Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp hoạt động nghiên cứu bài học và phương pháp đóng vai dạy học bài “Di truyền y học”

Thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Nhìn chung, chất lượng và lực lượng của đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy ngày càng được nâng cao thế nhưng PPDH của các thầy cô vẫn mang tính thuyết giảng làm cho học sinh phát triển các năng lực một cách bị động, không có hướng cho học sinh tự mày mò, tìm hiểu. Do vậy đổi mới PPDH là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. Để đổi mới PPDH, đòi hỏi người thầy không chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng mà còn phải tự mình vượt qua những thói quen đã ăn sâu vào nghiệp vụ sư phạm. Đòi hỏi người thầy phải làm quen với CNTT và những PPDH hiện đại, đầu tư thời gian và công sức nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp phù hợp.

Các trường THPT hiện nay đã được trang bị tương đối đẩy đủ các phương tiện, thiết bị dạy học, Bộ giáo dục đã mở lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và bước đầu mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Song hiện nay chất lượng dạy học hiện nay của nước ta vẫn chưa theo kịp với giáo dục các nước trên thế giới về cả phương tiện thiết bị cũng như chất lượng dạy học.

Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hoạt động nghiên cứu bài học và kĩ thuật đóng vai là bồi dưỡng và phát triển năng lực cho học sinh THPT trong các trường hiện nay (thông qua các số liệu nghiên cứu, điều tra điều tra dạy học tại các trường THPT trong địa bàn huyện Thanh Chương) và tiệm cận, đón đầu trong việc chuyển giao chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Tôi nhận thấy hiện nay giáo viên các môn văn hóa đã áp dụng, đổi mới phương pháp dạy học, nhưng việc áp dụng, đổi mới chủ yếu là sử dụng dạy học sử dụng phương tiện dạy học bằng CNTT, chứ chưa áp dụng phương pháp mới, hoặc chỉ áp dụng một phương pháp riêng lẻ và cơ bản trong một tiết học, chưa có sự kết hợp nhiều phương pháp với nhau, đa dạng phương pháp trong một tiết học hoặc trong quá trình dạy học. Trong đó sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp giữa giáo viên và học sinh là chủ yếu.

 

doc35 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp hoạt động nghiên cứu bài học và phương pháp đóng vai dạy học bài “Di truyền y học”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thương ở các hệ cơ quan của người bệnh.
- Nhóm 1,2,4 hỏi: Chuyên gia cho biết một số hội chứng bệnh do đột biến NST? Đặc điểm cơ bản để nhận biết người bị bệnh đao
- Chuyên gia trả lời: Có nhiều hội chứng bệnh ở người ví dụ hội chứng Down, Tơcno, Claiphentơ, hội chứng mèo kêu...thông qua chiếu tranh sưu tầm được về hội chứng bệnh.
- Nhóm 1,3,4 hỏi: Xin chuyên gia hãy mô tả cơ chế phát sinh hội Down. 
- Chuyên gia nhóm 3 trả lời và giải thích sơ đồ gây nên bệnh Down
NST 21 giảm phân không bình thường (ở người mẹ) cho giao tử mang 2 NST 21, khi thụ tinh kết hợp với giao tử có 1 NST 21→ cơ thể mang 3 NST 21 gây nên hội chứng Đao.
- Nhóm 1,2,4 hỏi:Chuyên gia cho lời khuyên để hạn chế sinh con bị bệnh Down 
- Chuyên gia nhóm 3 trả lời: Không nên sinh con trên tuổi 35
- GV : Nhận xét, kết luận, bổ sung thông qua . 
II. Hội chứng bệnh liên quan đế đột biến NS
Đại diện nhóm đóng vai chuyên gia hiểu rõ và nêu rõ được:
- Khái niệm: 
- Ví dụ : 
- Cơ chế : 
- Cách phòng bệnh 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về bệnh ung thư
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt đối với HS
* Các nhóm đặt câu hỏi cho Bác sỹ, Chuyên gia nhóm 4 lời các câu hỏi.
