SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Hóa học 10 cơ bản nhằm phát huy năng lực học sinh trong học tập

Thế nào là phương pháp dạy học tích cực ?

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.

PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".

 

doc32 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Hóa học 10 cơ bản nhằm phát huy năng lực học sinh trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm tra đánh giá sự nắm vững nội dung kiến thức trong cả bài học cho từng cá nhân (cả lớp làm bài kiểm tra).
II.2.2.2. Cấu trúc STAD (Student Teams Achievement Division) của R- Slavin
Hoạt động nhóm theo cấu trúc STAD được thực hiện như sau:
- Cá nhân làm việc độc lập về nội dung học tập được giao.
- Thảo luận nhóm giúp nhau hiểu kĩ lưỡng về nội dung học tập.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra lần 1.
- Học nhóm trao đổi về nội dung chưa hiểu kĩ (qua bài kiểm tra lần 1).
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra lần 2.
- Đánh giá kết quả cá nhân và nhóm bằng chỉ số cố gắng (sự tiến bộ giữa hai lần kiểm tra) của từng cá nhân.
II.2.2.3. Cấu trúc TGT (Team Game Tournament) của R. Slavin
 Theo cấu trúc này, hoạt động nhóm cũng tương tự như cấu trúc STAD nhưng cơ chế có sự đổi khác:
- Giáo viên chia nhóm theo khả năng học tập trong đó các thành viên cùng số (1, 2, 3, 4) ở các nhóm có sức học tương đương nhau.
- Các thành viên trong nhóm thảo luận, giúp nhau hiểu nội dung bài học.
- Quá trình kiểm tra đánh giá (2 lần) được biến thành cuộc so tài nhỏ giữa các thành viên cùng số ở mỗi nhóm, các thành viên cùng số làm cùng một đề kiểm tra.
- Đánh giá kết quả thảo luận nhóm bằng sự chênh lệch điểm giữa hai lần kiểm tra (chỉ số cố gắng) của từng cá nhân.
II.2.3. Ưu, nhược điểm của dạy học hợp tác theo nhóm
II.2.3.1. Ưu điểm
 Dạy học hợp tác theo nhóm được đánh giá là phương pháp dạy học tích cực vì có những ưu điểm sau:
Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động , trao đổi, khám phá, thu nhận tri thức.
Phát huy tính tích cực, sáng tạo, độc lập, tự chủ và khả năng ghi nhớ của học sinh.
Thúc đẩy quá trình học tập và nâng cao hiệu quả học tập. Nếu tổ chức tốt cho mỗi cá nhân có trách nhiệm đóng góp vào công việc chung của nhóm, không ai được dựa dẫm vào ai thì các thành viên sẽ làm việc hiệu quả hơn.
Phát triển kĩ năng hợp tác, giao tiếp, kĩ năng xã hội cho học sinh. Tạo môi trường cho học sinh nhút nhát có điều kiện tham gia xây dựng bài, cải thiện quan hệ giữa các học sinh với nhau.
Tạo không khí học tập sôi nổi, bình đẳng và gắn bó, trạng thái tâm lí học tập tốt. Khi trao đổi, mỗi học sinh nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về vấn đề nêu ra, xác định điều cần học hỏi thêm.
Tạo môi trường học tập thuận lợi để học sinh giúp đỡ, chia sẻ, giải thích và động viên lẫn nhau, tăng thêm tinh thần đoàn kết, sự hợp tác, ý thức tập thể.
II.2.3.2. Hạn chế
 Dạy học hợp tác nhóm được nhiều nước áp dụng và thể hiện nhiều yếu tố của PPDH tích cực. Song dạy học hợp tác theo nhóm cũng có những hạn chế:
Một số thành viên trong nhóm có thể ỷ lại, không làm việc.
Các nhóm có thể đi lệch hướng thảo luận
Tốn thời gian chuẩn bị và thực hiện, gây ồn ào.
Khi giáo viên áp dụng cứng nhắc, quá thường xuyên hoặc thời gian hoạt động nhóm quá dài, hoạt động nhóm sẽ không có tác dụng.
