SKKN Thiết kế các hình thức giáo dục để nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh Trung học Phổ thông Nguyễn Duy Trinh thông qua thực trạng khảo sát

1. Một số vấn đề chung về tổ chức các hoạt động giáo dục.

1.1. Khái niệm giáo dục:

Giáo dục là quá quá trình hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích,

có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà giáo dục với người được giáo

dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm của loài người.

1.2. Khái niệm tổ chức hoạt động giáo dục.

Tổ chức hoạt động giáo dục là quá trình trong đó dưới sự hướng dẫn của nhà giáo

dục, HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng

như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn,

phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.

1.3. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục đối với HS trong các trường THPT.

+ Hình thành và phát triển ý thức và nhân cách của con người.

+ Bằng hoạt động của chính chủ thể, con người bộc lộ được tiềm năng, thể hiện được

khả năng hiểu biết, những kỹ năng cơ bản mà họ đã rèn luyện bằng vốn kinh nghiệm sống.

+ Trong quá trình tham gia các loại hình hoạt động khác nhau, con người vừa phải

tuân theo những yêu cầu mà hoạt động đó đề ra, đồng thời cũng phải phát triển, biến đổi làm

cho chúng phong phú hơn, hấp dẫn hơn, điều này thể hiện được tính tích cực của các hoạt

động.

+ Hoạt động giáo dục vừa tạo điều kiện cho HS mở rộng, củng cố nội dung các môn

học trên lớp, vừa tạo điều kiện cho HS xâm nhập vào đời sống thực tiễn, “nhúng mình”

trong môi trường thực tiễn để thông qua đó bộc lộ các phẩm chất và giá trị cũng như xây đắp

giá trị.

1.4. Nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh.

- Xây dựng nhiệm vụ giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, đảm bảo

tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế.

- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, các giáo viên bộ môn, đoàn trường, các

tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp

của HS và góp phần huy động các nguồn nhân lực trong nhà trường.

- - Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động để không ngừng nâng cao

hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.

1.5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục.

Thứ nhất: Tiếp cận quyền trẻ em theo Công ước về quyền trẻ em của VIệt Nam đã

phê duyệt ngày 20/02/1990.4

Thứ 2: Tiếp cận hướng vào người học: Người học vừa là mục tiêu, vừa là động lực,

vừa là chủ thể của quá trình giáo dục. Tổ chức các hoạt động giáo dục phải dựa vào người

học và hoạt động của người học , điều này thể hiện ở khía cạnh sau:

- Toàn bộ quá trình giáo dục phải hướng tới việc hình thành và phát triển nhân cách của

người học.

- Người học phải là chủ thể của hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, nhằm chiếm lĩnh

tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Người học phải là chủ thể tạo nên sản phẩm giáo dục

của chính mình.

- Việc học phải xuất phát từ người học, từ nhu cầu, động cơ và năng lực của họ, từ đặc

điểm tâm lý cá nhân, từ những điều kiện học tập của họ.

- Người học được tạo cơ hội trong việc thể hiện và hợp tác trong quá trình học tập.

- Việc học của HS phải được phân hóa và cụ thể hóa.

Thứ 3: Tiếp cận năng lực

- Mỗi HS là một cá thể độc lập với sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở thích, nhu cầu

và nền tảng xuất thân. Giáo dục phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được

những cách tiếp cận phù hợp với mỗi HS.

- Một số nguyên lý trong tổ chức hoạt động giáo dục hướng đến phát triển năng lực:

+ Tất cả HS đều có những năng lực nhất định, đều có thể tham gia các hoạt động giáo

dục với mức độ khác nhau.

+ Mỗi em một tiến trình phát triển khác biệt, hoạt động giáo dục cần xây dựng khung

phát triển năng lực phù hợp.

+ Đánh giá tập trung vào sự phat triển của người học.

