóa hay sinh học ở ngoại cảnh (Tia phóng xạ, tia tử ngoại, 
sốc nhiệt) hoặc những rối loạn sinh lý, hóa sinh của tế bào. 
1. Nguyên nhân. 
- Do tác động của các nhân tố Vật lý, hóa học hay sinh học của ngoại cảnh hoặc 
những rối loạn sinh lý, hòa sinh của tế bào. 
- GV: Nêu cơ chế phát sinh đột biến gen? 
- HS thảo luận nhóm và liên hệ với kiến thức của quá trình nhân đôi của ADN 
để hiểu được sự thay đổi của một gen dưới dạng tiền đột biến. Các tiền đột biến 
này tiếp tục được nhân đôi. Từ đó làm phát sinh đột biến gen. 
24 
Hoàn chỉnh nội dung: 
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen. 
a. Do kết cặp không đúng trong tái bản ADN. 
 - Bazơ nitơ dạng thường có thể hỗ biến thành bazơ nitơ dạng hiếm, kết cặp không 
đúng trong quá trình nhân đôi AND dẫn đến phát sinh đột biến gen. 
- Gen ở trạng thái tiền đột biến nếu không được sữa sai thì sau lần nhân đôi đầu tiên 
sẽ phát sinh đột biến gen. 
b. Tác động của tác nhân gây đột biến 
- Tác nhân vật lí: có nhiều loại như tia tử ngoại (UV)... 
- Tác nhân hóa học như 5 brôm uraxin (5-BU) 
- Tác nhân sinh học như Virut. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu hậu quả và vai trò của đột biến gen 
III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen 
1. Hậu quả 
- GV đưa ra tình huống bằng câu hỏi: Hãy so sánh mức độ ảnh hưởng của các 
các dạng đột biến điểm đến cấu trúc của chuỗi poolipeptit? 
- HS phân tích và trả lời câu hỏi. 
- GV Tại sao đột biến thay thế một cặp nuclêôtit hầu như vô hại đối với thể đột 
biến? 
- GV nhận xét bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. 
Hoàn chỉnh nội dung: 
- Đột biến gen làm biến đổi trình tự nuclêôtit của gen biến đổi trình tự 
nuclêôtit trên mARN có thể thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin 
25 
+ Đột biến Thay thế một cặp nuclêôtit chỉ làm thay đổi một bộ 3 mã hóa có thể 
không làm ảnh hưởng đến chức năng hoặc cũng có thể làm thay đỏi chức năng 
của prôtêin. 
+ Đột biến mất (thêm) một cặp nuclêôtit mã di truyền đọc sai từ vị trí xẩy ra đột 
biến trở đi thay đổi cấu trúc chức năng của prôtêin có thể có lợi hoặc gây 
hại cho cơ thể. 
- Mức độ gây hại của đột biến gen phụ thuộc vào 2 yếu tố: điều kiện môi trường 
và tổ hợp gen. 
2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen 
- GV nêu câu hỏi: Đột biến gen có vai trò như thế nào trong tiến hóa và chọn 
giống? 
-HS nghiên cứu SGK để trả lời. 
Giaair thích vì sao tần số đột biến gen là rất thấp nhưng đột biến gen vẫn tạo nên 
nguồn biến dị di truyền cho tiến hóa? 
- HS nghiên cứu SGK để trả lời 
Hoàn chỉnh nội dung: 
+ Đối với tiến hóa: Đột biến gen làm xuất hiện các elen mới cung cấp nguồn 
biến dị di truyền chủ yếu cho tiến hóa. 
+ Đối với chọn giống: Là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống. 
3. Luyện tập. 
‘‘ Hằng năm, nước ta sử dụng hàng chục nghìn tấn thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật. 
Khi côn trùng chịu tác động lâu dài một loại thuốc trừ sâu, các đột biến gen 
kháng thuốc sẽ được chọn lọc. Người ta tính rằng ở thế hệ ban đầu, tỷ lệ cá thể 
mang gen kháng thuốc trừ sâu là 0,1%, sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ 
sâu, tỷ lệ này có thể tăng lên đến 50%’’ 
-Tại sao sâu hại có thể kháng thuốc trừ sâu? 