Khó điều khiển khi mới làm lần đầu và chưa có kinh nghiệm.
III. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN NAY.
III.1. Những hạn chế của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.
Bên cạnh nhiều kết quả bước đầu đạt được việc đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục:
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT chưa mang lại kết quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là chủ đạo.
Số giáo viên thường xuyên chủ động phối hợp áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chưa nhiều.
Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tính huống thực tiễn cho học sinh chưa được quan tâm.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện dạy học chưa được rộng rãi.
Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa được khách quan, chính xác.
Giáo viên dạy còn mang nặng quan điểm thi gì, học đó.
III.2. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đổi mới phương pháp.
Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau.
Nhận thức về sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý chưa cao.
Lý luận về các phương pháp dạy học tích cực chưa được nghiên cứu sâu, nên áp dụng còn chưa đạt hiệu quả.
Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kì, chưa chú trọng dến đánh giá thường xuyên và kỹ năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh.
Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường như: Cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin ... còn thiếu.
Chương 2 - XÂY DỰNG GIÁO ÁN VỀ KĨ THUẬT HỢP TÁC NHÓM TRONG DẠY HỌC.
Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được:
 - Nguyên tắc sắp xếp, Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
 2. Kỹ năng:
 - Xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Làm việc nhóm, tính toán, quan sát, phân tích.
 3. Thái độ:
- Nghiêm túc, khoa học; Tích cực, chủ động. 
- Yêu thích môn Hóa học.
 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
- Năng lực tự học, Năng lực hợp tác.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực sử dung ngôn ngữ .
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 1. Giáo viên: 
 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
 - Bảng phụ, một số các bảng thông tin, bút dạ, phiếu học tập,máy chiếu
 2. Học sinh: 
 - Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan ở chương 1.
 - Hoàn thành sơ đồ tư duy theo yêu cầu của giáo viên.
 - Hoàn thành phiếu học tập.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Có thể mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian 2 tiết như sau:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời gian dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống xuất phát và dẫn dắt HS vào bài mới bằng cách cho HS chơi trò chơi để hệ thống lại kiến thức ở chương trước có liên quan đến bài này.
5 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
HS tìm hiểu về nguyên tắc sắp xếp và cấu tạo của BTH các nguyên tố hóa học dựa vào SGK và dưới sự hướng dẫn của GV bằng cách làm việc theo nhóm. HS báo cáo kết quả của nhóm mình bằng kĩ thuật nhóm và chuyên gia.
40 phút
Luyện tập
Hoạt động 3
GV Hệ thống hóa kiến thức và cho HS giải bài tập vận dụng thông qua các trò chơi.
30 phút
Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 4
Học sinh chơi trò chơi để mở rộng thêm kiến thức.
 15 phút
1. HĐ 1: Tình huống xuất phát và dẫn dắt HS vào bài mới: 
 GV sẽ cho HS chơi một trò chơi có tên gọi là “Giải Cứu Đại Dương”.
Mỗi câu trả lời đúng bạn đó sẽ giải cứu được các vật ở biển, mỗi con vật sẽ đại diện cho các chữ cái và bạn đó sẽ được 1 phần quà mà GV tặng.
 - Cách chơi như sau: 
 Đầu tiên, GV sẽ phát cho mỗi bạn 1 thẻ số ( thẻ số đó coi như là tên của mình).
GV sẽ bốc thăm vào thẻ số nào thì bạn có thẻ số đó sẽ phải trả lời câu hỏi đầu tiên GV đưa ra.
 Sau đó, bạn đầu tiên đó sẽ bốc thăm thẻ số nào thì số đó phải trả lời câu hỏi tiếp theo, cứ làm như vậy cho đến khi giải cứu hết các con vật. Các chữ cái xuất hiện là từ khóa cần tìm.
STT
 Câu hỏi
Đáp án
 Chữ cái
 1
Lớp electron thứ 3 được gọi là lớp
M
M
 2
Vỏ nguyên tử chứa các hạt..
Electron
E
 3
Hạt không mang điện trong nguyên tử
Notron
N
 4
Các nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau số n là các ..