+ Đánh giá chú trọng vào hiệu quả làm việc, dựa trên chứng cứ xác thực, chú trọng

đánh giá quá trình.

pdf66 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế các hình thức giáo dục để nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh Trung học Phổ thông Nguyễn Duy Trinh thông qua thực trạng khảo sát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xa các tệ nạn xã hội. 
D. Cả 3 đáp án trên. 
Câu 15. “Giấc mơ ướt” là hiện tượng gì? 
A. giải phóng trứng của phụ nữ 
B. bạn trai lỡ “tè” dầm trong giấc ngủ 
C. tự giải phóng "tinh binh" trong giấc ngủ 
D. bạn nam mơ gặp nước trong giấc ngủ. 
Câu 16. Cơ chế tác động của viên uống tránh thai ở phụ nữ là gì? 
A. giúp rụng trứng B. giúp trứng chín 
C. giúp ức chế trứng chín và rụng 
 D. giúp phụ nữ tăng tiết hoocmon sinh dục nữ. 
Câu 17. Hiện tượng thai làm tổ và phát triển ở vòi trứng gọi là hiện tượng gì? 
 A. thai kỳ B. Chửa ngoài dạ con 
 C. Viêm nhiễm vòi trứng D. Viêm bào thai 
Câu 18. Tình trạng nạo, phá thai ở Việt Nam hiện nay đứng ở vị trí nào sau đây? 
A. Thứ nhất thế giới, thứ 2 Đông Nam Á. 
B. Thứ nhất Đông Nam Á, thứ 4 thế giới. 
C. Thứ nhất Đông Nam Á, thứ 5 thế giới. 
D. Thứ hai Đông Nam Á, thứ 5 thế giới. 
Câu 19. Lan và Mai cùng đi dã ngoại, do quên bàn chải đánh răng nên Lan đã dùng 
chung với Mai trong khi Mai vị viêm gan siêu vi mà Lan không biết. Trong khi 
đánh răng Lan bị chảy máu. Sau này khi biết thông tin Mai bị nhiễm vi rút, khả 
năng nào sau đây có thể xảy ra: 
44 
 A. Lan không lo lắng gì. B. Lan tỏ ra lo lắng 
 C. Lan có thể cũng sẽ bị nhiễm vi rút như Mai D. Cả B và C 
Câu 20. Căn bệnh sùi mà gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng 
nặng nề. Bệnh này có triệu chứng và con đường lây nhiễm nào sau đây? 
A. Niêm mạc da xuất hiện các nốt sùi nhỏ, mềm, đầu nhọn, các nhú lớn dần và liên 
kết với nhau tạo thành từng đám lớn có hình giống như mào gà, ấn ra mủ, có mùi 
hôi khó chịu. 
B. Sùi mào gà thường xuất hiện ở cổ tử cung, ở thân dương vật, hậu môn, miệng 
C. Lây qua đường tình dục, dùng chung đồ lót, khăn tắm, giặt chung quần áo với 
người bị nhiễm. 
D. Cả 3 đáp án trên. 
ĐÁP ÁN: 
1.A 2.B 3.D 4.A 5.D 6.C 7.B 8.A 9.A 10.B 
11.D 12.C 13.B 14.D 15.C 16.C 17. B 18. C 19. B 20.D 
4. Hình thức 4: Phát động cho HS cuộc thi viết và diễn kịch ở mỗi lớp. 
4.1. Mục đích của cuộc thi: 
 + Nhằm khai thác khả năng tự tìm hiểu kiến thức về SKSSVTN của 
HSTHPT, từ đó nâng cao nhận thức về SKSSVTN cho HS.. 
 + Nhằm giúp học sinh có cái nhìn bao quát, tổng thể về hiện thực liên quan 
đến SKSSVTN, đặc biệt là ở lứa tuổi HS THPT. 
 + Giúp HS thể hiện năng khiếu, tài năng của mình trong đóng vai, hóa trang, 
diễn xuất. 
 + Tạo cho học sinh có những phút giây thư giãn, vui vẻ với những kỷ niệm 
khó quên trong quá trình học tập tại mái trường THPT. 
 + Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác trước tổ và tập thể 
4.2. Thành phần tham gia: 
 - Ban chấp hành đoàn trường: Phát động, phổ biến quy chế, thể lệ cuộc thi 
 - Giáo viên môn sinh, môn GDCD kết hợp với BCH đoàn trường làm giám 
khảo chấm, thư ký cuộc thi. 
 - Tập thể học sinh các lớp ở mỗi khối, nếu quy mô nhỏ hơn có thể chỉ tổ 
chức thi ở khối 11. 
4.3. Thể lệ và yêu cầu của cuộc thi: 
 + Mỗi tập thể lớp tham gia sáng tác một kịch bản nói về thực trạng hiểu biết, 
quan điểm, hành vi về SKSSVTN lứa tuổi THPT, đồng thời vở kịch phải có tính 
giáo dục SKSSVTN cho HS THPT, cách quan tâm, xử lý của gia đình trong các 