- Nhóm 1,2,3 hỏi: Thưa bác sĩ bệnh ung thư là gì? Bác sỹ hãy cho một số ví dụ về bệnh ung thư ?
- Đại diện đóng vai bác sĩ nhóm 4 trả lời: Ung thư là loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối U chèn ép các cơ quan trong cơ thể. 
- Nhóm 1,2,3 hỏi: Hiện nay bệnh ung thư đã có thuốc chữa trị chưa?
Đại diện nhóm 4 trả lời: chưa có thuốc điều trị, dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tế bào ung thư.
- Thức ăn đảm bảo vệ sinh, môi trường sống trong lành.
- Nhóm 1,2,3 hỏi: Thưa bác sĩ nguyên nhân gây bệnh ung thư là gì?
Đại diện đóng vai bác sĩ trả lời: Nguyên nguyên nhân bệnh ung thư khoa học đã chứng minh do đột biến gen, hoặc do đột biến NST
 Đặc biệt là đột biến xảy ra ở 2 loại gen : +Gen quy đinh yếu tố sinh trưởng
+Gen ức chế các khối u
- Nhóm 1,2,3 hỏi: Thưa bác sĩ. Chúng ta có thể làm gì để phòng ngừa các bệnh ung thư?
- Đại diện đóng vai bác sĩ trả lời:
+ Hiện nay chúng ta chưa có thuốc điều trị bệnh ung thư, mà chỉ có phương pháp ức chế khối u bằng cách: dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tế bào ung thư.
+ Thức ăn đảm bảo vệ sinh, môi trường sống trong lành.
- Nhóm 1,2,3 hỏi: Thưa bác sĩ tại sao bệnh ung thư ngày nay phát hiện rất nhiều?
Đại diện đóng vai bác sĩ trả lời: (thông qua số liệu điều tra thực trạng bệnh ung thư): bằng cách chiếu ảnh thực trạng bệnh ung thư.
GV : Kết luận, nhận xét, bổ sung thông qua nội dung quá trình hỏi đáp của các nhóm học sinh 
III. Bệnh ung thư: 
Đại diện nhóm đóng vai bác sỹ hiểu rõ và nêu rõ được:
- Khái niệm bệnh ung thư
- Nguyên nhân,cơ chế : Đột biến gen, đột biến NST
 Đột biến xảy ra ở 2 loại gen : 
- Gen quy đinh yếu tố sinh trưởng
- Gen ức chế các khối u
- Cách điều trị : 
3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
Giao nhiệm vụ: HS trả lời các câu hỏi sau
Trắc nghiệm: 
Câu 1. Ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp giải thích , chẩn đoàn , phòng ngừa hạn chế bệnh tật và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí gọi là:
Di truyền y học	C. Di truyền học người
Di truyền y học	D. Di truyền y học tư vấn
 	Câu 2. Di truyền Y học đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ung thư ở cơ chế phân tử liên quan tới biến đổi:
Cấu trúc của NST	B. Số lượng NST	
Cấu trúc ADN	D. Môi trường sống
Câu 3. Hội chứng Down dễ dàng xác định được bằng:
Phương pháp xác nghiên cứu trẻ đồng sinh	B. Phương pháp phân tử
C. 	Phương pháp nghiên cứu tế bào học	D. Phương pháp phả hệ
Câu 4. Người có ngoại hình không bình thường, phân tích NST của người này thì thấy NST thứ 21 có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc. Người này bị bệnh:
Down	B. Mù màu	C. Claiphenter	D. Torno
Câu 5. Bệnh phenylketo niệu là bệnh di truyền do:
Đột biến gen trội nằm trên NST thường
Đột biến gen lặn nằm trên NST thường
Đột biến gen trội nằm trên NST X
Đột biến gen trội nằm trên NST Y
Câu 6. Cơ chế làm xuất hiện các khối U trên cơ thể người là do:
Các đột biến gen	D. Đột biến tế bào xôma
Đột biến cấu trúc NST	
 Tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào
Tự Luận
 Câu 1. Mô tả đặc điểm một số bệnh di truyền ở người ? Phương pháp phòng và chữa các bệnh di truyền ở người
VI. RÚT KINH NGHIỆM
.