- Để tránh tình trạng kháng thuốc ở côn trùng, người ta phải dùng biện 
pháp gì? 
4. Bài tập về nhà 
Ôn lại các kiến thức sau: khái niệm cặp NST tương đồng, bộ NST lưỡng bội, bộ 
NST đơn bội. NST cấu trúc đơn, NST cấu trúc dơn, NST cấu trúc kép? 
26 
2.6. Kết quả áp dụng thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm. 
- Chúng tôi chọn 3 trường THPT của huyện Diễn Châu để áp dụng thử 
nghiệm: trường THPT Diễn Châu 5 , trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, trường 
THPT Ngô Trí Hòa. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu chất lượng học tập bộ môn 
Sinh học của các lớp 12 trong những trường được chọn bằng việc xem xét kết 
quả học tập bộ môn ở sổ điểm. Chúng tôi đã chọn mỗi trường 2 lớp 12 có số 
lượng, chất lượng tương đương nhau. Ở lớp áp dụng thực nghiệm dạy theo giáo 
án mới; ở lớp đối chứng dạy theo giáo án cũ. 
- Sau mỗi tiết dạy, kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở 
lớp thực nghiệm và đối chứng với cùng một đề kiểm tra và cùng thời gian (10 
phút). 
Kết quả bài kiểm tra ở 3 trường THPT Diễn Châu 5, THPT Nguyễn Xuân 
Ôn, THPT Ngô Trí Hòa như sau: 
Trường Lớp 
Số 
bài 
Điểm số 
2 3 4 5 6 7 8 9 10 
THPT 
Diễn châu 5 
ĐC(12A6) 37 2 3 6 10 7 6 3 0 0 
TN(12A7) 38 0 1 3 7 10 9 5 2 1 
THPT 
Nguyễn Xuân 
Ôn 
ĐC(12A4) 36 1 2 5 8 9 7 3 1 0 
TN(12A6) 37 0 1 2 5 8 10 7 3 1 
THPT 
Ngô Trí Hòa 
ĐC(12H3) 40 2 5 13 13 4 2 1 0 0 
TN(12H4) 41 0 2 8 13 8 5 4 1 0 
Tổng cộng 
ĐC 113 5 10 24 31 20 15 7 1 0 
TN 116 0 4 13 25 26 24 16 6 2 
Nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tình huống có vấn đề để 
dạy học chương I phần Di truyền học lớp 12. 
Qua kết quả thực nghiệm chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: 
- Thực nghiệm thực hiện ở 3 trường với chất lượng khác nhau nhưng kết 
quả ở cả 3 trường đều cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các lớp thực nghiệm cao 
hơn lớp đối chứng; còn tỉ lệ học sinh yếu kém thì ngược lại. Điều đó khẳng định 
27 
khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối 
chứng. 
- Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học 
sinh, qua việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở những bài kiểm tra, 
chúng tôi nhận thấy việc sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học đã có tác 
dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập bộ môn hơn 
những tiết dạy bình thường. Cụ thể: 
+ Ở các lớp thực nghiệm số học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài lớn 
hơn nhiều so với các lớp đối chứng. Không khí lớp học sôi nổi. Đa số học sinh 
được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em không còn thụ động mà chủ động 
thực hiện các hoạt động do giáo viên đưa ra. 
+ Các câu hỏi tình huống có vấn đề đã kích thích được tính tích cực suy 
nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Các em không chỉ tiếp thu được những nội 
dung kiến thức cơ bản mà còn có khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái 
quát và vận dụng kiến thức một cách hợp lí. Đây là yếu tố giúp bài học ở lớp 
thực nghiệm có kết quả tốt hơn so với lớp đối chứng. 
+ Trong quá trình thực hiện các hoạt động, học sinh phải độc lập làm việc 
với sách giáo khoa và các phương tiện hoạt động để hoàn thành các nhiệm vụ 
mà hoạt động đưa ra, qua đó các em rèn luyện được một số kĩ năng như: quan 
sát tranh vẽ phát hiện kiến thức, tư duy thực nghiệm, làm việc độc lập với 
SGKgiúp học sinh khắc sâu kiến thức, phát huy được năng lực sáng tạo, tìm 
tòi trong học tập, tăng cường hứng thú học tập của các em. 