Đồng vị
Đ
 5
Nguyên tố ..có 12 proton trong hạt nhân
Magie
E
 6
Các nguyên tố . Thường có 1,2,3 e lớp ngoài cùng
Kim loại
L
7
Khí hiếm nhẹ nhất là
Heli
E
8
.. là Tập hợp các nguyên tử có cùng số proton 
Nguyên tố hóa học
E
9
Trong nguyên tử hạt cơ bản mang điện dương là
Proton
P
Từ khóa trò chơi: “ MENĐELEEP ”
GV: Cho HS xem video về nhà bác học menđeleep đã phát minh ra bảng tuần hoàn như thế nào.
HS: xem và rút ra bài học ngày hôm nay.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức:
 GV phát phiếu ghi bài cho HS, HS hoàn thành phiếu ghi bài trong những hoạt động tiếp theo.
PHIẾU GHI BÀI
Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
Tên Thẻ : Lớp :.Người chấm : ..Điểm:.
Trạm 1
I. Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: 
+) Các nguyên tố được sắp xếp theo...
+) Các nguyên tố có cùng..
+) Các nguyên tố có số
Trạm 2
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
1. Ô nguyên tố:
. .
 Al
 ...
 [Ne] .
+) STT ô nguyên tố = 
Trạm 3
2. Chu kì:
+) Chu kì là.........
+)
+) chu kì nào cũng bắt đầu bằng .và kết thúc bằng .
+) Có  chu kì:
Chu kì
Đặc điểm
1
2
3
4
5
6
7
Trạm 4
Nhóm nguyên tố: 
+) Là tập hợp các nguyên tố ..
..
+) STT Nhóm =
+) Bảng tuần hoàn gồm.......
.
N Tố
Thuộc nhóm
s, p
d
f
 - GV chia HS làm 4 nhóm dựa vào màu thẻ đã phát ở Hoạt động 1 nhóm này gọi là Nhóm chuyên gia:
Nhóm 1
I1
I2
I3
I4
I5
Nhóm 2
II1
II2
II3
II4
II5
Nhóm 3
III1
III2
III3
III4
III5
Nhóm 4
IV1
IV2
IV3
IV4
IV5
 Nhóm 1: HS có thẻ màu xanh lá cây.
 Nhóm 2: HS có thẻ màu xanh da trời.
 Nhóm 3: HS có thẻ màu vàng.
 Nhóm 4: HS có thẻ màu hồng. 
GV: HS hoạt động theo nhóm và giao việc cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nguyên tắc sắp xếp Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
 + Nhóm 2: Tìm hiểu về ô nguyên tố. 
 + Nhóm 3: Tìm hiểu về chu kì.
 + Nhóm 4: Tìm hiểu về nhóm nguyên tố.
 GV phát phiếu học tập và phiếu ghi bài cho HS, yêu cầu các nhóm thực hiện trong vòng 5 phút, Nhóm nào xong thì nhanh chóng dán sản phẩm của nhóm mình lên tường ngay ở vị trí nhóm đó.
PHIẾU HỌC TẬP 1
(Nhóm 1 thực hiện)
HS Tìm hiểu về nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
PHIẾU HỌC TẬP 2
( Nhóm 2 thực hiện)
HS Tìm hiểu về ô nguyên tố?
PHIẾU HỌC TẬP 3
( Nhóm 3 thực hiện)
HS Tìm hiểu về chu kì?
PHIẾU HỌC TẬP 4
( Nhóm 4 thực hiện)
HS tìm hiểu về nhóm nguyên tố?
 Sau khi các nhóm chuyên gia thực hiện xong phiếu học tập của nhóm mình vào bảng phụ thì HS trong nhóm chuyên gia sẽ di chuyển về nhóm mảnh ghép và những HS ở lại nhóm phải có trách nhiệm trình bày phiếu học tập của nhóm cũ đã nghiên cứu. HS mới sẽ nghe và hoàn thành vào phiếu ghi bài của mình (4 phút). Sau đó HS ở trạm 1 sẽ di chuyển sang trạm 2, trạm 2 sang trạm 3, trạm 3 sang trạm 4, trạm 4 sang trạm 1 để hoạt động như trên (4 phút). làm tương tự như trên cho đến khi hết 4 trạm thì dừng lại.