	2.3.1.3. Giao nhiệm vụ cho cá nhân và các tổ nhóm tự nghiên cứu bài học, lập kế hoạch về tình huống đóng vai
- Giao nhiệm vụ sau buổi học trước đó phải thật cụ thể thông qua những câu hỏi được chuẩn bị sẵn, giáo viên in trên giấy A4 hoặc trình chiếu trên bảng Powepoint.
- Yêu cầu: Câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể, vừa sức với cá nhân hoặc nhóm tổ. Đóng vai cụ thể, phù hợp nội dung bài học
Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tìm hiểu như yêu cầu xem sách giáo khoa, tìm hiểu trên mạng internet qua những đường link cụ thể.
- Chia nhóm: có thể chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm một nội dung tìm hiểu đồng thời gợi ý cho các nhóm vào vai chuyên gia. Có thể một hoặc một số chuyên gia cùng bàn luận về vấn đề trong bài học. Đồng thời gợi ý những tình huống có thể xảy ra, và có thể hỏi về vấn đề gì?...Đồng thời các bạn nhóm khác cũng phải tìm hiểu nội dung của nhóm mình để đặt ra những câu hỏi cho nhóm bạn, nhận xét được phần thể hiện của nhóm khác. Tất nhiên những câu hỏi đó giáo viên phải lưu ý học sinh nêu phải đúng, sát với vấn đề được đề cập nghiên cứu.
Đối với bài “Di truyền y học” được phân công mỗi lớp thành các nhóm như sau:
	Nhóm 1: Đóng vai chuyên gia phụ trách phần bệnh di truyền phân tử: Yêu cầu tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân gây bệnh di truyền phân tử. Tìm hiểu biểu hiện, cơ chế, tác hại một số bệnh liên quan như máu khó đông, hồng cầu hình liềm, bệnh mù màu... 
	Nhóm 2: Đóng vai Bác sĩ phụ trách tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế, hậu quả, cách phòng và chữa bệnh Pheninketo niệu.
Nhóm 3: Đóng vai chuyên gia phụ trách phần hội chứng bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể: Yêu cầu tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân của hội chứng bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể. Tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân, cơ chế gây hội chứng Đao, cách hạn chế sinh con mắc hội chứng Down.
Nhóm 4: Đóng vai bác sĩ phụ trách phần ung thư: Tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế gây bệnh ung thư. Cách phòng và chữa bệnh ung thư.
Để góp phần giúp học sinh dễ dàng theo dõi và ghi chép phần nội dung của nhóm khác phụ trách thì giáo viên thiết kế phiếu học tập cho học sinh vừa theo dõi vừa ghi nội dung bài.Giáo viên yêu cầu các nhóm xác định thời gian đóng vai. Thông qua các câu trả lời của các chuyên gia và bác sĩ không quá dài. Học sinh phải chú ý soạn nội dung theo yêu cầu rõ ràng, súc tích trình chiếu Powerpoint hoặc bằng A0 trả lời 
Hình 2.1. Hoạt động phân nhóm - tổ dạy học bài Di truyền y học
	2.3.4: Tiến trình bài học
Chuẩn bị tạo không khí thuận lợi, phân nhóm rõ ràng, vị trí giáo viên và của chuyên gia thực hiện trả lời thuận lợi, phù hợp. 
a. Giáo viên giới thiệu
	Đối với bài này giáo viên sẽ đóng vai người dẫn chương trình để dẫn dắt vì bài có nhiều phần, sau mỗi phần giáo viên có thể kết nối giữa các nhóm, khuyến khích học sinh hỏi, trả lời sau đó nhận xét ngắn gọn mỗi phần trước khi qua phần khác về các yêu cầu: Sự chuẩn bị nội dung bài học theo yêu cầu, kỹ năng giao tiếp, cách trình bày, giải thích dễ hiểu không, đúng và đầy đủ nội dung không ?
Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh thể hiện những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
	Giáo viên dẫn dắt, giới thiệu một bệnh di truyền phân tử và hội chứng bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể.
	b. Hoạt động của học sinh ( Xem hình phụ lục)
	Đại diện các nhóm lên “đóng vai chuyên gia” phụ trách phần nội dung của mình lên làm việc.
	Các chuyên gia, bác sĩ học sinh sẽ yêu cầu các bạn đặt câu hỏi cho phần nội dung mình phụ trách theo từng phần cụ thể. Yêu cầu câu hỏi phải đúng nội dung phần đang được tìm hiểu (nếu câu hỏi ngoài phạm vi nội dung giáo viên sẽ nhắc nhở, gợi ý giúp các em định hướng rõ hơn).
	Một số câu hỏi các em đã hỏi dành cho các nhóm: (Ở các lớp khác nhau các em thêm một số câu hỏi khác, hay cách đặt câu hỏi khác đi nhưng nội dung giống nhau). 
c. Phần đánh giá của giáo viên
	Sau mỗi phần thì giáo viên dành khoảng 2 phút để đánh giá sơ bộ và cô đọng lại phần kiến thức mà chuyên gia, bác sĩ học sinh đã giải thích, trình bày.
	Sau khi các vị chuyên gia, bác sĩ học sinh của từng nhóm làm việc xong giáo viên nhận xét, đánh giá kĩ các nhóm: 
	- Đánh giá về cách đặt câu hỏi, số lượng chất lượng câu hỏi, cách đóng vai chuyên gia, cách các em trình bày.
	- Đánh giá về quá trình chuẩn bị của các nhóm.
	- Đánh giá về phần nội dung các em tìm hiểu và cung cấp. Nếu phần nào chưa rõ cần làm rõ hơn giáo viên có thể đặt câu hỏi lại cho các chuyên gia học sinh và các nhóm để làm rõ vấn đề. 
	- Để giúp kiểm tra xem các thành viên khác trong lớp có theo dõi hoạt động của lớp hay không giáo viên đặt câu hỏi cho các thành viên trong lớp trong phạm vi nội dung các chuyên gia đã trình bày. Qua đây giáo viên sẽ đặt tình huống giáo dục về tình yêu thương đối với những trường hợp không may mắn bị bệnh di truyền trong thực tế bắt gặp.
	- Sau đó, yêu cầu đại diện các nhóm có phần nhận xét giữa các nhóm, giáo viên sẽ đánh giá chấm điểm khích lệ cho các em, động viên các em cố gắng. Nhóm nào làm tốt thì tuyên dương, nhóm nào làm chưa tốt phần nào thì phê bình phần đó còn phần nào tốt cũng được tuyên dương. 
2.4. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI.
2.4.1. Kết quả khảo nghiệm.
	Mục đích của đề tài là khảo sát nội dung dựa trên thông tin nghiên cứu áp dụng dạy học ở trưởng THPT Thanh Chương 3 trên các lớp: 12A1, 12B, 12D1, 12D2, 12D3, 12D5 do bản thân tôi đảm nhiệm dạy học năm học 2020-2021. Từ đó đã có đánh giá, nhận định về nội dung đổi mới phương pháp dạy học. Nhận xét về phương pháp dạy học phù hợp, từ đó sắp xếp lại phương pháp dạy học cho phù hợprút ra được những kinh nghiệm cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học và có những đề xuất giải pháp góp phần đa dạng hóa các phương pháp dạy học.
Trong đó tôi đã dựa trên tình hình về năng lực học tập của các lớp và đã chia ra các lớp thành 2 nhóm lớp để kiểm tra và đánh giá kết quả sau khi đã áp dụng đề tài một cách khách quan: Gồm lớp 12B học tốt, 12D2 học khá dùng đối chứng kết quả với các lớp áp dụng đề tài 12A1 học tốt, 12D1 học khá, 12D3 học trung bình, 12D5 học non để đối chứng.