tình huống. Sau đó triển khai đóng kịch trên cơ sở kịch bản đã sáng tác. 
 + Thời gian từ khi phát động đến khi nạp kịch: 2 tuần. 
 + Các lớp diễn kịch, hóa trang, diễn xuất trong không gian tự chọn quay vi 
deo clip lại, gửi vào gmail của đoàn trường: cuocthidienkichskssvtn@gmail.com. 
Khi gửi phải ghi rõ tên lớp đồng thời gửi kèm kịch bản file Word. 
 + BCH đoàn trường sẽ tải video của các lớp về, tổ chức cho giám khảo chấm 
theo các tiêu chí nhất định: 
45 
BẢN ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM CUỘC THI DIỄN KỊCH VỀ SKSSVTN 
Thang điểm: 100đ 
TT Lớp Tiêu chí đánh giá Điểm Tổng điểm Nhận xét 
1 Nội dung kịch bản (50đ) 
Diễn xuất (30đ) 
Hóa trang (10đ) 
Năng lực CNTT (10đ) 
2 Nội dung kịch bản (50đ) 
Diễn xuất (30đ) 
Hóa trang (10đ) 
Năng lực CNTT (10đ) 
... ... 
 + Sau khi chấm, thư ký là thành viên của đoàn trường tổng hợp, sau đó đoàn 
trường công bố kết quả các giải nhất, nhì ba, khuyến khích của cuộc thi. Nếu quy 
mô lớn: tất cả các lớp, các khối đều tham gia thì cộng điểm thi đua của đoàn và 
trao thưởng; nếu chỉ các lớp khối 11 tham gia thi thì công bố và trao thưởng. 
5. Hình thức 5: Phát động cho HS cuộc thi vẽ và hùng biện tranh về 
SKSSVTN 
5.1. Mục đích của cuộc thi: 
 + Nhằm khai thác khả năng tự tìm hiểu kiến thức, quan điểm, hành vi về 
SKSSVTN của HSTHPT, từ đó nâng cao nhận thức về SKSSVTN cho HS.. 
 + Nhằm giúp học sinh có cái nhìn bao quát, tổng thể về hiện thực liên quan 
đến SKSSVTN, đặc biệt là ở lứa tuổi HS THPT. 
 + Giúp HS thể hiện năng khiếu, tài năng hội họa của mình. 
5.2. Thành phần tham gia: 
 - Ban chấp hành đoàn trường: Phát động, phổ biến quy chế, thể lệ cuộc thi 
 - Giáo viên môn sinh, môn GDCD kết hợp với BCH đoàn trường làm giám 
khảo chấm, thư ký cuộc thi. 
 - Tập thể học sinh các lớp ở mỗi khối. 
5.3. Thể lệ và yêu cầu của cuộc thi: 
 + Mỗi tập thể lớp tham gia vẽ tranh tại nhà, mỗi bức tranh thể hiện được 
thực trạng hiểu biết, quan điểm, hành vi về SKSSVTN lứa tuổi THPT, đồng thời 
tranh vẽ phải thể hiện thông điệp giáo dục SKSSVTN cho HS THPT. 
 + Thời gian từ khi phát động đến khi nạp tranh: 2 tuần. 
 + Tranh vẽ vào tờ giấy A0 
46 
 + Hết thời hạn đoàn trường tổ chức cho các em thi hùng biện tranh có thể 
theo các cách thức sau: 
 - Cách 1: Các tranh được trưng bày trong khuôn viên nhà trường do đoàn trường 
lựa chọn dưới sự đồng ý của BGH. 
 - Cách 2: Các lớp tổ chức hùng biện tại lớp học của mình, quay video clip gửi về 
hộp thư của đoàn trường. 
+ BCH đoàn trường sẽ thành lập ban giám khảo, thư kí tổ chức chấm theo 
các tiêu chí nhất định hoặc cũng có thể gửi lên trang web của nhà trường chấm dựa 
theo bình chọn của HS trên website. 
 + Tiêu chí chấm: 
 - Đúng chủ đề, thể hiện được yêu cầu của cuộc thi. (2đ) 
 - Bố cục của tranh cân đối, hài hòa, đảm bảo tính thẩm mỹ, toát lên 
được nội dung của bài hùng biện (4đ) 
 - Bài hùng biện lưu loát, mạch lạc, rõ ràng, chất giọng, có điểm nhấn khi 
hùng biện tranh. (3đ) 
 - Thông điệp gửi tới trong bức tranh mang tính giáo dục SKSSVTN.(1đ) 
IV. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 
Được sự hỗ trợ của ban giám hiệu nhà trường, đoàn trường và các GV nhà 
trường, chúng tôi đã lựa chọn thực nghiệm 4/5 hình thức hoạt động giáo dục đã xây 
dựng tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh. 
1.Mục đích TN: Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lí, khả thi của biện pháp bằng cách theo 
dõi và đánh giá sự chuyển biến nhận thức, thái độ của HS về HV VHHĐ. 
2. Thời gian TN: Tháng 9/2020 đến tháng 1/2021, tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh. 
3. Hình thức TN: Tổ chức chương trình GD ngoài giờ lên lớp gồm: 
 + Tổ chức cuộc thi RUNG CHUÔNG VÀNG “Tìm hiểu về SKSSVTN” 
 + Tổ chức cuộc thi đóng kịch về chủ đề SKSSVTN 
 + Tổ chức cuộc thi vẽ và hùng biện tranh về SKSSVTN. 
 + Tổ chức cuộc thi trực tuyến trên cổng thông tin điện tử về hiểu biết 
SKSSVTN của HS THPT. 
4. Quy trình TN: 
- Chọn đối tượng TN: 
 + HS toàn trường với 36 lớp thi rung chuông vàng và thi trực tuyến. 
+ HS tất cả các lớp khối 11 thi viết kịch, diễn kịch. 
+ HS lớp 11A2 và 11A4 thi vẽ tranh, hùng biện tranh về chủ đề 
SKSSVTN. 
 - Tổ chức triển khai các hoạt động theo quy trình đã nêu ở mỗi hình thức 
 - Tổ chức chấm và thông báo kết quả. 
5. Xác định chuẩn và thang đánh giá 
- Chuẩn đánh giá: 
 Dựa vào kết quả nhận thức, thái độ và suy nghĩ, quan điểm, hành vi của 
HS trên cở sở kết quả cuộc thi, vấn đáp, phỏng vấn trực tiếp. 
 - Thang đánh giá: 
 Chúng tôi sử dụng thang đánh giá gồm: 
 + Kết quả cuộc thi rung chuông vàng. 
 + Kết quả thi trực tuyến trên cổng thông tin điện tử. 
 + Kết quả cuộc thi diễn kịch và cuộc thi vẽ tranh 
47 
* Đánh giá kết quả tác động sư phạm 
Để kiểm tra sự thay đổi nhận thức, thái độ của HS, chúng tôi đã lấy ý kiến HS 
các lớp 11A2; lớp 11A4; lớp 11D3 trước và sau khi tác động chúng tôi sử dụng các 
câu hỏi sau thông qua phiếu thăm dò và phỏng vấn trực tiếp học sinh: 
 + Câu 1: Theo bạn có nên tổ chức các cuộc thi liên quan đến SKSSVTN không? 
 + Câu 2: Các cuộc thi này có vai trò gì trong việc giáo dục SKSS cho HS THPT? 
 Kết quả thu được câu trả lời: 
 => Câu 1: HS đã trả lời nên tổ chức các cuộc thi liên quan đến SKSSVTN 
cho HSTHPT. 
 => Câu 2: HS trả lời theo 2 hướng và được chúng tôi tổng hợp lại như 
sau: 
Hướng 1: Tổng hợp các vai trò mà các HS trả lời: Giúp chúng em nâng cao 
nhận thức về kiến thức liên quan đến SKSSVTN, tạo cho chúng em một sân chơi 
lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi. Đồng thời chúng em biết suy nghĩ 
chín chắn hơn, biết cách bảo vệ mình để tránh lây nhiễm các bệnh xã hội, nâng cao 
cảnh giác không bị lạm dụng tình dục, cẩn thận khi đi lại ở những nơi vắng vẻ, biết 
điều chỉnh các mối quan hệ bạn bè, điều chỉnh hành vi phù hợp với lứa tuổi trong 
tình yêu học đường, có những quan điểm đúng đắn trong việc chăm sóc và bảo vệ 
SKSS. Không những thế cuộc thi còn giúp chúng em tự tin, được làm diễn viên 
đóng vai, được thể hiện khả năng, năng lực của mình, sở trường của mình. Nâng 
cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác trước tổ và tập thể. Đặc biệt thi diễn 
kịch sẽ giúp chúng em có những kỷ niệm không thể quên khi ngồi trên ghế nhà 
trường. 
Hướng 2. Có một số bạn nói rằng cuộc thi có ý nghĩa rất lớn nhưng do em 
không có năng khiếu hội họa và diễn xuất nên thấy hơi tiếc không được lớp chọn 
để thi. Còn cuộc thi rung chuông vàng thì vô cùng tuyệt vời cô ạ. 
Lớp 
Sĩ số 
HS 
Tỉ lệ đồng 
tình tổ chức 
cuộc thi 
(Câu 1) 
Câu 2 
Hướng (1) Hướng (2) 
Số lượng 
HS 
Tỉ lệ % 
Số lượng 
HS 
Tỉ lệ % 
11A2 43 100% 43 100% 0 0% 
11A4 41 100% 36 87,8% 5 12,2% 
11D3 41 100% 41 100% 41 100% 
Kết quả TN cho thấy, bằng những hình thức tác động phù hợp, tổ chức các hoạt 
động ngoại khóa: Rung chuông vàng kết hợp tổ chức cuộc thi diễn kịch, vẽ và hùng biện 
tranh, thi trực tuyến năng lực, nhận thức, hiểu biết của HS về SKSSVTN được nâng cao 
rõ rệt. Các em dành nhiều thời gian hơn cho việc tự tìm hiểu tài liệu, kiến thức liên quan 
đến SKSSVTN, đồng thời các em tự tin hơn, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho bản thân, 
phát huy được năng khiếu, năng lực của mình, có thêm nhiều kiến thức vận dụng vào 
cuộc sống. 
48 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Với những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra 
được một số kết luận như sau: 
 (1) HSTHPT nói chung có kiến thức, quan điểm về hành vi, quan điểm về 
tình yêu học đường chưa đồng đều, vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ HS thiếu hiểu biết 
về kiến thức SKSSVTN, có quan điểm, hành vi còn lệch chuẩn, thể hiện tư tưởng 
phóng khoáng trong tình yêu học đường. 
 (2) Sự hiểu biết, quan điểm về hành vi, quan điểm về tình yêu học đường 
của HS thành phố, nông thôn, giáp ranh giữa thành phố và nông thôn, HS DTNT 
về cơ bản là giống nhau, tuy nhiên ở một số nội dung vẫn có sự khác biệt tương 
đối. Điều này cũng phù hợp với môi trường sống, môi trường giáo dục và phong 
cách sống của HS mỗi vùng. 
 (3) Sự hiểu biết, quan điểm về hành vi, quan điểm về tình yêu học đường 
của HS giữa 3 khối 10, 11 và 12 ở trường NDT nói riêng có sự khác biệt tương đối 
rõ rệt. 
 (4) Chính vì thực trạng và nhu cầu giáo dục, tư vấn SKSSVTN chúng tôi đã 
thiết kế các hoạt động giáo dục đa dạng và vô cùng thiết thực tạo cho HS một sân 
chơi lành mạnh, giúp HS nâng cao nhận thức về SKSSVTN. 
 (5) Cuộc thi rung chuông vàng đã để lại ấn tượng khó quên không chỉ trong 
HS mà kể cả giáo viên, đặc biệt những người tham gia chương trình. Ngoài cuộc 
thi rung chuông vàng, các cuộc thi trực tuyến và thi diễn kịch, vẽ tranh đã giúp HS 
tự giác tìm hiểu kiến thức liên quan đến SKSSVTN, từ đó nâng cao nhận thức và 
có sự điều chỉnh quan điểm, hành vi theo chuẩn mực phù hợp với lứa tuổi THPT. 
 (6) Các hoạt động giáo dục đã được triển khai một cách quy mô, bài bản đã 
tạo điều kiện cho HS tự mình chiếm lĩnh kiến thức, có điều kiện được thể hiện tài 
năng, năng khiếu của bản thân, đồng thời nâng cao năng lực hợp tác nhóm, giúp 
các em có những trải nghiệm đầy thú vị và lưu giữ những kỷ niệm khó quên trong 
quãng đời HS. 
 (7) Trước thực trạng khảo sát, việc tổ chức các loại hình hoạt động giáo dục 
SKSSVTN là việc làm hết sức thiết thực, cần thiết cho tất cả các trường học từ 
THCS đến THPT. Vì vậy Sở GD&ĐT, các nhà trường cần quan tâm và lên kế 
hoạch tổ chức các loại hình hoạt động về SKSSVTN một cách linh hoạt, phù hợp 
với mỗi năm học, có sự luân phiên giữa các hình thức mà chúng tôi đã đề ra để tạo 
cảm giác mới mẻ, tránh nhàm chán cho mỗi khóa học sinh. 
49 
 (8) Các hình thức giáo dục SKSSVTN mà chúng tôi đã xây dựng là vô cùng 
thiết thực, tiến hành hiệu quả rất cao, vì vậy nên được vận dụng rộng rãi cho tất cả 
các nhà trường THPT kể cả trong và ngoài công lập. 
2. Kiến nghị: 
 + Với thực trạng đã khảo sát học sinh 4 trường THPT, đặc biệt là trường 
THPT Nguyễn Duy Trinh về SKSSVTN chúng tôi nghĩ các cấp, các nghành, nhà 
trường, gia đình và xã hội đều cần phải quan tâm, có biện pháp để bày dạy, giáo 
dục cho tất cả HSTHPT ở tất cả các vùng, các đối tượng HS một cách bài bản, có 
kế hoạch chi tiết và cần bắt buộc đối với nhà trường và học sinh nhằm nâng cao 
năng lực nhận thức của học sinh THPT về SKSSVTN. 
 + Tất cả các trường THPT nói chung và Trường THPT Nguyễn Duy Trinh 
nói riêng ở tất cả các năm học nên quan tâm, chỉ đạo và tiến hành các hoạt động 
ngoại khóa nhiều hơn nữa, đặc biệt là các hoạt động giáo dục SKSSVTN. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Thị Minh Đức – Đỗ Hoàng, Tham vấn học đường – nhìn từ góc độ giới, Tạp chí 
Tâm lý học, số 11 (92), tháng 11 năm 2006. 
2. Báo cáo khoa học hội nghị quốc tế lần thứ 2 về tâm lý học đường tại Việt Nam, thúc đẩy 
nghiên cứu và thực hành tâm lý học đường tại Việt Nam, NXB Đại học Huế, 2011 
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), văn bản số 9971/BGD&ĐT-HSSV ngày 28/10/2005 về 
việc Triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên thì Tư vấn cho học sinh, sinh viên 
4. Unicef Việt Nam (2012), Tài liệu tập huấn tham vấn cho trẻ em bị lạm dụng 
5. Nghị quyết hội nghị lần thứ VI BCHTW số 21-NQ/TW 
6.Quyết định ban hành đề án “Đổi mới, và nâng cao chất lượng truyền thông về dân số trên 
địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025” số : 1105 /quan điểm - UBND 
7.Các trang mạng liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên. 
8. Các bài giảng sức khỏe sinh sản vị thành niên cuả cán bộ dân số tình Nghệ An. 
9. “Chương trình bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông”, Khoa giáo dục – 
Trường Đại Học Vinh. 
50 
PHỤ LỤC 
51 
Phụ lục 1: Hình ảnh cuộc thi rung chuông vàng
52 
Phụ lục 2: Hình ảnh cuộc thi rung chuông vàng 
53 
 Phụ lục 3: Hình ảnh trưng bày tranh 
Phụ lục 4: Hình ảnh trưng bày và hùng biện tranh 
Phụ lục 5: Ảnh cắt từ vi deo diễn kịch SKSSVTN của các lớp 
Phụ lục 6. Ảnh cắt từ vi deo diễn kịch SKSSVTN của các lớp 
Phụ lục 7. Phỏng vấn học sinh sau khi tổ chức các cuộc thi 
Phụ lục 8. Phiếu thăm dò học sinh sau khi tổ chức các cuộc thi 
Phụ lục 8. Phiếu thăm dò học sinh sau khi tổ chức các cuộc thi 
Phụ lục 9. Phiếu thăm dò học sinh sau khi tổ chức các cuộc thi 
Phụ lục 10. Phiếu thăm dò học sinh sau khi tổ chức các cuộc thi 
MỤC LỤC 
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 
PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................ 3 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. ......................................................................................................................... 3 
1. Một số vấn đề chung về tổ chức các hoạt động giáo dục. ......................................................... 3 
2. Một số vấn đề liên quan đến kiến thức SKSSVTN. ............................................... 4 
2.1. Một số khái niệm: ............................................................................................ 4 
2.2 Những thay đổi về sinh lý ở tuổi vị thành niên ................................................. 5 
2.2.1 Với trẻ gái ..................................................................................................... 5 
2.3. Những thay đổi về tâm lý ở tuổi vị thành niên .................................................. 5 
2.4. Nguy cơ hay gặp ở tuổi vị thành niên .............................................................. 6 
2.5. Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào? ................... 6 
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKSSVTN của HS ....................................................... 7 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................... 7 
1. Thực trạng chung về suy nghĩ, hành vi của học sinh THPT về SKSSVTN ......... 7 
2. Thực trạng chung về vấn đề mang thai tuổi VTN ............................................... 8 
3. Thực trạng chung trong việc tư vấn SKSS ở tuổi VTN ....................................... 8 
4. Thực trạng về vấn đề giáo dục SKSSVTN tại các trường học............................. 9 
5. Thực trạng khảo sát HS trường THPT về nhận thức sức khỏe sinh sản vị thành 
niên. ....................................................................................................................... 9 
5.1. Thực trạng về hiểu biết của học sinh về kiến thức SKSSVTN. ........................ 10 
5.2. Thực trạng về những quan điểm của HS THPT về hành vi trong tình yêu học 
đường. .................................................................................................................... 11 
5.3. Thực trạng về QĐ của HS THPT trong tình yêu học đường. ........................... 12 
5.4. Thực trạng về tâm tư nguyện vọng của HS về những vẫn đề liên quan đến 
SKSSVTN. ............................................................................................................. 13 
III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SKSSVTN TRONG NHÀ 
TRƯỜNG............................................................................................................... 14 
1. Hình thức 1: Triển khai cuộc thi “Tìm hiểu về SKSSVTN” với các phần thi 
thích hợp cho các đội chơi (khối 10, khối 11, khối 12). ......................................... 14 
2. Hình thức 2: Tổ chức cuộc thi rung chuông vàng: "Tìm hiểu kiến thức về Dân 
số - SKSS VTN/TN" .............................................................................................. 25 
3. Hình thức 3: Phát động cho HS cuộc thi trực tuyến trên cổng thông tin điện tử 
về SKSSVTN. ........................................................................................................ 39 
4. Hình thức 4: Phát động cho HS cuộc thi viết và diễn kịch ở mỗi lớp. ................. 44 
5. Hình thức 5: Phát động cho HS cuộc thi vẽ và hùng biện tranh về SKSSVTN45 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 49 
1. Kết luận .............................................................................................................. 49 
2. Kiến nghị:........................................................................................................... 50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 50 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
 ĐỀ TÀI: 
“THIẾT KẾ CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC ĐỂ NÂNG CAO 
NHẬN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH THPT 
NGUYỄN DUY TRINH THÔNG QUA THỰC TRẠNG KHẢO SÁT” 
LĨNH VỰC: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 
së gd & ®t tØnh nghÖ an 
tr-êng THPT NGUYÔN DUY TRINH 
--------------- -------------- 
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 
 ĐỀ TÀI: 
“THIẾT KẾ CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC ĐỂ NÂNG CAO 
NHẬN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH THPT 
NGUYỄN DUY TRINH THÔNG QUA THỰC TRẠNG KHẢO SÁT” 
LĨNH VỰC: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG 
 NHÓM TÁC GIẢ : Bùi Thị Huệ 
 Nguyễn Thị Kim Thoan 
 TỔ : Khoa học tự nhiên 
 ĐIỆN THOẠI : 0945752898 
N¨m häc: 2020 - 2021 
 --------------- -------------- 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_cac_hinh_thuc_giao_duc_de_nang_cao_nhan_thuc_v.pdf
Sáng Kiến Liên Quan