SKKN Thiết kế một số thí nghiệm nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập Bài Axitsunfuric - Muối Sunfat môn Hóa học 10
Cơ sở thực tiễn.
Hoá học giúp cho học sinh nhận diện thế giới quan một cách đúng đắn và hoàn chỉnh thông qua các bài học. Là sự khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo để đưa ra những ứng dụng phục vụ cho đời sống con người. Hoá học góp phần giải quyết cách nhìn phiến diện về thế giới quan làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm chuyên nghiên cứu cấu tạo các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Bằng những thí nghiệm hóa học để sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa sự vật, giải thích được bản chất của các hiện tượng hóa học để học sinh có được những kiến thức, kỹ năng tổng hợp và vận dụng vào thực tế đời sống.
Việc sử dụng thí nghiệm hóa học đóng vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học. Thí nghiệm đóng vai trò quan trong nhận thức, phát triển giáo dục. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học Hóa học và để rèn luyện kỹ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú vững chắc và sâu sắc hơn.
Để đạt được mục tiêu này thì bản thân người giáo viên dạy bộ môn Hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng môn học thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đạt kết quả cao.
viên nêu hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập Làm thế nào để thu được H2SO4 đặc từ H2SO4 loãng ? Dung dịch H2SO4 đặc có những tính chất hóa học gì ? Bước 3: Giáo viên đánh giá và kết luận Kết luận: Loại “Mực bí mật” đó là dung dịch H2SO4 loãng; khi dùng dung dịch H2SO4 loãng viết lên giấy trắng, nếu ta hơ tờ giấy gần đèn cồn, dòng chữ màu đen sẽ xuất hiện. Giải thích: Khi hơ như vậy nước sẽ bay hơi, H2SO4 đậm đặc dần, làm than hóa tờ giấy. Bước 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào khi sử dụng H2SO4 quá loãng? Và nếu sau khi viết lên giấy, không hơ lên ngọn lửa đèn cồn mà để ngoài không khí một thời gian lâu thì hiện tượng quan sát được như thế nào? Hãy liên hệ với kiến thức thực tiễn và chương Halogen, tìm thêm các loại “Mực bí mật” khác, trình bày cách làm chữ hay nét vẽ xuất hiện ? 2.3.2. Thí nghiệm về sự pha loãng H2SO4 đặc. Hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành Hóa chất: H2SO4 đặc (98%), nước cất. Dụng cụ: Hai cốc, hai phểu thủy tinh, pipet. Cách tiến hành: Lấy 2 cốc thủy tinh, cho vào cốc thứ nhất 5ml H2O, cốc thứ hai đựng 5ml H2SO4, có phểu úp ngược đậy miệng cốc. Dùng pipet cho H2SO4 đặc qua vòi phểu xuống cốc thứ nhất và H2O qua vòi phểu xuống cốc thứ hai. Quan sát hiện tượng ở 2 cốc và kết luận. Tiến trình hoạt động Sử dụng thí nghiệm trên theo phương pháp thí nghiệm đối chứng. Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập Câu hỏi tình huống: Yêu cầu pha loãng H2SO4 loãng từ H2SO4 đặc cần tiến hành như thế nào ? Bước 2: Nhiệm vụ học sinh Học sinh thảo luận để thống nhất ý kiến đưa ra phương án bố trí làm thí nghiệm và dự đoán hiện tượng. Tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả. So sánh kết quả với dự đoán ban đầu của nhóm và giải thích hiện tượng. Giáo viên nêu hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Nêu tính chất vật lí của H2SO4 đặc ? Bằng cách nào để pha loãng H2SO4 đặc (sử dụng bộ dụng cụ giáo viên hướng dẫn), chú ý quan sát dòng chảy của các chất. Bước 3: Giáo viên đánh giá và kết luận Kết luận: Pha loãng H2SO4 đặc bằng cách cho từ từ axit đặc vào H2O, tuyệt đối không được làm ngược lại. Bước 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng Vì sao H2SO4 đặc dây ra vải bông thì vải bị đen đi và thủng ngay còn HCl đặc dây ra thì vải bị mủn dần và bở ra ? H2SO4 đặc được dùng để làm khô những chất nào ? Nêu cách xử lí khi bị bỏng H2SO4 đặc ? 