28 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Thực hiện mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm, đối chiếu với các nhiệm 
vụ đặt ra, chúng tôi đã thu được những kết quả sau: 
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng tình huống có vấn 
đề vào dạy học chương I – Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học lớp 12 
 Cụ thể là: 
+ Xác định khái niệm, đặc điểm, ưu - nhược điểm của dạy học sử dụng 
tình huống có vấn đề, những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng các tình huống có 
vấn đề. 
+ Xác định được các dạng hoạt động và hình thức tổ chức dạy học bằng 
sử dụng tình huống có vấn đề. 
+ Đã thiết kế được các tình huống có vấn đề trong giáo án phục vụ dạy 
học chương I – Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học lớp 12. 
+ Đề xuất quy trình sử dụng các tình huống có vấn để dạy học phần 
chương I – Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học lớp 12 gồm 3 bước: 
 Sơ đồ quy trình dạy học giải quyết vấn đề 
Bước 1: 
 Bước 2: 
 Bước 3: 
Đặt vấn đề 
 a. Tạo tình huống có vấn đề. 
 b. phân tích tình huống để tìm ra quan hệ giữa các 
yếu tố tạo ra mâu thuẫn giữa biết và chưa biết 
c. Phát biểu vấn đề cần giải quyết 
Giải quyết vấn đề 
a. Đề xuất các giả thuyết. 
b. Lập kế hoạch giải. 
c. Thực hiện kế hoạch giải 
Kết luận 
a. Thảo luận kết quả (Khẳng định hay bác bỏ giả 
thuyết đã nêu) và đánh giá. 
b. Phát biểu kết luận. 
c. Đề xuất vấn đề mới 
29 
- Kết quả thực nghiệm bước đầu đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng 
tình huống có vấn đề trong dạy học Sinh học. Việc sử dụng tình huống có vấn đề 
đã góp phần cải thiện chất lượng học tập của học sinh, phát huy được tính tích 
cực, sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh, phát triển các kỹ năng học tập, giải quyết 
vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp của học sinh. 
2. Kiến nghị 
- Để có thể thiết kế được các tình huống có vấn đề và sử dụng có chất 
lượng đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững cả kiến thức lẫn kỹ năng. Vì vậy, 
các giáo viên cần tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc 
biệt là bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương pháp dạy học mới, trong đó có 
dạy học sử dụng tình huống có vấn đề. 
- Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi chỉ mới thiết 
kế được một số dạng hoạt động. Vì vậy cần có sự nghiên cứu bổ sung để có 
đầy đủ các dạng hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương I phần –
– Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực 
cho học sinh. 
30 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn 
Sinh học (dự thảo) 
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2000), Lý luận dạy học sinh học- 
phần đại cương, Nxb Giáo dục, Hà nội. 
3. Phan Đức Duy, 2010, Giáo trình hoạt động hóa người học trong dạy học 
sinh học, Đại học sư phạm Huế. 
4. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn lập (Chủ biên), Đặng Hữu 
Lanh, Mai Sỹ Tuấn, 2011, Sinh học 12, Nxb Giáo dục. 
5. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn, 2011, 
Sách giáo viên sinh học 12 cơ bản, Nxb giáo dục. 
6. Ngô Văn Hưng, 2008, Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa 
lớp 12 môn Sinh Học, Nxb Giáo dục 
7. Nghị quyết số 29-NQ/TW, 2013, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và 
đào tạo, Đảng cộng sản Việt Nam. 
8. Ngô Văn Hưng, Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên, 
2009, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng Môn Sinh Học lớp 12, 
Nxb Giáo dục. 
9. Nguyễn Đình Nhâm, 2009, Giáo trình lí luận dạy học sinh học, Đại học vinh. 
10. Trần Khánh Phương, 2008, Thiết kế bài giảng sinh học 12, Tập 2, Nxb Hà 
Nội. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_va_su_dung_tinh_huong_co_van_de_de_day_mot_so.pdf
Sáng Kiến Liên Quan