Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của tư vấn học đường trong việc tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THPT

Trong những năm gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo chuyên đề về phòng chống bạo lực trong trường học để đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh. Năm học 2019 – 2020, Bộ Giáo dục xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất cần thực hiện và Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành giáo dục vào ngày 17/04/2019 để quán triệt sâu sắc về vấn đề an toàn trường học và phòng chống bạo lực học đường. Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng trên đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâm đầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học sinh”. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các thầy cô giáo, không thể phủ nhận vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên và đặc biệt vai trò của tổ tư vấn tâm lý trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Với thực trạng bạo lực học đường hiện nay, nhà trường cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước.

docx32 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 07/12/2023 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vai trò của tư vấn học đường trong việc tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học đường hay không? Nếu là Nam em sẽ xử sự như thế nào cho đúng? 
Các tình huống dẫn đến bạo lực xảy ra trong đơn vị được BGH hiệu giới thiệu, yêu cầu học sinh nêu phương pháp giải quyết, qua đó nâng cao nhận thức đúng về bạo lực học đường và rèn luyện kỹ năng đúng của các em khi quyết tình huống. Các phương pháp giáo dục của nhà trường vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, vừa thực tế lại có tính hiệu quả cao, đem lại nhiều sự hứng thú cho học sinh.
	Để sự giáo dục có chiều sâu hơn nhà trường tạo điều kiện để tất cả học sinh có cơ hội thể hiện thái độ của mình trước vấn nạn bạo lực bằng hình thức tổ chức thi viết bài tự luận, thi truyền thông. Mục đích là hình thành nhận thức đúng, đưa nó vào sâu thẳm tâm hồn, tình cảm các em, biến những giá trị đạo đức tốt đẹp thành những hành vi thân thiện, nhân ái. 
 2.2. Tổ tư vấn tâm lý với vai trò phối hợp với gia đình học sinh
Tổ tư vấn cần phối hợp với gia đình trong việc nhìn nhận lại cách giáo dục con trẻ của một số gia đình. Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc các em nghĩ gì cần gì xử sự như thế nào với bạn bè. Thay vì để con cái có cuộc sống vật chất đầy đủ cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm người của con cái, không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ gây lên tâm lý, ỷ lại, dựa dẫm, chơi bời và hưởng thụ. Cần có thái độ phê phán lên án những hành vi thô bạo và phải có những biện pháp xử lí có tính chất răn đe, để làm gương cho người khác.
Tổ tư vấn cũng có thể bồi dưỡng thêm để cha mẹ có thêm kiến thức về pháp luật từ đó có định hướng quản lý giáo dục tốt con cái, có phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho các em tại gia đình, lựa chọn phương pháp giáo dục thích hợp khi con sai trái, thường xuyên quan tâm uốn nắn những lệch lạc của các em, sẵn sàng phối hợp với nhà trường và xã hội trong giáo dục con em
 2.3. Tổ tư vấn với vai trò tham vấn nhà trường và phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nhà trường trong việc phòng ngừa bạo lực học đường
Tổ tư vấn cần tham mưu với Ban giám hiệu trong việc đưa ra kế hoạch, biện pháp phù hợp cho việc ngăn ngừa BLHĐ, phối kết hợp chặt chẽ với giáo Giáo viên chủ nhiệm để chủ động nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. Với phương châm hành động “phòng” là chính, cùng với dạy học, nhà trường cần chú trọng coi trọng việc dạy các môn học giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh để các em có hành động đẹp và biết yêu thương nhau. 
Đối với giáo dục phổ thông, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng, trụ cột trong việc giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm như là một đại diện của hiệu trưởng trong lớp mình phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp học, là người cố vấn đáng tin cậy dẫn dắt định hướng, giúp học sinh biết vươn lên tự hoàn thiện và phát triển nhân cách. Giáo viên chủ nhiệm là tấm gương đạo đức ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách học sinh, là cầu nối giữa học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục.