2.3.3. Thí nghiệm tính oxi hóa của H2SO4 đặc. Hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành Hóa chất: H2SO4 đặc (98%), đồng mảnh, đinh sắt, quì tím, dung dịch KMnO4, bông. Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ. Cách tiến hành: Chuẩn bị 2 ống nghiệm đựng mỗi ống 2 ml H2SO4 đặc, cho vào một ống mảnh đồng và ống kia đinh sắt sạch. Quan sát hiện tượng. Tiến hành đun nóng hai ống nghiệm, thử bằng quì tím ẩm, đậy ống nghiệm bằng bông tẩm KMnO4, tiếp tục đun nóng và quan sát hiện tượng. Tiến trình hoạt động Sử dụng thí nghiệm trên theo phương pháp nghiên cứu. Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập Cu và Fe có tác dụng với H2SO4 đặc, nguội không ? Cu và Fe có tác dụng với H2SO4 đặc, nóng không ? Bước 2: Nhiệm vụ học sinh Học sinh thảo luận để thống nhất ý kiến đưa ra phương án bố trí làm thí nghiệm và dự đoán hiện tượng. Tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả. So sánh kết quả với dự đoán ban đầu của nhóm và giải thích hiện tượng. Giáo viên nêu hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Cu, Fe có tác dụng với H2SO4 loãng? Khi đun nóng thì có xảy ra phản ứng không ? Tiến hành thay đổi nồng độ axit. Cu, Fe có tác dụng với H2SO4 đặc ? Tiến hành đun nóng, quan sát hiện tượng ? Đặt quì tím ẩm vào bên trong miệng ống nghiệm, sau đó đậy ống nghiệm bằng bông tẩm KMnO4, tiếp tục đun nóng. Quan sát và viết phương trình phản ứng, giải thích hiện tượng. Vì sao phải dùng bông tẩm KMnO4 ? Muốn kết thúc thí nghiệm, xử lí khí thoát ra như thế nào ? Viết phương trình phản ứng ? Bước 3: Giáo viên đánh giá và kết luận Kết luận: H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh, tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt); và tính oxi hóa thể hiện ở nguyên tử S có số oxi hóa +6. Bước 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng Khi cho Cu vào H2SO4 đặc, đun nóng thấy mảnh đồng đen đi và sau đó đồng tan ra tạo dung dịch có màu xanh. Giải thích hiện tượng ban đầu mảnh đồng bị đen ? Ngoài Fe, còn có những kim loại nào thụ động với H2SO4 đặc, nguội ? Giải thích nguyên nhân tính thụ động. 2.4. Minh họa thiết kế giáo án dạy học bài Axit sunfuric - Muối sunfat (tiết 1) MỤC TIÊU BÀI HỌC. Kiến thức: Biết được: Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4. Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat. Hiểu được: H2SO4 có tính axit mạnh (tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...) H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất axit sunfuric. Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất . Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S,...) Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. Cẩn thận khi làm việc với axit Trọng tâm H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh và tính háo nước H2SO4 loãng có tính axit mạnh Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng say mê học tập, yêu khoa học, có ý thức vươn lên chiếm lĩnh khoa học kĩ thuật. Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường. Các năng lực: Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học; Năng lực thực hành hóa học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định lớp Bài mới Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1: Tính chất vật lí GV: Cho HS quan sát lọ đựng H2SO4 đặc, kết hợp với SGK nhận xét tính chất vật lí. GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm pha loãng H2SO4 đặc HS: Quan sát lọ và nêu tính chất vật lý của H2SO4. HS: thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn I. AXIT SUNFURIC 1. Tính chất vật lí - Là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi - H2SO4 98% có d =1,84g/cm3 - Tan trong nước và tỏa nhiều nhiệt - Pha loãng axit đặc: rót từ từ axit vào nước Hoạt động 2: Tính chất của H2SO4 loãng GV: Yêu cầu HS nêu tính chất chung của axit và lấy các thí dụ minh họa. HS: Nêu tính chất chung của axit và lấy các thí dụ minh họa (phản ứng với bazơ, oxit bazơ, kim loại, muối) 2. Tính chất hóa học a. Tính chất của dung dịch H2SO4 loãng Tính chất chung của một axit: + làm quỳ tím hoá đỏ + tác dụng với kim loại + tác dụng với bazơ và oxit bazơ + tác dụng với muối của axit yếu hơn Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm “Mực bí mật” Hoạt động 4: Tính chất của H2SO4 đặc GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm tính oxi hóa của H2SO4 đặc GV: Nhắc lại TN “Mực bí mật”, Cho HS xem đoạn video phản ứng giữa H2SO4 đặc với đường saccarozơ, yêu cầu HS viết phương trình HS: thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn HS: thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn. Quan sát, nêu hiện tượng, viết phương trình. HS: Viết phương trình dưới sự gợi ý của GV b. Tính chất của dung dịch H2SO4 đặc - Tính oxi hoá mạnh Nó oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim (S, P, C...) và nhiều hợp chất: H2SO4đặc, nguội không phản ứng với Al, Fe, Cr (thụ động hoá) - Tính háo nước C12H22O11 12C + 11H2O Tiếp theo một phần C bị oxi hóa tiếp: C+ H2SO4 ® CO2 + SO2 + H2O Da tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng, vì vậy khi sử dụng cần hết sức thận trọng. Củng cố, dặn dò 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của việc thiết kế một số thí nghiệm nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập bài Axit sunfuric - Muối sunfat môn Hóa học 10. Trao đổi với giáo viên tiến hành thực nghiệm về mục đích, nội dung hoạt động cho học sinh Xây dựng đề kiểm tra 15 phút (phụ lục). Trao đổi với giáo viên và tiến hành thực nghiệm. Xử lý các kết quả thực nghiệm, phân tích, nhận xét và đánh giá hiệu quả của việc thiết kế một số thí nghiệm nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập bài Axit sunfuric - Muối sunfat môn Hóa học 10 3.2. Đối tượng thực nghiệm Do hạn chế về thời gian, thời điểm và điều kiện cho phép nên chúng tôi mới chỉ tiến hành thực nghiệm được ở phạm vi nhỏ hẹp như sau: Trường THPT Anh Sơn 3 - Nghệ An: Lớp 10C3, 10C4, 10C5, 10C6 Trường THPT Anh Sơn 1 - Nghệ An: Lớp 10T1, 10T2, 10A1, 10A2 Trường THPT Mường Quạ - Nghệ An: Lớp 10A, 10B, 10C, 10D 3.3. Quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm. 3.3.1. Tìm hiểu đối tượng thực nghiệm. Đối với trường THPT