Nhóm mảnh ghép ( nhóm mới):
Nhóm 1’
I1
I2
III3
II4
IV5
Nhóm 2’
II1
II2
IV3
I4
III5
Nhóm 3’
III1
III2
I3
IV4
II5
Nhóm 4’
IV1
IV2
II3
III4
I5
 - GV nhận xét từng sản phẩm của các nhóm và chấm điểm. 
 - GV Chốt lại kiến thức tổng hợp.
(*) GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức của các phiếu học tập: 
I. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
 1. Nguyên Tắc Sắp Xếp:
a. Nguyên tắc 1: Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
b. Nguyên tắc 2: Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
c. Nguyên tắc 3: Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.
 2. Cấu Tạo Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học :
a. Ô nguyên tố:
Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng tuần hoàn gọi là ô nguyên tố.
STT của ô = Số hiệu nguyên tử nguyên tố đó.
ví dụ: Al ở ô số 13 suy ra số hiệu nguyên tử là 13, có 13p, 13e.
b. Chu kì
- Chu kì là dãy những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
STT chu kì = số lớp electron.
 - Chu kì nào cũng bắt đầu bằng kim loại kiềm và kết thúc bằng khí hiếm.
+ Chu kì 1 có 2 nguyên tố là H và He.
+ Chu kì 2 có 8 nguyên tố bắt đầu bằng kim loại kiềm Li và kết thúc là khí hiếm Ne.
+ Chu kì 3 có 8 nguyên tố bắt đầu bằng kim loại kiềm Na và kết thúc là khí hiếm Ar.
+ Chu kì 1,2,3 là chu kì nhỏ.
+ Chu kì 4 và 5 có 18 nguyên tố.
+ Chu kì 6 có 32 nguyên tố trông đó có 14 nguyên tố ngoài bảng.
+ Chu kì 7 chưa hoàn thành. Có 14 nguyên tố ngoài bảng.
c. Nhóm Nguyên Tố: Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
Nhận Xét : Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng STT nhóm (trừ một số ít ngọai lệ).
3. HĐ 3: Luyện tập
Các nhóm cùng viết lựa chọn Đ/S ra giấy và so sánh với đáp án chuẩn:
TT
Nội dung
Đ
S
1
Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
2
Bảng tuần hoàn gồm có 8 nhóm, số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng.
3
Các nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm.
4
Các nguyên tố s và p  thuộc về các nhóm A.
5
Các nguyên tố d và f có thể thuộc các nhóm A hoặc các nhóm B.
6
Số lớp electron của nguyên tử và ion đều bằng số thứ tự của chu kì trong bảng tuần hoàn.
7
Các chu kì nhỏ (1, 2, 3) bao gồm các nguyên tố s, p, còn các chu kì lớn (4, 5, 6, 7) bao gồm các nguyên tố s, p, d, f.
GV chiếu đáp án và cho điểm:
TT
Nội dung
Đ
S
1
Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
 Đ
2
Bảng tuần hoàn gồm có 8 nhóm, số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng.
 S
3
Các nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm.
 Đ
4
Các nguyên tố s và p  thuộc về các nhóm A.
 Đ
5
Các nguyên tố d và f có thể thuộc các nhóm A hoặc các nhóm B.
 S
6
Số lớp electron của nguyên tử và ion đều bằng số thứ tự của chu kì trong bảng tuần hoàn.
 S
7
Các chu kì nhỏ (1, 2, 3) bao gồm các nguyên tố s, p, còn các chu kì lớn (4, 5, 6, 7) bao gồm các nguyên tố s, p, d, f.
 Đ
4. HĐ4: Tìm tòi mở rộng:
- Các bạn sẽ chơi một trò chơi có tên gọi là “ Chim Cánh Cụt về nhà”.