Kết quả thực hiện: Ở các lớp cơ bản 12D5 còn gặp khó khăn. Trong đó 4 nhóm có 2 nhóm hoạt động hiệu quả, 1 nhóm hoạt động tương đối. Còn 1 nhóm thì còn chưa hiệu quả, giáo viên phải hỗ trợ nhóm này trong quá trình các em trình bày nội dung. Còn ở lớp 12A1,12D1 các em hoạt động rất tốt. Lớp 12D3 là lớp thực hiện sau, rút kinh nghiệm khi thực hiện ở lớp 12A1,12D1,12D5 trong phần giao việc và hướng dẫn thực hiện tôi yêu cầu các nhóm từng nội dung cụ thể hơn, trong quá trình học sinh chuẩn bị ở nhà tôi chủ động liên lạc với các em để xem quá trình chuẩn bị của các nhóm và hỗ trợ kịp thời nên kết quả thực hiện ở lớp 12D3 rất tốt mặc dầu khả năng của lớp 12D3 này non hơn nhiều so với lớp 12A1,12D1.
Sau khi thực hiện áp dụng đề tài "Kết hợp hoạt động nghiên cứu bài học và phương pháp đóng vai” tôi thu được kết quả đối chứng giữa các lớp 12B, 12D2 dùng đối chứng kết quả với các lớp dạy học áp dụng đề tài 12A1, 12D1, 12D3, 12D5. Theo bảng thống kê số liệu qua bài kiểm tra khảo sát trắc nghiệm 15 phút như sau:
Bảng 2.3. Bảng thống kê khảo sát áp dụng đề tài năm học 2020 – 2021
Thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm 15 phút
Điểm 
LỚP KHẢO SÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
LỚP ĐỐI CHỨNG
12A1(45HS)
12D1(39HS)
12D3(34HS)
12D5(34HS)
12B(39HS)
12D2(34HS)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10đ
9
20
7
17,94
3
8,82
5
14,7
2
5,13
0
0
9đ
27
60
25
64,1
8
23,53
8
23,53
2
5,13
0
0
8đ
6
13,3
5
12,82
12
35,3
14
41,18
16
41,02
12
35,3
7đ
3
6.6
1
2,57
8
23,53
7
20,59
12
30,77
9
26,47
6đ
1
2,57
3
8,82
4
10,26
5
14,7
5đ
3
7,69
7
20,59
4đ
1
2,94
Bảng 2.4: Bảng so sánh đặc điểm của quá trình dạy học theo phương pháp truyền thống với phương pháp dạy học mới áp dụng đề tài tôi đã rút ra được một số đặc điểm như sau:
Tiêu chí
PPDH Truyền thống
PPDH áp dụng đề tài dạy học tích cực
Người dạy
 Người dạy trình bày, giải thích cho học sinh tiếp cận nội dung mới theo các bước thuyết trình, giảng giải, chỉ đạo kiểm tra các bước học tập
 Người dạy có nhiệm vụ lên lế hoạch, đưa ra các tình huống có vấn đề và chỉ dẫn HS tự nghiên cứu, tìm kiếm thông tin nội dung, giáo viên tư vấn và đánh giá kết quả
Người học
Người học có vai trò hầu như bị động, nhàm chán.
Người học có vai trò tích cực, tự điều chỉnh, say mê, sôi nổi chủ động nghiên cứu .
HS là trung tâm
Quá trình dạy
Quá trình dạy là truyền tải tri thức từ người dạy sang người học, truyền tải kiến thức bị lặp lại.
PPDH truyền thụ thông báo là chủ yếu, định hướng mục đích học tập kiểm tra. Nặng về định hướng hiệu quả truyền đạt
Giáo viên là trung tâm
Quá trình dạy có tính chất gợi ý, hỗ trợ và tư vấn. Tính lặp lại của phương pháp không diễn ra.
Giờ học phối hợp hành động của người dạy và người học trong việc lập kế hoạch thực hiện đành giá giờ dạy
Định hướng kiến tạo, học sinh là trung tâm
Quá trình học
Quá trình học thụ động trong lĩnh hội kiến thức.
Người học chủ yếu làm việc cá nhân đơn lẻ mạnh ai người làm, hạn chế tinh thần đoàn kết nhóm
Quá trình kiến tạo kiến thức tích cực, quá trình học được hình thành theo từng chủ đề có tình huống.
Người học kết hợp nhiều năng lực khác nhau, phối hợp nhóm phát huy tinh thần nhóm
Đánh giá 
Dạy học là hai phần đánh giá khác nhau của quá trình dạy học. Đánh giá chủ yếu chú trọng vào việc tái hiện kiến thức.
Quá trình học được đánh giá chú trọng hơn cả.
Đánh giá chú trọng vào khả năng thu thập và xử lý kiến thức, ứng dụng kiến thức vào trong xử lý hành động
Qua kết quả thống kê về quá trình áp dụng đề tài “Kết hợp hoạt động nghiên cứu bài học và phương pháp đóng vai”, tôi nhận thấy sáng kiến này hoàn toàn có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh, và kết quả khi áp dụng sẽ đem lại tính hiệu quả cao trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo xu thế mới của thời đại. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng sáng kiến giáo viên tùy váo từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể có điều chỉnh các yêu cầu và hướng dẫn phù hợp để học sinh có thể thực hiện. Áp dụng cho mọi điều kiện của nhà trường. Nếu trường học có cơ sở vật chất càng tốt thì tính hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến càng cao. 
2.4.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện đề tài.
2.4.2.1. Thuận lợi: 
	Sau khi thực hiện dạy học đề tài trong năm học 2020 - 2021 tôi thấy: Các nhóm được giáo viên chuẩn bị giao và lên kế hoạch thực hiện cụ thể và chi tiết đều hoàn thành tốt công việc của mình. Tuy nhiên mức độ thành công của các nhóm là khác nhau, sản phẩm các em làm ra thể hiện được tính hiệu quả cao trong việc đổi mới phương pháp. Qua đó các em sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho mình trong quá trình học tập, giao tiếp ứng xử với mọi người, đây chính là cơ sở tạo điều kiện cho các em sau này bước vào các trường Đại học chủ động tiếp cận môi trường học tập mới nâng cao về các năng lực :
+ Nâng cao năng lực hoạt động tự nghiên cứu ở học sinh. Khi đọc tài liệu các em sẽ biết cách cần đặt những câu hỏi gì để tìm hiểu thông tin tốt nhất.
+ Nâng cao năng lực trình bày, phát huy khả năng sáng tạo trong cách trình bày. Trong qua quá trình trình bày, làm việc nhóm các em sẽ tự tin hơn và rèn luyện kĩ năng hợp tác của các em trong nhóm.
+ Thông qua việc đóng vai các em rất hứng thú đối với nhiệm vụ học tập, và phát huy những khả năng đặc biệt của bản thân.
	Điều này nhận thấy việc áp dụng sáng kiến đối với môn học là cần thiết và có hiệu quả trong việc làm tăng hứng thú cho học sinh, khiến học sinh yêu thích môn học hơn, ngoài ra khi tự nghiên cứu và đóng vai những nhân vật bác sĩ các em vô cùng thích thú và cố gắng học thật tốt để trở thành bác sĩ trong tương lai.
Khi học sinh có hứng thú học tập thì kết quả học tập của các em tăng lên rất nhiều. Hơn nữa các em sẽ học được nhiều bài học bổ ích cho bản thân mình, rèn luyện những kĩ năng cần thiết khác nhau, phát triển nhiều năng lực mà phương pháp dạy học thụ động không đem lại được.
2.4.2.2. Khó khăn:
Kết quả khi áp dụng đề tài: Tính hiệu quả của đề tài này đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên trước khi dạy như: Thông báo và giao nhiệm vụ chuẩn bị nghiên cứu bài học trước khi diễn ra, học sinh cần có thời gian đầu tự nghiên cứu bài học, các nhóm phải thực hành đóng vai, thảo luận phần nội dung thậm chí để sinh động hơn cần có trang phục phù hợp theo nội dung đã hướng dẫn của giáo viên, Khi giao nhiệm vụ phải đảm bảo phù hợp với năng lực của từng nhóm, lớp. 
Một số học sinh còn hạn chế năng khiếu khi đóng vai, thiếu tính tự tin, e ngại trước đám đông. Do vậy đòi hỏi giáo viên phải động viên để tạo sự hứng thú cho học sinh khi tham gia hoạt động nhóm. Từ đó các em chủ động lĩnh hội bài học thì mới đem lại hiệu qủa cao trong dạy học.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Hiện nay đổi mới PPDH hiện nay ở trong các nhà trường THPT chưa được toàn diện, chưa áp dụng hiệu quả các PPDH tích cực. Thông qua quá trình khảo sát cho thấy có các nguyên nhân gây nên tình trạng trên do PHDH chưa phát huy được tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học. Để nâng cao chất lượng dạy học, đề tài kết hợp hoạt động NCBH và phương pháp đóng vai đã góp phần dạy học hướng tới hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, chống lại thói quen thụ động. Thể hiện được một số đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực đó là:
Dạy học thông qua tổ chức hoạt động học trập của học sinh
Dạy học chú trọng phương pháp rèn luyện tự học
Tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác
Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò
Đề tài đã được tôi áp dụng có hiệu quả tốt trong quá trình dạy học. Đề tài có tính thực tiễn và có khả năng áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực dạy học các bộ môn khoa học ở các nhà trường TH và THPT hiện nay.
II. KIẾN NGHỊ 
Tôi xin được kiến nghị một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như sau:
Đối với ngành giáo dục cần có sự thay đổi mạnh mẽ cách dạy, cách học, cách đánh giá học sinh theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo. Quan trọng hơn học sinh phải có bản lĩnh tự tìm tòi nghiên cứu, khám phá lĩnh hội tri thức.
Đối với mỗi giáo viên cần tăng cường tự nghiên cứu giải pháp, PP dạy học, không ngại khó khăn đổi mới PPDH
Cần nâng cao chất lượng đội ngũ dạy học thông qua việc đào tạo kiến thức và PPDH 
Khuyến khích và có chính sách tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới tích cực, tự giác nghiên cứu 
Để phát triển chất lượng giáo dục theo kịp với xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới cần phải có chiến lược, kế hoạch đổi mới phù hợp với tình hình thực tế
Tôi hy vọng rằng, những giải pháp tôi đưa ra sẽ là căn cứ để góp phần đổi mới PPDH, tạo điều kiện phát triển chất lượng dạy học phù hợp với xu thế chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SGK sinh học cơ bản sinh học 12. Bộ GD&ĐT 
Sách dạy học tích cực và một số phương pháp và kỷ thuật dạy học. Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Sách dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực của người học ở trường THPT. Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Sách cẩm nang, phương pháp sư phạm. Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH GHI LẠI TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐỀ TÀI
Hình 1. Học sinh đóng vai bác sĩ và đại diện các nhóm đặt câu hỏi 
Hình 2. Các nhóm đặt câu hỏi cho bác sĩ trả lời
Hình 3. Giáo viên đang thực hiện hoạt động củng cố kiến thức bài học
Hình 4. Học sinh đóng vai bác sĩ báo cáo bằng sơ đồ hóa 
 và hướng dẫn cách chữa bệnh Phenylketo niệu
Hình 5. Học sinh đóng vai bác sĩ báo cáo cơ chế bệnh Phenylketo niệu
Hình 6. Học sinh học sinh đóng vai báo cáo cơ chế bệnh đột biến số lượng NST
	Hình 7. Học sinh sự phối hợp hoạt động nhóm báo cáo thực trạng bệnh ung thư
Hình 8: Học sinh phối hợp hoạt động nhóm báo cáo về các bệnh ung thư
Hình 8. Học sinh phối hợp hoạt động nhóm báo cáo về các bệnh ung thư

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ket_hop_hoat_dong_nghien_cuu_bai_hoc_v.doc
Sáng Kiến Liên Quan