Anh Sơn 3 - Nghệ An, chúng tôi tìm hiểu kết quả học tập của các lớp khối 10 và chọn ra được 4 lớp có điểm trung bình môn hoá học của học kì I - năm học 2020 - 2021 xấp xỉ nhau là 10C3, 10C4, 10C5, 10C6 Đối với trường THPT Anh Sơn 1 - Nghệ An, chúng tôi tìm hiểu kết quả học tập của các lớp khối 10 và chọn ra được 4 lớp có điểm trung bình môn hoá học của học kì I - năm học 2020 - 2021 xấp xỉ nhau là 10T1, 10T2, 10A1, 10A2 Đối với trường THPT Mường Quạ - Nghệ An, chúng tôi tìm hiểu kết quả học tập của các lớp khối 10 và chọn ra được 4 lớp có điểm trung bình môn hoá học của học kì I - năm học 2020 - 2021 xấp xỉ nhau là 10A, 10B, 10C, 10D Số TT Lớp TN-ĐC Số HS Lớp thực tế Trường GVTN sư phạm 1 TN1 42 C3 THPT Anh Sơn 3 - Nghệ An Bùi Hồng Quang 2 ĐC1 37 C4 3 TN2 40 C5 4 ĐC2 41 C6 5 TN3 41 T1 THPT Anh Sơn 1 - Nghệ An Đoàn Văn Cường 6 ĐC3 42 T2 7 TN4 43 A1 8 ĐC4 42 A2 9 TN5 44 A THPT Mường Quạ - Nghệ An Lô Thị Thơ 10 ĐC5 44 B 11 TN6 42 C 12 ĐC6 43 D 3.3.2. Thiết kế tiến trình thực nghiệm. Để thiết kế chương trình thực nghiệm, tôi đã đưa đề tài nay cho các giáo viên đọc và cùng với các giáo viên thảo luận về phương pháp thực nghiệm, chúng tôi đã thống nhất phương pháp thực nghiệm như sau: Đối với các lớp thực nghiệm, giáo viên sẽ lựa chọn, sử dụng thí nghiệm để thiết kế bài dạy. Đối với lớp đối chứng, giáo viên dạy bình thường, không sử dụng các thí nghiệm trên. Đối với từng trường, các lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm bài kiểm tra 15 phút. Giáo viên chấm bài của các học sinh các lớp được chọn để đánh giá kết quả thực nghiệm. Sau khi giáo viên chấm bài kiểm tra ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, chúng tôi lấy kết quả đem xử lí rồi tiến hành đánh giá. 3.4. Kết quả thực nghiệm và xử lí kết quả thực nghiệm. 3.4.1. Phương pháp xử lí kết quả. Để xử lí kết quả, chúng tôi dùng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục chúng tôi tiến hành. - Lập bảng phân phối điểm, bảng luỹ tích. - Tính các tham số đặc trưng thống kê, bao gồm: + Trung bình cộng + Độ lệch chuẩn (S) + Phương sai (S2) + Sai số tiêu chuẩn (m) + Hệ số biến thiên (V) + Đại lượng kiểm định (t ) - Vẽ đồ thị đường luỹ tích. 3.4.2. Kết quả thực nghiệm. Bảng 1. Điểm bài kiểm tra 15 phút của học sinh trường THPT Anh Sơn 3 Trường PT Lớp Đối tượng Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Anh Sơn 3 C3 TN1 42 0 0 1 2 2 3 9 9 10 8 2 6.96 C4 ĐC1 37 0 0 2 2 2 7 8 7 4 7 1 6.38 C5 TN2 40 0 0 0 0 3 6 11 12 6 3 3 6.75 C6 ĐC2 41 0 0 1 1 3 8 13 10 5 2 1 6.20 ∑ TN 82 0 0 1 2 5 9 20 21 16 11 5 6.86 ∑ ĐC 78 0 0 3 3 5 15 21 17 10 9 2 6.29 Bảng 2. Điểm bài kiểm tra 15 phút của học sinh trường THPT Anh Sơn 1 Trường PT Lớp Đối tượng Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Anh Sơn 1 T1 TN3 41 0 0 0 0 1 6 4 11 7 2 1 6.84 T2 ĐC3 42 0 0 0 1 2 7 7 9 5 1 0 6.25 A1 TN4 43 0 0 0 0 3 4 3 10 8 4 0 6.88 A2 ĐC4 42 0 0 1 2 4 4 5 8 6 2 0 6.13 ∑ TN 84 0 0 0 0 4 10 7 21 15 6 1 6.86 ∑ ĐC 84 0 0 1 3 6 11 12 17 11 3 0 6.19 Bảng 3. Điểm bài kiểm tra 15 phút của học sinh trường THPT Mường Quạ Trường PT Lớp Đối tượng Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Mường Quạ A TN5 44 0 0 1 1 5 3 7 8 10 8 1 6.82 B ĐC5 44 0 0 1 2 6 5 8 8 8 6 0 6.34 C TN6 42 0 0 0 1 5 5 7 7 8 7 2 6.81 D ĐC6 43 0 0 1 1 6 7 6 9 6 6 1 6.40 ∑TN 86 0 0 1 2 10 8 14 15 18 15 3 6,82 ∑ĐC 87 0 0 2 3 12 12 14 17 14 12 1 6.37 Bảng 4. Bảng phân phối tần suất lũy tích ĐiểmXi Lớp Số HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 82 0 0 0.6 2.8 9.5 19.6 35.4 57.9 81.3 95.3 100 ĐC 78 0 0 1.9 6.1 14.4 29.8 52.9 74.4 88.1 98.1 100 TN 84 0.0 2.1 4.2 8.3 18.8 39.6 58.3 72.9 87.5 97.9 100 ĐC 84 0.0 2.1 10.6 25.5 44.7 57.4 74.5 85.1 93.6 97.9 100 TN 86 0.0 0.0 2.0 5.9 13.7 43.1 68.6 84.3 94.1 100 100 ĐC 87 0.0 3.8 11.5 21.2 36.5 61.5 80.8 92.3 98.1 100 100 Các đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút Hình 1. Trường THPT Anh Sơn 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm kiểm tra 40 . 20 . 0 TN ĐC .. 120 . 100 . 80 . 60 % HS đạt điểm xi trở xuống Hình 2. Trường THPT Anh Sơn 1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 . 20 0 TN ĐC 120 100 . 80 . 60 . Hình 3. Trường THPT Mường Quạ 120 100 80 . 60 . 40 . 20 . 0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Bảng 5. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút Lớp % Yếu- Kém % Trung bình %Khá % Giỏi TN 9.5 25.9 45.9 18.7 ĐC 14.4 38.5 35.3 11.9 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 %Yếu-kém %Trung bình %Khá %Giỏi TN ĐC Hình 4. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra 15 phút Bảng 6. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15 phút Lớp XTB S2 S V m tTN TN 6.97 2.90 1.70 24.42% 0.0960 4.597 ĐC 6.34 3.03 1.74 27.44% 0.0964 3.5. Kết luận về thực nghiệm sư phạm. 3.5.1. Nhận xét định tính. Đối với học sinh Qua quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy: Học sinh thấy hứng thú hơn khi học môn Hoá học. Đã kích thích sự tìm tòi, tham khảo các tài liệu trong sách, trong báo chí, thư viện các phương tiện phát thanh truyền hình, internet, có liên quan đến thí nghiệm Hoá học. Học sinh vận dụng tốt hơn kiến thức Hoá học khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến Hoá học. Học sinh thấy rõ hơn ý nghĩa, vai trò của việc học môn Hoá học. Những kết quả tích cực đó góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của việc dạy - học môn Hoá học THPT. Đối với giáo viên Các giáo viên dạy môn Hoá học thấy rất hứng thú và cũng thấy được tác dụng của việc sử dụng đề tài này. Các giáo viên cũng có ý kiến nên đưa nhiều thí nghiệm vào dạy học Hoá học. 3.5.2. Nhận xét định lượng. Từ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm chúng tôi thấy: Điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm luôn cao hơn các lớp đối chứng. STN < SĐC , mà S càng nhỏ chứng tỏ số liệu của lớp thực nghiệm ít phân tán hơn so với lớp đối chứng. Hệ số biến thiên V ở các lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn các lớp đối chứng, mặt khác V thực nghiệm nằm trong khoảng 10 - 30%, có độ dao động trung bình. Vì vậy kết quả thu được đáng tin cậy. Điều này một lần nữa chứng tỏ phương pháp áp dụng cho lớp thực nghiệm đạt hiệu quả trong giảng dạy Đường luỹ tích của các lớp thực nghiệm luôn nằm ở bên phải và phía dưới đường luỹ tích của các lớp đối chứng nghĩa là các học sinh lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng. Biểu đồ cho thấy kết quả học tập được cải thiện đáng kể khi áp dụng đề tài. Các kết quả trên đã khẳng định việc thiết kế một số thí nghiệm nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập bài Axit sunfuric - Muối sunfat môn Hóa học 10 đã góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận chung. Thiết kế thí nghiệm trong dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Thông qua thí nghiệm để nâng cao hứng thú, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh nhằm nâng cao kết quả học tập. Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau đây: Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn của đề tài, từ đó thiết kế một số thí nghiệm nhằm tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập bài Axit sunfuric - Muối sunfat môn Hóa học 10. 2. Kiến nghị, đề xuất. Với thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, đề tài chắc chắn còn có nhiều hạn chế. Chúng tôi xin chân thành mong đợi những lời nhận xét, góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn để chúng tôi bổ sung và hoàn thiện thêm cho đề tài cũng như cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng. Hóa học 10. NXB Giáo dục. [2] Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi. Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông. NXB Khoa học và kỹ thuật. [3] Sở GD&ĐT Nghệ An. Tài liệu tập huấn môn Hóa học. [4] Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu. Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hoá học phổ thông. NXB Giáo dục. [5] Cao Cự Giác. Bài tập lí thuyết và thực nghiệm Hoá học - tập 1. NXB Giáo dục [6] Cao Cự Giác. Bài tập lí thuyết và thực nghiệm Hoá học - tập 2. NXB Giáo dục [7] Tài liệu từ nguồn Internet. PHỤ LỤC ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Họ và tên: .... Lớp 10 Câu 1: Nguyên tắc pha loãng axit sunfuric đặc là: A. Rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ B. Rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ C. Rót từ từ axit vào nước và đun nhẹ D. Rót từ từ nước vào axit và đun nhẹ Câu 2: Kim loại nào dưới đây có phản ứng với axit H2SO4 đặc, nguội A. Cr B. Al C. Fe D. Zn Câu 3: Hòa tan hết 12,8g kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 4,48 lít khí SO2(spk duy nhất, đktc). Kim loại M là A. Fe B. Mg C. Cu D. Al Câu 4: Cho phản ứng: aAl + bH2SO4 c Al2(SO4)3 + dSO2 + eH2O Tổng hệ số cân bằng của phương trình trên (a + b + c + d + e) là. A.16 B.17 C.18 D.19 Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là. A. 3,81g B. 5,81g C. 4,81g D. 6,81g Câu 6: Nhóm kim loại nào sau đây không phản ứng với H2SO4 loãng A. Al, Zn, Cu B. Na, Mg, Au C. Cu, Ag, Hg D. Hg, Au, Al Câu 7: Hòa tan m gam Fe trong dung dịch H2SO4 loãng thì sinh ra 3,36 lít khí (đkc). Nếu cho m gam Fe này vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thì lượng khí SO2(spk duy nhất, đktc) sinh ra là. A. 10,08 lít B. 5,04 lít C. 3,36 lít D. 22,4 lít Câu 8: Khi đun nóng ống nghiệm chứa C và H2SO4 đậm đặc phản ứng nào dưới đây xảy ra A. H2SO4 + C ® CO + SO3 + H2 B. 2H2SO4 + C ® 2SO2 + CO2 + 2H2O C. H2SO4 + 4C ® H2S + 4CO D. 2H2SO4 + 2C ® 2SO2 + 2CO + 2H2O Câu 9: Axit H2SO4 đặc có thể làm khô khí nào sau đây là tốt nhất A. H2S B. SO3 C.CO D. CO2 Câu 10: Khi lần lượt tác dụng với mỗi chất dưới đây trường hợp nào axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng hình thành sản phẩm giống nhau A. CaCO3 B. Fe3O4 C. Mg D. Fe(OH)2 Đáp án: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A D C C D C B B D A
File đính kèm:
- skkn_thiet_ke_mot_so_thi_nghiem_nham_tao_hung_thu_va_nang_ca.docx