 Trên mỗi con chim cánh cụt là 1 tính cách của con chim đó. Đầu tiên cô sẽ chọn bất kì 1 con chim, các em sẽ trả lời câu hỏi đó, bạn nào trả lời đúng sẽ được điểm còn nếu sai thì quyền trả lời đó sẽ dành cho bạn khác. mỗi 1 đáp án đúng sẽ có 1 từ khóa. Cứ thế cho đến khi đi hết các chú cánh cụt đó và các em phải tìm ra ô chữ bí ẩn.
CÂU HỎI CHƠI TRÒ CHƠI
Câu 1: Vỏ nguyên tử chứa các hạt..? ĐA: electron
Câu 2: các nguyên tố có cấu hình e tương tự nhau được xếp vào cùng một..? 
ĐA: Nhóm
Câu 3: .. Là hợp chất 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
ĐA: Oxit
Câu 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo chiềucủa điện tích hạt nhân.
ĐA: Tăng dần
Câu 5: các nguyên tố có cùng số lớp e thuộc cùng một
ĐA: Chu kì
Câu 6: Các .thường có 1,2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng
ĐA: Kim loại
Câu 7: nguyên tố X có cấu hình e : 1s22s22p5 là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
ĐA: Phi kim
Câu 8: Cho một mẩu quỳ tím vào dung dịch X, quỳ tím chuyển thành màu đỏ. Dung dịch X có môi trường..?
ĐA: Axit 
Từ khóa: n n o t u a h a
Ô chữ cần tìm: Tuần hoàn.
Chương 3 – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Đối tượng: 
	Học sinh khối 10 trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc.
	Sau khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để thiết kế bài giảng và trực tiếp giảng dạy, tôi đã thu được kết quả cụ thể sau:
	Nhóm 1 gồm có 44 học sinh lớp 10B là nhóm thực nghiệm học theo phương pháp dạy học tích cực.
	Nhóm 2 gồm 45 học sinh lớp 10A là nhóm đối chứng học theo phương pháp dạy học thông thường.
	Nhóm thực nghiệm và đối chứng đồng đều về nhận thức, số lượng, lực học tương đương.
2. Nội dung kiểm tra: 
Được thể hiện qua bài kiểm tra 15 phút (trong phụ lục).
3. Kết quả:
	Kết quả bài kiểm tra của học sinh thu được như sau:
Bảng 1. Làn điểm kiểm tra 15 phút của học sinh.
Nhóm
Làn điểm
<5
5 ÷ < 6
6÷ < 7
7÷ <8
8÷ <9
9 ÷ 10
Nhóm 1
0
0
15,91%
45,45%
27,27%
11,37%
Nhóm 2
0
13,33%
35,56%
33,33%
15,56%
2,22%
Qua kết quả bài kiểm tra 15 phút tôi thấy điểm kiểm tra của nhóm 1 cao hơn nhóm 2, không có điểm dưới 6 chủ yếu là 7 ÷ 8, điểm 9 ÷ 10 có tới 5 học sinh.Trong khi đó điểm chủ yếu của nhóm 2 là 6 ÷ 7; lượng điểm cao có số học sinh đạt được ít hơn.
Như vậy có thể thấy phương pháp sử dụng kĩ thuật dạy học đem lại kết quả cao hơn hẳn so với phương pháp dạy học thông thường trong bài kiểm tra đánh giá.
Mặt khác khi sử dụng phương pháp kĩ thuật dạy học trong giảng dạy thực sự đã đem lại sự tích cực, hứng thú, chủ động cho học sinh, phương pháp này không chỉ giúp học sinh khá giỏi có cơ hội bộc lộ mà những học sinh trung bình, yếu, kém cũng rất tích cực và hào hứng. Ngoài ra phương pháp này cũng phát triển được nhiều phẩm chất, năng lực của học sinh.
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
	Khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy sẽ mang lại hiệu quả sau:
	Về mặt lý luận: Góp phần bổ sung, làm phong phú thêm các phương pháp dạy học mới trong giảng dạy môn Hóa học lớp 10.