Tổ tư vấn cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc chuẩn bị nội dung, hình thức cho các tiết sinh hoạt 15 phút và sinh hoạt cuối tuần. Nội dung công tác của giáo viên chủ nhiệm rất đa dạng phong phú, trong đó công tác giáo dục đạo đức học sinh là công tác quan trọng nhất. Ngoài các tiết dạy theo quy định giáo viên chủ nhiệm phải có mặt ở lớp trong tất cả các sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt cuối tuần, tham gia tất cả các hoạt động, phong trào, sinh hoạt chủ điểm do nhà trường tổ chức. Nhiệm vụ chính là xây dựng tập thể học sinh lớp phát triển trong môi trường học tập thân thiện đoàn kết.
- Tìm hiểu kỹ từng đối tượng học sinh, nắm chắc hoàn cảnh từng em.
- Thường xuyên giáo dục đạo đức rèn kỹ năng sống cho các em.
- Quản lý lớp sâu sát theo dõi diễn biến đạo đức từng em, nắm chắc đời sống tinh thần của từng em, lắng nghe ý kiến các em kịp thời phát hiện mâu thuẫn giữa các em có biện pháp quan tâm, quản lý giáo dục học sinh cá biệt, sa sút về đạo đức, xử lý kịp thời có hiệu quả các vụ xảy ra tại lớp không để xảy ra tình trạng học sinh đánh nhau trong lớp hoặc ngoài cổng trường.
- Sống gương mẫu bằng nhân cách, độ lượng bằng tấm lòng để học sinh noi theo.
- Xử lý học sinh phải thấu tình đạt lý, phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình phải thường xuyên, chặt chẽ. Thực hiện quy trình xét kỷ luật học sinh phải đúng Điều lệ, lưu trữ hồ sơ đầy đủ, phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc mà giáo viên chủ nhiệm không giải quyết được đề BGH giải quyết.
Trong năm học 2018 - 2019 tổ tư vấn tâm lý trường tôi đã tổ chức tuyên truyền giáo dục phòng chống bạo lực học đường trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, thông qua việc chủ động xây dựng chương trình hành động, phối hợp với đoàn trường, nhà trường trong việc ngăn chặn bạo lực học đường (Xem Phụ lục 2).
2.4. Tổ tư vấn với vai trò đầu tàu trong tổ chức các hoạt động, nhất là các hoạt động vui chơi
 Tổ chức các trò chơi giải trí lành mạnh bổ ích ngay trong nhà trường để thu hút học sinh vào quỹ đạo giáo dục nhằm hạn chế tình trạng bạo lực trong nhà trường. 
Các em được vui chơi, giảm căng thẳng, có điều kiện chia sẻ tâm sự nguyện vọng tình cảm để thắt chặt tình thân ái, đoàn kết với bạn bè xóa tan suy nghĩ tiêu cực làm giảm nạn bạo lực học đường. 
Bên cạnh hoạt động chính là dạy và học tổ tư vấn đã chủ trì nhiều hoạt động khác tác động tốt đến tư tưởng tình cảm hình thành cảm xúc thân thiện đoàn kết thân ái với bạn bè và hình thành kỹ năng sống cần thiết cho các em, như tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề, tổ chức các câu lạc bộ (Bóng đá, cầu long, nhạc, nhảy.)
 2.5. Tổ tư vấn với vai trò là nhà tâm lý học
 Vai trò quan trong nhất của tổ tư vấn là tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư tình cảm và giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò hoặc những vấn đề về tâm lý, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên....Định hướng cho học sinh tự nhận thức được bản thân và có khả năng ứng phó tích cực trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bè bạn và xã hội, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Giúp giải quyết những khó khăn học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt. Hỗ trợ và can thiệp đối với những học sinh đang gặp phải những khó khăn trong đời sống tâm lý để chủ động ngăn ngừa một cách có hiệu quả và kịp thời những tác động tiêu cực gây bất ổn ảnh hưởng đến học tập và đời sống sinh hoạt hằng ngày của học sinh. Giúp định hướng cho học sinh việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Tham mưu với Ban lãnh đạo các đoàn thể trên cơ sở thu thập những ý kiến đóng góp tích cực của học sinh, phụ huynh và giáo viên nhằm góp phần thúc đẩy nhà trường phát triển toàn diện và bền vững.
Trong năm học vừa qua bằng nhiều hình thức tư vấn khác nhau như tư vấn tâm lý trực tiếp: giáo viên tư vấn – cá nhân học sinh, Tổ chức buổi sinh hoạt các chuyên đề về tâm lý, kỹ năng sống, tư vấn qua Email, facebook, hòm thư, chúng tôi đã giúp được rất nhiều học sinh nahf trường vượt qua được khó khăn của bản thân để ổn định tinh thần, tâm lý cho học tập đạt hiệu quả tốt nhất.
 3. Kết quả thực hiện
Trong năm học 2018 – 2019 chúng tôi đã tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau trong công tác ngăn ngừa, phòng chống bạo lực học đường của nhà trường đem lại những kết quả khả quan. Nhận thức của học sinh về tác hại của bạo lực học đường được nâng lên rõ rệt, kỹ năng sống của các em được nâng cao hơn, tình trạng bạo lực học đường đã giảm hẳn, tính chất mức độ từng vụ việc không phức tạp, nhà trường kiểm soát hoàn toàn các vụ bạo lực xảy ra trong nhà trường, sự phối kết hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong giáo dục các em nhịp nhàng, uyển chuyển và hiệu quả cao hơn.
Nội dung giáo dục BLHĐ/ các vụ BL
Năm học 
2017 - 2018
Năm học 
2018 - 2019
Nhận xét
Nhận thức của học sinh về bạo lực học đường
85%
99%
Cao hơn, đúng đắn hơn.
Kỹ năng sống của học sinh
89%
98%
Được nâng lên. 
Số học sinh còn xích mích nhau trong nhà trường
16 
6 
Giảm
Số vụ học sinh mâu thuẫn, va chạm nhau trong lớp
8
2
Giảm
Học sinh mâu thuẫn va chạm nhau trong sân trường
5
0
Giảm
Học sinh mâu thuẫn va chạm nhau trước cổng trường.
4
0
Giảm
Học sinh gọi người ngoài chặn đường bạn.
3
0
Giảm
Phần III: Kết luận, kiến nghị đề xuất
 1. Kết luận
Từ năm học 2018 – 2019, ngành giáo dục đã có thêm chủ đề mới là “nói không
với hành vi bạo lực”, thế nhưng BLHĐ vẫn bùng phát và tiếp diễn trở thành vấn
nạn. Giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện kỹ năng sống cho các em là giải pháp bền vững và căn bản nhất nhằm hạn chế đền mức thấp nhất nạn bạo lực xảy ra trong nhà trường hiện nay. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý giáo dục các em, có vai trò quan trọng nhất trong việc ngăn chặn, phòng chống bạo lực học đường. Việc bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ là rất cần thiết. Để ngăn ngừa và từng bước đẩy lùi cần phải có hệ thống giải pháp đồng bộ
khoa học từ ngành giáo dục và xã hội. Để giải quyết dứt điểm vấn nạn này cần phải
có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba bên: gia đình, nhà trường và xã hội với cầu nối là tổ tư vấn tâm lý trong trường học để giáo dục cho các em học sinh phát triển toàn diện cả tài lẫn đức, xây dựng cho các em hoàn thiện cơ bản những giá trị cơ bản của con người Việt Nam trong thời kì CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức.
 2. Một số kiến nghị đề xuất 
2.1. Đối với Sở GD – ĐT Hà Tĩnh
Xây dựng mục tiêu giáo dục toàn diện phù hợp với từng địa phương, từng cấp học. Quan tâm nhiều hơn nữa lĩnh vực tư vấn tâm lý học đường, nhằm phát huy tốt vai trò của tổ tư vấn tâm lý và cán bộ tư vấn tâm lý vừa được sở đào tạo trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh.
2.1. Đối với nhà trường
Trước hết, cần phải có giải pháp đồng bộ giữa gia đình, Nhà trường và cả xã hội để
giải quyết triệt để BLHĐ.
 Nhà trường cần phải có phòng tư vấn học đường tạo điều kiện và niềm tin cho
học sinh, để học sinh chia sẻ những vướng mắc gặp phải trong cuộc sống và giúp
các em giải quyết hợp lý các tình huống khó khăn. Trong thời buổi kinh tế thị trường
và bùng nổ thông tin như hiện nay, tâm sinh lí của học sinh phát triển rất nhanh theo
xu hướng chung của xã hội. Tâm sinh lí phát triển nhưng không phải lúc nào các em
cũng có đủ kiến thức và kinh nghiệm để giải quyết những tình huống trong cuộc
sống. Với chức năng của mình, văn phòng tư vấn học đường sẽ hỗ trợ cho các em
trong các hoạt động học tập cũng như tư vấn tâm lí và những kĩ năng sống cần thiết
phù hợp cho từng lứa tuổi.
Nhà trường cần tạo điều kiện cho tổ Tư vấn tâm lý hoạt động theo đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, nhằm góp phần vào giáo dục toàn diện học sinh.
 2.2. Đối với giáo viên
 	Giáo viên cần điều chỉnh phương pháp tổ chức hoạt động dạy học, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức vào tiết dạy, đây là điều kiện đặc biệt quan trọng xây dựng trường học an toàn, tích cực, thân thiện. 
 Có rất nhiều thách thức do khó khăn về đời sống, áp lực công việc, nhưng muốn học sinh tiến bộ, trở thành những công dân tử tế của ngày mai, nhà giáo phải tự học, cập nhật kiến thức, thêm vốn sống, kỹ năng để thay đổi phương pháp, làm chủ thiết bị công nghệ. Có như thế, hoạt động giáo dục luôn mang đến sự năng động, tự tin, thoải mái cho học sinh.  
Trên đây là một số nguyên nhân, giải pháp thể hiện vai trò của tổ tư vấn học đường trong công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống tình trạng “bạo lực học đường”. Quá trình thực hiện đề tài chắc hẳn không thể tránh được những sai sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến quý đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và có nhiều ý nghĩa thực tiễn trong công tác dạy học. . 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam- PGS.TS. Đặng Quốc Bảo- TS.Nguyễn Thị Bẩy- ThS. Bùi Ngọc Diệp-ThS. Bùi Đức Thiệp-TS Ngô Thị Tuyên.
2. Tuyên truyền giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh và Pháp luật phòng tránh bạo lực học đường; ma túy, mại dâm; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong cơ sở giáo dục – NGND.TS.Đặng Huỳnh Mai và Phạm Văn Tây – Nxb Đại học sư phạm. 
3. Kỉ yếu hội thảo công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ thông – Bộ giáo dục và Đào tạo. 
 4. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.
6. Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể (2017) - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
THPT: Trung học phổ thông
HS: Học sinh
BLHĐ: Bạo lực học đường
 NQ: Nghị quyết
 BL: Bạo lực
	 TVHĐ: Tư vấn học đường
Phụ lục 1: Ra mắt tổ tư vấn tâm lý tại trường tôi năm học 2018 - 2019
Phụ lục 2: Kế hoạch triển khai giáo dục kỹ năng phòng ngừa bạo lực học đường của tổ tư vấn phối hợp với đoàn trường.
SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT X
Số 03/TB - TVHĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
......., ngày 12 tháng 04 năm 2019
THÔNG BÁO
V/v giáo dục kỹ năng phòng ngừa bạo lực học đường
Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp .
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin và hội nhập quốc tế, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra những hiện tượng tiêu cực trong giới trẻ. Trong thời gian gần đây tình trạng bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Nó là mối quan tâm không chỉ của ngành giáo dục mà của toàn xã hội. Để đồng hành cùng nhà trường, đoàn trường trong công tác giáo dục học sinh tổ Tư vấn học đường soạn thảo tài liệu về nội dung “ Rèn luyện kỹ năng phòng ngừa bạo lực học đường” đề nghị các chi đoàn triển khai giới thiệu đến các đoàn viên, thanh niên trong chi đoàn vào giờ sinh hoạt 15 phút thứ 4 và thứ 6 hàng tuần.
Đoàn trường sẻ theo dõi việc sinh hoạt của các chi đoàn về việc triển khai nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường và đưa vào đánh giá thi đua các lớp, đồng thời tổ Tư vấn học đường sẽ kiểm tra các lớp thông qua việc trả lời các câu hỏi vào giờ chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần. 
T/M ĐOÀN TRƯỜNG
Bí thư 
T/M TỔ TVHĐ
Tổ trưởng
 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu những vụ bạo lực học đường trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy kể cả học sinh gây ra bạo lực hay là nạn nhân của bạo lực học đường đều do thiếu kỹ năng trước các hoàn cảnh bạo lực cụ thể.
Đó chính là các cách ứng xử, hành vi, lời nói thích ứng có hiệu quả tìm ra lối thoát khỏi bế tắc trong tình huống nảy sinh bạo lực như bắt nạt, cô lập, hành hung
Đối với lứa tuổi nhạy cảm này, cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường để hình thành cho các em những kỹ năng cần thiết sau:
1. Kỹ năng nhận biết các dấu hiệu của bạo lực học đường. 
Cũng như các tệ nạn xã hội khác, bạo lực học đường có những dấu hiệu đặc trưng tiềm ẩn hoặc biểu hiện qua các ứng xử hằng ngày giữa học sinh với nhau.
Nhất là dấu hiệu tiền bạo lực như nhìn đểu, trêu đùa quá khích, bị cho ra rìa, tẩy chay, ruồng bỏ, cô lập, luôn bị gây sự, bị ức hiếp, hăm dọa, mang hung khí trong người Nếu học sinh được trang bị những kỹ năng nhận biết các dấu hiệu nguy cơ bạo lực học đường, từ đó học sinh sẽ biết cách né tránh khỏi bế tắc trong cách hành xử.  
2. Kỹ năng bày tỏ chính kiến để phê phán và tiếp nhận các cách phòng chống bạo lực học đường. 
Phải hình thành cho học sinh kỹ năng nhận biết, phân tích, đánh giá các hành vi, biểu hiện thái độ của những người xung quanh. Học sinh sẽ biết phân định đâu là đúng - sai, tốt - xấu.
Nhờ đó học sinh biết lựa chọn học hỏi hành vi tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội, tránh được hành vi xấu không được xã hội chấp nhận. Trong các vụ bạo lực học đường, học sinh có thể là nạn nhân và cũng có thể là thủ lĩnh, gấu nhí, nhưng cả hai đều gánh chịu tổn thương về sự phát triển tâm sinh lý, nhân cách.
Khi học sinh nhận định, phân tích, học sinh cũng biết được gây ra bạo lực học đường là hành vi xấu, không được xã hội chấp nhận, thậm chí vi phạm pháp luật bị xử lý và phải cải tạo trong trường giáo dưỡng, từ đó mà lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
3. Kỹ năng hòa nhập và tham gia các nhóm bạn, hội bạn nhằm phòng chống bạo lực học đường. 
Biết tham gia vào các nhóm bạn khác nhau như nhóm bạn học tập, nhóm bạn học tiếng Anh, nhóm bạn chơi thân
Duy trì và phát triển sự thân thiện các mối quan hệ bạn bè giúp học sinh tương tác một cách tích cực với những người xung quanh. Kỹ năng này cũng hướng học sinh biết chọn bạn mà chơi, cùng bạn tìm cách né những trận ẩu đả và nhờ bạn thông tin đến người khác nếu có dấu hiệu của việc gây sự, xung đột. Tránh những người bạn “trái tính, trái nết” có nguy cơ tiềm ẩn bạo lực học đường.
4.  Kỹ năng làm chủ và ứng phó với hệ lụy do bạo lực học đường. 
Học sinh các cấp trung học cơ sở và đầu trung học phổ thông thì hoạt động chủ đạo là thiết lập các mối quan hệ bạn bè. Các em rất coi trọng tình cảm trong tình bạn. Một chút bất hòa cũng làm cho chúng “mất ăn, mất ngủ”, thậm chí rơi vào trạng thái stress.
Thường trực có suy nghĩ bất mãn là bị bạn bè sỉ nhục thì không còn gì thể diện nên xuất hiện ý định tiêu cực. Vì thế người lớn phải gần gũi, quan tâm, chia sẻ động viên học sinh biết vượt qua, bản lĩnh hơn mà sống và học tập. Kỹ năng này giúp học sinh cân bằng tâm lý, tránh được trạng thái nổi loạn, ẩu đả gây bạo lực, tránh được sự trầm cảm - nguy cơ cao nhất dẫn đến tự tử.
5. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi bị bạo hành. 
Học sinh ở giai đoạn này thường cảm xúc của chúng chưa ổn định, dễ bị xáo trộn, dễ bị kích động dẫn đến “làm càn”, hoặc bị trầm cảm quá mức dẫn tới hành vi tiêu cực tự tổn thương, tự sát Học sinh nếu bị rơi vào thế bị bạo lực (bị ức hiếp, tẩy chay, bị đánh đập) sẽ bế tắc, không kiểm soát được mình, dẫn tới hậu quả xấu.
Do đó, cần dạy cho học sinh các kỹ năng kiểm soát cảm xúc bằng cách biết như hít thở sâu, đếm từ 1-10, nghĩ đến một câu chuyện hài, tìm mọi cách để hạ hỏa. Cùng thảo luận về các tình huống giả định, khuyến khích học sinh tự nghĩ ra cách xử lý tình huống, nếu chưa hợp lý thì người lớn điều chỉnh, uốn nắn phù hợp. Khuyến khích các buổi diễn tập bằng lời nói và hành động. Đóng vai theo chủ đề các cảnh bạo lực, hướng dẫn thực hành, trình diễn
6. Kỹ năng xử lý tình trạng khẩn cấp, bất thường khi xảy ra bạo lực học đường.
 Biết cầu cứu khi đối mặt với nguy cơ bạo lực học đường, đừng bao giờ để mình rơi vào thế bí, trở thành nạn nhân của những cuộc hành hung. Cũng đừng nghĩ rằng chúng sẽ đánh mình cảnh cáo chứ không dám quá tay.
Nếu cần thiết hãy nhẫn nhịn, lùi bước để tránh bạo lực nhưng không phải cam chịu “liều mình” chịu trận. Tìm những người đáng tin cậy gần nhất để chia sẻ những dấu hiệu tiền bạo lực. Học sinh có thể gặp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội, người phụ trách Đoàn thanh niên, chuyên viên tâm lý học đường hoặc bất kỳ ai là người lớn hơn có khả năng cứu giúp mình và trình bày ngắn gọn, rõ ràng vấn đề mình đang gặp phải.
Tốt nhất là khi bị trêu chọc, sỉ nhục nên im lặng, coi như không có chuyện gì, đi thẳng về hướng có đông người khác. Nếu thấy nguy hại đến thân thể, học sinh có thể cầu cứu bằng cách la lớn, chạy nhanh đến những nơi an toàn như phòng bảo vệ, nhà người dân và gọi điện thoại cho người thân.
Đánh nhau là phương thức cuối cùng nếu học sinh buộc phải tự vệ, phản kháng. Vì thế, nếu có điều kiện nên cho học sinh học một số động tác võ thuật để tự bảo vệ mình, nhằm phòng ngừa bạo lực học đường một cách nhân văn.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_vai_tro_cua_tu_van_hoc_duong_trong_vie.docx
Sáng Kiến Liên Quan