	Về mặt thực tiễn: phát huy được khả năng tự học, khả năng làm việc nhóm của học sinh, vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
8. Những thông tin cần bảo mật:
	Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:	
9.1. Đối với các cấp lãnh đạo:
	Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, các buổi hội thảo đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
	Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học như: Máy tính, máy chiếu, quay phim, chụp ảnh
9.2. Đối với giáo viên:	
	Không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ làm chủ các phương pháp dạy học, áp dụng linh hoạt để tạo hứng thú học tập cho học sinh từ đó sẽ phát huy được năng lực cho học sinh.
9.3. Đối với học sinh:
	Có ý thức trách nhiệm, tích cực chủ động trong việc lĩnh hội và làm chủ kiến thức, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.	
10. Đánh giá lợi ích thu được:
10.1. Theo ý kiến tác giả:
	Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả cao không chỉ về điểm số mà còn làm thay đổi nhận thức học tập phát huy năng lực của học sinh.
10.2. Theo ý kiến tổ chuyên môn:
	Sáng kiến thực hiện tốt được mục tiêu đổi mới giáo dục, bên cạnh việc trang bị kiến thức, sáng kiến còn giúp các em học sinh phát triển toàn diện, có khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống có ý nghĩa và làm việc hiệu quả. 
Cần phát huy, mở rộng và xây dựng nhiều phương pháp kĩ thuật dạy học để áp dụng trong dạy học.
11. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến:
STT
Tên tổ chức
 Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng
 1
Trường PT DTNT cấp 2,3 Vĩnh Phúc
Phường Đồng Tâm – TP Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Khối 10
Đổi mới phương pháp dạy học.
Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2020 Vĩnh Phúc, ngày 28 tháng 02 năm 2020
	Thủ trưởng đơn vị	Tác giả sáng kiến
 ( Kí tên ,đóng dấu)
 Nguyễn Thị Minh Thu
Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2020
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
 SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ 
 (Kí tên, đóng dấu)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên) – Lê Mậu Quyền – Lê Chí Kiên – Phạm văn Hoan (2010), Hóa học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên) – Từ Ngọc Ánh – Lê Mậu Quyền – Lê Chí Kiên (2010), Bài tập Hóa học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Lê Nguyên Long (1999), Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Bích Hồng (2014), tạp chí khoa học ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) – Đỗ Hương Trà (2017), Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm.
6. Tài liệu tập huấn sinh hoạt chuyên môn của Bộ giáo dục và đào tạo.
7. Tập san giáo dục thời đại số 1208.
8. Tài liệu hướng dẫn viết SKKN theo bố cụ mới.
9. Tài liệu chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
10. Web: 
PHỤ LỤC I: ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
1
x
2
x
3
x
x
Tổng
Số câu
1
1/2
1
1/2
3
Điểm
2
3
4
1
10
Sở GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
 TRƯỜNG THPT A Môn: Hóa Học - Lớp 10 
Họ và tênLớp.
Câu 1.Các nguyên tố có cấu hình e như sau:
A: 1s22s22p3 B: 1s22s22p6 C: 1s22s22p63s2 D: 1s22s2
Các nguyên tố nào thuộc cùng 1 hàng? giải thích?
Các nguyên tố nào thuộc cùng 1 cột? giải thích?
Câu 2: Biết X ở ô số 15 trong BTH? xác đinh số e, p của X?
Câu 3: a. Ô nguyên tố thứ 8 trong BTH cho ta biết những thông tin gì?
 b. Nguyên tố Y có 7 e ở phân lớp p. Xác định vị trí ô của Y trong BTH?
Đáp án:
Câu 1: A,B,D thuộc cùng 1 hàng vì có cùng số lớp e
 C,D thuộc cùng 1 cột vì có cùng e hóa trị
Câu 2: STT của ô = Số p = số e = 15
Câu 3:
 a. Tên nguyên tố: Oxi
 KHHH: O
 NTK: 16
 Đô âm điện: 3,14
 Hóa trị: 2
 Cấu hình e: 1s22s22p4
b. Vì Y có 7 e ở phân lớp p nên cấu hình đầy đủ của Y là: 1s22s22p63s23p1 nên Y ở ô số 13.
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH TRONG GIỜ HỌC KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.

File đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_bai_7_bang_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan